logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 24/05/2012 lúc 03:09:28(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,232

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Bốn nhà nghiên cứu về Việt Nam nói với BBC nhận định của họ về chính trị Việt Nam và viễn cảnh có dân chủ hóa hay không.
UserPostedImage
Martin Gainsborough nói chính trị Việt Nam mang tính gia trưởng
Điểm tham chiếu cho cuộc trao đổi qua email là Bấm một tiểu luận đăng trên Tạp chí Dân chủ (Journal of Democracy) số tháng Tư 2012, của Tiến sĩ người Anh Martin Gainsborough.

Đây là một trong vài nghiên cứu hiếm hoi gần đây của người nước ngoài tìm cách giải thích vì sao nền chính trị “không ưa các giá trị tự do” tồn tại ở cả ba nước Lào, Campuchia và Việt Nam.

Ba quốc gia này dù khác nhau nhưng cũng lại có nhiều điểm chung, theo ông Gainsborough, người từng có thời gian dài làm nghiên cứu thực địa tại Việt Nam.

Tác giả nhấn mạnh yếu tố văn hóa chính trị - vị nể tầng lớp trên và quan hệ mang tính gia trưởng – để giải thích trục liên hệ Nhà nước - Công dân ở ba nước. Nền văn hóa chính trị mà giới cầm quyền ở cả ba nước chia sẻ khiến họ bác bỏ đa nguyên và nghi ngờ mọi tổ chức độc lập và xã hội dân sự.

Dân chủ tự do phương Tây cũng khó nảy mầm ở ba nước vì “sự trỗi dậy của ‘chính trị tiền bạc" và "thương mại hóa nhà nước". Đây là hiện tượng có quyền là có tiền, và Nhà nước cùng doanh nghiệp sống dựa vào nhau.

BBC đã mời bốn tiến sĩ nghiên cứu Việt Nam bình luận về tiểu luận Bấm “Elites vs. Reform in Laos, Cambodia, and Vietnam” và thử dự đoán diễn biến chính trị sắp tới.
Tiến sĩ Lê Sỹ Long, Đại học Houston, Hoa Kỳ:
Theo tôi hiểu, Martin biện luận rằng không thể xảy ra sụp đổ chính thể ở Việt Nam, và chính phủ Việt Nam không gặp thách thức nghiêm trọng. Ông cũng đặt ra một số con đường mà Việt Nam sẽ đi, nhưng nói “điều chắc chắn là sự thắng thế to lớn và đột ngột của tư tưởng chính trị tự do là kết quả ít khả thi nhất”.

Nhìn chung, không hẳn là tôi bất đồng với luận điểm chung của Martin. Điểm duy nhất tôi muốn nói là dường như Martin đánh giá thấp những “sự đứt gãy cơ cấu” và “điểm bước ngoặt” đang xuất hiện ở Việt Nam, mà sẽ quyết định con đường đi của chính phủ.

Những “đứt gãy cơ cấu” bao gồm thất bại trong kiểm soát tham nhũng, yếu kém căn bản trong hệ thống kinh tế và tài chính (liên tục lạm phát cao, bất ổn giá, bộ máy hành chính cồng kềnh…), sự kém hiệu năng của chính phủ (phụ thuộc các doanh nghiệp nhà nước yếu kém, các vụ thu hồi đất gây tranh cãi…). Tuy vậy, tôi phải thừa nhận rằng những “đứt gãy cơ cấu” thường được dự báo ít khi nào xảy ra.

UserPostedImage
Chính quyền Việt Nam vẫn có khả năng hóa giải các phong trào 'ngoài luồng'
Những “điểm bước ngoặt” là hoạt động của các nhóm vì quyền lao động, đất đai, nhân quyền, dân chủ, tôn giáo. Các hoạt động này trước đây tương đối tách biệt nhau, nhưng nay bắt đầu tương tác bất chấp sự đàn áp của nhà nước. Theo một số tường thuật, sự kết nối gia tăng giữa các nhóm xã hội dân sự này là do nhà nước một đảng không thể đáp ứng đòi hỏi của dân chúng.

Như Carl Thayer từng nhận xét, rủi ro bất ổn chính trị hay bất ổn xã hội xảy ra vì sự phê phán chính sách ở một lĩnh vực này lại có thể lan qua các lĩnh vực khác. Tuy vậy, tôi cũng thừa nhận những “điểm bước ngoặt” không thể xảy ra trừ phi có ủng hộ, ít nhất ngấm ngầm, từ các nhóm khác hay một liên minh quan trọng bên trong Đảng.

Tuy vậy, tôi cho rằng những “sự đứt gãy cơ cấu” và “điểm bước ngoặt” hiện đang khiến Đảng khó duy trì hiện trạng như lâu nay. Các vụ như bauxite, Trường Sa và Hoàng Sa, và thu hồi đất đã dẫn đến tranh luận về cải cách – làm thế nào xây dựng một chính phủ có trách nhiệm và tuân thủ luật pháp.

Một khi công chúng càng không xem Đảng Cộng sản là vĩ đại, thì càng có nhiều người kêu gọi một hình thức chính trị đa nguyên nhất định.

Sụp đổ chính thể rất khó xảy ra chủ yếu vì hệ thống Đảng ở Việt Nam rất giỏi thu nạp các vấn đề nóng bỏng từ mọi phong trào “bước ngoặt”.

Về căn bản, cản trở cho kêu gọi cải tổ hiện nay là thiếu đồng thuận và động lực. Hai điều này thường xảy ra từ “sự đứt gãy cơ cấu” (như cải tổ kinh tế năm 1986) khi một liên minh tìm được đồng thuận để thúc đẩy thay đổi lớn.

Cuối cùng, tôi đồng ‎ý với Martin rằng nếu những biến chuyển có xảy ra, thì tư tưởng chính trị tự do cũng sẽ không thắng thế. Tuy vậy, những thay đổi chuyển hóa sẽ có thể đánh dấu một cột mốc quan trọng để đem lại “diễn biến hòa bình” mà từ lâu thiếu vắng trong lịch sử chính trị Việt Nam.

Tiến sĩ Andrew Wells-Dang, nhà tư vấn về xã hội dân sự, Hội An, Việt Nam:


Martin Gainsborough rõ ràng đúng khi nói có những khía cạnh phi dân chủ trong văn hóa chính trị của Việt Nam (cũng như Lào và Campuchia) mà đã tồn tại từ những chính thể trước kéo dài cho đến ban lãnh đạo hiện nay. Nhưng tôi không nghĩ điều này quyết định những thay đổi tương lai. Nhiều nước Đông Á và Đông Nam Á có những khía cạnh tương tự, vậy mà một số (Indonesia, Nam Hàn, Đài Loan…) đã trở thành các nền dân chủ hoạt động tương đối tốt, và cũng có những nước chưa thành công.

Một chi tiết rút ra được từ phân tích của Tiến sĩ Gainsborough là dân chủ hóa phụ thuộc vào thay đổi trong xã hội và văn hóa chính trị. Nó không chỉ là thay một nhóm cai trị này bằng một nhóm khác. Một phần vì nhận thức này mà đa số các tác nhân của xã hội dân sự hiện nay không xem đối lập chính trị là ưu tiên.

UserPostedImage
Các lãnh đạo Hàn Quốc đã tạo ra cuộc biến đổi sang dân chủ
Bằng cách thực hiện các dự án cộng đồng và làm gương trong hoạt động, xã hội dân sự có thể đóng vai trò xây dựng để thúc đẩy một xã hội và nền văn hóa dân chủ hơn, ngay cả bên trong hệ thống chính trị hiện hành. Người ta không thể dự đoán khi nào hoặc liệu thay đổi chính trị có xảy ra hay không, nhưng sự tham gia về xã hội và văn hóa có thể diễn ra bất kỳ lúc nào.

Trong bài, tác giả cũng đặt câu hỏi làm thế nào ngăn chặn việc lợi dụng chức vụ để tư lợi. Tôi muốn chỉ ra rằng việc này không nhất thiết đồng nghĩa với dân chủ hóa. Một số nền dân chủ như Ấn Độ, Philippines cũng gặp vấn đề tham nhũng và lạm dụng quyền lực, trong khi một số nước phi dân chủ (Singapore, hay có lẽ Cuba) lại có tiến bộ giải quyết những vấn đề này.

Mọi hệ thống đều phải đi tìm giải đáp cho câu hỏi có thể làm gì khi các lãnh đạo vượt quá lằn ranh cho phép: hoặc bỏ phiếu loại bỏ họ, hoặc lật đổ qua các phong trào dân chúng, hoặc kỷ luật nội bộ. Hiện nay Việt Nam chỉ có cơ chế thứ ba, và cách này chỉ hiệu quả nhất định trong một thời gian.

Tiến sĩ Dr. Jörg Wischermann, Viện Nghiên cứu châu Á, Hamburg, Đức:

Martin Gainsborough có cái nhìn đáng chú ‎ ý về ba chính thể độc đoán ở Đông Nam Á và phân tích tác động của các lực lượng kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội giúp duy trì hiện trạng cũng như những lực lượng có thể dẫn đến thay đổi (hạn chế) của ba chính thể.

Giả định đằng sau phân tích của ông ấy là sự đối lập giữa văn hóa chính trị và quyền lợi của “giới tinh hoa” và bên kia là cái ông gọi là sự tham gia xã hội dân sự của một bộ phận giai cấp trung lưu. Sự đối lập này tạo thành trọng tâm cho khung lý‎ thuyết mà tác giả dùng để phân tích các góc cạnh của nguyên trạng và thay đổi ở ba nước.
Và ưu điểm cũng như nhược điểm trong phân tích của tác giả cũng nằm ở đây. Về căn bản, ông xem văn hóa là một hiện tượng xã hội cụ thể đại diện cho tính cách cốt lõi của một dân tộc, và ông cố gắng gắn hành vi của con người vào những cấu trúc hạn chế, định sẵn. Gainsborough cho rằng ở cả ba nước, văn hóa chính trị mang tính gia trưởng và độc đoán, và hiện trạng chính trị, kinh tế được các lợi ích kinh tế giúp duy trì. Trái ngược với nó, xã hội dân sự được mô tả như lực đẩy thay đổi từ từ.Bấm
Cách hiểu văn hóa như thế có thể bị tranh cãi nhiều. Nó có vẻ tương tự cái nhìn về những nước Ả Rập bị coi là thù nghịch với sự thay đổi – cho đến khi Mùa xuân Ả Rập hủy diệt những gì còn sót lại từ giả định này. Điểm thứ hai, về vai trò của xã hội dân sự như nguồn gốc của sự đổi thay từ từ, đáng tin hơn và có thể có nhiều bằng chứng thực tiễn ít nhất trong trường hợp Việt Nam.

Ở phần cuối, Gainsborough làm một điều khá hiếm là nhìn về tương lai của ba chính thể. Thật không may, ông chỉ đưa ra các kịch bản theo những điểm tham chiếu quen thuộc (dân chủ hóa ở Nam Hàn và Đài Loan; chia rẽ trong hàng ngũ của “giới tinh hoa”….). Một lần nữa, ông cho rằng sức mạnh của một nền văn hóa chính trị độc đoán sẽ hạn chế cố gắng thay đổi toàn diện chính thể (một kết luận mà theo tôi, ông không chứng minh ít nhất về thực nghiệm).

Phần cuối bài và đề cập liên tục của tác giả về sức mạnh khống chế của văn hóa chính trị khiến độc giả ngạc nhiên. Làm sao Đông phương luận (Orientalism) có thể hồ hởi sống lại ở Đông Nam Á, một năm sau khi Mùa xuân Ả Rập đã hủy diệt những gì còn lại của tư duy ấy?

Vì sao Gainsborough không giới hạn lập luận trong những gì có thể quan sát rõ ràng và đã được ông phân tích kỹ ở những tác phẩm trước đó: sự đối lập quyền lợi giữa các tầng lớp trong xã hội Việt Nam, và cố gắng của các giới nhằm khống chế nhà nước và chính sách của nhà nước.

Nếu tác giả làm thế, hẳn ông đã kết luận rằng hiện nay có một sự thống trị tạm thời và mong manh của một lớp người có ảnh hưởng về kinh tế, chính trị, và nhà nước mà họ khống chế có các chính sách nhằm xoa dịu giai cấp lao động và nông dân (hai cột trụ của chế độ cộng sản) mà bỏ qua giai cấp trung lưu. Ví dụ là chính sách chống lạm phát mà đã gây ra phá sản cho khoảng 100,000 đến 150,000 doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ.

Tiến sĩ Tường Vũ, Phó Giáo sư Khoa Chính trị học, Đại học Oregon, Hoa Kỳ:
Martin Gainsborough đúng khi cho rằng văn hóa chính trị của giới tinh hoa và một xã hội dân sự yếu ớt tạo thành những thách thức to lớn cho dân chủ tự do (liberal democracy).
UserPostedImage
Cảnh sát Jakarta và người biểu tình năm 1999: hiện chưa rõ Việt Nam theo mô hình Đài Loan hay Indonesia
Nhưng dân chủ tự do chỉ là một hình thức của dân chủ. Các nền dân chủ châu Á như Nhật Bản và Nam Hàn, ở nhiều mặt, là phi tự do. Ví dụ, theo Luật An ninh Quốc gia từ năm 1948, chính phủ Nam Hàn có thể truy tố và tống giam người dân chỉ vì họ ca ngợi Bắc Hàn. Năm 2010, 151 người bị thẩm vấn vì nghi ngờ vi phạm Luật An ninh Quốc gia.

Số lượng người bị truy tố vì có hoạt động 'thân Bắc Hàn' trên mạng là 82 người năm 2010.

Sang năm 2011, có 178 trang web nội địa bị đóng cửa vì bị cho là có nội dung 'ủng hộ Bắc Hàn'.

Để có dự đoán chính xác hơn, có lẽ chúng ta cần xem xét khả năng chuyển đổi của Việt Nam sang một nền dân chủ thích hợp hơn đối với văn hóa chính trị ở Á châu, ví dụ nền dân chủ có bầu cử đa đảng như Indonesia. Hệ thống này dĩ nhiên không hoàn hảo, nhưng từ góc nhìn tự do, nó vẫn tốt hơn nhiều so với chế độ độc tài toàn trị hiện nay ở Việt Nam.

Nếu ta nghĩ theo hướng này, khả năng chuyển đổi cao hơn nhiều ngay cả khi không thể nói chính xác khi nào nó xảy ra. Khó đoán là vì thông thường, chuyển đổi chỉ xảy ra khi nhiều sự kiện cùng kết hợp
Thử nghĩ về sự sụp đổ của chính thể Suharto ở Indonesia năm 1998. Nó xảy ra vì khủng hoảng kinh tế và chuyện kế vị. Trước đây khủng hoảng kinh tế đã từng có nhưng chỉ khi kết hợp vấn đề kế vị, nó mới khiến chính thể Suharto sụp đổ. Năm 2011 ở Ai Cập, cũng là vấn đề kế vị và sự sụp đổ của một chế độ độc tài ở nước láng giềng khiến sự phẫn nộ dồn nén lâu nay bùng phát chống sự tàn bạo của cảnh sát.

Tôi thấy Indonesia và Ai Cập là kịch bản khả dĩ hơn cho Việt Nam, chứ không phải Nam Hàn và Đài Loan, do mâu thuẫn giữa các phe trong Đảng Cộng sản, quản lý kinh tế kém và sự tụt giảm chất lượng cuộc sống mấy năm qua, cũng như sự gia tăng tham nhũng và bạo lực của cảnh sát.

Dĩ nhiên, việc chuyển giao quyền hành ở Việt Nam được thể chế hóa tốt hơn Indonesia và Ai Cập. Nhưng kể từ 2006, ta chứng kiến việc tập trung quyền hành vào tay Thủ tướng và phe của ông. Chưa rõ liệu phe này có khả năng thể chế hóa ưu thế của họ tại Đại hội Đảng lần sau hay không.

Nói về nguồn gốc thay đổi, những gì Đảng Nhân dân Hành động làm ở Singapore cũng không xảy ra được ở Việt Nam, vì đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam thậm chí chưa bao giờ chấp nhận khái niệm đối lập. Đi từ “dân chủ tập trung” đến “đối lập trung thành” là con đường quá xa cho họ. Ngược lại, các đảng đối lập ở Singapore, dù yếu, vẫn luôn tồn tại. Do thiếu sự đối lập có tổ chức ở Việt Nam, một kịch bản như ở Liên Xô (một phe hay cá nhân trong Đảng, Boris Yeltsin, dẫn dắt thay đổi đột ngột) là khả dĩ hơn.

Liệu sẽ có Yeltsin ở Việt Nam hay không, và người đó như thế nào, sẽ phụ thuộc sự kết hợp các yếu tố kể trên. Nhưng ngày hôm nay, sự kết hợp đó có vẻ khả thi hơn so với 5 năm trước.
Source: BBC

Sửa bởi người viết 24/05/2012 lúc 03:17:04(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#2 Đã gửi : 24/05/2012 lúc 03:32:59(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
'Một đảng không có nghĩa là mất dân chủ'
Nhân dịp Quốc khánh 2-9, một nhà nghiên cứu chính thống ở trong nước nói với BBC về quan điểm nhất quán theo chế độ ‘độc đảng’ của Đảng, trong khi phản bác các phê phán, chỉ trích của các học giả nước ngoài về các sai lầm của Đảng, cũng như các bình phẩm về đời tư Chủ tịch Hồ Chí Minh.
UserPostedImage
GS Phúc cho rằng đa đảng không có nghĩa là dân chủ
Giáo sư Nguyễn Trọng Phúc, thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, từ Hà Nội, khẳng định với BBC Việt ngữ hôm 01/9/2009 rằng "Đảng Cộng sản Việt Nam dứt khoát, trước sau như một, không chấp nhận có đa nguyên, đa đảng ở Việt Nam".

Trong dịp Việt Nam kỷ niệm 64 năm quốc khánh 2-9, nhà nghiên cứu, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng thuộc Học viện cao cấp này của Nhà nước, nói:

"Hiện nay pháp luật Việt Nam, điều lệ và cương lĩnh của Đảng cộng sản Việt Nam không chấp nhận chuyện này. Và một đảng không có nghĩa là mất dân chủ và đa đảng không có nghĩa là dân chủ."

Ông Phúc, người từng đào tạo nhiều quan chức thuộc bộ máy Đảng và Nhà nước ở các cấp về lý luận cao cấp, cho rằng có nhiều cách thức để đảng cộng sản biết được điều mà ông tin là ‘sự ủng hộ tuyệt đối của toàn dân’ đối với chủ trương trên:

"Người ta có nhiều con đường để đi đến khẳng định chế độ chính trị nào được toàn dân ủng hộ, chứ không phải chỉ trưng cầu dân ý. Nước Anh, nước Mỹ có trưng cầu dân ý không?"

"Cứ theo dõi đời sống, tình cảm, thái độ của người dân đối với chế độ chính trị như thế nào là có thể hiểu được, chứ không nên áp đặt cách làm của nước này cho nước khác," vị quan chức Học viện của Đảng nói.

‘Đảng phái phản động’
Trước câu hỏi liệu có đảng phái, nhóm chính trị, hay các vị nhân sỹ nào, ngoài đảng cộng sản, có vai trò quan trọng và tích cực cho việc giành độc lập ở Việt Nam cho tới năm 1945 nhưng công lao của họ đã bị bỏ qua, hay không được đánh giá thích đáng hay không, Giáo sư Phúc cho biết
"Phải nói thẳng thắn rằng không có đảng phái nào khác ngoài đảng cộng sản và hai tổ chức do đảng cộng sản lập ra."

"Đó là đảng Dân chủ trước cách mạng và đảng Xã hội, thành lập sau cách mạng nổ ra vào tháng 7/1946, tham gia vào mặt trận Việt Minh mà không có bất cứ đảng phái nào khác tham gia Tổng khởi nghĩa."

Người đứng đầu Chi hội nghiên cứu lịch sử Đảng tại Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam này cũng cho biết quan điểm tới nay của Đảng Cộng sản đối với các đảng phái, nhóm chính trị khác như Việt Quốc, Việt Cách của ông Nguyễn Hải Thần (thành lập năm 1942), Quốc Dân Đảng (bộ phận tách ra từ sau 1930 của ông Vũ Hồng Khanh), đảng Phục Quốc Dân lập, Đảng Đại Việt Quốc xã của ông Ngô Đình Diệm:

"Đây là những đảng phái phản động và không thể được coi là những tổ chức yêu nước, cách mạng."

‘Cách mạng đầu lưỡi’
Về câu hỏi liệu có những sự thực hay nghi án lịch sử nào chưa được phản ánh đầy đủ, thích hợp bởi sử học chính thống ở trong nước, chẳng hạn về cái chết của cố lãnh tụ cộng sản đệ tứ, theo khuynh hướng Trotskyism, ông Tạ Thu Thâu, người được cho là bị Việt Minh thủ tiêu năm 1945, Giáo sư Nguyễn Trọng Phúc lý giải :

"Đây là một nhân vật thuộc lực lượng của Trotskyism, đi theo khuynh hướng tả phái của ở Nga, do đó đối lập với đường lối của đảng cộng sản, đây được gọi là lực lượng cánh tả, cách mạng đầu lưỡi."

"Vì sao thì tôi không nắm được, nhưng lúc đó những xu hướng trái với đường lối thì không thể tồn tại được," quan chức ngành sử đảng nói về ông Tạ Thu Thâu, "Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi thấy, ông chẳng có đóng góp gì cả."

"Ví dụ thời kỳ 1936-1939, bầu cử Hội đồng Quản hạt ở Nam Kỳ, họ nêu những khẩu hiệu mà trong chừng mực nào đó có thể lừa dối, để tập hợp quần chúng xung quanh lực lượng đó. Đóng góp vào thực chất cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, họ chẳng có đóng góp gì cả."

"Sai lầm của đảng"
Về một số vụ việc được cho là sai lầm của đảng trong xử lý nội bộ giai đoạn sau cách mạng, như cải cách ruộng đất, đặc biệt sau đó là ‘vụ án xét lại chống Đảng’ nổi tiếng, giáo sư Phúc cho biết :

"Cải cách ruộng đất, chúng tôi đã viết trong lịch sử, coi đó là một trong những sai lầm. Và Đảng đã có kiểm điểm, công khai tự phê bình trước dân chúng ngay từ năm 1956. Sau đó đã tiến hành sửa sai và trong lịch sử đảng chúng tôi đã ghi rõ, không có gì dấu diếm, úp mở."

"Còn năm 1993 và 1994, Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vẫn kết luận sai phạm của những người trong nhóm đó là hoàn toàn đúng sự thật và phải xử lý như vậy thôi," ông Phúc bình luận về vụ án xét lại chống đảng, vốn được cho là đợt thanh trừng ở Hà Nội thập niên 1960, gây ra việc bắt bớ, giam cầm khá nhiều nhân vật trong nội bộ Đảng và bộ máy chính quyền.

Nhận xét về các cứ liệu và nhận định của nhà văn Vũ Thư Hiên đưa ra trong cuốn sách "Đêm giữa ban ngày" bị cấm ở trong nước về ‘vụ án chính trị’ này, chuyên gia sử Đảng nói :

"Cá nhân ông ấy nói về người này người khác chỉ là nhận thức cá nhân, còn Đảng cộng sản chưa bao giờ kết luận lại những việc đó cả. Trước sau, vẫn kết luận hành vi của những người trong nhóm đó là chống lại Đảng, đường lối của Đảng trong những thời điểm lịch sử đó mà đã bị xử lý theo pháp luật."

‘Sự thật Hồ Chí Minh’
Bình luận về cuốn phim mới được công bố tại Hải Ngoại có tựa đề ‘Sự thật Hồ Chí Minh’ công bố thời gian gần đây tại Hoa Kỳ, trong đó trích thuật quan điểm nhiều chiều về cố chủ tịch Hồ Chí Minh của nhiều nhân chứng và các học giả Việt Nam và quốc tế, nhất là trong bối cảnh Việt Nam kỷ niệm 40 năm thực hiện di chúc của vị cố chủ tịch, giáo sư Phúc phản bác :

"Tôi cho rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh là con người tuyệt vời và hoàn thiện. Cho nên tất cả những điều đó là luận điệu và thủ đoạn bôi nhọ, nói xấu lãnh tụ, những người lãnh đạo lớp trước."

"Chúng tôi hoàn toàn bác bỏ những điều đó. Đương nhiên trong quá trình lãnh đạo, như đảng xác định, những vấp váp, khuyết điểm là điều khó tránh. Nhưng những điều mà các thế lực thù địch hiện nay đưa ra là hoàn toàn phản động và có dụng ý xấu," Giáo sư Phúc nói với BBC.
Source: BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.160 giây.