logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 02/11/2012 lúc 10:25:26(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Sau khi bán nguyệt san Tổ Quốc đăng bài: “Chính quyền CSVN có tôn trọng tự do tôn giáo không?” của tôi, nhiều bạn đến thăm, điện thoại hỏi chuyện. Bà con làng tôi rất cảm ơn tập san Tổ Quốc.

Nhưng đấy mới là một chuyện của Tử Dương Vọng Đình ở số 8 phố Hàng Buồm, Hà Nội. Còn chuyện ở quê tôi, điện thờ danh tướng Phạm Nhữ Tăng cũng bị một đảng ủy viên xã chiếm từ năm 1955, sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi.

Làng tôi vốn có một ngôi đình, bốn ngôi chùa. Nhưng đình bị phá, hai ngôi chùa bị phá, một ngôi chùa phá lấy đất cho Bộ thủy lợi làm nhà an dưỡng, sau Bộ bán cho một công ty. Cuối năm 1990 mới xây lại được đình.

Danh tướng Phạm Nhữ Tăng là hậu duệ đời thứ bốn của tướng Phạm Ngũ Lão phò nhà Trần 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông. Danh tướng Phạm Nhữ Tăng phò vua Lê Thánh Tông đánh thắng Chiêm Thành mở rộng bờ cõi đất nước xuống phía nam. Cụ mất, dòng họ Phạm xây điện thờ cụ, bây giờ còn giữ đủ địa bạ.

Cháu chắt cụ đều đi kháng chiến cả nên sau 1975, đất nước thống nhất, dòng họ Phạm ở quê mới đi đòi Điện. Nhưng cũng vất vả, sóng gió như đòi Tử Dương Vọng Đình ở Hà Nội.

Tôi cũng được dòng họ Phạm bầu vào ban liên lạc dòng họ Phạm. Bao năm gặp lãnh đạo xã, huyện, tỉnh (Hà Tây cũ) đều được Tỉnh bảo về Huyện, Huyện bảo về Xã. Xã bảo lên Huyện, Huyện bảo lên Tỉnh. Rồi Ủy ban Nhân dân bảo đưa ra Tòa an Nhân dân. Tòa án Nhân dân bảo gặp Ủy ban Nhân dân.

Ngày 21 tháng 2 âm lịch là ngày lễ giỗ Cụ. Dòng họ Phạm tổ chức ngày lễ giỗ Cụ, mời nhiều nhà sử học, học giả, báo chí v..v… về dự. Nhưng cũng rất lủng củng. Bà con về đông nhưng có năm bị phá.

Bây giờ hồ ao Điện thờ đã bị lấy làm nhà, không biết Ủy ban Nhân dân xã bán hay người chiếm Điện thờ bán.

Ông Trần Dũng Tiến đã có bài “Hoan hô Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu” viết về vấn đề này. Trần Dũng Tiến vốn là quyết tử quân Hà Nội đã từng là lính bảo vệ ông Hồ Chí Minh những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Sau khi viết bài này Trần Dũng Tiến bị bắt bỏ tù.

Tôi cũng đã đưa ông bà Nguyễn Khắc Viện, nhà đại trí thức Việt Nam đi xem Tử Dương Vọng Đình và về quê tôi xem Điện thờ danh tướng Phạm Nhữ Tăng.

Tùy viên văn hóa Đại sứ quán Mỹ Ty-mô-ti Oan-xơn (Thymoti Walson) cũng đã được tôi đưa đi xem Tử Dương Vọng Đình ở Hà Nội rồi về quê tôi xem Điện thờ danh tướng Phạm Nhữ Tăng.

Thấy T. Walson rất mê đình, chùa Việt Nam, tôi còn đưa ông về thăm chùa làng Hội Xá gần quê tôi, đất chùa rất đẹp nhưng cũng bị chiếm. Rồi về tận Đồng Văn thăm chùa Cảnh Phúc Tự vốn là một trong hai chùa đẹp nhất tỉnh Hà Nam cũng bị chiếm phá. Bà con Đồng Văn đã phải đấu tranh rất găng, làm lều bạt giữa đất chùa ngày đêm ăn ở đấy. Gian nan khốn khổ lắm mới đòi được đất chùa và đang tôn tạo được một phần.

Nhưng … Tử Dương Vọng Đình và Điện thờ danh tướng Phạm Nhữ Tăng của làng tôi thì đến nay vẫn … không!

Vậy Việt Nam có tự do tôn giáo không? Mong sẽ được phán xét!

Ngày 7 tháng 10 năm 2012

37 Lý Nam Đế – Điện thoại: 04.62700002

Tác giả: Phạm Quế Dương

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.029 giây.