Phóng viên thường trú Đông Nam Á của ABC Samantha Hawley đã trải qua gần một tuần đến khu vực Trung Quốc triển khai giàn khoan dầu khổng lồ tại vùng tranh chấp Biển Đông giữa bờ biển Việt Nam và quần đảo Hoàng Sa.
Di chuyển bằng các tàu tuần duyên của Việt Nam, cô Hawley đã đến gần giàn khoan của Trung Quốc trong vòng 8 hải lý cách khoảng 30km về phía nam quần đảo Hoàng Sa.
Ngày thứ nhấtKhi đến thành phố Đà Nẵng, tôi được một người do chính phủ Việt Nam bố trí hỗ trợ. Ông Quang đã sắp xếp giúp tôi có visa báo chí nước ngoài và hỗ trợ tôi mọi việc trong thời gian ở Việt Nam. Nhưng không phải trên biển. Ông ta ở lại khi tôi lên tàu tuần duyên CSB 2016. Tôi chỉ là một trong số các nhà báo nước ngoài Việt Nam cho phép đến Biển Nam Trung Hoa.
“Hãy gọi nó là Biển Đông,” ông Quang nói. “Tên gọi biển Nam Trung Hoa khiến người ta nghĩ rằng khu vực này thuộc về Trung Quốc.”
Trên đất liền, chúng tôi được đối xử cứ như bữa tối cuối cùng vậy. Ông Quang bảo tôi rằng ra biển sẽ rất vất vả. Ông hỏi rằng tôi có mang thuốc và biết bơi hay không. Tôi sợ hãi, không chỉ vì chúng tôi đang đi đến vùng biển căng thẳng nhất thế giới mà còn do trải qua 5 ngày trên biển trên một con tàu Việt Nam hạn chế giao tiếp.
Ngày thứ haiChúng tôi đi suốt đêm. Khi tôi tỉnh dậy sau một giấc ngủ không trọn, tôi đi lên boang tàu và thấy mình giữa mênh mông đại dương.
Nhân viên quay phim của ABC không được phép đi cùng tôi vì không đủ chỗ. Việc này càng khiến chuyến đi này trở nên đầy thử thách.
Khó khăn đầu tiên là tự mình quay phim. Không phải vì tôi không làm việc này thường xuyên mà do chúng tôi đang đi trên vùng biển gập gềnh sóng nước. Một tay vịn thành tàu, tay còn lại giữa máy quay phim. Chưa kể say sóng không chừa một ai.
Sau đó chúng tôi sẽ được chuyển sang một tàu tuần duyên khác. Chúng tôi cách giàn khoan khoảng 20 km và con tàu này sẽ bảo vệ và giúp chúng tôi tiến gần giàn khoan hơn.
Nhưng khi chúng tôi đến nơi, thời tiết thay đổi, biển động hơn và chúng tôi bị mắc kẹt lại ở đây một đêm.
Ngày thứ baBiển động suốt đêm. Vào sáng sớm, mọi người thảo luận liệu có đủ an toàn để các phóng viên di chuyển sang tàu lớn hơn CG 8003.
Hàng giờ trôi qua, biển yên ả hơn và mọi người quyết định di chuyển.
Các phóng viên được chuyển sang tàu CG 8003. (Samantha Hawley)
Con tàu mới với trọng tải 1.600 tấn dường như ổn định hơn, không tròng trành nhiều như con tàu trước. Không lâu sau đó, chúng tôi lần đầu tiến đến gần hơn giàn khoan. Mặc dù chúng tôi nhìn nó từ xa và vẫn còn cách 10 hải lý, đột nhiên chúng tôi bị bao vây bởi các tàu tuần duyên Trung Quốc. Thuyền trưởng Nguyen Van Hung sau đó cho tôi biết có khoảng 17 tàu Trung Quốc vây quanh.
Căng thẳng lãnh hải giữa hai quốc gia cộng sản là rất thật. Phía Việt Nam yêu cầu tàu thuyền Trung Quốc rời khỏi khu vực vì vi phạm luật quốc tế và xâm phạm lãnh thổ Việt Nam. Nhưng trên thực tế thì tàu CG 8003 lại bị đuổi chạy.
Những cột khói đen tỏa ra từ tàu Việt Nam trong khi tàu Trung Quốc vẫn theo sát phía sau. Cả hai bên đều nói rằng tàu của họ đã bị đâm trên chiến trường hàng hải.
Ngày thứ tưChúng tôi bắt đầu chuyến hành trình thứ hai về phía giàn khoan. Một lần nữa, khi chúng tôi còn cách giàn khoan 8 hải lý, tàu tuần tra của Trung Quốc lại bao vây tàu Việt Nam.
Một lần nữa, Việt Nam lên tiếng yêu cầu Trung Quốc rời khỏi vùng biển của họ và cuộc rượt đuổi lại bắt đầu. Nó thật giống như trò chơi mèo đuổi chuột nhưng với nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn.
Việt Nam nói lần này có 10 tàu Trung Quốc và họ tiến sát tàu Việt Nam gần hơn rất nhiều.
Tàu Trung Quốc (phải) đuổi theo tàu Việt Nam ở khu vực giàn khoan. (Samantha Hawley)
Việt Nam nói rằng họ truyền đi những thông điệp hòa bình, súng và các vũ khí khác trên tàu đều được che đậy để thể hiện điều này. Mặc dù hiện giờ tình hình khá yên ả, nhưng bất kỳ một tính toán sai lầm hay sự thay đổi chiến thuật từ bất kỳ bên nào cũng khiến hai quốc gia rơi vào tình trạng mâu thuẫn trầm trọng hơn rất nhiều.
Trong lúc tình hình trên biển như vậy thì đã có những vụ việc nghiêm trọng xảy ra. Một chiếc thuyền đánh cá Việt Nam bị đánh chìm giữa biển nơi có cả tàu cá hai nước. Và cả hai bên cùng đổ lỗi cho nhau.
Nhưng rõ ràng rằng Bắc Kinh nắm tay trên trong khu vực tranh chấp này. Theo phía Việt Nam, có 119 tàu Trung Quốc xung quanh khu vực giàn khoan so với chỉ có 30 tàu Việt Nam.
Phóng viên Samantha Hawley quay phim trên tàu CG 8003. (Supplied: Pham Duc Hanh)
Ngày thứ nămĐây là ngày cuối cùng trước khi chúng tôi quay trở về Đà Nẵng. Chúng tôi được chuyển sang tàu nhỏ hơn vì tàu CG 8003 không quay trở về.
Vào buổi sáng, chúng tôi lại đến gần giàn khoan một lần cuối. Nhưng lần này chúng tôi khó có thể di chuyển trước khi bị bao vây. Các tàu Trung Quốc đã bao vây gần một nửa xung quanh tàu chúng tôi. Nhìn giống như trận đấu bò tót vậy, tàu Việt Nam một bên, tàu Trung Quốc một bên.
Chúng tôi quan sát và quay phim khi các tàu Trung Quốc đến gần tưởng chừng như sắp chạm phải tàu chúng tôi. Nhưng không, chúng tiến gần trong vài phút và sau đó tản ra. Nhưng nó gửi một tín hiệu chắc chắn đến phía Việt Nam rằng Trung Quốc có lợi thế để thắng trận đấu này.
Samantha Hayer (thứ hai bên trái) ăn trưa cùng thuyền trưởng Nguyen Van Hung (ngoài cùng bên trái)
Theo ABC