logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
Lanba  
#1 Đã gửi : 23/05/2012 lúc 08:49:13(UTC)
Lanba

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 52

Được cảm ơn: 1 lần trong 1 bài viết
Tái cơ cấu kinh tế - nghiêm túc hay không?
Tái cấu trúc kinh tế là câu chuyện được nhắc đến nhiều từ khoảng 4 năm trở lại đây và hiện nay đã trở thành một trọng tâm về chính sách kinh tế của nhà nước.
UserPostedImage
Hình: REUTERS
Đề án dài 45 trang viết mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 17 tháng 4 vừa qua có vai trò là một kế hoạch tổng thể của Chính phủ nhằm tái cấu trúc về cơ bản nền kinh tế với mục tiêu giải quyết dứt điểm các khó khăn trong ngắn hạn và đặt nền móng bền vững cho sự phát triển trong trung và dài hạn.

Đáng tiếc là đề án này có vẻ như là một sản phẩm thiếu nghiêm túc và ngay từ đầu đã có cách tiếp cận không đúng.

Thiếu nghiêm túc ở chỗ những người đọc đề án này không khỏi có cảm giác rằng nó là một sản phẩm chắp vá, lắp ghép từ nhiều bài viết cũ và sự lắp ghép này là rất vụng về. Trong một bài trả lời phỏng vấn gần đây, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh của trường Fulbright cũng cho rằng “đề án này được tổng hợp từ các đề án bộ phận, mà các đề án bộ phận đều được thực hiện khá vội vàng, trước sức ép cấp bách phải hành động của Chính phủ”. Theo Tiến sĩ Tự Anh, Chính phủ yêu cầu bốn đơn vị, bao gồm Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hang Nhà nước, và Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển Doanh nghiệp Nhà nước chuẩn bị ba đề án chỉ trong vòng hai tháng.

Hai tháng tuy không phải là thời gian dài, nhưng cũng không phải quá ngắn.Thế nhưng sản phẩm được công bố lại là một báo cáo có quá nhiều lỗi ngữ pháp và văn phạm, ngay cả tên một số đề mục cũng viết sai. Có vẻ như báo cáo này được chuẩn bị không tuân theo bất cứ một chuẩn mực văn phạm tối thiểu nào.

Cấu trúc của đề án rất lủng củng và nhiều phần hầu như không ăn nhập gì với nhau.Phần nói về thực trạng, bao gồm cả các yếu kém, viết khá dài, nhưng phần nguyên nhân của các yếu kém này lại chưa tới một trang giấy.Một đề án nhằm tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế nhưng không dựa trên việc phân tích thấu đáo các nguyên nhân dẫn đến việc phải tái cơ cấu thì cũng sẽ không thể đưa ra được các giải pháp thấu đáo để loại bỏ các nguyên nhân này.

Có quá nhiều tầng, nấc khác nhau khiến người đọc không khỏi có cảm giác những người soạn báo cáo không nắm vững vấn đề và vì thế trình bày một cách hết sức lan man. Riêng phần nói về tái cơ cấu (“TCC”), có hàng loạt các “layers” như mục tiêu của TCC, quan điểm chỉ đạo TCC, nội dung của TCC, định hướng của TCC, điều kiện tiền đề của TCC, và giải pháp để TCC.

Trong khi đó, về thực chất, báo cáo này đáng lẽ ra phải có một phần phân tích thật sâu các nguyên nhân dẫn tới các yếu kém nội tại. Từ đó, đề ra các nội dung chính cần phải tái cơ cấu, và các giải pháp cụ thể để triển khai các nội dung này.

Về nội dung của chương trình tái cơ cấu, báo cáo này đưa ra 5 nội dung, trong đó chủ yếu là 3 nội dung đã được Trung Ương Đảng và Chính phủ đưa ra từ năm ngoái. Năm nội dung tái cơ cấu hướng vào (1) các tổ chức tín dụng (chủ yếu là các ngân hàng thương mại), (2) thị trường chứng khoán và các định chế tài chính, (3) hệ thống doanh nghiệp nhà nước, (4) đầu tư (chủ yếu là đầu tư công), và (5) kinh tế ngành và kinh tế vùng.

Để thực hiện 5 nội dung này, báo cáo đưa ra tới 13 giải pháp, phần lớn là rất lan man và không tập trung vào các nội dung tái cơ cấu ở trên. Có vẻ như đây là hai phần viết của hai tác giả hoàn toàn khác nhau và không hề phối hợp làm việc với nhau để có một sản phẩm ăn khớp. Thí dụ, không hề có một giải pháp cụ thể nào được đưa ra cho nội dung tái cơ cấu (1) và (2) ngoài 1 dòng nhắc đến quyết định 254/2012-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Chỉ có 3 giải pháp trực tiếp liên quan đến 3 nội dung còn lại của chương trình tái cơ cấu.Những giải pháp còn lại đều là các giải pháp gián tiếp đưa ra cho có.
Tái cơ cấu kinh tế - khả thi hay không?
Tiếc là số giải pháp kiểu này không nhiều. Trên thực tế, hầu như không tồn tại. Khi nói về các giải pháp tái cơ cấu các tổ chức tín dụng (mà chủ yếu là các ngân hàng thương mại) và thị trường chứng khoán và các định chế tài chính (nội dung 1 và 2 trong đề án), báo cáo chỉ nói về việc phải triển khai quyết định 254/2012-TTg của Thủ tướng Chính phủ chứ không có bất cứ thảo luận nào khác.
UserPostedImage
Hình: Reuters
Đối với nội dung tái cơ cấu thứ 3 – tức là tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước – đề án nêu ra một loạt giải pháp khá cũ kỹ và có thể nói là không đi vào thực chất. Thí dụ, báo cáo nhắc đến việc phải cổ phần hóa những doanh nghiệp nhà nước không cho là quan trọng cần nắm, phải thu hẹp đầu tư ngoài ngành đối với các tổng công ty và tập đoàn nhà nước, phải tăng tính minh bạch về báo cáo và công bố thông tin, và phải hoàn thiện cơ chế quản trị theo mô hình doanh nghiệp hiện đại.

Không thực chất vì doanh nghiệp chỉ lành mạnh khi hoạt động trong môi trường cạnh tranh thực sự. Không có cạnh tranh thì không thể có phát triển. Vì thế, mấu chốt của cải cách DNNN là đẩy họ vào thế buộc phải cạnh tranh chứ không phải gom lại thành các đơn vị chủ lực trong mỗi ngành và từ đó chây ỳ hưởng độc quyền, gây hại cho nền kinh tế, bất kể hoạt động đa ngành hay đơn ngành. Việt Nam đã có một số bài học thành công trong việc này nhưng do lợi ích nhóm vẫn không thể nhân rộng ra được.

Thêm nữa, nó cũng không thực chất vì đề án không nêu ra bất cứ giải pháp nào cho việc tuyển trọn bộ máy lãnh đạo – những người có trách nhiệm lèo lái các DNNN trên thị trường. Trường hợp ông Phạm Thanh Bình, cựu chủ tịch Vinashin, là một điển hình của một quan chức không có kinh nghiệm làm ăn được đẩy vào vị trí lãnh đạo một DNNN lớn, phải cạnh tranh toàn cầu trên một thị trường khó khăn. Để nâng cao hiệu quả của DNNN, cơ chế xét tuyển nhân sự cấp cao phải thay đổi, lãnh đạo các DNNN không thể là các quan chức mà phải tuyển từ những doanh nhân và/hoặc các CEO có kinh nghiệm và lịch sử thành công trên thương trường. Khi tuyển dụng những người này, thì Đại diện chủ sở hữu của nhà nước cũng cần phải tạo ra các cơ chế tạo động lực phải thích hợp. Các lãnh đạo DNNN khi lên nhận trọng trách phải có kế hoạch và cam kết về mục tiêu rõ ràng, doanh nghiệp đạt được các mục tiêu này thì lãnh đạo DNNN phải được hưởng một phần xứng đáng, còn nếu không đạt được thì phải chịu bị bãi nhiệm, nếu lạm quyền trục lợi thì phải bị xử lý hình sự.

Đối với nội dung số 4 - tái cơ cấu đầu tư công – đề án cũng nói đến một số giải pháp, tuy nhiên không có bất cứ điểm mới nào so với các quy chế hiện nay.Vì thế hầu như chắc chắn sẽ là giả giải pháp – tức là không đem lại bất cứ thay đổi đáng kể nào. Trên thực tế, các giải pháp này, kể từ hồi Nghị quyết 11 ra đời, đầu tư công không những không giảm mà còn tăng. Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho hay tổng chi ngân sách Nhà nước vẫn có xu hướng tăng lớn (100.167 tỷ đồng), vượt 13,8% so với dự toán, trong đó, khoảng 23% số tăng chi ngân sách Nhà nước là tăng cho đầu tư phát triển.

Ai cũng biết nâng cao hiệu quả của đầu tư công là việc rất, rất khó, và việc đề ra một cơ chế mới (có thể thực hiện được) nhằm cải thiện hiệu quả của đầu tư công không phải là việc ngày một ngày hai có thể nghĩ ra. Nó liên quan đến kỷ luật tài chính của chính quyền trung ương và địa phương, và vì thế, để nâng cao hiệu quả nó đòi hỏi phải có cơ chế áp đặt kỷ luật tài chính nghiêm ngặt hơn lên chính quyền. Tuy nhiên, nhiều giải pháp tiềm năng theo hướng này sẽ vướng phải bức tường thể chế, thí dụ vấn đề quyền lực giám sát của quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp, vấn đề chất lượng đại biểu của các cơ quan đại diện này, cũng như vấn đề tự do ứng cử. Vì thế, dễ hiểu là báo cáo này, theo cách nói của Tiến sỹ Vũ Thành Tự Anh trong một bài viết gần đây, là “né tránh vấn đề thể chế”.

Đối với nội dung thứ 5, và là nội dung cuối cùng, các giải pháp hướng vào tái cơ cấu ngành và vùng thì chủ yếu là nói cho có. Lý do là cơ cấu kinh tế theo ngành và vùng lãnh thổ bị chi phối bởi các yếu tố lợi thế tự nhiên và lợi thế so sánh của các ngành và các vùng khác nhau. Dù có muốn, và dù duy ý chí thế nào, Việt Nam cũng không thể nhanh chóng hình thành các ngành công nghệ cao hay công nghiệp nặng “mũi nhọn” bằng bất cứ con đường tắt nào. Việc cần làm của nhà nước là tạo ra một môi trường kinh doanh thật sự bình đẳng, minh bạch, và cung cấp thông tin tốt nhất cho các chủ thể kinh tế để họ quyết định ngành nào, vùng nào có tiềm năng tốt nhất để đầu tư và phát triển. Các định hướng, ưu đãi, dẫn dắt, của nhà nước, dựa trên ý muốn chủ quan của một số cá nhân, sẽ chỉ tạo thêm các méo mó trầm trọng hơn về cơ cấu kinh tế theo ngành và vùng lãnh thổ, chứ không làm cho chúng tốt lên.

Tóm lại, đề án tái cấu trúc kinh tế mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 17 tháng 4 vừa qua lẽ ra phải là một kế hoạch chi tiết và cụ thể, dựa trên những phân tích sâu sắc và giải pháp thông minh, để thực hiện được chương trình tái cơ cấu nền kinh tế vốn đang là một nhu cầu cấp bách ở Việt Nam hiện nay. Đáng tiếc, đề án này đã được chuẩn bị vội vàng và không có chiều sâu.Có lẽ Quốc hội cần Bộ Kế hoạch và Đầu tư có một đề án khác, có thể sẽ mất thời gian, nhưng thà chậm mà chắc còn hơn là nhanh nhưng không khả thi.
Source: VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.109 giây.