logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 12/11/2012 lúc 03:01:15(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Các nhân chứng nói công an Hà Nội có mặt rất đông tại hiện trường

Một cụ bà với nhiều thành tích cách mạng chết 'trong lúc bị công an Hà Nội đưa đi' sau khi giăng khẩu hiệu khiếu kiện về chế độ lương hưu, theo lời kể của nhân chứng.

Tin ban đầu nói nạn nhân là bà Hà Thị Nhung, 76 tuổi, người từ tỉnh Thanh hóa, một vị lão thành cách mạng với nhiều thành tích và huân chương kháng chiến hạng nhì.
UserPostedImage
Các vụ trưng thu đất đai gây ra đụng độ giữa người dân và công an (Reuters)
Báo trong nước trong cùng ngày dẫn lời công an Hà Nội nói bà Nhung bị chết là "do tuổi cao và bị cảm".

Theo lời bà Lê Hiền Đức, một nhà vận động nhân quyền tại Việt Nam nói với BBC hôm 12/11/2012 qua điện thoại, vụ việc xảy ra tại khu tập trung người khiếu kiện ở vườn hoa Lý Tự Trọng, Hà Nội.

Bà Hiền Đức cho biết bà nhận được một cuộc gọi kêu cứu lúc 8 giờ sáng và nghe thấy tiếng khóc lóc của nhiều người trong điện thoại, nói rằng có một người bị xỉu, sắp chết và hiện tại công an đang bao vây dày đặt khu vực.

"15 phút sau, khi tôi đến thì công an giăng hàng ra rất đông," bà nói.

Bà Nguyễn Thị Cúc, một người có mặt tại hiện trường nói với BBC rằng người bị chết là bà Hà Thị Nhung, 74 tuổi, người tỉnh Thanh hóa và là một lão thành cách mạng với nhiều thành tích.

Bà Trần Thị Quỳnh Mai, một người cũng trong đoàn đi khiếu nại nói cho đến tối 11/11, bà Nhung vẫn khỏe mạnh và ăn uống tốt, minh mẫn ở nơi trọ tạm thời.

"Trước đó, bà Nhung đến làm việc tại trụ sở tiếp dân nhưng kết quả không tốt, muốn kêu oan mà không biết kêu ai," bà Mai kể.
"Bác ấy không có tiền, được một bác trai ở Bình Thuận cũng đi khiếu kiện cho vay tiền mới có tiền ở trọ."

Theo lời kể của bà Cúc, vào lúc sáng 12/11, bà Nhung cùng vài người căng khẩu hiệu và hát tại vườn hoa Lý Tự Trọng vì bức xúc trước vấn đề khiếu nại không được giải quyết khiến bà phải lên Hà Nội từ ngày 8/11.

Được một lúc, công an xuất hiện và dắt tay bà Nhung ra khỏi khu vực vườn hoa.

Trong lúc bị công an đưa đi, bà Nhung quỵ xuống đường, theo lời kể.

Tuy nhiên phía công an Hà Nội cho hay bà Nhung đến vườn hoa được 15 phút thì đột ngột chết. Công an cũng phủ nhận việc bà Nhung có đăng biểu ngữ và cho biết đang làm việc với gia đình và địa phương để giải quyết các thủ tục theo quy định.

"Bà con đi khiếu kiện đã chạy lại xoa thuốc cho bà nhưng không sống được," bà Cúc nói.

"Sau đó công an đến, chúng tôi không cho đem xác bà đi nhưng công an không cho giữ lại."

"Bà Nhung chỉ đứng trong khu vực vườn hoa, không xuống đường và không gây rối trật tự."

Cũng theo bà Cúc, hiện tại xác bà Nhung đang được giữ tại bệnh viện Xanh Pôn.

Khoảng hơn 20 công an mặc đồng phục đang trực tại khu vực này để tránh người ngoài được tiếp xúc.

"Bệnh viện hiên đang đóng kín cửa, không cho ai vào cả," bà Cúc nói thêm.

Theo bà Lê Hiền Đức, người nhà bà Nhung đã có mặt tại bệnh viện nhưng công an đang ngăn không cho bà được tiếp xúc với họ.
UserPostedImage
Những người đi khiếu kiện vẫn đang ngồi đợi công bố nguyên nhân cái chết của bà Nhung trong khuôn viên bệnh viện Xanh Pôn
Lão thành cách mạng đi ăn xin

Bà Nguyễn Thị Cúc cũng đi khiếu nại cùng với bà Nhung.

"Tôi cũng có 24 năm và 5 tháng công tác, có huân chương kháng chiến hạng ba, còn bị tai nạn 81%" bà Cúc nói.

"Từ năm 86 đã thu sổ hưu của tôi và tôi đã thắc mắc từ tháng Mười năm 86 đến giờ, Nhà nước vẫn không giải quyết, không trả lương cho tôi."

"Từ năm 2005, nhà có sổ đỏ của tôi cũng bị cướp. 8 năm rồi cũng không ai giải quyết đúng cho tôi."

Bà Cúc cũng cho biết chủ tịch ủy ban thị trấn, ông Đinh Trọng Lượng đã giữ giấy sử dụng đất của nhà bà trong bốn năm và khi giao thì đòi phá nhà bà.

"Ông ấy phá nhà xong thì đến năm 2006, ông ấy giao giấy quyền sử dụng đất cho tôi thì tôi phát hiện sơ đồ bản vẽ bị tẩy xóa," bà Cúc kể.

"Tôi khiếu kiện lên tỉnh cũng bao che, ở huyện cũng bao che."

"Tôi ra Viện khoa học Hình sự giám định giấy thì đúng là bị tẩy xóa cơ học và viết lại. Tôi về tỉnh trình bày thì tôi bị yêu cầu phải chấm dứt khiếu nại."

Khi được BBC hỏi thời gian qua làm sao để sinh sống, bà Cúc nói bà phải đi ăn xin để kiếm sống.
Hiện tại con cái bà cũng không có việc làm và cháu bà thì không có tiền đi học.

Bà Trần Thị Quỳnh Mai, một trường hợp khác thì nói với BBC bà đi khiếu kiện giúp cho anh trai bà, ông Trần Văn Hoa, có sử dụng một diện tích đất 5000 mét vuông, được cấp giấy chứng nhận.

"Tuy nhiên các cán bộ đã lấy đất của anh trai tôi để cấp cho người khác," bà nói.

"Chúng tôi đã kiện từ hồi năm 2001 tới nay."

"Vẫn tin đường lối Đảng"

Mặc dù trần tình rằng bản thân phải đi ăn xin, và "Đảng và Nhà nước chẳng ai quan tâm đến," bà Cúc nói bà vẫn "tin đường lối của Đảng và tin sẽ giải quyết cho tôi nên tôi vẫn đang kiên trì đấu tranh."

Khi được hỏi tại sao bà chưa tìm đến luật sư, bà Cúc nói do bà không có tiền và vì tin tưởng đường lối của Đảng nên cũng không muốn tìm đến ai cả.

"Bây giờ tôi cũng không biết là kêu đến đâu được, tôi cũng cứ tin tưởng, đi đúng đường lối và chủ trương của Đảng. Nhưng bây giờ tôi yếu lắm rồi. Tôi chắc cũng chả được mấy năm nữa, tôi năm nay 74 rồi."

"Tôi chỉ mong Đảng và Nhà nước giải quyết đúng cho tôi, dù chỉ được hưởng một ngày thôi, tôi cũng phấn khởi rồi," bà Cúc nói.
Source: BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.084 giây.