logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 25/06/2014 lúc 06:31:43(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thời chiến tranh, từ 1954 đến 1975, ở miền Bắc, bộ máy tuyên truyền của nhà nước lúc nào cũng rang rảng khoe là

ở Việt Nam (nghĩa là miền Bắc và “vùng giải phóng” ở miền Nam), chỉ cần bước ra ngõ là gặp ngay anh hùng; còn

trên thế giới thì hầu như mọi người đều ngưỡng mộ Việt Nam; nhiều người, tối ngủ, nằm mơ thấy mình làm người

Việt Nam!

Trong số những người nằm mơ thấy mình là người Việt Nam ấy, từ cái nhìn của miền Bắc, có cả Susan Sontag

(1933-2004), một nhà trí thức và là một nhà văn nổi tiếng của Mỹ.

Sontag nổi tiếng trong nhiều lãnh vực. Với tư cách một nhà văn, bà là người sáng tác khá đa dạng, từ kịch bản đến

truyện phim và tiểu thuyết (một số tác phẩm của bà được giải thưởng lớn, ví dụ giải National Book Award năm

2000); bà còn là một nhà phê bình văn học sắc sảo; một lý thuyết gia văn học, với bài tiểu luận “Chống diễn dịch”

(Against Interpretation) được xem là một trong những người tiên phong của chủ nghĩa hậu hiện đại; một nhà phân

tích văn hoá, bao quát nhiều phạm vi khác nhau, từ xã hội đến nhiếp ảnh, bệnh hoạn và vấn đề phái tính, v.v… Cuối

cùng, bà còn là một nhà hoạt động xã hội, trong đó, nổi bật nhất là các hoạt động liên quan đến chiến tranh Việt

Nam: Bà được xem là một trong những gương mặt phản chiến lừng danh nhất tại Mỹ.

Trong tất cả các lãnh vực trên, ở đâu Sontag cũng để lại những dấu ấn sâu sắc. Ngày bà mất, nhiều tờ báo lớn khen

bà là một trong những người có tính khiêu khích và ảnh hưởng lớn nhất trong thế hệ của bà, thế hệ những người

sinh ra trong thập niên 1930 và trưởng thành trong thập niên 1960, thời điểm của nhiều cuộc cách mạng văn hoá,

chính trị và xã hội, trong đó, trung tâm là sự xuất hiện của phong trào tự do tình dục, phong trào nữ quyền cũng như

sự thức tỉnh của quần chúng (đặc biệt qua các cuộc xuống đường của thanh niên sinh viên tại Pháp vào năm 1968).

Trong các hoạt động của Sontag, đáng kể nhất là các hoạt động phản chiến: Bà tham gia biểu tình rồi thuyết trình rồi

xuất hiện trên các cơ quan thông tin đại chúng phản đối việc Mỹ tham chiến tại Việt Nam. Nhờ uy tín của một nhà văn

và nhà báo, một giáo sư và một diễn giả có tài hùng biện, bà dần dần trở thành một trong những gương mặt phản

chiến tiêu biểu nhất tại Mỹ trong nửa sau thập niên 1960 và những năm đầu của thập niên 1970.

Năm 1968, nhằm tranh thủ sự ủng hộ của Susan Sontag, qua đó, lợi dụng tiếng tăm của bà để thu phục nhân tâm tại

Mỹ, nhà cầm quyền miền Bắc đã mời Sontag sang thăm Việt Nam trong hai tuần, từ ngày 3 đến ngày 17 tháng 5. Về

lại Mỹ, bà viết cuốn “Trip to Hanoi” (Chuyến đi Hà Nội), thoạt đầu đăng trên tờ Esquire vào cuối năm 1968; sau, in

trong cuốn “Styles of Radical Will” năm 1969; sau nữa, in riêng thành một cuốn sách mỏng.

Trong cuốn sách mỏng, chưa tới 100 trang ấy, Sontag ghi chép lại những gì bà nghe, thấy và suy nghĩ về Việt Nam.

Dù ở Việt Nam chỉ một thời gian rất ngắn, nhưng với óc quan sát tinh tế, Sontag cũng ghi nhận được rất nhiều những

nét khác biệt văn hoá giữa miền Bắc và Tây phương. Không phải điều gì cũng làm bà hài lòng. Bà không thích

những cách nhìn hẹp hòi, một chiều và cứng nhắc, đầy tính công thức của những cán bộ và trí thức bà được gặp.

Nhưng nói chung, bà không giấu giếm sự ngưỡng mộ đối với lòng yêu nước và sự anh hùng của họ. Cuối cuốn

sách, bà cho chuyến đi thăm Hà Nội đã mở rộng tầm mắt của bà. Bắc Việt được xem như một Cái Khác Lý Tưởng

(ideal Other) đối lập với một nước Mỹ đang phản bội lại chính những lý tưởng thời lập quốc của mình.

Cùng với cuốn Hanoi (1968) của Mary McCarthy, cuốn sách của Sontag đã gây ảnh hưởng lớn lên giới trí thức, sinh

viên và quần chúng Mỹ, góp phần làm cho phong trào phản chiến tại Mỹ càng ngày càng dâng cao, và cuối cùng, đủ

để tạo thành sức ép nặng nề lên chính phủ Mỹ khiến chính phủ phải tìm mọi cách rút quân ra khỏi Việt Nam. Chắc

chắn Bắc Việt lúc ấy vô cùng cảm kích trước món quà to lớn của Susan Sontag. Trong những lời tuyên truyền của

chính phủ Việt Nam cho nhiều người Tây phương, kể cả người Mỹ, cũng ngưỡng mộ Việt Nam và ao ước được

sinh ra là người Việt Nam, không chừng có cả hình ảnh của Sontag.

Có điều, đó không phải là toàn bộ sự thật.

Mới đây, tôi đọc cuốn “As Consciousness Is Harnessed to Flesh” bao gồm nhiều trích đoạn từ các cuốn nhật ký và

sổ tay Susan Sontag viết trong những năm từ 1964 đến 1980 do con trai của bà, David Rieff biên tập, được Farrar

Straus Giroux xuất bản tại New York năm 2012. Trong cuốn này có một số đoạn ghi chép của Sontag thời gian thăm

viếng Hà Nội. Một số ghi chép đã được sửa và phát triển thành cuốn Trip to Hanoi; nhưng một số khác thì không.

Tôi thích những đoạn không được đưa vào sách, hoặc đưa, nhưng bị sửa chữa khá nhiều: Chúng thực hơn.

Chẳng hạn, bà ghi nhận, tất cả những người Việt Nam bà được gặp, dù toàn là những trí thức hàng đầu và những

cán bộ lãnh đạo thuộc loại cao cấp nhất, đều có những cách nói và nội dung giống hẳn nhau (tr. 240), khiến bà cảm

thấy bà chẳng học hỏi được gì ở họ (tr. 241). Nói chuyện với họ, nhiều lần bà tự hỏi: Liệu họ có tin những gì họ nói?

(tr. 242). Bà có cảm giác họ như những đứa con nít đẹp đẽ, ngây thơ và bướng bỉnh (tr. 242). Nói chuyện, lúc nào

họ cũng khẳng định, không bao giờ biết nghi vấn điều gì (tr. 245). Bà so sánh Bắc Việt và Cuba và thừa nhận bà

thích Cuba hơn hẳn Bắc Việt: Bà cảm thấy những người cộng sản Cuba “người” hơn, thân thiện hơn, hoạt bát hơn

(tr. 245-6).

Sau này, từ những năm cuối thập niên 1970, quan điểm của Susan Sontag về chủ nghĩa cộng sản thay đổi hoàn

toàn. Trong một cuộc họp tại Town Hall ở New York vào năm 1982, bà nói một câu gây chấn động giới khuynh tả

Tây phương: “Chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa phát xít với gương mặt người” (Communism was fascism with a

human face). Bà lớn tiếng phê phán giới trí thức Tây phương, đặc biệt những người khuynh tả - vốn là các “đồng

chí” của bà - là họ vô trách nhiệm trước những tội ác do cộng sản gây ra và vô lương tâm trước các nạn nhân của

chủ nghĩa cộng sản, bao gồm những người phản kháng và những người tị nạn, những người bị giết chết và những

người bị tù đày.

Một lần, đi xa hơn, bà cho các trí thức khuynh tả đã nói dối về thực trạng các nước cộng sản; sau đó, bà khẳng định:

“Người ta phải chống lại chủ nghĩa cộng sản: Nó đòi chúng ta phải nói dối” (One must oppose communism: it asks

us to lie).

Trong những lời nói dối ấy, chắc chắn có những câu đại loại: Mơ thấy mình làm người Việt Nam mà bộ máy tuyên

truyền của Việt Nam không ngớt lải nhải suốt cả mấy chục năm trước đây.

Theo Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.104 giây.