logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 23/06/2014 lúc 08:34:33(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Viết hồi ký về chiến tranh của mình qua mấy chục năm hồi tưởng có lẽ không phải là một công việc dễ dàng. Làm sao để trong văn phong trong ngôn ngữ có chất lửa của đời sống dù đã mấy chục năm trôi qua vẫn nhen nhúm không tàn bếp lửa tâm tư. Hồi ký chiến tranh, có phải là lời tâm sự của chung cả một thế hệ bị đẩy vào lò lửa chém giết của một cuộc chiến tràn đầy bi kịch. Thế hệ ấy có chung mẫu số: đi học, đi lính, đi tù và đi lưu vong xứ người. Những người lính rất nhân bản từ suy nghĩ đã phải đối mặt với nỗi chết và hằng ngày chứng kiến bao nhiêu đồng đội hy sinh. Họ đã viết bút ký, không phải chỉ là nỗi niềm chính mình mà còn là của những chứng nhân của những anh hùng vô danh và có danh viết lên những trang lịch sử hào hùng.

Đọc bút ký “Sau Cơn Binh Lửa” của tác giả Song Vũ, thấy rõ được nỗi niềm mang theo từng trang sách. Ông viết: “Tuổi đời chồng chất, sức khỏe và những hăng say của tuổi thanh xuân ngày càng nguội dần. Tôi thấy cuộc sống mình hụt hẫng hoang mang. Mỗi năm lại vắng thêm đồng đội và rồi một ngày nào đó, cũng sẽ tới lượt mình. Điều tự nhiên đó thực chất chẳng phải là nỗi ưu tư bởi đó là quy luật. Nhưng điều làm tôi suy ngẫm là ý nghĩa về cuộc đời của chính mình, thế hệ của chúng tôi, qua những việc đã làm, những đau thương đã trải… thực sự là gì? Hoặc chẳng là gì hết? Những băn khoăn đó là cảm hứng cho tôi hoàn tất một số bút ký tiếp theo có mặt trong cuốn sách này…”

Cuốn sách kể lại cuộc đời của chính tác giả, từ lúc vào quân trường đến khi ra đơn vị, rồi qua bao nhiêu chiến trường với binh nghiệp thăng trầm. Khi Cộng sản chiếm miền Nam, ông đi tù như những đồng đội khác được trở về gia đình nhưng vẫn còn trong nhà giam lớn của chế độ. Sau đó đi định cư sang Mỹ làm lại cuộc đời. Ông kể chuyện chân thành nhưng hấp dẫn và sức sống như ngọn lửa luôn bừng cháy trong tâm.

Nhà văn Song Vũ, tên khai sanh là Ngô Văn Xuân, sinh năm 1940 tại Hải Phòng. Tốt nghiệp khóa 17 trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Trong 13 năm binh nghiệp ông đều ở các đơn vị tác chiến và trải qua hầu hết các chức vụ chỉ huy từ cấp trung đội đến cấp trung đoàn trừ những thời gian theo học các khóa tham mưu hoặc dưỡng thương. Cấp bậc sau cùng Trung tá và chức vụ sau cùng là Trung đoàn Trưởng Trung Đoàn 44/ Sư Đoàn 23 Bộ Binh. Đơn vị này là một đơn vị ưu tú của QLVNCH tạo ra nhiều chiến tích lẫy lừng và góp công lớn vào chiến thắng giữ vững thành phố Kon Tum trong Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972 ở Tây Nguyên. Ông sống chết với đơn vị cho tới giây phút cuối cùng của cuộc chiến. Ông đã bị thương 3 lần tại mặt trận. Và khi miền Nam thất thủ ông đã bị 13 năm tù Cộng sản. Trong thời gian tù tội ông đã bị nhiều cơn bệnh thập tử nhất sinh nhưng thoát qua được nhờ sự đùm bọc của những bạn tù cũng như niềm tin vào đấng linh thiêng phù hộ…

Sau đây là nội dung cuộc nói chuyện về tác phẩm của ông:

Nguyễn Mạnh Trinh: Thưa nhà văn Song Vũ, ông có chủ đích nào khi viết tập bút ký này? Có phải với tư cách một chứng nhân lịch sử?
Nhà văn Song Vũ: Vâng, sau khi qua định cư tại Hoa Kỳ vào tháng Tư năm 1992, phải chuyển đổi cả môi trường sinh hoạt lẫn môi trường văn hóa, thời gian đầu vì bận thích ứng với cuộc sống mới nên tôi không có thời gian để ghi chép lại những điều mình cảm nhận được. Nhưng sau ba bốn năm khi đã quen dần với công việc, năm 1996 tôi bắt đầu viết hai bài bút ký về hai trận đánh của đơn vị chúng tôi trong các năm 1972 và 1975 tại chiến trường Kontum và Ban Mê Thuột. Trong cả hai bài này tôi đều viết với tư cách một chứng nhân, một người đã thực sự tham gia trận đánh rất đặc biệt trong giai đoạn lịch sử của dân tộc.

Hỏi: Viết hồi ký phải có một trí nhớ tốt. Động lực nào giúp anh nhớ được những chuyện xảy ra đã gần 50 năm như vậy? Và đó chắc phải là những biến cố đặc biệt?
Đáp: Tôi thực sự không cho mình là người có trí nhớ tốt, nhưng như anh biết, tục ngữ Việt Nam có câu “miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhờ đời”. Những điều tôi nhớ được đều là những kỷ niệm rất khó quên, đúng hơn là dễ nhớ. Thêm vào đó, thỉnh thoảng gặp lại đồng đội chiến hữu hoặc đọc được những bài viết của một người quen nói tới các kỷ niệm đó, lại càng làm cho tôi không thể quên các biến cố này.

Hỏi: Trong bút ký, có xen lẫn vào tâm sự của các nhân vật khác. Có phải anh muốn diễn tả tâm tư không phải của riêng anh mà là cả tâm sự của một thế hệ?
Đáp: Trong cuộc sống thường nhật, tôi chiêm nghiệm ra một điều ngoài những nét tư riêng đặc thù của từng cá nhân, thế hệ chúng tôi đã trải qua cuộc chiến tranh có quá nhiều điểm giống nhau trong những suy nghĩ, những mong ước. Đặc biệt trong khoảng thời gian sống trong lao tù Cộng sản, tôi đã gặp trao đổi trò chuyện với khá nhiều người ở những độ tuổi ngang bằng hoặc trẻ hơn tôi chút ít tôi đã bắt gặp ở đó một sự tương đồng rất lạ lùng thành ra khi viết lại những điều này thực tâm tôi nghĩ rằng tôi viết không phải chỉ cho riêng tôi mà là cho cả các chiến hữu của thế hệ chúng tôi nữa.

Hỏi: Tại sao đời sống ở xứ tự do như Hoa Kỳ lại gợi cho anh những suy tư để cầm bút? Có phải là tác động của “sau cơn binh lửa” từ cuộc chiến vừa qua?
Đáp: Tôi nghĩ rằng đời sống tự do ở nơi đây là điều kiện cần, và những trải nghiệm của cá nhân tôi trong cuộc chiến là điều kiện đủ để giúp tôi ghi lên giấy những tâm tư tình cảm của mình.

Hỏi: Anh nhận định thế nào về cuộc chiến Việt Nam lúc trước 1975 và hiện giờ? Có thay đổi nào theo thời gian trong nhận thức ấy?
Đáp: Cuộc chiến tranh Việt Nam trước năm 1975 là một cuộc chiến tranh tự vệ của nhân dân Miền Nam chống lại cuộc xâm lăng của Cộng Sản Miền Bắc bằng vũ khí và bom đạn. Cuộc chiến ấy đã chấm dứt vào ngày 30/4/1975. Giờ đây mở ra một cuộc chiến khác, cuộc chiến giải trừ chủ nghĩa Cộng Sản ngoại lai do những người Cộng Sản Việt Nam du nhập từ nước ngoài- nguyên nhân chính tạo nên mọi thảm họa cho cả dân tộc chúng ta hiện nay. Tại thời điểm hiện tại sau khi Trung Cộng đưa giàn khoan HĐ981 vào lãnh hải của Việt Nam, Trung Cộng đã bộc lộ rõ âm mưu thôn tính đất nước chúng ta, cuộc chiến lại trở nên phức tạp hơn nhiều. Chúng ta cùng một lúc chống lại hai kẻ thù: chống Cộng sản để có cơ hội thực hiện đoàn lết dân tộc và chống Trung Cộng để bảo vệ đất nước.

Hỏi: Có sự gần gũi nào giữa hai tác phẩm “All Quiet on The Western Front” của Erich Maria Remarque và “Sau Cơn Binh Lửa” của anh khi mượn lời của Remarque: “Cuốn sách chỉ đơn giản là nói về một thế hệ những con người, cho dù đã thoát ra khỏi lằn tên mũi đạn cũng đã bị hủy diệt mất rồi”?
Đáp: Thú thật, trong thập niên 70 Erich Maria Remarque là một tác giả tôi rất thích đọc. Đặc biệt là hai cuốn: Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tĩnh và cuốn kia là Một Thời Để Yêu và Một Thời Để Chết. Qua hai tác phẩm này, tôi thấy Remarque mô tả rất nhiều điều tương đồng với những trải nghiệm của tôi trong cuộc chiến vừa qua. Và điều thú vị khác là có rất nhiều ý tưởng và suy nghĩ tinh tế của ông khiến tôi thích thú và khâm phục. Nói một cách khái quát, tôi đã học được nhiều điều từ các tác phẩm của Remarque. Chỉ có điều, sau khi thoát ra khỏi cuộc chiến, cho dù thế hệ của ông có bị hủy diệt theo nghĩa đen hay nghĩa bóng thì dân tộc của ông cũng tìm lại được một cuộc sống bình thường hạnh phúc trở lại, còn dân tộc chúng ta thì không, sự hủy diệt đã được trải đều lên cả kẻ bại trận lẫn người thắng, dĩ nhiên ngoại trừ một số ít cán bộ Cộng sản chóp bu đã hưởng lợi từ kết quả sau cùng khi ngưng tiếng súng.

Hỏi: Trong khi chiến đấu anh có một tin tưởng nào về cuộc chiến thắng sắp đến? Hay là linh cảm của một người bi quan khi nhìn vào thực tế?
Đáp: Trong suốt những năm tháng lăn lộn trên chiến trường ở cả hai vùng 4 và 2 chiến thuật, thú thực tôi có một khoảng thời gian trong các năm 70 và 71 sau cuộc tấn công tự sát của các lực lượng Cộng sản trong Tết Mậu Thân 1968, thời gian này là khoảng thời gian duy nhất tôi đã hy vọng chúng ta có thể đạt tới chiến thắng hoặc ít nhất cũng có thể đạt được một nền hòa bình khả dĩ có thể chấp nhận được. Nhưng sau khi quân đội Miền Bắc tung lực lượng chính qui của họ vào Miền Nam để tổ chức các cuộc tấn công quy mô trên cả ba vùng chiến thuật 1,2,3 trong năm 1972. Rồi sau đó là quyết tâm của người Mỹ muốn rút chân ra khỏi cuộc chiến. Tôi bắt đầu nghi ngờ về một chiến thắng sau cùng của chúng ta. Đặc biệt là những xáo trộn chính trị diễn ra hằng ngày tại thủ đô lại càng củng cố thêm những suy nghĩ bi quan của tôi.

Hỏi: Anh hay nhắc đến Trường Mẹ va các sĩ quan xuất thân Võ Bị. Vậy có một thiên vị nào trong khi chỉ huy với các sĩ quan xuất thân từ những quân trường khác nhau?
Đáp: Hoàn toàn không, sở dĩ tôi hay nhắc tới ngôi trường Mẹ vì một lý do đơn giản. Đó là ngôi trường đã thay đổi tôi từ một học sinh trở thành một người lính. Thêm vào đó những kỷ niệm cùng bạn đồng môn đồng khóa là những kỷ niệm rất đặc biệt khó quên. Chắc anh cũng đã thấy trong cuốn bút ký Sau Cơn Binh Lửa của tôi những nhân vật anh hùng tôi nêu ra như Đại tá Nguyễn Mạnh Tường là người xuất thân khóa 5 Thủ Đức, Đại tá Võ Ân khóa 12 Thủ Đức, Trung tá Không quân Phạm Văn Thặng cũng là một tấm gương chiến đấu anh hùng khác mà tôi thực sự ngưỡng mộ trong sự đánh giá của tôi.

Hỏi: Có phải truyền thống Võ Bị và lời của Thầy Trần Ngọc Huyến Chỉ huy trưởng vẫn còn đến bây giờ với cả khóa 17 Võ Bị Đà Lạt và cá nhân anh?
Đáp: Đúng như vậy thưa anh. Thầy Trần Ngọc Huyến là một trong những người thầy theo đúng nghĩa của danh xưng này. Thầy là người sống có lý tưởng đầy đủ khả năng lãnh đạo và nhiệt huyết muốn xây dựng một đội quân có lý tưởng quốc gia. Riêng cá nhân tôi, tôi không bao giờ quên lời thầy dạy trong một bài Dẫn Đạo Chỉ Huy: “Mỗi người trong chúng ta phải chọn cho mình một lý tưởng để sống, lý tưởng ấy nó quan trọng giống như chiếc la bàn cho con tàu đang di chuyển trên biển. Riêng thầy đã chọn phương châm: “Chẳng thà để người ghét chứ không để chúng khinh”. Và thầy đã giữ đúng phương châm này.

Hỏi: Tình chiến hữu và yêu thương đồng đội có phải là động lực để anh viết những trang bút ký này? Và là nỗi day dứt ám ảnh suốt cuộc đời anh?
Đáp: Tôi có thể trả lời một cách ngắn gọn: Nếu tôi không có những giúp đỡ đùm bọc của đồng đội và chiến hữu chắc chắn tôi đã không thể có mặt ở đây ngày hôm nay để tiếp chuyện với anh.

Hỏi: Anh đã làm việc và gần gũi với nhiều vị tướng lãnh của QLVNCH. Vị tướng nào mà anh cho là giỏi nhất và vị nào anh cho rằng ít năng lực theo nhận định cá nhân của mình?
Đáp: Câu hỏi này thật sự đối với tôi là một câu hỏi rất khó trả lời cho thỏa đáng. Lý do là chúng ta thực sự không có một tiêu chuẩn chung nào để đánh giá một vị tướng nào là giỏi nhất, giỏi nhì… Theo tôi nghĩ, trải qua một số tướng lãnh tôi đã phục vụ dưới quyền ở hai sư đoàn 7 và 23, tôi nhận thấy từng vị đều có những sở trường sở đoản của mình. Còn nói vị tướng nào khiến tôi tâm phục và khẩu phục về cả ba phương diện năng lực, tư cách và đạo đức, tôi có thể trả lời ngay đó là Trung tướng Nguyễn Viết Thanh, nguyên Tư lệnh Quân đoàn 4, đồng thời cũng là vị tư lệnh sư đoàn 7 BB khi tôi là đại đội trưởng trinh sát 11 dưới quyền của ông.

Hỏi: Anh đã phục vụ tại hai sư đoàn 7 và 23 trong hai thời kỳ liên tiếp nhau. Ở sư đoàn nào anh cảm thấy chiến trường phù hợp với khả năng của mình?
Đáp: Thú thực tôi thấy chiến trường nào cũng khó nuốt như nhau. Là một quân nhân tôi nghĩ mỗi người phải tự tìm cách thích nghi với môi trường hoạt động của mình. Khi còn ở Sư đoàn 7, suốt ngày lội nước lội sình, tôi có lúc nghĩ mình không hợp với môi trường tác chiến này nhưng sau hai ba năm hoạt động, tôi thành quen. Đến khi đổi ra Sư đoàn 23, suốt ngày leo đèo lội suối, tôi lại thầm nghĩ chắc mình chịukhông nổi. Nhưng rồi hai ba năm sau lại lội riết thành quen.

Hỏi: Trong bút ký về cuộc đời Đại tá Nguyễn Mạnh Tường, anh có nói rằng mình cũng bị “đầy ải” như vị đại bàng gẫy cánh này. Xin anh nói một chút về những thăng trầm binh nghiệp ấy?
Đáp: Đó là một kỷ niệm giữa Thiếu tướng Trương Quang Ân với tôi vào khoảng tháng 8 năm 1968. Nguyên do như thế này: Sau trận đánh Tết Mậu Thân năm 1968, lúc đó tôi là tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 2/11 Sư đoàn 7, Thiếu tướng Nguyễn Viết Thanh là Tư lệnh Sư đoàn 7 lúc đó cho tôi đi học khóa tham mưu trung cấp tại Đà Lạt. Còn chừng một tuần lễ trước ngày mãn khóa thì xảy ra một sự việc: Thiếu tá Nguyễn Văn Tạo khóa 16 Đà Lạt tiểu đoàn trưởng của tôi bị tử thương trong một lần đặc công VC tấn công nội tuyến khi tiểu đoàn về nghỉ quân tại căn cứ Đồng Tâm Mỹ Tho. Trung tá Trần Công Tiến là trung đoàn trưởng trung đoàn 11 lúc đó đánh điện cho tôi hay là ngay sau khi mãn khóa về trình diện ngay Bộ Chỉ Huy Trung đoàn để nhận nhiệm vụ thay thế Thiếu tá Tạo và chấn chỉnh lại tiểu đoàn. Cùng lúc, Thiếu tướng Trương Quang Ân Tư lệnh Sư đoàn 23 cũng làm phiếu trình BTTM xin bổ sung 4 sĩ quan TĐT để ra thay thế các vị TĐT mà theo tướng Ân đánh giá là thiếu khả năng chỉ huy. BTTM ra lệnh cho Phòng TQT của Sư đoàn lên trường CH & TM để tuyển chọn. Tôi còn nhớ rất rõ là Trung tá Nam trưởng phòng TQT/SĐ lên trường và chọn 4 người trong đó gồm Đại úy Thâm nguyên là một TĐT của Sư đoàn 22 được đề cử đi học, Đại úy Nguyễn Minh Quan một bạn cùng khóa 17 Võ bị với tôi, Đại úy Dũng trưởng ban 2 Sư đoàn 1 BB và tôi. Sau đó vì lý do chuyên môn Đại úy Dũng được miễn, chỉ còn lại ba người. Tôi ra đáo nhậm Sư đoàn 23 trong tâm trạng không vui vì hai lý do, mẹ tôi đang bịnh phổi rất cần tôi thăm nom, và lý do khác tôi thực tâm muốn được trở về làm việc ở đơn vị cũ, một chiến trường tôi đã quen thuộc. Trong khi trình diện tướng Ân, tôi cũng phải nói ngay, tướng Ân là một trong những tướng lãnh có tài và nổi tiếng là nghiêm. Khi tôi trình diện tại văn phòng của ông với tờ sự vụ lệnh cấp đi từ BTTM cho tôi có đề rõ là bổ sung cán bộ TĐT theo phiếu trình của Sư đoàn 23. Tôi còn nhớ lời mở đầu khi gặp tôi, sau khi xem qua phần lý lịch của tôi, ông nói: “Tôi muốn có những cán bộ có khả năng chỉ huy chứ không muốn có những sĩ quan từ đơn vị khác tới để cướp cơm chim của lính” và ông hỏi tôi có muốn trình bày nguyện vọng của mình. Không hiểu sao tôi lại tự ái. Người bạn cùng khóa với tôi là Đại úy Dương Đức Sơ lúc đưa tôi lên trình diện ông có dặn tôi trước đó là đừng có ý kiến ý cò gì là êm xuôi. Lúc đó tôi quá ấm ức vì bị ngộ nhận là đã tình nguyện xin về sư đoàn này để cướp cơm chim của một ai đó nên nói: “Thưa Thiếu tướng việc tôi được điều động ra đây là do quyết định của BTTM chứ không phải tôi tình nguyện ra để cướp cơm chim của ai cả? Nếu thiếu tướng không tin, Trung tá Nam có thể xác nhận cho tôi điều này, tôi đã hai lần xin gặp ông để yêu cầu ông bỏ tên tôi ra khỏi danh sách đề nghị xin thuyên chuyển ra Sư đoàn 23 để tôi trở về đơn vị cũ nhưng không được”. Tướng Ân nổi giận, lệnh cho Đại úy Sơ đưa tôi ra khỏi phòng ngay và thay vì về đảm nhiệm chức vụ TĐT như các bạn tôi về sư đoàn cùng một lượt, tôi cầm tờ SVL với lời ghi: Tùy theo năng lực đề nghị chức vụ…

Hỏi: Anh đã viết rất thực và phác họa được chân dung những vị trung đoàn trưởng tài ba như Đại tá Nguyễn Hữu Thông, Đại tá Võ Ân,… Có phải anh đã viết với cả tấm lòng trân trọng của mình?
Đáp: Vâng đúng như thế. Có thể nói chung rằng tất cả những người tôi nêu tên trong cuốn bút ký này đều đã được tôi viết trong sự trân trọng và lòng cảm phục chân tình.

Hỏi: Viết về những đồng đội, nhất là những người đã chết, có phải là những nén nhang tưởng niệm và những kỷ niệm đã day dứt anh suốt đời về những người đã chia sẻ gian nguy với mình?
Đáp: Đúng như vậy. Tôi luôn nghĩ rằng những quân nhân trong QLVNCH đã nằm xuống trên quê hương trong cuộc chiến vừa qua đều là những người đáng ngưỡng mộ và rất cần được các thế hệ sau này biết đến và ghi công lao của họ.

Hỏi: Có người nói quân lực VNCH chiến đấu mà không có chiến thuật chiến lược nào rõ ràng và thích hợp. Với anh, một sĩ quan cao cấp, thì nhận xét này có chính xác không?
Đáp: Theo tôi, chiến thuật thì có, còn chiến lược thì chúng ta bị chi phối rất nặng nề bởi đồng minh Hoa Kỳ, thành ra chúng ta thường bị động hoặc không có đối sách thích ứng cho cuộc chiến. Tôi đơn cử hai ví dụ cụ thể:
A/ Giải bài toán giữa phòng thủ diện địa và việc hành quân lưu động chống lại các cuộc tấn công đồn bót làng xóm của các lực lượng cơ động tỉnh và miền của Cộng sản (nếu căng lực lượng ra phòng thủ qua hệ thống đồn bót, chúng ta không đủ lực lượng lưu động tác chiến; còn ngược lại nếu thành lập các đơn vị cơ động tìm diệt địch thì chúng ta phải chấp nhận bỏ, không canh giữ một khoảng trống lãnh thổ địa phương để địch thao túng).
B/ Giải bài toán tiêu diệt các mật khu và các căn cứ địa của địch nằm sâu trong lãnh thổ Kampuchea và Lào bằng các sách lược phối hợp giữa ngoại giao và quốc phòng hữu hiệu, hệ quả là các lực lượng Cộng sản luôn có một hậu phương vững chắc để bổ sung và tái tổ chức lại đơn vị của họ sau các tổn thất.

Hỏi: Anh đã có niềm tin vào tôn giáo như trong bút ký “Ông Phật Dược Sư của Tôi”. Có phải đó là phát xuất từ bản năng tự tồn tại của con người hay do một cơ duyên nào linh thiêng hơn run rủi?
Đáp: Tôi đã đến với tôn giáo trong sự tuyệt vọng cùng cực. Và trong khoảnh khắc ấy tôi đã tìm ra cơ may sống còn cho mình. Rồi sau khi sống còn, tôi càng củng cố thêm cho niềm tin tôn giáo của tôi.

Hỏi: Chuyện Quốc Thánh hiển linh ở hậu cứ BMT có phải là có những đấng thần linh phù hộ cho những người lính chiến đấu? Xin anh kể lại câu chuyện này?
Đáp: Tôi phải xin nói trước điều này: câu chuyện tôi sắp kể là một câu chuyện có thật và hiện còn rất nhiều người biết chuyện. Cụ thể là Trung tá Điều Ngọc Chuy, nguyên Trưởng phòng 2 SĐ23 BB, Trung tá Đặng Nguyên Phả, nguyên CHT Pháo Binh SĐ23 BB. Đại úy Nguyễn Văn Miêng, sĩ quan tình báo SĐ23 BB…
Câu chuyện liên quan đến việc thả các toán viễn thám của đại đội 23 Trinh Sát nhằm phát hiện, theo dõi các việc chuyển quân, tiếp tế của địch. Một toán viễn thám gồm khoảng từ 5 đến 7 người tùy theo quân số của đơn vị gồm một trưởng toán là sĩ quan hoặc hạ sĩ quan, một hiệu thính viên và 4 hay 5 toán viên.
Thời gian xảy ra câu chuyện là vào khoảng tháng Tư năm 1974 tại chiến trường Bắc Kontum. Lúc này tôi là trưởng phòng hành quân sư đoàn phối hợp cùng phòng 2 sư đoàn để thả các toán viễn thám. Trong một lần chúng tôi thả một toán viễn thám gồm 7 người vào khu vực khoảng 20 cây số tây bắc Kontum. Trong lúc di chuyển tới vị trí quan sát thì toán này bị địch phát hiện truy đuổi. Toán đành phải bỏ vị trí phân tán để vượt thoát. Từ sau báo cáo cuối cùng chúng tôi nhận được là toán viễn thám này là bị địch truy bắt và có một số bị thương, từ đó chúng tôi không còn liên lạc với toán nữa. Hung tin này đã làm xôn xao gia đình những binh sĩ trong khu vực trại gia binh của đại đội Trinh Sát. Thời gian kéo dài tới hai ngày sau thì Đại úy Miêng nhận được báo cáo từ hậu cứ của ĐĐ 23 TS cho biết có vị xưng danh là Quốc Thánh nhập cơ vào một hạ sĩ có tên là Tâm, hiện là một binh sĩ từng bị thương và vì lý do sức khỏe được cho làm thợ may và sửa quần áo tại hậu cứ. Quốc Thánh cho biết toán này hiện có 3 người bị thương và ngài sẽ dẫn dắt họ trở về an toàn. Riêng phần hành của chúng tôi không mấy ai tin vào những điều có vẻ huyền bí này nên vẫn tiếp tục thay nhau bay lên vùng tìm kiếm để hy vọng đón họ trở về bình an trong suốt 3 ngày liên tiếp từ sau khi có tin toán chạm địch. Cho tới trưa ngày thứ tư, lần lượt một nhóm 3 người về lại được khu Trung Nghĩa gồm Chuẩn úy Hòa trưởng toán bị thương ở tay và chú em truyền tin bị thương ở bả vai. Sau đó ít giờ chúng tôi lại nhận được báo cáo của toán tiền đồn của Trung đoàn 53 cho biết có 4 binh sĩ trong toán Viễn Thám trở về trong đó có một binh sĩ bị thương nhẹ. Quốc Thánh đã nói rất chính xác sự việc…

Hỏi: Anh kể chuyện tù ngục có vẻ bình thản và hình như ít phẫn hận căm thù. Điều gì khiến anh có tâm tư như vậy?
Đáp: Một phần có lẽ xuất phát từ suy nghĩ của cá nhân tôi khi cho rằng sự chịu hình phạt ngục tù chính là một phần lỗi do chính mình gây nên, sau đó trong thời gian lao tù Cộng sản tôi lại phát hiện thêm một điều khác nữa, rằng người bại cũng như kẻ thắng đều bất hạnh như nhau, rồi mở rộng ra cả dân tộc, sau cuộc chiến cả nước đều lâm vào khốn khổ – dĩ nhiên ngoại trừ một số ít các cán bộ cao cấp và thành phần phe cánh của họ. Từ đó tôi bình tâm suy nghĩ và ghi chép lại sự việc một cách thanh thản hơn.

Hỏi: Trong tác phẩm có hai bút ký viết theo tâm sự của người lính khác trẻ hơn anh và cũng giãi bày cuộc đời những người lính lưu lạc sang xứ người phải nỗ lực để sống còn và làm lại đời sống cho mình và gia đình mình?
Đáp: Tôi đã gặp gỡ khá nhiều bạn tù, bạn chiến đấu trong cuộc sống mới ở nơi đây. Qua tiếp xúc với họ khiến cho tôi có thêm đề tài để viết các bút ký này. Dụng ý của tôi là muốn thể hiện những tâm tư tình cảm của các nhân vật này đồng thời cố gắng nói ra một điều do tôi cảm nhận được từ các bạn hữu của mình. Điều đó là hình như trong cuộc sống của họ vẫn luôn chứa đựng một khoảng trống nào đó không thể lấp đầy được…

Nguyễn Mạnh Trinh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.238 giây.