logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 21/06/2014 lúc 09:13:42(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ðầu mùa mưa 2014. Vào một buổi tối trăng chênh chếch, lần đầu tiên Sài Gòn có đến ba người bị giết bởi những kẻ trộm chó khi truy đuổi chúng. Bầu không khí tưởng chừng thật bình yên ở Củ Chi - một huyện ngoại thành, bất chợt bị xé toạc. Giới cảnh sát nơi đây, vốn đã không tém dẹp được nạn hút chích lan rộng trong nhiều năm qua, nay lại trở nên bất lực một cách cực kỳ đáng nghi ngờ trước mối tai biến chó - mèo không thiếu liên đới với quản trị chính thể.

Chủ Nhật, 18 Tháng Năm năm 2014 - một ngày nắng đẹp và được giới chức chính quyền TP. HCM ghi nhận “bình yên.” Một nữ sinh viên duyên dáng của trường đại học y khoa Sài Gòn khóc sướt mướt vì cuộc biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc đã bị trấn dẹp một cách không thể kiêu binh hơn. Cũng một cách nào đó, có thể ví thân phận người biểu tình không khác số phận của những kẻ trộm chó khi họ bị đẩy đuổi từ góc này sang xó khác trên các đường phố. Thế nhưng còn kém xa vị thế của giới trộm chó, những người biểu tình hoàn toàn tay không vũ khí mà cũng chẳng có bất kỳ công cụ hỗ trợ nào, ngoài tấm lòng trung trinh vì nước mà không hẳn vì đảng.

Nhưng sự kích động đến khó tả đã cùng hòa quyện, bởi khi những giọt nước mắt của người biểu tình tuôn chảy thì người nhà nạn nhân bị giết bởi những kẻ trộm chó cũng chìm vào tang khóc. Sài Gòn đã khác xưa nhiều lắm...

Không khí vừa cô đặc vừa phân hủy của một chất hỗn hợp vừa tập quyền vừa buông quyền đang khiến cho xã hội loài người nơi đây chen chúc trong một tai ương không còn là tiềm ẩn. Nếu nạn trộm chó mèo trước đây thường chỉ xuất hiện ở các tỉnh miền Trung như Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, còn những vụ nổ súng cực kỳ hung hãn của chúng lẫn những cuộc đấm đá tập thể đến chết mà người dân dành cho chúng cũng chỉ diễn ra ở các vùng nông thôn miền Bắc và đôi khi ngay tại thủ đô Hà Nội, thì giờ đây người Sài Gòn chính gốc đã có đầy đủ lý do để khiếp hãi.

Không trở lại

Tất cả đều có nguồn cơn từ quản trị chính thể. Hãy thử hỏi, một chính quyền quản lý như thế nào mà để xảy ra cảnh tượng đám đông hôi của ngay lúc thanh thiên bạch nhật khi một người đánh rơi bọc tiền giữa trung tâm quận 5? Nhưng vào lúc tối trời, cây cầu mới Phú Mỹ lại phải chứng kiến một đám lưu manh không ngần ngại chặt phăng cánh tay của một phụ nữ để cướp đồ. Giá trị đến 5 ngàn tỷ đồng của cây cầu không một bóng cảnh sát này đã trở nên có ý nghĩa thế nào trong cơn trấn lột rộng khắp khiến người dân không dám ra khỏi nhà vào ban đêm.

Một Sài Gòn thời thượng cũng không còn quá an toàn cho khách du lịch nước ngoài. Natalia - một họa sĩ người Nga và đã có quá đủ trải nghiệm ở Hà Nội khi luôn phải khép chặt khuỷu tay vào túi xách mỗi khi ra đường - cũng không thể có cảm giác tự do hơn khi dạo chân trên những phố Tây ở Sài Gòn như Ðề Thám, Phạm Ngũ Lão, hoặc ngay giữa trung tâm Ðồng Khởi và Nguyễn Huệ của thành phố từng được mặc định là “hòn ngọc Viễn Ðông.”

“Với tư cách là một người du lịch chuyên nghiệp, tôi sẽ không muốn đến Việt Nam lần thứ hai” - nữ du khách người Anh có tên rất đẹp là Jane thề thốt. Từ Hội An vào Sài Gòn, không dưới ba lần cô bị chặt chém bởi những tiểu thương chụp giật ban ngày và cả những kẻ giật đồ buổi đêm.

Trong số nhiều nạn nhân là du khách quốc tế, không ít người đã xoáy hỏi bạn bè người Việt của họ là tại sao chỗ nào cũng thấy cảnh sát giao thông cùng nạn mãi lộ mà đến báo chí quốc tế cũng thầm nhuần như một món ăn khoái khẩu bậc nhất ở Việt Nam, nhưng lại chẳng có mấy cảnh sát trật tự ra tay giúp họ mỗi khi xảy ra các vụ cướp giật và bắt chẹt?

Khá nhanh chóng, nam du khách trẻ người Mỹ gốc Việt là Lincoln Thành đã bị lôi cuốn vào vòng cảm giác bất an, dù chỉ mới lần đầu đặt chân đến dải đất đã từng “hai lần đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.” Và cũng rất không may cho ngành du lịch Việt Nam, Thành lại đang làm nghiên cứu sinh về ngành xã hội học. Thế là một trong những đề tài lý tưởng nhất đã được vị du khách này phác thảo trong đầu, ngay vào lúc anh ta chứng kiến một tên cướp phóng thẳng xe máy lên lề đường Sài Gòn để giật điện thoại từ chính đồng bào của hắn.

Nhưng điều đáng nói là trong khi bản khảo sát bỏ túi của một hãng du lịch tư nhân cho thấy có đến hơn 90% du khách nước ngoài không muốn trở lại Việt Nam lần thứ hai, các cơ quan quản lý du lịch ở Hà Nội và Sài Gòn vẫn tự miệt thị chính họ bằng lối tuyên truyền một chiều không chán về những con số 4 triệu và 3 triệu khách du lịch quốc tế hàng năm.

Cái xác phân hủy

Bị xem là một trong những điểm ăn chơi thác loạn và phục vụ cho công tác rửa tiền vào bậc nhất ở Việt Nam, Sài Gòn đã trở nên một cứ điểm của quá nhiều món ăn tạp nhạp và hôi thối. Khi chứng kiến những cái xác chuột nguyên vẹn bị tung ra đường phố cho đến lúc bị xe cán nát nhừ thành một bữa ăn đỏ au, một du khách nước ngoài đã thốt lên “Chỉ còn thiếu chuyện người ta quăng ra đường xác người nữa thôi!”

Nhưng đó không phải là tương lai xa xôi. Sài Gòn và cả Hà Nội nữa đã từng nhìn thấy những cái xác hoàn toàn biến thể trôi trên sông hoặc bị nhét vào thùng rác.

Khuôn mặt quản trị chính thể cũng từ đó hiện hình không thể nhanh chóng hơn: thượng bất chính - hạ tất loạn.

Bất công là nguồn gốc của phản kháng. Chỉ sau khi xảy ra vụ “lương khủng” của ban giám đốc một công ty môi trường ở Sài Gòn, 5,000 công nhân quét rác ở thành phố này mới nhận ra khoảng cách thu nhập lên đến hơn hai chục lần giữa thượng cấp và họ có ý nghĩa thế nào để tiếng thở dài trào thoát khỏi cổ họng. Cùng thời với phong trào cắt giảm ODA đối với Việt Nam từ các nước Bắc Âu như Thụy Ðiển và Ðan Mạch, song những kẻ tạp ăn viện trợ ODA và ăn luôn vào cả quỹ lương dành cho công nhân đã chỉ bị chính quyền TP. HCM xử lý về mặt hành chính, chứ không có bất cứ thái độ công bằng nào trong việc cần phải thu hồi số tiền bị thất thoát.

Hậu quả là mức thu nhập bình quân của công nhân môi trường bị giảm hẳn trong bối cảnh nền kinh tế đã bước sang năm suy thoái thứ bảy, còn phân hóa thu nhập giàu nghèo ở Việt Nam có thể đạt đến hàng trăm lần.

Thời gian cũng đang sắp chạm vào năm thứ bốn mươi của “Ngày giải phóng miền Nam,” nhưng rõ là Sài Gòn chỉ bình yên trong túi tiền ngồn ngộn của giới quan chức và những nhóm lợi ích không hề biết đến giới hạn của từ “ăn bẩn.” Còn với cái nhìn sạch sẽ hơn, chẳng khó để nhận ra bên cạnh hàng loạt cao ốc và khách sạn cực kỳ diêm dúa vẫn là những dòng kênh đen ngòm nước xả qua các triều đại; kế cận những nhà hàng ngào ngạt mùi thức ăn mắc tiền, mấy năm qua đã bắt đầu xuất hiện những gương mặt thượt dài vì đói ăn của lớp người cực nghèo...

Bần cùng là một lý do hợp lý để nảy sinh đạo tặc. Bảy năm suy thoái kinh tế cùng nạn tham nhũng tăng tiến bất chấp mọi giới hạn là những kích thích tố sáng giá nhất để trộm cướp sinh sản khắp nơi. Sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu năm sau và những năm sau nữa Sài Gòn sẽ tuôn trào các đợt biểu tình tự phát của công nhân, tiểu thương và trí thức để phản kháng những nghịch lý khủng khiếp: một chính quyền thành phố đồ sộ cùng vài ba chục ngàn cảnh sát nhưng lại chỉ làm được điều tối thiểu là gìn giữ mặt bằng tối thiểu về mức sống dân chúng và đạo đức xã hội.
Phạm Chí Dũng

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.052 giây.