logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 10/11/2012 lúc 10:46:22(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nhà thơ ít nhất một lần trong đời để cảm xúc của mình tản mạn với đất nước trên các góc cạnh quê hương mà họ tiếp cận hàng ngày
UserPostedImage
Photo courtesy of Wikipedia. Tượng Thánh Gióng tại ngã 6 Phù Đổng, TP Hồ Chí Minh.

Từ hình ảnh thân thuộc chung quanh đến những bài học lịch sử tác động đến suy tư của họ về những bài học đắng cay của đất nước. Ngay cả những chiến thắng khó tin của tiền nhân trong công cuộc giữ nước đầy chông gai trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc cũng là đề tài thường thấy trong lĩnh vực thi ca.

Những bài thơ ấy giúp cho người đi sau có khái niệm về những xúc tác của thời đại mà nhà thơ đang sống. Ngôn ngữ trong từng bài thơ cũng nói lên hoàn cảnh chính trị, suy tưởng xã hội hay phản ứng của người dân về bối cảnh của một khoảng thời gian nhất định và người đọc thơ thấy rõ hơn những sự kiện xảy ra chung quanh của thời kỳ bài thơ xuất hiện.

Bên cạnh những cảm xúc, người đọc còn tìm thấy những trăn trở của các bài thơ viết về Tổ quốc thông qua những câu chuyện có thật của lịch sử, Giáo sư Hà Văn Thịnh là thi sĩ của trường hợp này. Là người giảng dạy lịch sử Giáo sư Thịnh cảm nhận từng chi tiết của các cuộc chiến tranh và các hình ảnh hào hùng lẫn đau thương của dân tộc tác động đến ông chừng như hàng ngày sau mỗi bài giảng, để rồi một lúc nào đó, bài thơ mang tên “Định mệnh” ra đời.

Định mệnh nào khiến Việt Nam phải nằm sát bên đế chế Trung Hoa, nơi không biết bao nhiêu lần trong chiều dài lịch sử đã xua quân về Nam xâm lược mảnh đất nhỏ bé chỉ bằng một tỉnh lỵ của mình. Mà lạ kỳ thay, cũng chính định mệnh đã không cho phép Việt Nam bị phương Bắc đồng hóa mặc dù ý muốn này lộ rõ đã hàng ngàn năm.

Định mệnh
Hà Văn Thịnh


Truyền thuyết kể
Gióng đánh giặc khi mới lên ba
Có dân tộc nào nhọc nhằn hơn thế?
Có nơi đâu
Lịch sử ngập chìm dâu bể
3.000 năm chưa hết giặc trước hiên nhà?
Định mệnh thét gào lịch sử bão giông
Ta giữ nước nhiều gấp bội phần
Thời gian dựng nước
Cho mãi đến hôm nay vẫn chưa thể nào có được
Bởi hạnh phúc
Cũng trông chừng sau, trước
“Nửa cái hôn phải tỉnh thức ngó quân thù”[1]
Lịch sử nhắc hoài câu chuyện Mẹ Âu Cơ
Sao ta phải lên rừng, xuống biển?
Kẻ cướp trên núi cao, dưới sóng ngầm hung hiểm
Bao năm thâm độc rình mò…
Chúng muốn ta quỳ – mỏi gối xin, cho
Để Hoàng Sa, Trường Sa máu cuộn cùng nước mắt
Để nỗi đau hóa lặng câm giữa hai hàm răng nghiến chặt
Để xa xót tủi hờn nhức mãi tâm can…
Không!
Lịch sử nói rằng sóng nước Bạch Đằng Giang
Rừng Chi Lăng, cửa Chương Dương, Hàm Tử…
Xác giặc chất chồng, bạo tàn mục rữa
Việt Nam ơi, không nhát sợ bao giờ!
Chúng nói rằng có cốt khư[2] người Trung Quốc ở Hoàng Sa
Sao không đến gò Đống Đa để bới thêm, nhiều lắm?
Thanh Triều ư? Bụi ác tàn ngàn dặm
Bão Tây Sơn quét sạch, một tuần!
Định mệnh nhắc ta rằng Đất Việt gian truân
Nhưng chữ S chẳng thể nào gục gãy
Người trước ngã, người sau đứng dậy
Cối Kê ư? “Hoan Diễn do tồn”[3].
Lịch sử dạy ta rằng đảo, sóng Biển Đông
Là máu thịt của giang sơn Tổ quốc
Là một nửa của hồn thiêng Đất – Nước
Chẳng thể đem cho, đem bán vật vờ!
Ta hiểu cuộc đời không phải giấc mơ
Nên trang sách phải tựa mình bên giá súng
Định mệnh bắt đầu bằng linh danh Phù Đổng
Tuổi thơ giữ nước quên mình
Định mệnh cảnh báo rằng
Nhẹ dạ Mỵ Châu ơi
Một phút buông trôi
Ngàn năm không xóa nổi
“Tình” Ải Bắc
Là khôn lường gian dối
Lông ngỗng bay
Trắng bợt chữ “NGỜ”?
Định mệnh nhắc em rằng
Xin hãy đừng quên
Sống với nguy nan
Là bổn phận của muôn vàn con dân Việt
Đất nước hôm nay được sinh thành từ da diết:
Thà làm ma nước Nam!
Thà cả Trường Sơn cháy hết!
Chẳng cam tâm quỳ xuống, bao giờ!

Bài thơ đọc xong vẫn còn vang tiếng sóng Bạch Đằng ầm ào nhắc nhở và đâu đây trong từng hơi thở Việt vẫn không quên Ngọc Hồi, Đống Đa với bao xác giặc. Tác giả gợi lại lịch sử như một nhắc nhở cho người nay rằng xương tàn của giặc không làm cho người Việt ngủ quên mà phải thức tỉnh hàng ngày với những âm mưu mới lúc nào cũng chầm chập vào dải đất này.

Từ Sông Hồng, Lưu Quang Vũ bài thơ: “Sông Hồng-hồi ức của một nghĩa binh già”. Bài thơ cuồn cuộn những chi tiết và người đọc thơ Lưu Quang Vũ say đắm theo chân người nghĩa binh kể lại câu chuyện hùng tráng của một thời chống Pháp.

Bài thơ đầy kịch tính, dựng lại không gian của Sông Hồng những ngày rừng rực lửa chống quân thù. Giặc Tàu hay giặc Pháp cũng đều là giặc nếu bước chân vào mảnh đất này với lòng tham cướp nước.

Sông Hồng – hồi ức của một nghĩa binh già
Lưu Quang Vũ

UserPostedImage
Tượng đài chiến thắng dựng tại Ải Chi Lăng. Photo courtesy of Wikipedia

Chiếc tàu đen xuất hiện phía chân trời
thân cá mập lừ lừ tối sẫm
lá cờ lạ chập chờn khói sóng
miệng súng tròn hung dữ ngước lên
những bóng người cao lớn lênh khênh
găng tay trắng, ống nhòm dài lấp loáng
những mặt đỏ mũi khoằm râu rậm
gườm gườm trên tàu sắt
ầm ầm xả khói ven sông
bầy le le náo động bay tung
người đánh cá ngừng tay kéo vó
trẻ bắt cua quẳng giỏ
dân làng kinh ngạc nhìn ra
chưa ai hay cột khói đen kia
sẽ mang đến nước Nam
tám mươi năm nô lệ

Lưu Quang Vũ với tài năng của một kịch tác gia đã thổi hồn kịch vào bài thơ qua các chi tiết nhỏ nhất khiến nguời đọc dù không chứng kiến vẫn cảm nhận đựơc câu chuyện diễn biến trước mặt một cách sống động, đầy ắp các mảnh nhỏ liên kết với nhau để trở thành một thiên anh hùng ca của những con người yêu nước mà Đội Cấn là một điển hình.

tiếng hò reo trăm thuyền nhỏ lao đi
tôi ngang dọc khắp đầm lầy Bãi Sậy
giặc vây thuyền đốt bãi
tôi bắn trả giữa mịt mùng lửa khói
nghiến răng thà chết không hàng
xác tôi hoá thành than
thành lửa đóm lập lòe đỉnh bãi
vượt đồn binh sông Cái
qua Yên Thế Nhã Nam
lên đồi dẻ rừng lim
tôi thổi ống xì đồng
trong nghĩa quân Đề Thám
quân vỡ, nhà tan, nước tận
xác cụ Phan Pháp nhồi cùng thuốc đạn
bắn xuống sông sâu, dân đấm ngực khóc gào
giặc băm nát thân tôi châm lửa tưới dầu
nhưng tôi nào chịu khuất
hồn tôi nơi rừng thẳm
canh khuya vang tiếng hổ gầm
cùng Đội Cấn Đội Cung quay súng cướp đồn
tôi trộn cà độc dược vào cơm
xé gan giặc trong “Hà thành đầu độc”
chúng đặt tôi lên lưỡi cày nung bỏng
“cũng thành nhân…” tôi ngẩng nhìn máy chém
đầu rơi mắt vẫn mở trừng
tôi lang thang khắp đồng bãi sông Hồng
ngày vùi gươm dưới cát
đêm trăng lạnh sương lạnh
tôi mài trên đá tảng lưỡi gươm xanh
đợi dịp vào thành
lấy lại nhà lại nước
nhìn đoàn tàu giặc
như rắn đen đi hút máu dân mình
ngực tôi ngàn vết thương
mặt tôi ngàn vết nhục
tôi là người lính già tóc bạc
tôi là tám mươi năm uất ức
tôi là con của sông Hồng sôi sục
đêm đêm trên cát
mài gươm.


Hình ảnh mài gươm bên Sông Hồng tuy chỉ xảy ra trong thơ nhưng những đôi mắt trừng trừng về phía giặc là hình ảnh thật. Nhà thơ Thanh Thảo diễn tả những con người cầm súng tại địa đầu Tổ quốc đối diện với quân thù trong cuộc chiến năm 1979 mà trái đạn chống tăng cùng với nụ cười thỏa nguyện của một người lính trẻ vẫn vang trong tâm tưởng nhà thơ.

Tổ quốc
Thanh Thảo

vệt nắng mỏng trước sân mái gà cục tác
con tôi ngủ trong nôi văng vẳng tiếng còi tàu
bữa cơm gia đình tôi trộn bắp trộn sắn bảy mươi phần trăm
mùa Xuân những cơn bão hung hãn bất ngờ ập tới
trầm tĩnh như rừng kia như biển kia
Tổ quốc tôi đứng lên trước bầy xâm lăng phương Bắc
những dãy núi cong cánh cung những nỏ thần khủng khiếp
lại tung hàng loạt mũi tên xuyên ngực quân thù
ải Nam Quan ngọn khói xưa Nguyễn Trãi nuốt nước mắt quay về
mười năm nằm gai nếm mật
hẽm Chi Lăng lầm lì sông Kỳ Cùng bốc cháy
pháo đã giăng từ ngàn vạn điểm cao
quân di chuyển những dòng sông chảy ngược
mây uy nghi Yên Tử thuở nào
còn in dáng Trần Nhân Tông mắt dõi về phương Bắc
tính nước cờ ung dung trên cao
sông Kỳ Cùng những tảng đá lên hơi
đùa với mặt trời trong nước
tôi chỉ đến tắm một lần nhưng đó là Tổ quốc
chảy lặng thầm suốt cuộc đời tôi
những câu lượn câu sli đêm chợ Kỳ Lừa
chén rượu nồng thơm sắc màu thổ cẩm
vó ngựa gõ dòn lâng lâng sương khuya
khẩu súng chống tăng ghì chặt vào vai
anh xạ thủ H’Mông mười tám tuổi
khi lũ giặc đang điên cuồng lao tới
một chấm nhỏ trên bản đồ một chấm nhỏ thiêng liêng
phút người lính đứng bật lên cắm chặt chân vào đất
phút ấy, đất dưới chân anh là Tổ quốc
quả đạn rời nòng trong chớp mắt
xe tăng cháy ngang đồi lũ giặc lùi xa
anh lính trẻ mỉm cười lau mồ hôi trên mặt
gương mặt dịu lành như Tổ quốc chúng ta


Tháng 2/1979

“Tổ quốc gọi tên” là một bài thơ khác của Nguyễn Phan Quế Mai, người con đất Việt tuy sống xa quê hương hàng chục ngàn cây số nhưng con tim vẫn canh cánh với Tổ quốc mình. Khi Tổ quốc gọi tên cũng có nghĩa là đất nước đang trong tình trạng dầu sôi lửa bỏng. Nguyễn Phan Quế Mai cảm nhận sức nóng ấy bằng chính con tim mình. Chiếc nhiệt kế quê hương đã thổi bùng ngọn lửa Tổ quốc trong con tim nhà thơ để từ đó tên của Quế Mai nằm trong danh sách mà nhà thơ cảm thấy hãnh diễn khó diễn tả khi được Tổ quốc chính thức gọi đến.
UserPostedImage
Một phần đảo Hoàng Sa. Photo courtesy of hoangsa.org

Tổ quốc gọi tên
Một phần đảo Hoàng Sa. Photo courtesy of hoangsa.org
Tổ quốc gọi tên
Đêm qua tôi nghe Tổ quốc gọi tên mình
Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá
Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả
Nơi bão tố dập dồn, chăng lưới, bủa vây
Tổ quốc của tôi, Tổ quốc của tôi
Bốn nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ
Thắp lên ngọn đuốc Hòa bình, bao người đã ngã
Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông
Ngày hôm nay kẻ lạ mặt rập rình
Chúng ngang nhiên chia cắt tôi và Tổ quốc
Chúng dẫm đạp lên dáng hình đất nước
Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau
Sóng chẳng còn bình yên dẫn lối những con tàu
Sóng quặn đỏ máu những người đã mất
Sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc
Chín mươi triệu môi người thao thức tiếng “Việt Nam”
Chín mươi triệu người lấy thân mình chở che Tổ quốc linh thiêng
Để giấc ngủ trẻ thơ bình yên trong bão tố
Ngọn đuốc Hòa bình trên tay rực lửa
Tôi lắng nghe
Tổ quốc
gọi tên mình


Danh sách những bài thơ viết về Tổ quốc còn rất dài trải theo thăng trầm của vận nước. Bất cứ bài thơ nào viết về Tổ quốc người ta khó tìm thấy sự làm dáng hay giả hình, bởi trong từng con tim mỗi nhà thơ, bản thân hai tiếng Tổ quốc đã thiêng liêng như thần thánh. Hình dung về Tổ quốc qua từng giọt mồ hôi dựng nước, từng thân xác ngã xuống để giữ nước và không biết bao nhiêu nhọc nhằn khác để sống còn…

Thi sĩ, người châm ngọn lửa yêu nước, người hát bài vinh danh Tổ quốc chứ không ai khác sẽ muôn thuở đặt trái tim mình vào hai tiếng Tổ quốc vừa thân yêu lại vừa kính mến.

Source: RFA

Sửa bởi người viết 10/11/2012 lúc 10:48:49(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.220 giây.