logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 18/11/2012 lúc 10:52:23(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Người dân Czech kỷ niệm cách mạng Nhung tại Prague


Nhân kỷ niệm cuộc Cách mạng Nhung diễn ra ở Tiệp Khắc cũ vào tháng 11/1989, dẫn đến sự sụp đổ của thể chế cộng sản tại quốc gia cựu cộng sản ở Đông Âu này, BBC Việt ngữ trích giới thiệu một bài khảo cứu của tác giả Matt Killingsworth, một chuyên gia về cách mạng ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây ở Trung và Đông Âu. Xin trân trọng giới thiệu đến quý vị độc giả:

Nhà viết kịch, bất đồng chính kiến người Czech, người mà sau này trở thành Tổng thống Czech, Vaclav Havel, trong bài tiểu luận nổi tiếng của ông "Quyền lực của thảo dân” (Power of the powerless) đã lập luận rằng hệ thống cộng sản chủ nghĩa do Liên Xô áp đặt ở Trung và Đông Âu đã làm mất đi bất cứ chuẩn mực cách mạng nào mà nó từng có thể có và làm cho tất cả đều 'sống trong sự dối trá”.

Điều mà Havel xác định là niềm tin trong chế độ Cộng sản đã hoàn toàn không tồn tại và tất cả mọi người đều biết điều đó, ngay cả nhà cầm quyền. Thật vậy, ý tưởng về niềm tin là một hằng số trong lịch sử của Tiệp Khắc Cộng sản: chính quyền cộng sản cần có nó để hợp pháp hóa sự thống trị của mình, sự hiện diện toàn trị, mọi chỗ, mọi nơi của nhà nước có nghĩa là những người bất đồng chính kiến cần tin tưởng lẫn nhau trong khi giới cảnh sát, mật vụ đáng sợ kia sẽ làm việc không mệt mỏi để gieo hạt giống gây mất lòng tin trong nội bộ những người bất đồng chính kiến chống lại chế độ.

Lịch sử bất đồng chính kiến ở nước Tiệp Khắc Cộng sản được đánh dấu bởi hai giai đoạn: Mùa xuân Prague năm 1968, và sự gia tăng của các nhóm bất đồng chính kiến, mà nổi tiếng nhất là nhóm Hiến chương 77, vốn đã có vai trò quan trọng trong sự kiện năm 1989 được biết tới như cuộc 'Cách mạng Nhung'. Giai đoạn cuối cũng chứng tỏ mức độ mà niềm tin trở thành một vấn đề ở quốc gia cộng sản Tiệp Khắc – ‘Luật thanh lọc’ đã được thông qua trong giai đoạn ngay sau sự sụp đổ của chế độ cũ.

1968 - Mùa xuân Prague
Năm 1968, sau một cuộc tranh giành quyền lực nội bộ, Alexander Dubček đảm nhận vai trò lãnh đạo của KSC (Đảng Cộng sản Tiệp Khắc). Nhóm nắm được lợi thế lớn nhất từ việc Dubček đảm nhiệm ghế lãnh đạo là giới truyền thông. Chính thông qua truyền thông mà ý nghĩa thực tế đầu tiên của sự thay đổi đã được cảm nhận. Được khẳng định bởi Dubček rằng truyền thông sẽ không còn bị 'hướng dẫn,' ‘tuyên huấn’ nữa, các nhà báo Czech bắt đầu phân tích các sự kiện trong quá khứ, khuyến khích các cuộc thảo luận và phê bình chính sách cũ và mới của Đảng. Tờ báo có ảnh hưởng lớn nhất trong dòng báo chí mới này là tờ Literární Listy. Chính trên tờ Literární Listy mà bản tuyên ngôn “Hai ngàn từ” của Ludvík Vaculík đã được xuất bản lần đầu tiên vào tháng 6/1968. Bản tuyên ngôn, có chữ ký của nhiều trí thức hàng đầu của đất nước, kêu gọi tăng tốc quá trình cải cách, và đề nghị rằng những quan chức chốn lại cải cách nên từ chức.

Diễn đạt chính thức của nghị trình cải cách với việc xuất bản Chương trình hành động của đảng Cộng Sản Tiệp Khắc (KSC) ra mắt công chúng vào tháng 4/1968. Nó đại diện cho nỗ lực đầu tiên của tuyên bố toàn diện về những thay đổi cần thiết nhằm lập nên hệ thống chính trị mới, ‘một mô hình mới của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.' Chương trình minh định rằng các nhóm chính trị và các hội đoàn phải được phép hoạt động, nhưng chỉ dựa trên hiểu biết rằng KSC sẽ giữ độc quyền về quyền lực chính trị. Tóm lại, văn kiện này vận động và ủng hộ những gì được gọi là "chủ nghĩa xã hội với một khuôn mặt con người.

Ngay lập tức, các quốc gia quan ngại lo lắng thuộc khối Xô Viết đã khởi xướng một chiến dịch tuyên truyền chống lại Tiệp Khắc. Ở Liên Xô, một số bài báo đã được xuất bản nhằm giải thích ‘tư tưởng đúng đắn’ về vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Tại cuộc họp thành viên của khối Hiệp ước Warsaw vào đầu tháng Bảy, Tiệp Khắc vừa bị khiển trách vừa bị đe dọa cùng một lúc. Moscow tiếp theo đó khởi xướng một hình thức đe dọa "truyền thống", họ tuyên bố diễn tập quân sự quy mô lớn dọc theo biên giới Tiệp Khắc.

Sau đó, vào đêm 20/8/1968, không hề có cảnh báo trước nào, lực lượng quân sự của khối Hiệp ước Warsaw đã xâm lược Tiệp Khắc. Ngay trong những giờ đầu của ngày 21/8, Dubček và các nhà cải cách khác đã bị bắt và đưa đi khỏi Tiệp Khắc.

Các sự kiện Mùa xuân Prague cho thấy một mô hình để thấy rằng trong tương lai bất đồng chính kiến có tổ chức chống lại nhà nước Đảng trị sẽ bị người ta xử như thế nào và Mùa Xuân Prague cũng đưa ra một ví dụ về việc làm sao người ta không nên thách thức nhà nước Đảng trị.
UserPostedImage
Cách mạng Nhung bất bạo động (16/11-29/12/1989) đã làm sụp đổ chế độ toàn trị cộng sản ở Tiệp Khắc

Hiến chương 77 và Cách mạng Nhung
Ký kết Hiệp định Helsinki năm 1975 có vai trò như một chất xúc tác cho những người bất đồng chính kiến ở Tiệp Khắc. Như Havel đã chỉ ra, bằng cách ký kết Hiệp định, các chính phủ Cộng sản ở cung cấp cho những người bất đồng chính kiến trong nước một cơ sở pháp lý để họ có thể kiên định đề cao các quyền con người. Nhóm có ảnh hưởng nhiều nhất để làm điều này là nhóm Hiến chương 77.

Hiến chương 77 đã chính thức công bố bản thân cho Nhà cầm quyền trong lá thư đề ngày 01/1/1977. Hoạt động chính yếu của của Hiến chương 77 là phân phối samizdat – các tác phẩm bị ngăn chặn, kiểm duyệt. Tầm quan trọng của việc sản xuất, phổ biến, phân phát samizdat đối với hoạt động đối lập cho thấy sự khác biệt với các ấn phẩm chính thức (của nhà nước) ra sao. Các ấn phẩm thường được đánh máy trên loại giấy carbon rất mỏng. Bản sao được trao cho tác giả và được chuyền tay đến công chúng là những người sau đó lại tự sao chép chúng. Hầu hết các tài liệu có chữ ký của tác giả, và phổ biến chuyền tay, không gửi bưu điện.
Như thường diễn ra ở Đông Âu, ấn phẩm samizdat thường được chuyển cho phóng viên hay giới ngoại giao nước ngoài. Cùng với mối nguy hiểm khi liên can đến samizdat là những khó khăn về lưu trữ nó. Người đánh máy, đóng bìa, phân phối, hoặc những người chỉ sở hữu nó thường bị truy tố.

Phản ứng của Đảng cộng sản (KSC) đối với Hiến chương 77 là 'nhắc nhở mọi người ngay lập tức về những kẻ mắc chứng cuồng loạn vào đầu những năm 1950.’ Chiến dịch bôi nhọ được đặc trưng hóa bằng các bài xã luận khét tiếng trên tờ Právo Rude đặc biệt tỏ ra cay độc. Các thành viên của Hiến chương 77 ở đây được mô tả như "một nhóm người xuất thân từ giai cấp tư sản phản động Tiệp Khắc đã bị phá sản '.

Chiến dịch truyền thông này được hậu thuẫn bởi một nỗ lực huy động sức mạnh chống lại phong trào Hiến chương 77. Một sáng kiến trong đó liên quan tới một bài báo có tiêu đề 'Dành cho những chiến công sáng tạo mới nhân danh chủ nghĩa xã hội và hòa bình'. Thường được gọi là bản 'Phản Hiến chương,’ tài liệu này được chuyển tới các trí thức để lấy chữ ký. Đã có một 'áp lực lớn để ép người ta ký vào bản “Phản Hiến chương” từ phía giới chủ, những người mà đến lượt họ cũng phải chịu trách nhiệm cá nhân về việc đạt được thành công một số lượng các chữ ký tại nơi làm việc của nhân viên của họ. Tên của hơn 7.500 nhà văn, nghệ sĩ, học giả và trí thức khác ký vào bản tuyên bố Phản Hiến pháp xuất hiện hàng ngày trên tờ Právo Rude. Đồng thời, lực lượng an ninh Tiệp Khắc đã thực hiện một chiến dịch sách nhiễu và đàn áp chống lại phong trào Hiến chương 77.
UserPostedImage
Cố Tổng thống Czech, Vaclav Havel (phải) là kiến trúc sư của cuộc Cách mạng Nhung
Con đường tới 1989
Việc thừa kế ghế lãnh đạo của Mikhail Gorbachev, và đặc biệt hơn nữa là hai chính sách glasnost và perestroika, đã làm thay đổi mối quan hệ giữa Tiệp Khắc và Liên Xô. Tuy nhiên, trái ngược với các sự kiện ở Ba Lan, các cuộc phản kháng cuối những năm 1980 ở Tiệp Khắc không nhắm vào điều kiện kinh tế đói nghèo. Thay vào đó, các cuộc biểu tình dấy lên từ sự phản kháng gia tăng trong xã hội.

Vào ngày Chủ Nhật, 18/11/1989, tại địa điểm nhà hát mà nay đã trở nên nổi tiếng Magic Lantern Theatre, các nhóm đối lập khác nhau, trong đó có cả các thành viên cá thể của các đảng bù nhìn Nhân dân và Xã hội, đã đồng ý thành lập “Občanské fórum”, hay Diễn đàn Dân sự, làm nơi phát ngôn đại diện cho công chúng Tiệp Khắc vốn ngày một trở nên phê phán giới lãnh đạo quốc gia vốn đang bị rung chuyển sâu sắc sau vụ thảm sát tàn bạo các sinh viên biểu tình một cách hòa bình. 'Tuyên bố thành lập "của Diễn đàn bao gồm 4 điểm mà họ đưa ra để khởi đầu đàm phán: loại bỏ các quan chức chịu trách nhiệm về cuộc xâm lược năm 1968, loại bỏ những người chịu trách nhiệm cho vụ đàn áp biểu tình ôn hòa của sinh viên; mở điều tra về hành động này của cảnh sát đối với cuộc biểu tình; và thả ngay lập tức các tù nhân chính trị. Nhóm chính trị mới được thành lập cũng huy động thêm sự ủng hộ bằng cách phát ra lời kêu gọi tổng đình công.
Cuộc tổng đình công tổ chức vào ngày 27/11/1989 báo hiệu sự khởi đầu cho cáo chung của chế độ cộng sản ở Tiệp Khắc. Trong tuần lễ tiếp sau cuộc đình công, ba trụ cột chính của quyền lực cộng sản ở Tiệp Khắc đã được gỡ bỏ, trước hết là Điều 4, vốn đảm bảo bằng Hiến pháp vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản; thứ hai, các sửa đổi với các Điều 6 và 16, vốn bảo đảm sự thống trị của các đảng phái chính trị thuộc Mặt trận Quốc gia; và cuối cùng, chủ nghĩa Mác-Lênin đã bị bãi bỏ như là hệ tư tưởng chính thức của nhà nước và là cơ sở cho chính sách văn hóa và giáo dục.

Giai đoạn hậu 1989
Một trong những vấn đề khó khăn nhất trong quá trình chuyển đổi từ một chế độ độc tài, toàn trị sang một thể chế dựa trên các thiết chế chính trị dân chủ là làm thế nào để đoạn tuyệt với quá khứ cộng sản. Các xã hội hậu chuyển đổi phải đối mặt với một vấn đề phổ biến – đó là làm thế nào để xử lý những người từng hợp tác với một hệ thống chính trị mà các chuẩn mực đạo đức cơ bản nay đã bị bác bỏ? Các vấn đề rất phức tạp, nhu cầu tái xây dựng niềm tin của công chúng trong việc thực thi quyền lực nhà nước một cách có trách nhiệm phải được cân đối với sự cần thiết phải thành lập các chuẩn mực dân chủ. Vấn đề hóc búa nổi lên với nhận thức rằng việc loại trừ những người cựu cộng sự của thể chế cũ có thể trở thành rủi ro khi phá hoại các chuẩn mực dân chủ được chính quyền hậu chuyển đổi tuyên bố, trong khi việc cho phép những người từng cộng sự với chế độ cũ đó nắm giữ vị trí ở các cơ quan công cộng lại có thể làm suy yếu niềm tin của công chúng đối với tính hợp pháp dân chủ của trật tự mới. Một hình thức đặc biệt của công lý có hiệu lực về trước đã gây ra rất nhiều tranh cãi trong các chế độ cựu Cộng sản là luật thanh lọc: “rà soát giới công chức và các lãnh đạo chính trị để xác định những người nào đã hợp tác với cảnh sát mật hay mật vụ thời Cộng sản '.

Tương phản với Ba Lan, Tiệp Khắc hậu cộng sản khởi xướng và tiếp nhận các đạo luật thanh lọc rất nhanh chóng sau cuộc Cách mạng Nhung, với Quốc hội Liên bang được bầu chọn một cách dân chủ đã ban hành các đạo luật thanh lọc của Tiệp Khắc vào ngày 14/10/1991. Có sự xác nhận trong luật rằng riêng việc là đảng viên Đảng Cộng sản tự nó không được coi là cơ sở hồi cứu để loại trừ khỏi các vị trí công chức. Nhưng đạo luật về thanh lọc xác định rõ rằng việc gắn bó gần gũi với các hoạt động đặc biệt nhất định trước đây của Đảng Cộng sản lại là cơ sở để thanh lọc đối với các vị trí ở cơ quan công quyền.
Trong khi có sự phân biệt về kỹ thuật với Luật thanh lọc, đạo “Luật về tính bất hợp pháp và chống chế độ cộng sản' năm 1993 lại có thể được coi là bổ sung trong chừng mực nào đó của đạo luật thanh lọc.

Pháp luật về thanh lọc của Czech được mô tả là “kỹ lưỡng và toàn diện', là một trong những đạo luật ‘mạnh mẽ nhất 'và' sâu rộng nhất’ trong số tất cả hệ thống luật về thanh lọc ở Trung và Đông Âu. Tuy nhiên, cũng có những phản đối với các quy định của các luật này, những người chỉ trích dựa trên hai điểm. Trước tiên, không giống luật về thanh lọc của Ba Lan, luật của Czech “không hàm chứa bất kỳ cơ sở miễn trừ nào đối với những người bị đe dọa và buộc phải cộng tác hoặc những người đã gia nhập chỉ một thời gian rất ngắn." Thứ hai, các nhà chỉ trích chỉ ra rằng điều mà Jiri Priban gọi là "nguyên tắc trách nhiệm tập thể, vốn tạo ra cảm giác sai lầm rằng người ta có thể phân loại và dễ dàng phân biệt những kẻ áp bức từ các nạn nhân của chúng". 'Bên trong khái niệm về trách nhiệm tập thể, ‘nó có nghĩa là tất cả mọi người đồng thời là một người bạn và là kẻ thù của nhà nước cộng sản.'

Các chế độ cộng sản tồn tại ở Tiệp Khắc trong hơn bốn mươi năm là một chế độ mà trong đó niềm tin được giả định đóng vai trò trung tâm. Năm 1968, niềm tin mà chính phủ Prague đặt vào Moscow đã hoàn toàn bị xói mòn khi quân đội của khối hiệp ước Warsaw xâm lược nước này. Trong khi đòi hỏi và mong đợi niềm tin từ phía công dân, đảng Cộng sản Tiệp Khắc (KSC) đã một mặt thông qua các hoạt động của cảnh sát mật vụ, mặt khác công khai thông qua các tuyên bố trên báo chí, tìm cách gieo hạt giống của sự mất lòng tin trong những người chống đối chế độ.Và cuối cùng, những đạo luật hậu 1989 được thông qua đã truy ngược quá khứ, trừng phạt những ai hợp tác với chế độ cộng sản, đã thể hiện không chỉ mức độ thù địch đối với chủ nghĩa Cộng sản mà còn cho thấy cấp độ mà ở đó nhà nước Cộng sản, vốn không được ưa chuông, đã ép buộc người dân phải phản bội lại ngay chính những người mà thường là thân thiết nhất đối với họ ra sao.

Tiến sĩ Matt Killingsworth có nhiều khảo cứu về bất đồng chính kiến và phe đối lập tại các nước cựu cộng sản Trung và Đông Âu, ông còn nghiên cứu luật pháp về chuyển đổi thể chế tại Ba Lan và Tiệp Khắc cũ, cũng như tính hợp pháp chính trị của chế độ cộng sản ở Liên Xô, Tiệp Khắc và Ba Lan.
Source: BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.094 giây.