logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 23/06/2014 lúc 08:33:28(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tôi dọn vào ở căn nhà này đã mấy năm. Thỉnh thoảng vẫn còn những thơ từ của người chủ cũ được gởi về đây, là những giấy tờ về hưu bổng của ông, hoặc thơ cảm ơn của những Hội từ thiện mà ông đã từng giúp đỡ. Tôi biết những lá thơ cảm ơn đó cũng chính là thơ nhắc nhở ông hãy tiếp tục giúp đỡ cho những Hội từ thiện. Nếu tôi bỏ hết vô thùng rác cũng chẳng sao, nhưng tôi đưa sang cho người hàng xóm theo lời yêu cầu của anh ta từ khi tôi mới dọn về ở căn nhà này; từ hôm chào hỏi nhau, anh đã yêu cầu tôi như thế bởi người chủ cũ của căn nhà tôi đã mua và dọn vào là bạn của anh ta. Anh ấy là một người hàng xóm tốt bụng vì tự xách chai rượu trị giá sáu trăm đô la với hai cái ly sang mời tôi uống – vào lúc đã hơn 12 giờ đêm – và cả xóm chỉ còn tôi với anh ta chưa đóng cửa garage – nghĩa là chưa đi ngủ.
Lần đầu tiếp xúc với người hàng xóm Mỹ nhìn rất ngầu với cái đầu trọc tôi đã khá dè dặt. Nhưng anh ta chỉ là tay chơi thứ dữ chứ không băng đảng hay làm gì xấu xa… Câu chuyện nửa đêm của anh đã làm tôi cảm động, không phải vì chai rượu ngon của anh, và tôi cũng đủ lịch sự là vô nhà mình lấy chai rượu cũng có giá trị lắm, ra mời lại anh một ly cho tình hàng xóm bớt lạnh lùng Mỹ-Việt.
Chuyện không ngờ nửa đêm là anh đã nói với tôi: anh không thích uống rượu, bia dù biết uống. Chỉ khi cần xã giao thì anh mới uống. Chỉ vì cha anh đã qua đời được mấy năm. Nhưng tánh ông cụ rất thích mua những chai rượu đẹp; ông cụ đi du lịch ở đâu về cũng thường mua vài chai rượu thuộc loại đặc trưng ở nơi ông đến. Tánh ông cụ thích đem những chai rượu ấy ra khoe với khách hay bạn đến chơi nhà; chỉ những người ông thích thì ông mới khui ra mời. Ông cụ cũng không thích uống rượu, bia, chỉ là người thích những cái vỏ chai đẹp và lịch sử (tiểu sử) của những chai rượu mà ông thấy đáng mua.
Khi ông cụ qua đời, trong nhà ông cụ còn chừng hơn trăm chai rượu do chính ông cụ đã mua. Anh hàng xóm của tôi, một người sống độc thân, đã dọn hàng trăm chai rượu của cha về nhà mình để bán căn nhà của cha và đưa mẹ vô Viện dưỡng lão, vì cần người chăm sóc cho bà cụ.
Anh vốn sống một mình nên những tối không đi chơi với bạn bè; những lúc yên tĩnh trong căn nhà không có đàn bà và trẻ nhỏ; anh ngồi đối diện với những hàng chai rượu im lìm. Anh chịu không nổi sự im lặng này như những người đàn ông khác (bạn bè của anh) thường than phiền về sự ồn ào của đàn bà và trẻ nhỏ – làm cho họ phát điên.
Anh hàng xóm của tôi quyết định vào mỗi ngày giỗ của cha anh hằng năm; anh sẽ khui một chai rượu của chính cha anh đã từng mua. Anh rót rượu mời ảnh cha một ly; mình một ly – và hoài niệm về quan hệ cha con của anh. Và người chủ cũ của căn nhà tôi đã mua là người thường uống chung chai rượu tưởng nhớ đến cha anh hằng năm. Dường như ý anh hàng xóm là từ nay anh sẽ mời tôi hằng năm thay chỗ cho ông chủ nhà cũ đã dọn đi nơi khác.
Nửa đêm đèn vàng lề đường giữa nhà anh và nhà tôi hiu hắt quá hay sương khuya làm không gian ẩn hiện những hoài niệm riêng mang trong từng người chúng tôi. Người đàn ông Mỹ thương tiếc, ân hận, muốn tạ tội với cha mình trong bất lực vì tất cả đã muộn. Anh kể chuyện tâm tình với tôi rất tự nhiên trong khi tôi lại thấy một mặt khác của người đàn ông Mỹ là họ cũng có nhu cầu tâm sự, nhất là tâm sự buồn. (Đại khái anh là con trai độc nhất của người cha có đến mấy trăm mẫu đất ở vùng chúng tôi đang ở. Anh chỉ cần bán chừng một trăm mẫu cho một công ty xây cất nhà ở là đã dư tiền cho anh sống suốt đời – không phải đi làm. Đó là ý nghĩ đã làm cho cha anh không vui với con trai mình. Nhưng thực sự anh không làm vậy, mà trở thành người mua bán đất đai còn tầm cỡ hơn cả cha anh nữa! Điều đáng tiếc là cha anh đã mang xuống mồ thành kiến rằng anh chỉ là người bán đất ăn chơi cho tới hết đời chứ không phải là một người mua bán đất rất thành công…)
Bây giờ, anh không thiếu thốn tiền bạc hay thứ gì, nhưng buồn nhất là cứ phải ngồi nhìn hơn trăm chai rượu của cha để lại. Nếu mỗi năm uống một chai thì anh cũng không đủ tuổi thọ để uống hết. Anh nói một cách ăn năn về thời trẻ ăn chơi của mình. Anh biết mình không thể nào chuộc lại được những tổn thất, lỗi lầm đã làm cha anh buồn phiền. Nhưng bán đi, hay cho đi số rượu của cha để lại thì lại là một việc anh không thể!

Riêng tôi không ngờ trong đời mình lại có ngày ngồi nghe một người Mỹ tâm sự với mình về những ăn năn muộn màng của anh ta. Tôi cũng không nói cho anh biết là cha tôi chẳng để lại gì cho con cái khi ông qua đời, chẳng có mấy trăm mẫu đất và cũng chẳng có chút tiền của nào. Cha tôi chỉ để lại cho đời sau những hoài bão mà đời ông chưa làm được.
Nói gì cũng không bớt buồn được khi nỗi buồn đã cách trở âm-dương nên tôi không nói. Chỉ có ánh đèn vàng, sương khuya, hai người đàn ông đã từng một thời không nghe lời cha mẹ thì uống hết hầm rượu cũng không hết buồn, nói gì một chai. Nhưng uống chai rượu của người quá cố cứ lưu lại trong tôi dư vị muộn màng làm áy náy tâm can với người cha đã khuất của mình.

Sáng ra, tôi còn thấy cái vỏ chai rượu và hai cái ly của người hàng xóm còn để trên hộp điện giữa hai căn nhà, cái bàn nhậu đêm qua của chúng tôi. Đồng thời tôi cũng nhớ đã nói với anh, “nếu người chủ cũ của căn nhà tôi đang ở là bạn anh, thì khi nào ông ta ghé thăm anh, xin anh cho tôi biết để tôi nói với ông ta một lời cảm ơn. Tôi chưa thấy người bán nhà nào có lương tâm như ông ta, nên tôi muốn nói với ông ta một lời cảm ơn cho tử tế.”
Người hàng xóm của tôi đã hứa, và tôi tiếp tục chuyển hết thơ từ của ông cho anh để anh gọi ông ta đến lấy, có dịp sẽ giới thiệu cho tôi gặp mặt để nói lời cảm ơn mà tôi đã yêu cầu.
Không lâu sau, tôi được toại nguyện. Anh hàng xóm bấm chuông nhà tôi và giới thiệu cho tôi người tôi muốn nói lời cảm ơn về những cái note ông đã ghi lại cho người ở sau trong căn nhà này – là tôi.
(Tôi chưa từng thấy ai bán nhà mà tất cả những cuốn catalog của tất cả máy móc trong nhà đều được sắp xếp ngay ngắn trong một hộc tủ ở nhà bếp. Lật ra từng cuốn để xem qua, tôi thấy những mảnh giấy màu vàng ghi note: cái máy rửa chén đã sửa – sửa gì – ai sửa – ngày tháng nào – biên nhận tính tiền và giấy bảo hành còn hiệu lực đến khi nào…
Cái note khác dán trên catalog của máy nước nóng ngoài garage cho biết, đã thay máy mới ngày tháng nào – ai thay – kèm theo giấy bảo hành…
Máy lạnh, bếp, microwave… đều có giấy tờ mua hay sửa, giấy bảo hành đầy đủ.
Trong garage có cả kệ nước sơn mà từng thùng sơn ghi rõ là: sơn phòng ngủ, sơn nhà bếp, sơn nhà tắm, sơn phòng khách… vài miếng gạch cũng ghi note rõ ràng là gạch lát nhà tắm, hay gạch ốp vách nhà bếp, đến hai bao xi-măng xài cho gạch dán vách nhà bếp hay gạch lát xuống sàn nhà tắm cũng được ghi chú cẩn thận; mấy hộp ván lót sàn nhà còn dư cũng được ghi note cẩn thận là xin để trong nhà cho mát, đừng để ngoài garage vì sẽ bị cong vì nóng…)
Tôi chưa từng thấy một người bán nhà (hay bất cứ thứ gì khác trên đời) lại có lương tâm đến như thế! Nên được nói lời cảm ơn với ông chủ cũ của căn nhà tôi đang ở là niềm vui lớn đối với tôi từ khi đến Mỹ.
Cũng trong lần gặp đó, tôi đã trao cho ông một hộp giấy mà tôi đã gói gém lịch sự như một gói quà, và tôi nói với ông, “Đây là vật mà tôi nghĩ là ông đã để quên lại nhà chứ không phải để lại cho tôi, nên tôi cất giữ cho ông. Xin ông nhận lại.”
Mấy ngày sau, ông xin số điện thoại của tôi từ người hàng xóm và gọi cho tôi để cảm ơn lần nữa. Ông cũng nêu ra thắc mắc của ông nên tôi giải thích, “Tôi thấy trên cái kệ có sơn, gạch, xi-măng, ván lót sàn… ngoài garage mà ông đã để lại cho tôi. Sao lại có cái cốc uống cà phê đã rất lâu đời rồi thì phải. Trong đó có vài cây viết, và không cây nào còn dùng được. Tôi đoán là vật kỷ niệm của ông vì những cây viết cũng xưa cũ lắm rồi! Cái cốc cắm bút viết không dùng được của người cẩn thận như ông thì không thể nghĩ là ông để rác lại cho tôi đi bỏ, mà là ông quên một vật kỷ niệm trong những ngày dọn nhà bận rộn…”
Lại một ông Mỹ bùi ngùi tâm sự qua phone, “Có những thứ không có giá trị gì nữa – như những cây viết đã khô mực, nhưng không bỏ được vì cây nào từng viết lá thơ đầu tiên cho người yêu của mình; cây nào ký giấy hôn thú, cây nào ký giấy ly dị… cây viết mà anh thấy xưa cũ nhất là cây viết cha tôi đã ném vào mặt tôi sau khi ông ký giấy thừa kế gia sản, đất đai của ông cho tôi vì ông không thích làm điều đó!
Còn cái cốc uống cà phê là món quà Giáng sinh của con gái tôi đã tặng tôi, năm nó 12 tuổi – với lời hứa là sẽ pha cà phê cho tôi uống mỗi sáng – nhưng chỉ tôi với vợ tôi biết là con gái của chúng tôi chỉ còn sống được với cha mẹ không lâu, và nó đã theo Chúa không lâu sau khi tặng tôi cái cốc uống cà phê – không thể nào bỏ được.
Hôm tôi dọn nhà gấp để giao chìa khóa cho người mua (không biết là anh). Tôi có mướn mấy người Mễ đến phụ dọn dẹp, khiêng đồ đạc lên xe. Tôi nghĩ là họ vất đi chứ ai lấy làm gì cái cốc cũ chứa toàn bút viết cũ hết dùng được. Không ngờ là nó bị bỏ quên ở cái kệ để lại cho anh. Tôi nghĩ là ý Chúa không muốn tôi nhìn mãi vào quá khứ nên cái cốc đựng viết ấy đã mất đi một cách vô tình nhất – để tôi khỏi nhìn ngắm khi bất chợt nào đó; rất bất chợt, tình cờ; cũng như ý nghĩ đến tình cờ, bất chợt, nhưng ở lại mãi trong tôi là chỉ vì gia tài để lại mà cha tôi đã ném cây viết vào mặt con trai mình để nó đau suốt đời, sao ông phải làm điều ấy trước khi ông đi mãi mãi; Trong khi tôi yêu thương con gái tôi bằng tất cả thì nó cũng không còn; cây viết nào viết lá thơ đầu tiên, cây nào viết lá thơ cuối cùng cho người vợ tôi yêu quý nhất cũng rời xa tôi. Có cả cây viết tôi đã ký giấy ủy quyền hầu hết đất đai thừa kế của tôi cho một người bà con để anh ta mua bán cho tôi, và anh ta đã gạt tôi để tới mức gia đình tôi đổ vỡ…”
Ông Mỹ nghẹn ngào qua điện thoại nên tôi nói đỡ cho ông, “Ông nói đúng. Mỗi cây viết là một đoạn đời. Tôi giữ lại cái cốc viết cũ của ông vì tôi lấy vợ đã lâu. Nhưng tới bây giờ tôi vẫn bị vợ tôi trách, ‘Trên bàn viết của anh không biết là bao nhiêu viết. Nhưng chẳng cây nào xài được. Không biết để làm gì cho chật bàn…’
…Vì tôi cũng không bỏ đi được đoạn đời nào của mình. Như ông không quên được cây viết của cha ông, người hàng xóm của tôi đã uống rượu của cha để lại mỗi năm một lần. Tôi thì mỗi năm ngồi nhìn về cố thổ và như thấy cha tôi trong gió, trong mây vẫn chưa chịu bỏ những kỳ vọng của ông đặt để vào con cái…
Có lẽ chẳng người đàn ông nào hiểu được cha mình vì ông ấy thuộc về một thế giới không của những đứa con trai; nói một cách khác, đàn ông chỉ tồn tại trong ký ức đàn ông vì cuộc đời của họ dành cho – thuộc về, phái nữ.
…Có lẽ tôi đã được gặp người ngoài mình trong đời thích giữ lại những cây viết cũ để nhìn lại mình là ông. Cảm ơn ông đã kể cho tôi nghe đôi điều để suy nghĩ thêm về những cây viết cũ; cũng như chai rượu tôi được uống với người hàng xóm của tôi nhưng lại là bạn bè từ nhỏ của ông. Chúng ta đều có những người cha khó hiểu, và đó cũng là ý nghĩ của con cái chúng ta nghĩ về mình. Nếu phụ nữ sống bằng lòng hy vọng thì có lẽ đàn ông sống bằng lòng trắc ẩn.
…Mong được gặp lại ông để trò chuyện thêm. Xin tạm biệt.”

Nói rồi nhưng không thôi, tôi kéo hộc tủ bàn viết của mình ra xem lại những cây viết đã khô mực, nhưng còn giữ được. Và không quên những cây viết đã thất lạc hình hài nhưng không thất lạc nỗi nhớ…

Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.078 giây.