logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 27/06/2014 lúc 07:32:37(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Cô Đỗ Thị Minh Hạnh, một trong ba nhà hoạt động công đoàn bị bắt năm 2010, đã được trả tự do. Hai người hiện vẫn còn bị giam giữ là anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương. dr

Theo tin từ thân nhân của cô Đỗ Thị Minh Hạnh, nhà hoạt động công đoàn trẻ tuổi này đã được trả tự do từ chiều qua 26/06/2014 và hiện cô đang trên đường về nhà ở Lâm Đồng. Đây là một thông tin ý nghĩa trong lúc giới hoạt động dân chủ đang vận động cho việc thành lập Công đoàn độc lập tại Việt Nam.

Trao đổi với RFI Việt ngữ qua điện thoại viễn liên, một người thân của Đỗ Thị Minh Hạnh cho biết vào lúc 18 giờ chiều qua cô đã gọi điện thoại báo tin cho gia đình là đã được trả tự do và đang trên đường về nhà. Vì đi xe từ Hà Nội đến Di Linh mất nhiều thời gian, nên dự kiến ngày mai Minh Hạnh mới về đến nơi ; gia đình sau khi được tin vui này đang chuẩn bị đón tiếp.

Cô Đỗ Thị Minh Hạnh sinh năm 1985, nguyên là sinh viên Cao đẳng Kinh tế, từng tham gia các phong trào công nhân biểu tình và đình công để đòi tăng lương và bảo đảm an toàn lao động. Cô bị bắt vào tháng 2/2010 vì rải truyền đơn kêu gọi công nhân một công ty giày da ở Trà Vinh đình công, và ngày 27/10/2010 bị kết án 7 năm tù giam với tội danh « phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân » theo điều 89 Luật Hình sự.

Theo Human Right Watch, thì tất cả những gì mà Đỗ Thị Minh Hạnh cũng như hai nhà hoạt động trẻ tuổi khác cùng bị kết án trong vụ này là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng (sinh 1981, án 9 năm tù) và Đoàn Huy Chương (sinh 1985, 7 năm tù) « chỉ là khẳng định quyền của công nhân Việt Nam trong việc tổ chức, nhóm họp và bãi công một cách ôn hòa để đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc ».

Theo một nhà bình luận tên tuổi ở Saigon, việc Đỗ Thị Minh Hạnh được phóng thích là một sự kiện có ý nghĩa trong thời điểm đang có đợt vận động thành lập Công đoàn độc lập tại Việt Nam. Đầu tháng Sáu, lần đầu tiên 16 tổ chức xã hội dân sự đã lên tiếng đòi hỏi cần có ngay một tổ chức bảo vệ quyền lợi công nhân, do chính công nhân thành lập. Bên cạnh đó, mới đây 153 dân biểu Mỹ cũng đã đồng ký tên vào lá thư gởi cho đại diện thương mại Hoa Kỳ yêu cầu trả tự do cho nhà hoạt động công đoàn trẻ tuổi này.
Theo RFI
xuong  
#2 Đã gửi : 27/06/2014 lúc 07:53:30(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh được trả tự do
UserPostedImage
Chân dung tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh qua nét vẽ của hoạ sĩ Trần Lân - Paris. Courtesy Hoạ sĩ Trần Lân

Đỗ Thị Minh Hạnh, người bị kết án 7 năm tù vì hoạt động đấu tranh cho quyền lợi công nhân và dân oan, được trả tự do và đang trên đường từ trại giam Thanh Xuân Hà Nội về nhà.

Từ Di Linh, Lâm Đồng, ông Đỗ Ty cha của Đỗ Thị Minh Hạnh cho biết tin vui này:

“Hôm qua Hạnh báo về là công an đang đưa về nhà. Báo buổi tối nên có thể ngày mai mới đến nhà. Cháu vui lắm.

Tôi đi thăm cháu cách đây 20 ngày thì cháu cũng có báo sẽ được trả tự do. Sức khỏe có đỡ hơn, và về nhà nghỉ ngơi rồi sẽ đi khám để chữa bệnh.”

Đỗ Thị Minh Hạnh bị bắt hồi tháng hai năm 2010 với cáo buộc cùng với hai người khác là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương xúi giục cả chục ngàn công nhân Công ty giày Mỹ Phong tại Trà Vinh tiến hành đình công.

Phiên tòa diễn ra vào ngày 27 tháng 10 năm 2010 tuyên án Đỗ Thị Minh Hạnh 7 năm tù giam về tội danh ‘phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân’ theo điều 89 Bộ Luật hình sự Việt Nam. Trong vụ án này Nguyễn Hoàng Quốc Hùng bị tuyên án 9 năm tù, Đoàn Huy Chương 7 năm tù. Tòa phúc thẩm vào ngày 18 tháng 3 năm 2011, y án với cả ba người.

Đỗ Thị Minh Hạnh đã bị chuyển qua các trại giam ở Trà Vinh, Long An, Bình Thuận, Đồng Nai và trại cuối cùng là Thanh Xuân, Hà Nội.

Bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của Đỗ Thị Minh Hạnh đã đến các nước như Hoa Kỳ, Đức, Australia để kêu cứu cho con bà suốt thời gian gần đây.
Theo RFA
xuong  
#3 Đã gửi : 27/06/2014 lúc 07:54:48(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đỗ Thị Minh Hạnh đang trên đường về nhà?

Đỗ Thị Minh Hạnh đã ra tù, hiện xe của công an đang áp giải cô từ trại giam Thanh Xuân (Hà Nội) về nhà bố mẹ tại Di Linh, Lâm Đồng (Địa chỉ: 11 Bis, Nguyễn Thị Minh Khai, tổ 4, khu 5, huyện Dinh Linh, tỉnh Lâm Đồng). Thông tin này vừa được ông Đỗ Ty, ba của Hạnh xác nhận và cho biết: Đêm hôm qua (26/6/2014), Hạnh có gọi điện thoại về nhà và thông báo xe đã đến Nghệ An. Dự kiến ngày mai (28/6/2014), Hạnh sẽ về đến nhà.


Dù vậy, mẹ Hạnh là bà Trần Ngọc Minh tỏ ra khá thận trọng trước thông tin trên, vì trước đó gia đình đã bị công an lừa gạt nhiều lần tương tự. “Chỉ khi nào nhìn thấy Hạnh bước vào nhà bằng xương bằng thịt thì gia đình mới tin đó là sự thật”, bà Minh nói trong sự bồn chồn thấp thỏm.


Lúc 22 giờ tối ngày 27/6, thời điểm bản tin này đang được cập nhật, hoàn toàn không có bất cứ thông tin gì thêm. Gia đình vẫn tiếp tục ngóng trông từng giây từng phút đón chào sự trở về của Hạnh.


Trong buổi thăm gặp gia đình hồi đầu tháng 6, Đỗ Thị Minh Hạnh cho biết phía CA trại giam đã ra điều kiện: Nếu Hạnh đồng ý ký tên vào một số giấy tờ do CA soạn sẵn thì sẽ được trả tự do. Tuy nhiên, Đỗ Thị Minh Hạnh đã thẳng thắn từ chối yêu cầu này.

Đỗ Thị Minh Hạnh bị CA bắt giam vào ngày 23/02/2010 và bị kết án 7 năm tù giam sau khi cô cùng hai người bạn là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương tham gia hỗ trợ công nhân đình công.


Tính đến thời điểm hiện tại, Đỗ Thị Minh Hạnh đã phải ở tù 4 năm 4 tháng, tình trạng sức khỏe rất yếu do thường xuyên bị CA hành hạ, trả thù trong suốt thời gian bị giam giữ.
Theo Danlambao
xuong  
#4 Đã gửi : 27/06/2014 lúc 06:21:39(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đỗ Thị Minh Hạnh - Cánh chim báo bão đã sải cánh tự do!

Không còn là tin đồn nữa. Khi chính một nữ cựu tù nhân lương tâm còn trong vòng quản chế như Phạm Thanh Nghiên nghẹn ngào cho tôi biết, và chính anh Đỗ Ty – cha của Hạnh – xác nhận qua điện thoại, thì mọi ngờ vực đều tan biến.


Chiều muộn ngày 27/6/2014, Đỗ Thị Minh Hạnh – cánh chim báo bão những năm về trước – đã làm cộng đồng dân chủ trong nước và hải ngoại tràn ngập một niềm vui khó tả: cô vừa được tự do!


Hạnh đang trên đường về nhà!

Hầu tương tự như trường hợp của “người tù xuyên thế kỷ” Nguyễn Hữu Cầu, những tin tức đầu tiên về việc Minh Hạnh có thể được “cho về” đã xuất hiện cách thời điểm trả tự do khoảng một tháng. Và trong khoảng thời gian một tháng ấy, “họ cố ép tôi ký bản nhận tội, nhưng tôi nói rõ với họ là tôi không ký vì tôi không có tội gì hết!” – tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu thản nhiên thuật lại và còn ngâm nga bài thơ “Con bò kéo xe” của ông.


Cách đây chưa đầy một tuần, những thông tin từ gia đình Đỗ Thị Minh Hạnh và người mẹ vận động không mệt mỏi cho cô như đã cảnh báo về ý đồ “giấy nhận tội”. Lẽ đương nhiên, ai cũng hiểu đó là quán tính của một chính thể chưa thể quen với quán tính bắt buộc phải thừa nhận sai lầm khi bắt người, nhất là khi người đó lại chỉ đấu tranh cho quyền lợi của công nhân Việt Nam chứ chẳng hề nhắm tới động cơ lật đổ chế độ hiện hành.


Vào buổi sơ khai của phong trào đấu tranh công nhân, hành động chính quyền bắt ba người tranh đấu Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng cũng tràn sắc máu nguyên thủy. Không một ai được thanh minh, cũng chưa từng có một dấu hiệu thỏa hiệp nào của Nhà nước Việt Nam với nhu cầu công đoàn độc lập quá sức bức bối.


Khác hẳn với giờ đây…

Giờ đây, gần 1.000 cuộc đình công của công nhân diễn ra hàng năm tại nhiều vùng ở Việt Nam đã đủ chứng minh cho tính “ưu việt” đến thế nào của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam – một cơ quan công quyền nhưng trung gian để trực tiếp hưởng 2% trên tổng quỹ lương doanh nghiệp và cũng ăn vào công sức lao động của công nhân, một tổ chức “đại diện cho quyền lợi của công nhân” song đã chưa từng chấp nhận bất kỳ một cuộc đình công nào trên toàn quốc, ngược hẳn với mối giao hảo chung chịu của họ với giới chủ doanh nghiệp.


Giờ đây và khác hẳn với thời kỳ làn sóng công nhân tranh đấu bị đàn áp, chính thể cầm quyền ở Việt Nam đang phải dần chấp nhận đòi hỏi về định chế công đoàn độc lập do người Mỹ và phương Tây đặt lên bàn đàm phán Hiệp định TPP. Không phải vô cớ mà cũng vào tháng Sáu này, hơn 150 dân biểu quốc hội Mỹ đã đồng gửi thư kiến nghị cho Đại diện thương mại Hoa Kỳ về “không TPP nếu không có công đoàn độc lập” và “Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Đỗ Thị Minh Hạnh”.


Cũng không phải vô cớ mà kịch bản cánh chim báo bão Đỗ Thị Minh Hạnh được trả tự do vô điều kiện không chỉ là niềm vui bất ngờ của cô và gia đình, mà còn khiến bật lên một tia hy vọng lớn lao hơn nhiều: đã có tín hiệu về một khả năng nào đó tổ chức công đoàn độc lập được chính quyền “thí điểm” ở Việt Nam trong vài năm tới.


Hãy khóc…

Nếu có thể nhớ lại, hãy nên so sánh những bước chân của Hạnh bần thần ra khỏi phòng giam với không khí òa vỡ của đám đông vào tháng 8/2013, khi nữ sinh áo trắng Phương Uyên đột ngột được phóng thích ngay tại tòa Long An. Để sau tháng Tám ấy là một sự chuyển mùa dân chủ ở Việt Nam, nơi mà tiếng chim hót dân sự đã không còn bị vùi dập quá tàn nhẫn.


Cánh chim báo bão Minh Hạnh hẳn cũng như vậy thôi. Phía trước không chỉ là bầu trời tự do với riêng cô, mà một chân trời mới đang hé rạng cho các tổ chức xã hội dân sự ở đất nước đầy cam go này, nơi mà mới đây 16 tổ chức dân sự đã tiếp bước Hạnh để ra một tuyên bố về sự cần kíp xây dựng tổ chức công đoàn độc lập cho 5 triệu công nhân Việt Nam.


Hạnh hãy khóc đi, những giọt nước mắt siết bao ơn nghĩa với Người Mẹ và Dân Tộc…


Phạm Chí Dũng


* Ghi chú: Tôi xin mạn phép ghi lại số điện thoại của ông Đỗ Ty - ba của Minh Hạnh - để mọi người chia vui với gia đình cô: 0976059842
xuong  
#5 Đã gửi : 28/06/2014 lúc 11:33:52(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đỗ Thị Minh Hạnh đã về đến nhà
UserPostedImage
Lúc 18 giờ tối nay, 28/6/2014, Đỗ Thị Minh Hạnh đã về đến nhà ba mẹ ruột cô tại địa chỉ 11 Bis, Nguyễn Thị Minh Khai, tổ 4, khu 5, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.

Được biết, công an trại giam áp giải Hạnh từ nhà tù Thanh Xuân (Hà Nội) từ đêm hôm 26/6. Sau 2 ngày 2 đêm, xe công an chở Hạnh về đến Lâm Đồng vào tối ngày 28/6. Tại nhà, phía công an lập biên bản yêu cầu gia đình xác nhận rằng Đỗ Thị Minh Hạnh vẫn khỏe mạnh, tuy nhiên gia đình cô đã từ chối ký tên vào biên bản này.

Đỗ Thị Minh Hạnh sức khỏe yếu và khá mệt sau quãng đường dài. Tuy nhiên, giọng nói cô vẫn đầy lạc quan và vui vẻ.

Trao đổi với Danlambao, ông Trần Ngọc Thành - chủ tịch Liên Đoàn Lao Động Việt nói: "Tất cả anh em trong Lao Động Việt đều rất vui mừng trước thông tin Đỗ Thị Minh Hạnh ra tù. Hiện nay, phong trào đấu tranh tại Việt Nam có nhiều biến động, đây cũng là cơ hội để Hạnh có thêm nhiều sự đóng góp và cống hiến cho phong trào".

"Cùng với nỗ lực bảo vệ quyền lợi người lao động tại Việt Nam, Liên Đoàn Lao Động Việt Tự do sẽ vẫn tiếp tục đấu tranh đòi trả tự do vô điều kiện cho Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương và tất cả các tù nhân lương tâm tại Việt Nam", ông Trần Ngọc Thành nhấn mạnh.

Danlambao
phai  
#6 Đã gửi : 28/06/2014 lúc 10:12:57(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cô Đỗ Thị Minh Hạnh trả lời RFA ngay sau khi ra tù

UserPostedImage
Cô Đỗ Thị Minh Hạnh (trái) tại nhà riêng sau khi ra tù.

Sau ba năm bị giam cầm qua nhiều trại tù khác nhau, nhà hoạt động công đoàn trẻ tuổi Đỗ Thị Minh Hạnh vừa được trả tự do hôm thứ Sáu 27 vừa rồi. Từ Paris, thông tín viên Tường An của Đài Á Châu Tự Do đã có cuộc phỏng vấn đặc biệt với Cô Đỗ Thị Minh Hạnh, mời quý vị theo dõi:

Vì quê hương đất nước

Đỗ Thị Minh Hạnh, người tù nhân lương tâm, nhà hoạt động công đoàn vừa được trả tự do ngày 27 tháng 6 năm 2014.

Đỗ Thị Minh Hạnh bị bắt ngày 23 tháng 2 năm 2010 cùng với hai người bạn đồng hành là và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương, cô bị tuyên án 7 năm tù trong phiên phúc thẩm ngày 18 tháng 3 năm 2011. Lúc đó cô vừa tròn 26 tuổi.

Trong hơn ba năm trời, Hạnh đã bị chuyển đi 5 trại giam : Trà Vinh, Long An, Bình Thuận, Đồng Nai và Thanh Xuân.

Cuộc đời hoạt động của Hạnh không có những dấu chấm xuống hàng. Nó là một chuỗi dài tất bật khi cô nhìn quanh chỉ thấy những người nghèo khổ và bất công xã hội. Cuối năm 2003, khi mơ ước vào trường đại học luật không thành, Hạnh chuyển qua học Công Nghệ thông tin, rồi cao đẳng kinh tế. Dùng kiến thức tin học của mình để tìm hiểu thêm về thực trạng quê hương. Những đêm gục đầu khóc bên bàn vi tính cũng là lúc Hạnh trải lòng cùng bạn bè trên các diễn đàn tranh đấu về tinh thần yêu nước, về những hiểm họa Trung Quốc mà cô đã nhận thức rất sớm.

Theo bạn bè và những người thân thuôc, Hạnh rất thương người: khi còn trẻ cô thường hỗ trợ vật chất cho bạn học. Không dừng lại ở những hoạt động nhân đạo, năm 2005, Hạnh đã bắt đầu dấn thân hơn nữa khi ý thức được chỉ có tự do dân chủ mới đem lại công bằng xã hội. Trong Nam, Hạnh gặp kỹ sư Đỗ Nam Hải, Tạ Phong Tần. Ra Trung gặp linh mục Nguyễn văn Lý, linh mục Phan Văn Lợi. Lặn lội ra Bắc gặp Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, và tại đây, lần đâu tiên trong đời. người con gái nhỏ bé đã bị nếm mùi của bốn bức tường lao lý.

Tháng 4 năm 2009, cùng với hai người bạn trẻ khác, Hạnh đã lặn lội lên cao nguyên Đắc Nông để chụp những bức ảnh đầu tiên của khu Bauxit Nhân Cơ. Cô cũng đã tiếp tay chuyển tải thông tin từ trong nước cho các cơ quan truyền thông hải ngoại.

Cuối năm 2009, Hạnh đã bán tất cả tài sản nhỏ bé của mình để cùng người bạn trai là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng sang Mã Lai tham dự đại hội kỳ 2 của Ủy Ban Bảo Vệ người lao động Việt Nam. Chuyến đi để lại cho Hạnh và cho những người thương yêu Hạnh vô vàn kỷ niệm.

Trở lại Việt Nam, Hạnh cùng Hùng và Chương đã đi vào những nhà máy, tìm gặp và giúp đỡ cho công nhân về quyền lao động, rải tờ rơi đòi quyền lợi cho công nhân, giúp đỡ các công nhân tổ chức đình công . Đỉnh điểm của các cuộc biểu tình này là cuộc đình công của hơn 10.000 công nhân tại công ty giầy gia Mỹ Phong, Trà Vinh.

Ngày 23/2/2010, khi Hạnh về Di Linh để làm giấy chứng minh nhân dân, chuẩn bị thi lớp trung cấp kế toán thì bị bắt. Và để trả giá cho giấc mơ công đoàn là cái án 7 năm tù dành cho người con gái mang tên Đỗ Thị Minh Hạnh. Hai người bạn đồng hành là Hùng cũng bị kết án 9 năm tù và Chương 7 năm tù.

Vui mừng đoàn tụ
Vừa trở về nhà ở Di Linh tối ngày 28 tháng 6, nơi mà Ba Hạnh và những người thân đang tụ tập để chờ đón cô, Hạnh cho biết nỗi vui mừng của mình:

“Dạ, con mới đi về, còn hơi mệt, nhưng vui nên cái mệt mình cũng quên đi hết rồi. Nói chung thì mệt thì có mệt, nhưng mọi thứ đi qua hết rồi. Bây giờ con chỉ muốn hăng say được nói chuyện với những người mà con yêu thương thôi.”
Trong thời gian ở tù, Hạnh đã phải chịu nhiều chứng bệnh khác nhau: đau khớp xương, tai bị ù, và nhất là gần đây, khám phá khối u từ trong ngực. Hạnh nói về sức khoẻ hiện tại của cô:

“Sức khoẻ của con nói chung thì hôm bữa đi khám, người ta nói có 2 cái nang ở ngực, nhưng mà nói là không có vấn đề gì nên chắc con cũng nghĩ là không sao đâu ạ, họ nói cũng lành tính thôi. Về khám, nếu bác sĩ giỏi thì lấy ra, nếu không thì để đó, sau này nó tan được thì tan chứ nó không phát triển.”

Trong gia đình, Hạnh là một đứa con có hiếu, ngoài xã hội, cô là một người bạn tốt và trong tù, cô tận tình săn sóc cho những người bạn đồng cảnh ngộ nhưng kém may mắn hơn mình, hỗ trợ về tinh thần cũng như vật chất và động viên họ trong những ngày khốn khó, trong đó phải kể đến chị Mai thị Dung và những người bạn tù khác. Cô nói:

“Nói chung giúp thì cũng có nhiều chứ không phải chỉ trường hợp đó, có những người bạn nữa, động viên, giúp đỡ cho những người bạn sống tốt hơn chứ không thể nào sống đi xuống được, không để những cái tiêu cực làm đi xuống được, phải sống phấn đấu hơn.”

Ngoài những tổ chức Việt Nam như Mạng Lưới Nhân quyền, Lao Động Việt, Quỹ Tù Nhân Lương Tâm, BPSOS, VETO, còn rất nhiều tổ chức, cá nhân khác tiếp tay bằng cách này hay cách khác vận động cho tự do của Hạnh.

Bên cạnh đó, các tổ chức Nhân quyền quốc tế: Human Right Wacht, Amnesty International, Fredom Now cũng đã thúc dục cho quá trình trả tự do cho Hạnh. Đầu năm 2014, 11 dân biểu Mỹ và giữa tháng 5, 7 dân biêu Úc đồng ký tên gửi thư cho các vị nguyên thủ Việt Nam kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho Hạnh. Cuối tháng 5 vừa qua, 153 dân biểu Mỹ cũng đã gửi thư cho đại diện thương mại Hoa Kỳ yêu cầu tổ chức này lên tiếng đòi trả tự do cho nhà hoạt động công đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh.

Dân biểu Mỹ Christ van Holland và dân biểu Đức Sabine Bätzing-Lichtenthäler đã nhận đỡ đầu cho Đỗ thị Minh Hạnh.

Dân biểu Frank Wolf đã gọi Hạnh là một người “đặc biệt can đảm” và ông hãnh diện vì cô ấy đã tranh đấu cho quyền lao động của công nhân.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.124 giây.