logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 21/06/2014 lúc 08:59:36(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Một phiên họp của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp Quốc tại Genève (Ảnh : LHQ)

Hôm qua, 20/06/2014, trong phiên họp thông qua báo cáo Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ 2, dưới sự chủ tọa của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, tại Genève, chính phủ Việt Nam thông báo giữ lại 182 khuyến nghị trong số 227 khuyến nghị do các nước đề xuất, và bác bỏ 45 khuyến nghị còn lại.
Từ Genève, trả lời RFI, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một trong bốn đại diện của nhóm 10 tổ chức xã hội dân sự Việt Nam, cho biết diễn biến của phiên họp, các hoạt động của đoàn và quan điểm của ông về quyết định nói trên của chính quyền.

RFI : Thưa ông, xin ông cho biết một số nhận xét của ông về phiên họp ngày hôm qua ?

TS Nguyễn Quang A : Trong phiên họp này, đầu tiên đoàn Việt Nam trình bày bản báo cáo của mình, trong đó nêu rất nhiều thành tích, nhiều tiến bộ, cũng như là thông báo chấp nhận đến trên 80% kiến nghị. Sau đó, đến các nước phát biểu, như Lào, Myanmar, Malaysia, Philippines, Singapore, một loạt các nước khác như Maroc, Srilanka đều rất hoan nghênh việc cam kết của Việt Nam, đã chấp nhận khuyến nghị của họ…

Trong các ý kiến này, EU – Liên Hiệp Châu Âu - thì tôi không thấy phát biểu gì, duy nhất chỉ có của Mỹ nói nhiều về vấn đề nhân quyền, vấn đề nghị định 72, đích danh nêu tên anh Ba Sàm (Nguyễn Hữu Vinh), kêu gọi thả tù nhân chính trị. Đó là về phía các nước.


Tải để nghe tiến sĩ Nguyễn Quang A (Genève)
http://telechargement.rf...06/QR_Nguyen_Quang_A.mp3


Sau đó đến các tổ chức xã hội dân sự, một số lên tiếng rất mạnh mẽ, như Human Rights Watch, nêu rất chi tiết. Nhiều tổ chức xã hội dân sự cũng nêu ý kiến là Việt Nam còn rất nhiều khiếm khuyết trong vấn đề nhân quyền. Trong đấy có một số tổ chức xã hội dân sự, như Hội đồng Hòa bình Thế giới, và Hội chất độc màu da cam rất hoan nghênh Việt Nam, đã có thành tích nhân quyền rất tốt, đòi Mỹ phải bồi thường cho nạn nhân chất độc màu da cam. Trong các tổ chức xã hội dân sự từ Việt Nam đến, có Hội dân số, kế hoạch hóa gia đình ca ngợi việc « kế hoạch hóa dân số » đang rất tốt, bảo đảm được rất nhiều quyền. Cũng có đại diện một hội nữa của xã hội dân sự Việt Nam (ISEE/Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường), bảo vệ cho tiếng nói của những người đồng tính phát biểu khá là tốt, cũng khen một số tiến bộ, nhưng cũng cho biết luật Hôn nhân gia đình vừa rồi vẫn không được ghi nhận (không công nhận hôn nhân giữa những người đồng tính - ndr)… Đoàn của chúng tôi, đại diện cho hơn 10 tổ chức xã hội dân sự, rất đáng tiếc là vì xếp ở quá sau, nên hết giờ, không còn thời gian, nên không được phát biểu.

RFI : Xin ông cho biết mục tiêu của phái đoàn đại diện các tổ chức xã hội dân sự độc lập của Việt Nam lần này tại Genève ?

TS Nguyễn Quang A : Mục tiêu đầu tiên là vận động quốc tế, các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội dân sự của các nước khác, cũng như là các đoàn ngoại giao ở đây để họ biết rõ hơn, kỹ hơn về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Bởi vì, chúng tôi thấy có một số tổ chức đến dự bảo là Việt Nam rất tiến bộ, người dân được tham khảo ý kiến về luật pháp, về Hiến pháp, đủ mọi thứ. Thế thì người ta chỉ dựa trên các thông tin do Nhà nước, hoặc do báo chí (của Nhà nước – ndr) nêu ra. Nhưng cái thực chất như thế nào thì người ta không biết. Cho nên nhiều khi các thông tin một chiều như thế khiến họ có những đánh giá không thật chính xác lắm. Mục tiêu của chúng tôi là làm cho họ rõ thêm về chuyện đó.

Ở tại Genève, chúng tôi còn làm việc đến ngày 25/06. Chúng tôi sẽ tiếp tục công việc như đã làm. Chúng tôi nghĩ rằng hoạt động ở bên ngoài cuộc họp chính mới là chuyện quan trọng. Còn chuyện trong một cuộc họp chính, mà nếu còn thời gian để được đọc, ví dụ như anh Trịnh Hữu Long, người được phân công đại diện cho đoàn đọc bài phát biểu, thì cũng rất tốt, nhưng điều đó chỉ là một phần.

Chúng tôi đi với lời mời của tổ chức CIVICUS, một tổ chức xã hội của Nam Phi rất nổi tiếng. Bài mà lẽ ra anh Long được phát biểu, tôi được người phụ trách CIVICUS nói là đã phân phát cho các đoàn tham dự hội nghị.

RFI : Thưa ông, xin ông cho biết nhận định của đoàn về các khuyến nghị nhân quyền mà chính phủ Việt Nam vừa thông báo chấp thuận và bác bỏ tại phiên họp toàn thể hôm qua ?

TS Nguyễn Quang A : Một chuyện ghi nhận là (chính phủ Việt Nam – ndr) chấp nhận nhiều như thế là rất tiến bộ. Vấn đề là các tổ chức xã hội dân sự và người dân Việt Nam, cũng như là các tổ chức quốc tế, sẽ yêu cầu trong thời gian tới là 182 cái khuyến nghị được chấp nhận, thì hãy cố gắng thực hiện được tốt một nửa số đấy cũng là tốt rồi. Còn nếu mà không làm, thì có thể họ chấp nhận 182 điều, nhưng họ chỉ thực hiện 15, 16 cái dễ dàng thôi, còn những điều khác mà lờ đi, thì cũng không phải là hay.

Cái việc tới là phải thúc đẩy để thực hiện cả 182 điều thì càng tốt, nếu không, chí ít cũng phải được một nửa chẳng hạn.

RFI : Thưa ông, thế còn về 45 điều bị bác bỏ ?

TS Nguyễn Quang A : 45 kiến nghị mà Việt Nam bác bỏ, theo nhận định của tôi, đấy là những kiến nghị cốt lõi nhất về vấn đề nhân quyền. Hay nói một cách tóm tắt là, trong một cái « cây nhân quyền » có rất nhiều lá, người ta chấp nhận 182 lá và các cành con (trong trường hợp này – ndr) , nhưng các cành chính và thân của nó là 45 kiến nghị của các nước Châu Âu, của Séc, của Ba Lan, của Mỹ… thì đều bị từ chối cả. Đó là những vấn đề đa nguyên, đa đảng, về thả tù nhân chính trị, về quyền tự do ngôn luận, vấn đề bỏ điều 79, bỏ điều 88, điều 258. Tất cả những điều cốt lõi nhất của sự vi phạm nhân quyền đều nằm trong 45 kiến nghị ấy.

Cũng như, một điều rất quan trọng là Việt Nam ký những thỏa ước quốc tế, nhưng bên dưới những thỏa ước ấy, thì có những nghị định thư, những protocole, buộc phải công nhận các tài phán quốc tế, thì tất cả những khuyến nghị có cái đó đều bị từ chối cả. Hay nói cách khác, những thỏa ước quốc tế dù có được ký, nhưng chỉ tồn tại trên danh nghĩa thôi, chứ Việt Nam không chấp nhận thực hiện theo đúng như tinh thần các thỏa ước quốc tế về quyền con người, quyền dân sự và chính trị. Vì chính quyền Việt Nam không chấp nhận phán quyết của các tổ chức độc lập, nếu Việt Nam có sự vi phạm ấy. Như thế cũng giống hệt như Trung Quốc, ký vào Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển, nhưng không công nhận quyền tài phán của bất kể tổ chức tài phán nào. Và việc ký đấy chỉ để cho vui, để trang trí cho « bức tranh nhân quyền » của Việt Nam.

RFI : Dường như đây cũng là trường hợp của khuyến nghị liên quan đến Công ước chống tra tấn ?

TS Nguyễn Quang A : Thí dụ như là Công ước ấy chẳng hạn. Trong phiên họp hôm qua, ông trưởng đoàn Việt Nam tuyên bố rất hùng hồn, cuối năm nay Quốc hội Việt Nam sẽ phê chuẩn hiệp ước đó. Nhưng điều đáng chú ý là, người ta từ chối ký nghị định thư đi kèm với Công ước ấy. Vì nếu theo nghị định thư này, Việt Nam phải sẵn sàng chấp nhận những phán xét của các tổ chức (quốc tế) về việc vi phạm Công ước đó. Tôi giả sử một người nào ở trong tù, bị tra tấn, người ấy khiếu nại lên các cơ quan quốc tế theo thỏa ước đó, thì đều vô hiệu cả. Vì người ta không chấp nhận. Hay nói cách khác, việc ký như thế có vẻ như để thể hiện là : chúng tôi có vẻ cũng tôn trọng nhân quyền thôi, nhưng thực bụng thì chúng tôi không ký những cam kết đằng sau. Và như thế, thì thực sự là vô hiệu.

Nói tóm lại, tôi quay lại với 227 kiến nghị của các nước, được coi như là một cây nhân quyền sum suê đấy, có 182 lá và cành con, còn các cành lớn và thân cây – tức 45 khuyến nghị đấy, đều bị bác bỏ cả. Cái cây nhân quyền mà cành và thân cây chính mà không có, thì nó cũng héo thôi.

RFI xin cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Quang A.

Theo RFI

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.065 giây.