Biểu diễn phá mìn, trước một hội nghị quốc tế về chống mìn cá nhân. REUTERS/Samrang Pring
Washington thông báo sẽ không chế tạo thêm mìn chống cá nhân. Mặc khác, Mỹ sẽ tham gia hiến chương Ottawa, có hiệu lực từ năm 1999, cấm chế tạo, sử dụng loại vũ khí sát thương vô hình này, mà phần lớn nạn nhân là thường dân.
Nhận hội nghị quốc tế bài trừ mìn chống cá nhân đang diễn ra tại Maputo, Mozambic, Nhà Trắng thông báo sẽ không « cung cấp hay thay thế lượng mìn chống cá nhân trong kho đạn của quân đội Mỹ ». Tham dự hội nghị Maputo, phái đoàn Mỹ cũng đã nói rõ ý định của chính phủ tìm giải pháp « phù hợp với theo yêu cầu của Hiến chương Ottawa » tức là cấm sử dụng , tích trữ sản xuất mìn chống cá nhân và để chuẩn bị để « gia nhập » trong tương lai không xa .
Hiện nay Hoa Kỳ là thành viên duy nhất của Liên minh Bắc Đại Tây dương NATO chưa ký hiến chương Ottawa.
Bốn nước lớn khác là Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Pakistan vẫn luôn từ chối không ký kết.
Tuy chưa ký kết nhưng Hoa Kỳ cho biết đã chi phí 2,3 tỷ đôla hỗ trợ cho 90 nước thi hành chương trình phá mìn từ năm 1993 đến nay.
Theo Tổ chức thiện nguyện Handicap International, từ khi hiến chương này có hiệu lực vào tháng ba năm 1999 số nạn nhân thương vong vì loại mìn vô hình đã giảm đến 80%. Tình đến nay 161 nước tham gia và đã phá hủy 70 triệu mìn.
Mozambic, Cam Bốt là những nước đã và vẫn còn tiếp tục trả giá rất đắt, mặc dù hòa bình đã vãn hồi.
Theo RFI