logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 16/11/2012 lúc 11:06:34(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Người nhạc sĩ mà “lời ca của anh là máu, tiếng hát anh là nỗi đau của xích xiềng đang nghiền nát trên thân thể gầy guộc mẹ Việt Nam”.
Như mọi người đều biết, người nhạc sĩ viết ca khúc “Việt Nam Tôi Đâu” có nội dung “đòi lại mùa Xuân cho đất nước Việt Nam” đã bị công an Cộng sản Việt Nam bắt giam vào lúc 7 giờ tối ngày 23-12 năm 2011.

Vì sao tôi gọi anh là người nhạc sĩ viết ca khúc đòi lại mùa Xuân cho đất nước Việt Nam? Lý do rất dễ hiểu là đất nước VN hiện nay đang ở trong mùa Đông băng giá của tình người và đang có nguy cơ biến thành một tỉnh của Trung Cộng mà nhiều bậc thức giả đã lên tiếng báo động.

“Tôi không thể ngồi yên
Khi nước Việt Nam đang ngã nghiêng
Dân tộc tôi sắp phải đắm chìm
Một nghìn năm hay triền miên tăm tối
Tôi không thể ngồi yên
Để sau này con cháu tôi làm người
Cội nguồn đâu
Khi thế giới này không còn Việt Nam”
Lời ca của bài hát “Anh là ai?” còn nhức buốt hơn lời ca “Việt Nam Tôi Đâu”. Từng lời, từng lời như con dao nhọn xoáy vào vết thương đang mưng mủ là cơ thể bà mẹ Việt Nam gầy guộc vì đàn con cộng sản Việt Nam bội nghĩa vong tình!

Nhà cầm quyền CSVN bắt nhốt người nhạc sĩ viết ca khúc đòi mùa Xuân cho đất nước VN là Việt Khang ( tên thật của anh là Võ Minh Trí); nhưng tiếng hát của anh đã bay ra khắp thế giới và vang xa để mọi người VN cùng nghe những lời ca đòi lại mùa Xuân cho đất nước Việt Nam!


Nhiều bậc thức giả đã nói về nhạc sĩ Việt Khang và 2 ca khúc “Việt Nam Tôi Đâu” và “Anh Là Ai”.

Trong bài viết này, tôi xin được đề cập đến một nhạc sĩ đã nổi tiếng khác với những ca khúc là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Cách đây 44 năm, khi những tên đao phủ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân chít khăn tang cho hàng vạn công nương Huế trong biến cố Tết Mậu Thân 1968 thì ông “nhạc sĩ màu da cam” này đã viết 2 bản nhạc về biến cố này là “Bài Ca Dành Cho Những Xác Người” và “Hát Trên Những Xác Người”

“Xác người nằm trôi sông, phơi trên ruộng đồng
Trên nóc nhà thành phố, trên những đường quanh co.
Xác người nằm bơ vơ, dưới mái hiên chùa.
Trong giáo đường thành phố, trên thềm nhà hoang vu.
Mùa Xuân ơi, xác nuôi thơm cho đất ruộng cày
Việt Nam ơi, xác thêm hơi cho đất ngày mai
Đuờng đi tới, dù chông gai
Thì quanh đây đã có người
Xác người nằm quanh đây, trong mưa lạnh này
Bên xác người già yếu, có xác còn thơ ngây
Xác nào là em tôi, dưới hố hầm này
Trong những vùng lửa cháy, bên những vòng ngô khoai”.

Bà Tôn Nữ Hoàng Hoa, trong bài viết “Chuyện Ấy Bây Giờ”, sau khi chép lại bài hát trên, đã viết tiếp như sau:

“Xin quý vị hãy lắng lòng nhìn vào điệp khúc mà TCS đã diễn tả:

Mùa Xuân ơi, xác nuôi thơm cho đất ruộng cày
Việt Nam ơi, xác thêm hơi cho đất ngày mai
Đường đi tới, dù chông gai
Thì quanh đây đã có người”.

Và bà (TNHH) đặt câu hỏi: “Chúng ta đã thấy gì từ những xác người mà TCS đã diễn tả?”

Và bà kết luận:

“Đúng là một tên tráo trở phản bội, lòng dạ bất nhân khi diễn tả những xác người dân Huế bị chôn sống, bị bắn bỏ sẽ làm phân bón cho ruộng đồng”.

Theo thiển ý của Lão Móc, 44 năm trước khi viết hai ca khúc “Hát Trên Những Xác Người” và “Bài Ca Dành Cho Những Xác Người” trong biến cố Tết Mậu Thân thì anh “nhạc sĩ màu da cam” đã viết về một mùa Đông ảm đạm của đất nước VN; bởi vì đâu có ai điên cuồng đi “hát trên những xác người” và đâu có ai “bệnh hoạn” tới độ “cuồng dâm chữ nghĩa” viết “bài ca dành cho những xác người”?!

Và, cũng từ đó, có thể khẳng định mà không sợ nhầm lẫn là nhạc sĩ Việt Khang với hai ca khúc “Việt Nam Tôi Đâu” và “Anh Là Ai” đã bị những kẻ gây nên “Mùa Đông băng giá cho đất nước VN” bắt giam chính là người viết ca khúc đòi lại mùa Xuân cho đất nước Việt Nam, vì những kẻ này sợ lửa của sự thật mà những ca khúc của nhạc sĩ Việt Khang đã đốt lên!

Ngày 30 tháng 10 năm 2012 vừa qua, trong một phiên tòa kangaroo tại thành phố Sàigòn, tòa án VC đã kết án Việt Khang 4 năm tù giam và 2 năm quản chế.

Khi bị hạch hỏi về mục đích sáng tác 2 bài hát là do tự ý hay do bị ai xúi giục, Việt Khang, người viết những ca khúc đòi lại mùa Xuân cho Việt Nam, đã trả lời: “Không bị ai xúi giục mà do tôi tự ý… Bởi vì tôi là người Việt Nam!” (theo VNRs).


“Xin nghiêng mình khâm phục Việt Khang
Người chiến sĩ đã dùng ngòi bút
Viết những lời ca quyện cung đàn
Thành bài nhạc lửa dâng cao vút.
Anh hát vang “Việt Nam tôi đâu?”
Một câu hỏi rơi vào vực thẳm
Bởi nhân quyền đã mất từ lâu
Nên quỷ đỏ nhốt anh vào khám.

Anh vào tù không phải một mình
Mà cả triệu người trên thế giới
Đều chung lòng chia sẻ nhục vinh
Danh bất khuất vang lừng muôn cõi.

“Anh Là Ai” sống chết coi thường
Khi lên tiếng là anh biết trước
Con đường đi sẽ lắm đoạn trường
Dẫu hiểm nguy vẫn không lùi bước.

Bọn cộng nô bắt một Việt Khang
Nhưng còn đó vạn Việt Khang khác
Sẽ đứng lên cùng với dân oan
Đòi công lý diệt quân gian ác”.

(thơ Như Ly)


“Nếu là hoa chọn anh đào trước gió
Đang độ xuân thì tan tác nề chi
Hương sắc cho đời rắc lối ai đi
Diễm lệ đến tận cùng giây ly biệt.
Nếu là người xin chọn làm chiến sĩ
Quãng đời tươi đep nhất hiến quê hương
Luôn xông pha dầy dạn trước gió sương
Chỉ chấm hết khi vào chương bất tử”.

(Thơ Mỹ Thanh)

Nhiều tác giả ở hải ngoại đã làm thơ ca tụng việc làm can đảm của nhạc sĩ Việt Khang.

“Qua bài “Con đường lương tâm”, tác giả Trần Quốc Việt lưu ý rằng “Trong chế độ toàn trị, nơi bạo lực và dối trá ngự trị thì tự do ngôn luận là điều không tưởng. Cho nên nói lên sự thật, trước tiên, là một hành động can đảm”. Tác giả nhận xét:

“Khi Việt Khang viết “chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam” và “bàn tay nào nhuốm máu đồng bào”, anh đã đánh thẳng vào thành trì của quyền lực, vào lực lượng thanh kiếm và lá chắn ra sức bảo vệ thành trì ấy. Mọi người ai ai cũng có thể nói ra những điều như thế hoặc hơn thế nữa ở chốn riêng tư, nhưng anh là người đầu tiên nói ra một cách công khai qua âm nhạc. Bằng 2 bản nhạc bất hủ chưa từng có này, Việt Khang đã khắc tên anh trong lòng hàng triệu người Việt trong và ngoài nước” (Trích “Việt Nam tôi đấu: Án tù cho nghệ sĩ” – Thanh Quang, RFA 11-5-2012).

Bạo quyền VC có thể nhốt tù Việt Khang – người nhạc sĩ sáng tác những ca khúc đòi lại mùa Xuân cho đất nước Việt Nam; nhưng bạo quyền không thể giam giữ những lời ca yêu nước của anh đã vang vọng khắp nơi!

Không bạo quyền nào có thể giam cầm những trái tim không biết sợ!

NGUYỄN THIẾU NHẪN
Source: tieng-dan-weekly.blogspot.com
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.091 giây.