logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 06/07/2014 lúc 06:55:30(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Biểu tình chống Tầu Cộng ở Hoa Thịnh Đốn


UserPostedImage

Hoa Thịnh Đốn (Tin tổng hợp): Hàng ngàn người Việt ở khắp nơi đã về Hoa Thịnh Đốn vào ngày thứ bảy 6 tháng 7, để tham dự “ngày cho biển Đông và Nhân Quyền”.

Các đoàn xe bus chở những người Việt từ khắp nơi đã đến khu thương xá Eden Center vào sáng thứ bảy, chuẩn bị cho cuộc biểu dương lực lượng. Hàng hàng cờ vàng ba sọc đỏ, cùng với những biểu ngữ của các đoàn biểu tình đến từ các nơi như New Jersey, Pensylvania,, và cả Canada

Đoàn biểu tình đã đến biểu tình trước tòa đại sứ Trung cộng ở Hoa Thịnh Đốn, để phản đối việc Trung cộng đặt giàn khoan trong lãnh hải Việt Nam trong âm mưa xâm chiếm đất đai và tài nguyên.

Sau đó đoàn xe bus đã chở những người biểu tình đến tòa đại sứ cộng sản VN, để phản đối chính sách hèn nhát với giặc tàu, ác với dân của cộng sản VN.

Sau cuộc biểu tình, một chương trình văn nghệ “hát cho biển Đông và Quyền Con Người” đã diễn ra ở Fredom Plaza, với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ ASIA như nhạc sĩ Trúc Hồ, Nguyên Khang, Đoàn Phi, Đặng Thế Luân, Ngọc Minh..

Theo Thời Báo

Sửa bởi người viết 07/07/2014 lúc 08:54:07(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#2 Đã gửi : 06/07/2014 lúc 07:01:25(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Người Việt ở Áo biểu tình lần 2

UserPostedImage
Biểu tình hôm nay, 6/7 ở Vienna (Cộng hòa Áo)
Khoảng 300 người Việt đã xuống đường tuần hành chống Trung Quốc ngày hôm nay, ở thủ đô Vienna (Cộng hòa Áo). Đây là lần thứ 2 cộng đồng biểu tình, sau lần thứ nhất diễn ra hôm 18/5. Đoàn người đã diễu hành qua các tuyến phố trung tâm, nơi có đông khách du lịch, tới cửa nhà hát giao hưởng quốc gia rồi tập trung trước cổng đại sứ quán Trung Quốc.

Lần trước, do chỉ biểu tình trước đại sứ quán nên không có nhiều người biết. Lần này, trên chặng đường dài khoảng 3km, đoàn tuần hành đã thu hút được thêm một số du khách và người quan tâm.

Thông điệp của cả 2 lần biểu tình vẫn là chống Trung Quốc. Anh Nguyễn Thế Dũng, một người đã sống trọn 30 năm ở Áo và tham gia cả 2 lần biểu tình cho biết, “về hô khẩu hiệu và hát hò thì cơ bản vẫn thế, như đòi hỏi Trung Quốc tôn trọng công ước quốc tế, rút giàn khoan, Việt Nam muôn năm.v.v. Tuy nhiên lần này chỉ hát quốc ca, và khẩu hiệu không dính dáng đến HCM như lần trước có người đã xướng cá bài “Như có BH trong ngày vui đại thắng”.

Quan trọng là nội dung chứ không phải hình thức

Ở cả 2 lần biểu tình, đoàn người đều sử dụng cờ đỏ, chứ không phải cờ vàng hay pha trộn giữa đỏ và vàng như lác đác vẫn thấy ở một số cộng đồng có sự sinh sống của kiều dân cả 2 miền Bắc – Nam. Trả lời về điều này, anh Dũng cho rằng, quan trọng là nội dung, chứ không phải là hình thức.

Anh cũng cho biết, lý do không có mặt cờ vàng là vì cộng đồng cờ vàng ở đây rất thờ ơ với vận tình đất nước, sống xa cách và ít quan tâm.

Tuy nhiên, cũng có một số người đã chọn giải pháp ngồi nhà vì không muốn tham dự một cuộc biểu tình với sắc cờ đỏ.

Được biết đây là cuộc biểu tình do một cá nhân khởi xướng, với sự tham gia của hội Phụ nữ, hội Sinh viên ở Áo. Áo là nơi có khoảng 5000 người Việt sinh sống, trong đó riêng Vienna có khoảng 3000. Đa số cộng đồng có đời sống và công ăn việc làm ổn định và mang quốc tịch Áo.

Nhiều nước ở Châu Âu đã biểu tình lần thứ 2, kể từ khi Trung Quốc đem giàn khoan đặt vào vùng biển Việt Nam, như Séc, Đức, Ba Lan và hôm nay là Áo.

Theo Đàn Chim Việt
xuong  
#3 Đã gửi : 07/07/2014 lúc 08:13:04(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Biểu tình chống Trung Quốc ở Hong Kong

UserPostedImage
Cuộc biểu tình diễn ra hôm Chủ nhật 6/7 (ảnh của Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng)

Hàng chục người Việt Nam ở Hong Kong xuống đường hôm Chủ nhật 6/7 trong cuộc tuần hành lần thứ tư phản đối chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông.

Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng nói khoảng 40 người, một số mặc quân phục hải quân và lục quân của Việt Nam, một số phụ nữ mặc áo dài, đã tuần hành từ khu hành chính đặc khu ở Tamar, Admiralty, tới tòa nhà China Resources ở Wan Chai, nơi có văn phòng đối ngoại của Trung Quốc.

Họ mang cờ đỏ sao vàng, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và các biểu ngữ trên đề: "Trung Quốc phải chấm dứt đe dọa cảnh sát biển Việt Nam" và "Hoàng Sa là của Việt Nam".

Đoàn biểu tình cũng phát quốc ca và các khúc quân hành của Việt Nam qua loa phóng thanh.

Việc Trung Quốc chuyển giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển nằm trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã khơi lên một làn sóng biểu tình chống Trung Quốc ở trong nước và trong cộng đồng Việt kiều trên thế giới.

Một số cuộc biểu tình chuyển thành bạo lực, làm ít nhất bốn người Trung Quốc thiệt mạng.

Một người trong ban tổ chức cuộc tuần hành ở Hong Kong hôm 6/7, bà Annie Mo Pak-fung, nói với Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng: "Chúng tôi muốn nói với tất cả mọi người rằng các quần đảo [Hoàng Sa và Trường Sa] thuộc về Việt Nam".

"Chính phủ Trung Quốc rất ngạo ngược, chúng tôi chỉ muốn hòa bình trong lãnh hải của chúng tôi."

Lần đầu tiên người Việt ở Hong Kong xuống đường là vào tháng Năm, ngay sau sự kiện giàn khoan 981. Sau đó đã có tiếp hai cuộc tuần hành, một cuộc vào ngày 4/6 là ngày kỷ niệm sự kiện Thiên An Môn.
Theo BBC

xuong  
#4 Đã gửi : 07/07/2014 lúc 08:14:18(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Khi cộng đồng cờ đỏ xuống đường
UserPostedImage
Cuộc biểu tình ở Ba Lan có thêm các sắc xanh, trắng và áo No-U cùng những người vận động dân sự. Ảnh Nguyễn Trung

Cả 2 lần biểu tình ở Ba Lan, khi những bài tường thuật được đưa lên mạng, người viết cũng như Ban biên tập Đàn Chim Việt hứng trọn những loạt gạch đá của độc giả. Độc giả ở đây có lẽ đa phần sinh sống ở Mỹ và không rõ họ đã lần nào đặt chân tới Đông Âu hay chưa và có hiểu gì về cộng đồng người Việt ở đây hay không.

Đông Âu nói chung và Ba Lan nói riêng là sân sau của chế độ cộng sản Hà Nội. Theo một số nhận xét của ngay chính những người trong cuộc, thậm chí họ còn “đỏ” hơn cả những người đang sinh sống tại Việt Nam. Trong những năm qua, trong lúc ở quốc nội, ngày càng nhiều người, nhất là những người trẻ dấn thân cho dân chủ, cho nhân quyền, thì ở cộng đồng chừng vài trăm ngàn người ở Đông Âu này, sự chuyển động là rất ít, là không đáng kể. Trong lúc ở Việt Nam, hết lần này tới lần khác, dù bị đàn áp bắt bớ, bị đánh đập, giam cầm, những người cổ vũ cho xã hội dân sự vẫn xuống đường tuần hành phản đối Trung Quốc; thì ở Ba Lan – cái nôi của cuộc cách mạng Nhung – những bước chân của người Việt mới rụt rè xuống đường lần đầu tiên hôm 18/5 trong một cuộc biểu tình với tiêu chí ‘phi chính trị’.

Các nhóm dấn thân cho dân chủ ở các nước đông Âu- trải qua bao năm hoạt động- vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Ba Lan có nhóm Đàn Chim Việt và một vài người nữa tuy không thuộc nhóm này nhưng cũng hoạt động rất tích cực. Séc có nhóm Văn Lang, cũng mới ra mắt vài năm nay, sau nhiều năm hoạt động lẻ tẻ. Thành viên của Văn Lang đang dần tăng lên, nhưng trên thực tế vẫn là nhóm rất nhỏ bé so với cả cộng đồng 60-70 ngàn người Việt ở Séc.

Nga và Ucraina không nghe thấy bất kỳ một nhóm hoạt động dân chủ nào. Một vài cá nhân đôi khi lên tiếng, nhưng những tiếng nói của họ hoàn toàn lẻ loi, lạc lõng và khác biệt chính kiến ngay với chính cộng đồng của mình.

Giữa 2 làn đạn
Điều trớ trêu là những nhóm nhỏ được cho là tiến bộ này bị cả 2 phía, trong nhiều năm qua, trù dập, chửi bới đến nỗi nhiều người mất hết kiên nhẫn. Phía nhà nước Việt Nam thì quá dễ hiểu, họ có trong tay quyền sinh sát. Đơn giản và hiệu quả nhất là không cho về Việt Nam.

Khác với những di dân ở Mỹ, hầu hết người Việt Đông Âu đều thuộc dạng ‘chân trong chân ngoài’, đa số không hoặc chưa muốn chọn mảnh đất này làm nơi ăn đời ở kiếp. Phần lớn, bằng lao động của mình, gom góp tiền bạc gửi về Việt Nam, mua nhà mua cửa, đầu tư vào nhiều lĩnh vực kinh doanh, sản xuất khác nhau để một ngày nào đó khi cuộc sống ở nước ngoài khó khăn thì té về; hoặc đơn giản trở về khi tuổi già, để sống những ngày còn lại trên quê hương.

Chính vì nắm thóp được điều này, nên con bài ‘không cho về Việt Nam’ là rất hiệu nghiệm, ai cũng sợ rơi vào cuốn sổ đen này. Đa số còn cha mẹ già, thậm chí vợ con gia đình ở Việt Nam và tài sản mà họ đã bao năm tích cóp, gầy dựng.

Con bài khác nữa là không gia hạn hay cấp hộ chiếu Việt Nam cho những đối tượng mà nhà nước không thích, không hoan nghênh. Điển hình cho trường hợp này là Tôn Vân Anh và Đỗ Xuân Cang. Cả 2 đều bị từ chối gia hạn hộ chiếu dù họ chưa bao giờ bị tước quyền công dân Việt Nam. Không có giấy tờ, biến thành người vô tổ quốc sẽ khiến cho công việc làm ăn cũng như cuộc sống riêng tư của họ gặp nhiều khó khăn.

Một câu hỏi sẽ được đặt ra, tại sao mấy người đó bị trù dập như vậy, trong khi ở Mỹ, ở Úc người ta chống cộng ầm ầm, chửi cộng như hát hay và vẫn đi về Việt Nam thoải mái. Đó là điều khác biệt. Người ta không thể ngăn chặn một cộng đồng với hàng trăm ngàn người chống cộng, chống triền miên từ năm này qua năm khác, thập niên này qua thập niên khác; nhưng lại tiêu diệt những mầm mống ở một cộng đồng vốn luôn được coi như sân sau của chế độ.

Sự trù dập này chủ yếu mang tính răn đe cộng đồng, răn đe một đám đông dường như chưa bao giờ thoát ra khỏi sự sự hãi và lệ thuộc.

Không ‘tị nạn cộng sản’
Nhiều người ở Mỹ đã ngộ nhận rằng, cứ cộng đồng hải ngoại có nghĩa là tị nạn cộng sản. Điều đó có thể đúng ở đâu đó, nhưng dứt khoát không đúng ở đây – Ba Lan hay Đông Âu. Mặc dù chưa có một thống kê mang tính xã hội học nào liên quan tới nguyên nhân tị nạn của cộng đồng Việt Nam tại Ba Lan nhưng qua những tiếp xúc cá nhân, thì đại đa số không thừa nhận sự ‘tị nạn cộng sản”hay ‘tị nạn chính trị’.

Đặc điểm nổi trội của cộng đồng ở đây là sinh trưởng ở miền Bắc, đa phần là con cháu cộng sản. Trong gia đình mỗi người, không bố mẹ thì ông bà hay cô dì chú bác đều là đảng viên, thậm chí đang nắm giữ những vị trí nào đó trong bộ máy chính quyền hiện tại. Họ có nhiều ràng buộc với chế độ, dù tình cảm có thể không còn. Sự chán ghét chế độ là có, thậm chí có nhiều trong những câu chuyện bên bàn trà, chén nước nhưng ít ai dám công khai biểu lộ quan điểm của mình và càng ít hơn nữa những người dám công khai đương đầu với chế độ Hà Nội.

Một điều đáng nói nữa, đây là cộng động cờ đỏ, nơi không những chính họ mà ngay cả ông bà hay bố mẹ họ có khi cũng chưa một lần nhìn thấy lá cờ nào khác biểu tượng cho quốc gia Việt Nam. Có những người thậm chí không biết tới sự có mặt của cờ vàng trong lịch sử dân tộc.

Bạn có thể nhảy dựng lên, có thể chửi thề hay văng tục, nhưng đó là chuyện của bạn. Thực tế cộng đồng ở đây là như vậy. Đại sứ quán có điện thờ bác Hồ, có lễ hô thần nhập tượng cho Bác với hàng chục vị áo cao mũ dài trong cộng đồng (trong số đó có những tiến sĩ đã ăn học và sinh sống ở Ba Lan tới 30 năm trời) khấn vái xì xụp. Chùa cũng có tượng đồng của bác Hồ và đâu đó trong các gia đình, vẫn có người treo ảnh bác. Ở một khu chợ bán lẻ nọ, có một ông ngày nào cũng thế, khi mở quầy bán hàng là thắp hương khấn vái, ông khấn ảnh bác Hồ. Mặc dù Ba Lan cấm kỵ chủ nghĩa cộng sản nhưng một số người Việt ở đây vẫn sinh hoạt đảng, đảng viên vẫn được kết nạp hàng năm.

Với khả năng hạn chế về ngôn ngữ, kênh truyền thông chính của không ít bà con vẫn là VTV4, VTV1 và không phải ai cũng hứng khởi với mấy trang web lề trái luôn thường trực những ý kiến chửi bới tục tĩu.

Với một cộng đồng như vậy, việc sử dụng cờ đỏ gần như là lẽ đương nhiên. Hạn chế bớt mầu đỏ, pha thêm các sắc mầu khác, không hát các bài hát cách mạng, không đem theo ảnh bác trong đoàn biểu tình đã là một cố gắng lớn của những người tổ chức rồi. Và, công bằng mà nói, cuộc biểu tình ở Ba Lan có nhiều sắc xanh nhất châu Âu, không đỏ lòe và hừng hực ‘khí thế cách mạng”như một số nơi khác.

UserPostedImage
Rừng cờ đỏ và ảnh bác trong cuộc biểu tình ở Berlin (Đức)

Những người vận động xã hội phải vận động trên cơ sở xã hội mà họ đang có, ở chính cộng đồng nơi họ đang sống chứ không phải theo chủ quan duy ý chí của mình. Bản thân các thành viên tổ chức cũng như một số người khác, khi vận động một cuộc xuống đường, họ đều biết rõ chuyện “cờ đỏ 1 sao, cờ đỏ 5 sao”, nguồn gốc “tỉnh Phúc Kiến” hay công hàm 1958 nó ngang dọc ra sao – mà không cần nhờ tới bất cứ sự dậy khôn nào – nhưng họ buộc phải đứng trước sự lựa chọn, hoặc biểu tình 1 mình, hoặc biểu tình cùng cộng đồng.

Cũng cần phải nói rằng, con số ‘giác ngộ’ trong cộng đồng không phải là ít qua sự sàng lọc của 2 lần biểu tình vừa qua, nhưng nó chưa đủ lớn để thay đổi cái nhìn của cả cộng đồng.

Thành công của cả 2 lần biểu tình là giúp cho một cộng đồng vốn thụ động và còn e ngại, sợ hãi, tham gia vào một hoạt động xã hội đặc trưng của chế độ dân chủ, thực thi quyền cơ bản của mình là quyền biểu tình. Nó giúp cộng đồng bước thêm 1 bước về phía trước và góp phần cải thiện hình ảnh của 1 cộng đồng khép kín trong con mắt người bản xứ.
UserPostedImage
Biểu tình chống TQ ở London (Anh)

UserPostedImage
Biểu tình chống TQ ở Paris -Pháp 5/2014

UserPostedImage
Ở Áo cũng đỏ rực – biểu tình ngày 6/7/2014. Ảnh Nguyễn Thế Dũng
Mạc Việt Hồng

© Đàn Chim Việt

Sửa bởi người viết 07/07/2014 lúc 09:00:42(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#5 Đã gửi : 07/07/2014 lúc 09:02:23(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cuộc Diễu Hành Lịch Sử Của Cộng Đồng Vietnam Hải Ngoại
VRNs (07.07.2014) - Sài gòn – Vào lúc 9 giờ sáng Washington DC ngày 06.07.2014, khoảng 9 giờ tối VN, có hơn 3000 Người Việt Hải Ngoại – đến từ khắp nơi trên nước Mỹ, cũng như khắp nơi trên thế giới… quy tụ về Trung Tâm Eden, WDC cùng nhau tham dự chương trình “Hát cho Biển Đông và Quyền Con Người”. Chương trình do nhạc sĩ Trúc Hồ, tổng giám đốc hãng truyền hình SBTN cùng với những người khác đứng ra tổ chức.

UserPostedImage
Phóng viên VRNs có mặt tại và tường trình lại sự việc:

“Hát cho Biển Đông và Quyền Con Người” đó là đề tài mà đi đâu bà con người Việt hải ngoại cũng nhắc đến trong những ngày gần đây. Có thể nói là người Việt Nam yêu quê hương, ai cũng muốn được tham dự chương trình này, nhưng không phải ai cũng có cơ hội tham gia bởi vì nhiều lý do khác nhau.

Theo thông báo của ban tổ chức chương trình “Hát Cho Biển Đông và Quyền Con Người”, sẽ khởi hành từ trung tâm Eden, tiểu bang Virgina lúc 10 giờ sáng, giờ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, 9 giờ sáng Pv VRNs đã thấy rất đông đồng bào người Việt từ khắp nơi đã đổ về Trung Tâm Eden. Tất cả đều muốn thể hiện một lòng yêu quê hương đất nước qua việc cùng nhau cất cao tiếng nói đòi chủ quyền biển đảo trước kẻ xâm lược Hoa Lục; cùng nhau lên án sự hèn hạ của chế độ Cộng sản Việt Nam và cùng nhau thể hiện khát vọng tự do dân chủ và nhân quyền cho nhân dân Việt Nam.

Đúng 10 giờ sáng, 5 chiếc xe bus của Ban tổ chức đậu tại Trung Tâm Eden, nhằm chuyên chở những người đi tham dự, đã kín chỗ và khởi hành tiến về Tòa đại sứ Hoa Lục. Từng đoàn xe của đồng bào đến từ các nơi cũng đồng hành tiến về điểm hẹn này.

UserPostedImage

UserPostedImage

10:30 sáng, khoảng hơn 1000 người đã tập trung trước Tòa Đại Sứ Hoa Lục, dương cao ngọn cờ Việt Nam Cộng Hòa và các biểu ngữ lên án sự xâm lăng của Hoa Lục cũng như đòi chủ quyền cho Việt Nam.

Buổi biểu tình bắt đầu với nghi thức chào cờ VNCH và tưởng nhớ những người đã hy sinh cho tổ quốc…

Trong lời phát biểu khai mạc, nhạc sĩ Trúc Hồ đã kêu gọi tinh thần đoàn kết của đồng bào khắp nơi cùng nhau thể hiện tinh thần yêu nước chống lại giặc ngoại xâm Hoa Lục và chế độ độc tài Cộng sản Việt Nam. Đó cũng chính là khát vọng của nhạc sĩ Việt Khang: “Già trẻ, gái trai, giương cao tay, chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược, bán nước Việt Nam”.

UserPostedImage

Đoàn biểu tình đã diễu hành 2 vòng trên con đường phía trước tòa đại sứ Hoa Lục. Tiếng hô vang đanh thép như “Đả đảo Trung Quốc Xâm Lược”, “China get out of Vietnam”,… đã làm sôi động cả khu vực quanh tòa Đại sứ Hoa Lục.

Rất đông các phóng viên và các đài truyền hình đến ghi hình và truyền hình trực tiếp buổi biểu tình.

Vào 11:30 sáng, đoàn biểu tình tiếp tục lên đường tiến về tòa đại sứ Việt Nam. Tòa đại sứ Việt Nam tọa lạc tại vòng xoay Sheridan, Washington DC.

Đoàn người biểu tình đã đứng tràn ngập trước vòng xoay Sheridan để phản đối chính sách nhu nhược của cộng sản Việt Nam đối với bá quyền Hoa Lục, đồng thời lên án chế độ cộng sản độc tài Việt nam trước chính sách đàn áp những người yêu nước và hoạt động cho tự do nhân quyền tại Việt Nam.

UserPostedImage

Tại đây bầu khí càng khí thế và quyết tâm khi hàng ngàn người cùng diễu hành vòng quanh vòng xoay, vừa đi vừa hô vang các khẩu hiệu đòi tự do, nhân quyền, tay giơ cao các biểu ngữ và ngọn cờ VNCH, thể hiện khát vọng tự do dân chủ cho quê hương Việtnam.

Trái với bầu khí rất khí thế của những người biểu tình, toà đại sứ Việt Nam cửa đóng then cài như nhà không người.

Phóng viên VRNs có mặt tại đây nhận xét: “Một điều rất khác so với các cuộc biểu tình ở Việt Nam đó là có rất ít sự hiện diện của cảnh sát. Chỉ có vài xe cảnh sát đậu xa xa đoàn biểu tình. Người biểu tình cũng không phải lo lắng sẽ bị đàn áp hay bị vu cáo là gây rối trật tự như những cuộc biểu tình trong nước.”

12:45 đoàn biểu tình tiếp tục lên xe tiến về Freedom Plaza cho chương trình đại nhạc hội.

Mặc dù trời nắng nóng, nhưng có khoảng hơn 2.000 người đã tập trung về Freedom Plaza để cùng nhau chia sẻ lòng yêu quê hương đất nước và khát vọng tự do dân chủ, nhân quyền cho đất nước Việt Nam thân yêu.
UserPostedImage

UserPostedImage

UserPostedImage

UserPostedImage

UserPostedImage

Nhạc sĩ Trúc Hồ phát biểu khai mạc chương trình. Anh đã nhắc lại tinh thần “Triệu con tim, một tiếng nói”, tinh thần đoàn kết cùng nhau “giơ hai tay, chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam”.

Thay mặt Ban Tổ Chức, nhạc sĩ Trúc Hồ chào đón sự hiện diện của đồng bào đến từ khắp nơi trên nước Mỹ, cũng như khắp nơi trên thế giới…

Những bài hát với tinh thần khát vọng tự do, dân chủ, hòa bình… lần lượt được các ca sĩ của trung tâm Asia thể hiện rất khí thế.

Chương trình có sự đóng góp của các vị chính giới Hoa Kỳ, những diễn giả từ các cộng đồng bạn đang bị Hoa Lục chiếm đóng, đàn áp, hoặc đe dọa xâm lấn.

Bên cạnh đó, cộng đồng tham dự cũng được nghe các bài phát biểu của các nhà hoạt động cho tự do, nhân quyền Việtnam trong và ngoài nước được ban tổ chức thu âm từ trước.
UserPostedImage

UserPostedImage

:45 chiều cùng ngày, chương trình Đại Nhạc Hội khép lại với bài “Việt Nam Ơi”, một tác phẩm được nhạc sĩ Trúc Hồ sáng tác cho chương trình này. Bài hát như đã đốt lên lòng yêu nước và khát vọng đứng lên đấu tranh vì một đất nước tự do, dân chủ và nhân quyền.

“Việt Nam ơi, đất nước ta khổ đau từng giờ, hãy đứng lên đừng nên lo sợ. Ta thề không phản bội quê hương…”

Phóng viên VRNs chia sẻ cảm nghĩ: “Tất cả mọi người như muốn thể hiện khát vọng ấy bằng việc cùng nhau một lần nữa diễu hành đến Nhà Trắng như một thông điệp gửi đến cho Nước Mỹ hãy cùng sát cánh với những người con của Nước Việt đấu tranh cho sự toàn vẹn lãnh thổ, tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.

Cuộc diễu hành đến Nhà Trắng thực sự là một biểu dương lòng yêu nước và khát khao hòa bình của người dân Việt trên đất Mỹ nói riêng và trên toàn thế giới nói chung cho tất cả thế giới.

Hơn 3000 người, tay nắm chặt lá cờ, giương cao các biểu ngữ đã cùng đồng thanh hô vang những khẩu hiểu đòi chủ quyền và nhân quyền cho Việt Nam.

Cám ơn nhạc sĩ Trúc Hồ, cám ơn đài truyền hình SBTN, cám ơn Ban tổ chức một lần nữa tạo cơ hội để cho người Việt Nam hải ngoại thể hiện lòng yêu nước và khát vọng về một Việt Nam toàn vẹn, tự do, dân chủ và nhân quyền.


Paul Lộc, VRNs

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (4)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.158 giây.