logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 24/06/2014 lúc 10:55:34(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Trước khi đọc tiếp những dòng chữ sau của bài viết này, bạn cần biết một chút xíu… xìu xiu về một tật xấu của tôi. Đó là tật bênh vực phụ nữ. Nói là tật xấu không phải vì bênh phái nữ là xấu, mà vì nó thường đưa đến những cuộc tranh luận mà tôi ngại là xấu, gây xáo trộn và có khi giận dữ cho tôi cũng như cho người đối diện.

Một chút thiên vị phái tính ấy xuất phát từ đâu ra? Từ ngay trong họ hàng bà con của tôi. Thuở bé, dù là một em trai, tôi thường cảm thấy không thoải mái khi thấy ông ngoại tôi bực bội, phàn nàn rằng nhà toàn con gái – qua hai đời vợ, ông có bảy cô con gái mà mẹ tôi là trưởng và cô út thì trạc tuổi tôi. Phải chi có một thằng con trai, ông thường nói với nét mặt cau có, có khi mỉa mai, có khi buồn bã. Nỗi buồn của ông càng nặng nề hơn khi các em họ của ông đều có con trai. Họ khoe con thành tài, khiến ông chắc hẳn không nguôi ngoai khi nhắm mắt lìa trần ở tuổi trên sáu mươi, mặc dù các dì tôi cũng học giỏi, thành công như ai.

Dù ở thời xa xôi ấy chưa đầy 10 tuổi, tôi chớm thấy có sự bất công đối với phụ nữ. Sinh con gái thì đã có sao? Đâu cần con trai để nối dõi tông đường làm cái quái gì? Lẽ đương nhiên tôi bị mắng hoặc bị ăn bạt tai khi nói lên điều thắc mắc đó.

Mẹ là người phụ nữ đầu tiên tôi ngưỡng mộ mặc dù tính tình của hai mẹ con luôn xung khắc, và ngay cả mẹ cũng thương cha, mong ông có được một con trai để bớt rầy la mấy cô con gái. Trong các con của ông thì mẹ tôi là người bị đẩy ra đời sớm nhất, phải bươn chãi, phấn đấu giữa chợ hung dữ ở Nha Trang để nuôi anh em tôi sau khi chồng tử trận.

Tôi nghĩ mọi người trên thế gian này nên yêu thương, kính trọng phụ nữ, vì lẽ nếu không có họ thì làm sao có chúng ta. Người cha chỉ góp một phần nhỏ, rất nhỏ cho sự hình thành của mỗi con người, trong khi người mẹ phải cưu mang chúng ta từ ngày con mới phôi thai và chăm sóc, thương yêu con cho đến ngày mẹ nhắm mắt.

Tôi còn hai lý do nữa để luôn bênh vực phụ nữ: vợ và con tôi là phái nữ.

Phần mở đầu khá dài cho bài viết có giới hạn này đã khởi nguồn từ một phim tài liệu tôi mới được nghe nói tới qua các tin trên mạng. Đó là phim mang tựa đề tiếng Anh “White Robes, Saffron Dreams: A Look at Gender Inequality in Thai Buddhism,” mà tôi tạm dịch là “Y Trắng, Ước Mơ Màu Áo Ca Sa: Một Cái Nhìn Về Bất Bình Đẳng Phái Tính Trong Phật Giáo Thái Lan.”

Người thực hiện phim là bà Teena Amrit Gill, một phụ nữ Ấn Độ sống trên đất Thái. Quốc gia này có những bất công đối với phụ nữ mà thể hiện rõ nhất lại chính là trong tôn giáo, một định chế sâu đậm của đất nước Thái Lan.

Trong “Y Trắng, Ước Mơ Màu Áo Ca Sa” dài 43 phút, được phát hành vào năm ngoái và đang được giới thiệu ở các đại hội điện ảnh năm nay. Phim tài liệu đi theo cuộc sống của một tăng sĩ Phật giáo và một ni sư tên là Mae Chi. Qua câu chuyện của hai người tu ở hai nơi khác nhau, bà Gill ghi nhận sự khác biệt quá xa giữa người nữ và người nam trong những cơ hội được thăng tiến trong xã hội Thái, một đất nước mà hơn 90 phần trăm theo đạo Phật.

Nếu gia đình không đủ khả năng để cho con được đi học, thiếu tiền để mua sách vở, đồng phục, hoặc di chuyển, một em trai vẫn có cơ hội đi tu để được nuôi ăn, có nhà ở và được đi học. Bằng con đường đi tu, một em trai có thể học lên tận đại học, lấy bằng tiến sĩ mà không tốn tiền.

Ngược lại, đối với những bé gái lớn lên trong gia đình nghèo, họ hầu như không có cơ hội được sống như vậy vì phụ nữ bị cấm thọ giới tì kheo ni. Trong phim, bà Gill đưa người xem đến Lamphun, một trong vài tu viện duy nhất dành cho phụ nữ ở miền Bắc Thái Lan. Tu viện ấy nay đã đóng cửa vì thiếu phương tiện tài chánh. Ở xứ Thái, tu viện của sư tăng luôn được nhận cúng dường, trong khi các tu viện của ni không nhận được sự trợ giúp cần thiết như vậy.

Bà Teena Gill tự viết kịch bản, thâu hình cho phim tài liệu mà không nhận được một nguồn tài chánh nào ngoài tiền túi của mình. Bà chào đời, lớn lên tại Ấn Độ, sống ở Bangkok và Chaing Mai hơn 10 năm. Bà đã dành cả một thập niên để thực hiện “Y Trắng, Ước Mơ Màu Áo Ca Sa.” Bà nói rằng bà cần một thời gian dài như vậy để sống và hiểu hoàn cảnh của những nhân vật trong phim.

Nhân dịp phim được chiếu ở Chiang Mai, bà nói với nữ ký giả Hilary Cadigan đầu tháng Sáu này, “Đây là một cuốn phim rất khó khăn, không chỉ vì tôi là một người Ấn Độ sống ở Thái Lan, mà vì hầu như không ai muốn nói về đề tài này. Nêu lên ý kiến về một hiện trạng đã có từ lâu tại Thái Lan làm một điều rất khó khăn. Sự rủi ro rất cao.” Thái Lan là nơi mà một người có thể bị ở tù nếu lỡ thốt lời không tốt về quốc vương.

Tuy vậy, bà Gill nhận thấy một phong trào tranh đấu cho phụ nữ đang hình thành để đối chất quyền lực của phái nam đã có từ nhiều thế kỷ trong Phật Giáo Nguyên Thủy (Theravada) trên đất Thái. Trong phim, bà Gill giới thiệu một Tì Kheo Ni đầu tiên của Thái Lan trong thời hiện đại.

Tì Kheo Ni Dhammananda được thọ giới ở Tích Lan, là một học giả và người lãnh đạo trong phong trào đưa bình đẳng phái tính trở về với Phật Giáo. Kể từ khi Ni Dhammananda (Ni Pháp Âm?) được thọ giới, 18 phụ nữ Thái Lan cũng được thọ giới Tì Kheo Ni, và hàng trăm phụ nữ khác đã bước vào con đường để trở thành ni.

Thế nhưng giáo hội Thái Lan xem có vẻ chống lại sự việc cho phép phụ nữ được thọ giới trên đất Thái, và công chúng cũng không mấy quan tâm đến việc giúp các em gái có được một cơ hội giáo dục như các em trai từ những gia đình nghèo.

Phim tài liệu cho biết Thái Lan đang có từ 10 đến 20 ngàn ni. Hầu hết sống trong những ngôi chùa do các sư tăng giữ quyền điều hành. Họ sống trong khu vực riêng biệt dành cho phái nữ, được cạo đầu nhưng phải mặc y trắng, không bao giờ được mặc y ca sa vàng trong suốt cuộc đời tu hành như các tăng theo truyền thống Theravada ở Thái Lan. Ni chỉ cần giữ tám giới luật, trong khi tăng phải giữ khoảng 200 giới. Phần lớn công việc hàng ngày của họ là nội trợ.

Bà Gill nói, “Ni Mae Chi hầu như không có tự do. Tám-mươi phần trăm ni ở Thái Lan phải sống trong chùa do các tăng nắm quyền, và ni chỉ được giữ vai trò truyền thống của phụ nữ như nấu ăn, lau dọn.”

Hầu hết các ni chấp nhận cuộc sống tu hành như vậy vì một niềm tin ăn sâu trong họ là nếu họ nhẫn nhục, tạo nhiều phước trong kiếp này thì kiếp sau họ được sanh làm người nam. Trong kiếp hiện tại thì họ hầu như không có một vị trí nào trong xã hội Thái Lan, và cũng không được chấp nhận vào tăng đoàn Phật Giáo.

“Nếu bạn dùng tôn giáo làm lập luận để biện minh, thì không còn một khoảng trống nào để chúng ta có thể đối thoại. Nếu cả một xã hội tin rằng điều đó là đúng, thì làm sao bạn có được cơ hội đi một bước tiến tới?” bà Gill hỏi.

Hơn hai ngàn năm trước, chính Đức Phật từng nói rằng không có sự khác biệt giữa người nam và người nữ trên con đường tâm linh, ai cũng có khả năng đạt giác ngộ và được giải thoát như nhau. Ở thời của Phật, nhiều ni sư đã đạt giác ngộ, đắc quả Arahan như các tăng, và một trong những người này chính là bà Maha Pajapati Gotami (Kiều Đàm Di), người đã nuôi thái tử Sĩ Đạt Ta từ ngày còn bé vì mẫu hậu mất sớm.
Thế nhưng sau thời Đức Phật nhập niết bàn thì buồn thay dần dần phụ nữ không còn được thọ giới tì kheo ni vì các chư tăng không uyển chuyển trong việc thực thi những qui luật quá khắt khe đối với phụ nữ. Thời Phật còn sống thì có ngài đệ tử Anan đứng ra thuyết phục để Phật đồng ý cho các phụ nữ, trong đó có những người bà con của Phật, được đi tu. Những đời sau không có vị Anan nào khác để giúp phụ nữ ở những xã hội muốn duy trì đúng giới luật từ ngàn xưa.

Phim tài liệu “Y Trắng, Ước Mơ Màu Áo Ca Sa” còn nhắc đến vài trường hợp đáng buồn khác cho ni giới ở Thái Lan trong quá khứ. Khi mà chế độ phụ hệ trong xã hội được đưa vào tôn giáo thì các nữ tu không còn một lựa chọn nào khá hơn. Có người còn cho rằng nghiệp xấu từ kiếp trước đã đưa đến thân nữ cho người ở kiếp này. Nhân đây, xin nhắc, nếu muốn mua DVD của phim tài liệu này, bạn có thể liên lạc thẳng với bà Teena Gill ở địa chỉ email teenagill06@gmail.com.

Qua kinh nghiệm bản thân, tôi đã từng gặp và biết những ni sư có bản lãnh thâm sâu trong giáo pháp, biết tận dụng nghịch cảnh đến với một tấm thân người nữ để làm phương tiện tinh tấn trên đường tu, vượt xa các sư tăng về kiến thức cũng như kinh nghiệm sống. Họ còn có lòng từ bi vốn có sẵn trong một người mẹ.

Bữa nay có lẽ tôi đánh mất chánh niệm, nên đã lan man với bạn một chút về quan điểm công bình trong xã hội. Xin mượn lời nguyện cầu của một sư cô Việt Nam mà tôi rất ngưỡng phục, mong bài này được viết với thiện ý của một người tin ở Phật, viết mà “không sai Thánh ý, không lầm nhân quả, để người nói lẫn người nghe đều được lợi ích hầu đạt đến sự giải thoát viên mãn.”
Phúc Quỳnh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.074 giây.