logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 02/11/2012 lúc 09:51:06(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Hôm nay, 02/11/2012, tại tỉnh Bắc Giang đã diễn ra phiên tòa phúc thẩm xử các ông Nguyễn Kim Nhàn, Đỗ Văn Hoa và Đinh Văn Nhượng. Các bị cáo bị kết tội "tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam". Luật sư cho biết nhiều thủ tục tố tụng pháp lý đã bị vi phạm. Ba bị cáo và thân nhân không chấp nhận phán quyết của tòa án.
Các bị cáo đều cư trú tại tỉnh Bắc Giang và bị bắt hồi tháng 6/2012. Tháng 7 đã diễn ra phiên tòa sơ thẩm. Hôm nay, tòa phúc thẩm giữ nguyên bản án đối với các bị cáo. Cụ thể, ông Nguyễn Kim Nhàn (sinh năm 1949) bị án tù 5 năm rưỡi, ông Đỗ Văn Hoa (sinh năm 1966) và ông Đinh Văn Nhượng (sinh năm 1959) cùng bị 4 năm tù.
UserPostedImage
Ông Nguyễn Kim Nhàn, một trong ba người Việt Nam vừa bị kết tội "tuyên truyền chống Nhà nước" tại Bắc Giang, trong phiên phúc thẩm, 02/11/2012. (DR)


Phiên tòa kể trên được cho là công khai, nhưng không có ai, kể cả thân nhân của các bị cáo, được tham dự.

Các bị cáo bị buộc tội "tuyên truyền chống Nhà nước", với việc lưu giữ và phổ biến nhiều tài liệu bị cho là bất hợp pháp, tuy nhiên việc tranh tụng đã không diễn ra được, vì tòa không công bố các chứng cứ.

Về phần tội danh kích động người dân khiếu kiện, theo luật sư, các bằng chứng và nhân chứng không đủ thuyết phục.

Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, luật sư Hà Huy Sơn nói:

Luật sư Hà Huy Sơn : Ba thân chủ của tôi, mỗi người có một lý do riêng, về chuyện khiếu nại. Ông Nhàn thì cho rằng bị mất chế độ hưu trí. Ông Hoa thì nhà bị mất ruộng từ năm 1971. Ông Nhượng thì có chuyện gia đình, mồ mả ở quê bị xâm hại gì đó. Tức là đều xuất phát từ quyền lợi gia đình và cá nhân có bị ảnh hưởng, nên các ông đó đi khiếu nại.
Trong quá trình đi khiếu nại, người ta gặp những người cùng hoàn cảnh, người ta tìm kiếm những tài liệu như « Tập san Dân chủ »… đại ý là những tài liệu nói về tình hình đất nước. Thì Tòa cho rằng, đó là những tài liệu có nội dung chống Nhà nước.

Tôi đề nghị, theo luật tố tụng hình sự thì phải công bố các tài liệu đó ra, xem nó có chống như thế nào, hay không. Nhưng ông chủ tọa không chấp nhận cái đó, mà cứ xử như vậy thôi.

RFI : Như vậy, việc xét xử không đúng theo thủ tục pháp lý ?

LS Hà Huy Sơn : Không bảo đảm theo điều 214 Luật tố tụng hình sự quy định, không bảo đảm điều 222 của Quy định về nghị án và cũng không bảo đảm theo yêu cầu của Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam năm 2002 về cải cách tư pháp, yêu cầu khi xét xử phải dựa trên các chứng cứ đưa ra ở Tòa. Nhưng Tòa nói cái tài liệu ấy, mà lại không công bố. Lúc đó họ có đọc, có truyền tay nhau, hay đưa cho nhau. Nhưng vấn đề là các tài liệu ấy có nội dung chống Nhà nước hay không, mà lại không đưa ra thì không thể nào tranh tụng được.

RFI : Thưa Luật sư, gia đình và luật sư sẽ có dự định như thế nào, sau kết quả phiên tòa này ?

LS Hà Huy Sơn : Tôi thấy tình trạng này diễn ra giống nhiều vụ án khác. Để thay đổi điều này, về thực tế cũng hơi khó. Tại vì phía Tòa, rồi bên các cơ quan tiến hành tố tụng mà người ta không thay đổi, thì gia đình và luật sư cũng chỉ biết nói lên ý kiến của mình như thế thôi.

Gia đình người ta cũng bày tỏ cái bất bình, không tâm phục, khẩu phục đối với bản án. Gia đình nói là muốn đề nghị kháng án, kháng cáo ở cấp tiếp theo. Thực chất trong quy định còn cấp nữa là cấp « giám đốc thẩm ». Nhưng tôi nói với các gia đình là, thứ nhất là điều kiện của họ cũng rất nghèo, nếu làm tiếp thì không có sức và kết quả chẳng biết là đến đâu và hy vọng về đâu. Tôi cũng nói với họ là : « Thôi, sống ở chế độ nào thì cũng phải nương theo chế độ ấy thôi, chứ làm tiếp thì cũng chẳng biết kết quả đến đâu ».

RFI : Ở đây có trường hợp ông Nguyễn Kim Nhàn đã từng bị kết án « tuyên truyền chống Nhà nước », vậy khi xét xử lần này, người ta có căn cứ vào các hành vi cũ của ông Nhàn không ?

LS Hà Huy Sơn : Tại tòa, tôi có trình bày vấn đề của ông Nhàn là thế này. Năm 2010, ông ấy đã bị tòa án Hải Phòng kết án cùng tội danh này. Nhưng mà đến vụ án hôm nay, cáo trạng lại đưa ra các hành vi từ năm 2008, tức xảy ra trước bản án 2010. Khi xét bản án sau này, người ta lại cho rằng ông ấy có các « hành vi tái phạm », mà thực tế là lúc ấy ông ấy chưa có án về chuyện này. Tôi nói rằng, nếu căn cứ vào đấy, mà nói rằng ông ấy tái phạm, thì không công bằng cho ông ấy.

Còn sau khi ra tù (đầu năm 2011), ông ấy có một số việc, như đưa tài liệu cho người này, người nọ, nhưng nó cũng không có đáng kể gì cả. Ông Nhàn có nói : các tài liệu sau này cơ quan Công an điều tra thu ở chỗ ở của ông ấy, thì ông cho biết là đã có trước 2010 rồi, thì các cơ quan điều tra của Bộ Công an cũng không thu giữ nữa, nên còn sót lại thôi. Tôi trình bày với Tòa rằng, đây là hành vi của vụ án trước. Một hành vi mà bị xét xử hai lần, thì không đúng, nhưng (lập luận đó) không suy chuyển gì được kết quả cuối cùng.

RFI : Về phần các tài liệu này, có người cho rằng, một số tác giả của các tài liệu đó vẫn sống bình thường tại Việt Nam, như vậy chuyện này có vẻ không rõ ràng. Ông có thể cho biết rõ hơn về các tài liệu đó, tác giả của chúng…

LS Hà Huy Sơn : Cũng trong phiên tòa hôm nay, tôi đã trình bày là, có những tài liệu do ông Nguyễn Thanh Giang viết ra, cáo trạng ghi như vậy. Thì ông Nguyễn Thanh Giang vẫn sống ở Hà Nội, chẳng thấy bị kết án hay truy tố gì cả. Không phải tôi so sánh với ông ấy, nhưng tôi muốn nói rằng là, vì thực tế như thế nên các thân chủ của tôi thấy người viết ra chẳng làm sao, thì họ cũng nhận thức rằng các tài liệu này không vi phạm gì về pháp luật.

Trước Tòa tôi cũng nói rằng, chưa có văn bản Nhà nước nào quy định, các tài liệu này hay tài liệu kia là cấm đọc, hay cấm lưu hành. Cho nên nếu thân chủ của tôi có mắc vào chuyện như Viện Kiểm sát cáo buộc, thì tôi cũng thấy nó không hợp lý.

RFI : Còn một chuyện nữa, xin luật sư cho biết thêm. Việc Tòa kết tội các bị cáo là lôi kéo kích động người khiếu kiện, xin Luật sư cho biết thực hư việc này.

LS Hà Huy Sơn : Cái này tôi cũng nói ở Tòa. Việc khiếu kiện tố cáo là cái quyền của công dân đã được Nhà nước Việt Nam quy định thành luật rồi. Thì mọi người cùng hoàn cảnh, giúp đỡ lẫn nhau, tìm hiểu pháp luật, tìm hiểu cách viết lách đơn từ, thì cái chuyện ấy là cái chuyện đương nhiên thôi. Còn bảo tổ chức ra người này, người nọ, thì tôi cũng có chất vấn trong bài bào chữa với Viện kiểm sát : « Ông ấy lôi kéo ai ? rồi có các hành động như thế nào ? », thì không thấy bên Viện kiểm sát đưa ra chứng cứ được, mà chỉ có đưa ra mấy người làm chứng. Hôm nay, có hai người làm chứng là : Ông Nhàn đưa các tài liệu như thế thôi. Còn cái chuyện kích động, thì không rõ là làm cái gì, nói cái gì ? Không có chứng cứ rõ ràng.

RFI : Cuộc phỏng vấn xin dừng ở đây. Luật sư có điều gì muốn nói thêm với thính giả ?

LS Hà Huy Sơn : Tôi cũng mong muốn là, đồng bào Việt Nam ở trên khắp thế giới nên quan tâm đến tình hình đất nước, đến đồng bào trong nước, thì nên làm những việc cụ thể, thiết thực, giúp họ. Đa số nhiều người hoàn cảnh khó khăn, hiểu biết hạn chế, nhiều khi chỉ vì trả lời phỏng vấn các đài báo, mà các cơ quan pháp luật căn cứ vào đấy mà cho rằng người ta có tội… thì nhiều khi tôi thấy cũng oan cho người ta.
Source: RFI
phai  
#2 Đã gửi : 02/11/2012 lúc 10:17:05(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Y án sơ thẩm với ba nông dân Bắc Giang

Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân Tối cao tỉnh Bắc Giang vừa mở phiên phúc thẩm xét xử 3 nông dân người Bắc Giang vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN theo điều 88 Bộ Luật hình sự.

UserPostedImage
Tại phiên sơ thẩm ba bị cáo Nguyễn Kim Nhàn, Đỗ Văn Hoa, Đinh Văn Nhượng đều không nhận tội


Tòa phúc thẩm đã y án bản án sơ thẩm (tổ chức ngày 16/7/2012) với các bị cáo: ông Nguyễn Kim Nhàn (sinh năm 1960) nhận 5 năm 6 tháng tù giam và 4 năm quản chế; ông Đỗ Văn Hoa (sinh năm 1966) - 4 năm tù giam và 3 năm quản chế; và ông Đinh Văn Nhượng (sinh năm 1958) - 4 năm tù giam và 3 năm quản chế tại đị́a phương.

Báo Nhân Dân dẫn cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bắc Giang nói "do những bất mãn cá nhân" mà các ông Nguyễn Kim Nhàn, Đỗ Văn Hoa, Đinh Văn Nhượng "đã đi khiếu kiện kéo dài, vượt cấp trong nhiều năm".

Ngoài ra các bị cáo còn bị kết tội "quan hệ với một số đối tượng ở trong nước có tư tưởng chống Nhà nước" trong đó có ông Nguyễn Thanh Giang, bà Trần Khải Thanh Thủy, ông Nguyễn Xuân Nghĩa ở Hải Phòng và ông Vi Đức Hồi ở Lạng Sơn cùng "một số đài, báo ở nước ngoài có quan điểm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để cung cấp thông tin sai sự thật, vu cáo, xuyên tạc, phỉ báng Đảng Cộng sản Việt Nam và chính quyền nhân dân".

Tuy nhiên nói về tội khiếu kiện kéo dài, bà Nguyễn Thị Lộc, vợ ông Nguyễn Kim Nhàn, cho BBC biết, đó không phải là một tội theo luật hình sự Việt Nam và đặt câu hỏi tại sao chính quyền không giải quyết các khiếu nại của chồng bà - một thương binh đã từng đổ máu trong chiến tranh - để chồng bà khỏi phải khiếu kiện suốt 10 năm nay.

Tàng trữ tài liệuBà Lộc cũng bức xúc về việc tòa kết tội "tàng trữ tài liệu nhà nước không cho phép" và cho biết theo luật sư bào chữa cho chồng bà, luật sư Hà Huy Sơn, thì những tài liệu này "được in ấn có tên tuổi và địa chỉ, và người ta vẫn sống đàng hoàng ở Hà Nội" thì tại sao không đem ra xử người đó mà lại chỉ xử những người cầm đọc tài liệu.

Vẫn theo bà Lộc, chồng bà chỉ nhặt những tờ rơi từ vườn hoa Mai Xuân Thưởng về và được ông Nguyễn Thanh Giang tặng quyển ‘Suy tư và Khát vọng’ do vậy bản án 5 năm 6 tháng tù giam và bốn năm quản chế áp dụng với chồng bà là bất công.
Mặc dù đây là một phiên xử công khai nhưng ngay cả thân nhân của các bị cáo đều không được gửi giấy báo về phiên xử và thậm chí bị đuổi ra khỏi khu vực tòa án, không được phép vào dự phiên xử.

Được biết việc khiếu kiện của ông Nguyễn Kim Nhàn liên quan đến các chính sách chế độ mà vợ ông nói ông đã không được hưởng theo đúng tiêu chuẩn đáng được hưởng còn của hai ông Đỗ Văn Hoa và Đinh Văn Nhượng là liên quan tới "đất đai bị nhà nước thu hồi và đền bù không thỏa đáng" trong đó trường hợp của khiếu kiện đất đai của gia đình ông Hoa đã kéo dài hơn 30 năm từ khi mẹ ông còn sống - theo như lời thân nhân ông Hoa cho biết.

Ngoài ra bà Lộc cho biết trường hợp của ông Nhượng còn thêm việc "ông đấu tranh chống tham nhũng, thấy việc bất bình thì ông đi tố cáo nên họ trù úm".

Trước đó, tại phiên sơ thẩm ba nông dân này, ông Phil Robertson, Phó giám đốc Human Rights Watch ở Châu Á, đã nói: "Bỏ tù bất công các nhà hoạt động này sẽ không làm nguôi đi đòi hỏi tôn trọng nhân quyền trong việc giải quyết các xung đột về đất đai đang lan rộng khắp Việt Nam.

"Bịt miệng nông dân và những người ủng hộ họ sẽ không giải quyết được các vấn đề này, nhất là khi tham nhũng và tệ tịch thu đất bất công tiếp tục ở khắp nơi tại Việt Nam."

Các nhà bình luận nước ngoài nói ba nhà hoạt động đã có chiến dịch đấu tranh bất bạo động để vạch trần tham nhũng và những việc làm sai trái của chính quyền địa phương đối với nông dân Bắc Giang.
Source: BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.122 giây.