logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 10/07/2014 lúc 06:16:49(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
-Tôi trở thành triệu phú mỗi ngày, cô tin không?
Đó là câu kết luận của chị Nam sau khi kết thúc câu chuyện vào buổi sáng đầu tiên tôi gặp chị.
Người bạn mới


Chị Nam người nhỏ nhắn duyên dáng, vui vẻ và nhanh nhẹn. Chị chào tôi ngay khi tôi vừa mở cửa phòng bước ra:

- Chào cô Cúc.

Thấy tôi ngạc nhiên chị nói:

- Tôi biết hết mọi chuyện về cô, dì của cô nói cho tôi biết tất cả. Dì của cô nói cô sẽ đến ở chơi hai tuần, coi bộ bà thích lắm.

Rồi chị nói tiếp:

- Cô không biết đâu, tôi qua đây nuôi cháu ngoại, ở ba năm rồi mà không thấy người Việt Nam nào ở gần đây, tôi buồn rứt ruột. Một hôm tôi đang đi bộ về nhà thì thấy dì của cô, nhìn người Việt Nam là biết liền, tôi mừng thiệt là mừng.

Chị Nam vừa nói vừa cười một tràng dài.

Dì tôi ở New York, đã hơn tám mươi tuổi, ốm yếu và nhiều bịnh. Nắng ấm và gió biển ở Florida đã thu hút dì về đây. Dì mua ngôi nhà trước mặt nhà chị Nam. Mỗi sáng chị Nam qua giúp dì đi bộ, vận động tay chân, làm vài việc trong nhà. Vừa làm chị vừa kể đủ thứ chuyện cho dì nghe, cao hứng chị cất giọng hát cải lương. Nghệ sĩ cải lương nào chị cũng biết, Thanh Nga, Thành Được, Bạch Tuyết... Chị vừa hát vừa cười vui vẻ. Dì tôi có chị bầu bạn cũng thấy ấm cúng bớt nhớ con nhớ cháu phương xa. Tôi hỏi:

- Chị qua đây ba năm rồi, chị có ý định ở luôn bên này không?

- Không, tôi gắng ở thêm vài năm nữa nuôi cháu ngoại rồi tôi về. Con gái tôi vì mê đi Mỹ nên mới lấy chồng qua bên này. Nếu nó chịu ở Việt Nam lấy chồng bác sĩ thì bây giờ cũng yên ổn sung sướng rồi. Đợi mấy đứa cháu nhỏ lớn thêm vài tuổi nữa, tôi về. Ở Việt Nam sướng hơn. Ở đây làm gì hả cô?

Rồi trong khi sửa soạn bữa ăn sáng, chị tiếp tục câu chuyện:

- Căn nhà của tôi ở Sài Gòn tôi cho thuê một tháng cũng được hơn chục triệu đồng. Hôm trước bán căn nhà nhỏ ở chợ Phú Nhuận cũng được một ít tiền. Con gái dạy ở trường Thực Nghiệm Nguyễn Trãi, chồng nó là kỹ sư dầu khí làm việc ngoài giàn khoan, nó vừa gởi hai đứa con qua đây du học...

Tôi kêu lên:

- Gia đình chị phải là tỉ phú mới cho con đi du học Mỹ, người không đủ tiền thì cho con đi Úc, người ít tiền hơn thì đi Singapore.

- Con trai lớn là kỹ sư vi tính, nó có công ty riêng, năm nay nó vừa gởi con trai đầu qua đây.

Chị vừa nói vừa cười, nét mặt tươi vui rạng rỡ.

- Tôi không thiếu gì cả, tôi chỉ không có đô la thôi, tôi tới đây mỗi ngày bốn giờ mà tôi thành triệu phú mỗi ngày rồi, ngu gì không làm. Mỗi tháng tôi có gần ba chục triệu đồng, hơn lương kỹ sư ở Việt Nam, ngu gì không làm?
Hai chúng tôi cùng cười ngất:

- Chị nói đúng, ngu gì không làm. Tiền bạc đâu có dư.

- Làm bao nhiêu cũng có chỗ xài cô ơi. Năm ngoái tôi về thăm quê ở Bạc Liêu, thấy thằng cháu kêu bằng cô có họ xa, nghèo quá, nhà dột như cái tổ chuột, nó muốn sửa mà có tiền đâu, tôi cho nó bốn ngàn đô, xây cất lại cái nhà để ở, sau cho nó thêm một ngàn nữa để sắm sửa đồ trong nhà. Nó muốn có chiếc Honda để làm nghề xe ôm nhưng không có tiền mua xe, tôi bảo con trai tôi cho nó chiếc xe cũ không xài, vậy là ổn cho nó rồi. Còn một ông chú già, tôi cũng giúp ổng xây cất nhà lại đàng hoàng, sắm cho ổng TV tủ lạnh đầy đủ. Mình giúp người thì trời giúp lại mình cô ơi. Mỗi tháng tôi lại gởi tiền về giúp một bà bán vé số ở trước nhà, bả rất tội nghiệp, còn nhiều người khổ ngoài đời lắm cô ơi.

Tôi rất ngạc nhiên, trông chị giản dị, cởi mở chân tình, không ngờ chị còn cómột tâm hồn Việt Nam đầy lòng nhân ái, chị nói, “Thương người như thể thương thân, bài học vỡ lòng này người Việt Nam mình ai cũng biết phải không cô?”


Một triết lý sống vui vẻ


Chị Nam kể hết chuyện gia đình chị cho tôi nghe, chị nuôi con vất vả như thế nào, chịu đựng một người chồng thiếu trách nhiệm như thế nào. Bây giờ mọi chuyện đã tốt đẹp, chị vui vẻ nói:

- Quê tôi có nhiều người nghèo, họ tội lắm cô ơi. Tôi có nhiều tôi cho nhiều, có ít cho ít. Tôi không bao giờ tranh giành gì với ai, lúc nào cũng đứng sau người ta một chút. Đứng sau người ta một chút thì không ai làm hại mình.
Một lần nữa tôi lại rất ngạc nhiên về triết lý sống của chị Nam, sống nhường nhịn không tranh giành, đó là quan niệm cổ truyền của Việt Nam: một câu nhịn chín câu lành, chín bỏ làm mười, cơm sôi bớt lửa...

Người Việt Nam vốn hiền lành, khiêm tốn giản dị, dễ bằng lòng với cuộc sống, hy vọng mà không tham vọng, ham học hỏi mà không khao khát cái tuyệt đối, chỉ mong có vừa đủ để sống, tư tưởng cầu an ấy hiện nay vẫn còn biểu lộ trong mâm quả cúng tổ tiên trong ba ngày tết (cầu dừa đủ xài) mà rất nhiều người vẫn làm theo.

Tư tưởng bằng lòng đứng sau lưng người ấy xuất phát từ tư tưởng “Lạc thiên an mệnh, an phận thủ thường” của chế độ phong kiến với triết lý Nho Giáo muốn trấn áp xã hội, bắt phục tùng chế độ vua chúa phong kiến. Tư tưởng Nho Giáo ngày nay đã trở nên lạc hậu, chế độ phong kiến đã bị đào thải, nhưng tư tưởng cũ vẫn còn ăn sâu trong lối sống lối suy nghĩ của người

Việt Nam làm hạn chế sự vươn lên của con người, sức phấn đấu, tầm nhìn xa rộng... nhất là ở thôn quê.

Hai tuần lễ trôi qua nhanh chóng, ngày mai tôi trở về San Jose, lần cuối cùng chia tay đầy lưu luyến. Chị Nam nói:

- A còn chuyện này chưa kể cho cô nghe. Tháng sau tôi về Việt Nam, tôi có công chuyện bên đó, nói thật với cô, công ty của con trai tôi do tôi đứng tên làm giám đốc.

- Ôi trời! Chị muốn làm cho tôi chết đứng hả, thưa bà Giám Đốc.

Chúng tôi cùng cười vang như pháo nổ trên Thiên Đường, chị bỗng nói:

- Thôi thôi, tôi còn có công chuyện ở nhà, tôi về đây.

Tôi nhìn theo bóng dáng nhỏ nhắn linh hoạt của chị Nam. Hiền lành nhỏ bé nhưng không yếu đuối, sống với tấm lòng ngay thẳng giàu lòng thương người, sống nhường nhịn nhưng không buông xuôi, biết đấu tranh với mọi nghịch cảnh để gầy dựng một gia đình vững vàng, một cuộc sống yên vui. Còn chồng chị? Tôi thoáng thấy một bóng đen trong ánh mắt nhưng rồi chị cười giòn và nói:

-Ổng thường ngày ăn nhậu và xài tiền... Nhưng tôi nghĩ tình vợ chồng nên không ly dị, chỉ coi ổng như bạn mà thôi.

Không ly dị nhưng vẫn sống với nhau như bạn. Đó là xu hướng sống mới hiện nay của nhiều phụ nữ Việt Nam, những người giàu tình giàu nghĩa nhưng mạnh mẽ kiên cường luôn luôn muốn tìm cách vươn lên trong cuộc sống, không để cho số phận hoàn cảnh trói buộc mình. Đó là một cách giải quyết êm đẹp để gia đình không tan vỡ, cho con cái còn có tổ ấm để đi về. Giữ một chút hơi ấm tình người cho gia đình yên vui dù cho mình phải hy sinh ít nhiều.
Tháng 5/2014

Cao Thu Cúc
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.066 giây.