logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 22/11/2012 lúc 10:47:20(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Trung Quốc in ‘đường lưỡi bò’ trong hộ chiếu, Việt Nam phản đối

UserPostedImage
Bản đồ đường lưỡi bò do Trung Quốc vẽ, giành chủ quyền hầu như toàn bộ lãnh hải ở Biển Đông.
Hà Nội và Manila lên tiếng phản đối việc Bắc Kinh in bản đồ đường 9 đoạn, trong hộ chiếu mới cấp cho công dân nước này.

Ông Lương Thanh Nghị, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Việt Nam, hôm 22/11, tuyên bố rằng việc làm của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông.

Ông Nghị cũng cho biết thêm rằng đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối và yêu cầu Bắc Kinh hủy bỏ những nội dung sai trái in trên hộ chiếu phổ thông điện tử nói trên.

Đường 9 đoạn, hay còn được gọi là đường lưỡi bò, đường chữ U, bao trọn 4 nhóm quần đảo và bãi đá ngầm lớn trên biển Đông trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa, và chiếm phần lớn diện tích ở biển Đông.

Theo giới phân tích, việc làm của Bắc Kinh sẽ đẩy các quốc gia đang tranh chấp chủ quyền ở biển Đông vào tình thế ‘tiến thoái lưỡng nan’, vì họ sẽ phải đóng dấu nhập cảnh hộ chiếu của hàng nghìn du khách và doanh nhân Trung Quốc có in hình ảnh tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc mà các nước này bấy lâu nay phản đối.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines tuyên bố các công dân Trung Quốc mang hộ chiếu điện tử này sẽ vi phạm chủ quyền của Philippines.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario hôm 22/11 đã mạnh mẽ phản đối việc Bắc Kinh in hình đường 9 đoạn vào hộ chiếu mà Manila cho rằng bao gồm khu vực ‘rõ ràng thuộc chủ quyền của Philippines’.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố các hộ chiếu mới đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

Bộ này nói rằng các hộ chiếu mới in hình bản đồ của Trung Quốc không nhắm vào bất kỳ một nước nào, đồng thời tuyên bố Bắc Kinh sẵn lòng tích cực trao đổi với các nước liên quan.

Hiện chưa rõ Trung Quốc đã bắt đầu in các hộ chiếu mới khi nào.

Source: Vietnam MOFA, Reuters, VOA

Sửa bởi người viết 24/11/2012 lúc 10:43:34(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#2 Đã gửi : 22/11/2012 lúc 10:52:20(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hộ chiếu có in hình lưỡi bò – “Một thách thức lớn”

Truyền thông Trung Quốc loan tin bắt đầu hồi tháng 5, Bắc Kinh đã cấp hộ chiếu phổ thông mới trong đó có in hình bản đồ lưỡi bò – một bản đồ mà đa số chuyên gia cho rằng không có cơ sở pháp lý.

UserPostedImage
AFP. Một nữ công an Trung Quốc ở Giang Tô so sánh hộ chiếu Trung Quốc cũ (bên trái) và hộ chiếu điện tử mới (bên phải) hôm 14-05-2012.
Tham vọng ngàn đời

Trao đổi với Quỳnh Chi, nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc tuy không ngạc nhiên trước hành động này nhưng cho rằng việc này là “một thách thức rất lớn”. Trước tiên ông cho biết:

Đinh Kim Phúc: Vấn đề này tôi cũng vừa được biết nhưng cũng không mấy làm lạ. Vừa qua có một cuộc hội thảo về Biển Đông được tổ chức tại Tp. HCM thì các học giả Việt Nam đưa ra một nhận xét chung là các học giả Trung Quốc đã dịu giọng, đã xuống nước, đã ôn hòa hơn. Tôi cho rằng những nhận xét như thế là ngộ nhận.

Trong diễn văn khai mạc đại hội ĐCSTQ lần thứ 18 vừa qua, ông Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh rằng Trung Quốc quyết tâm trở thành một cường quốc biển. Rõ ràng Trung Quốc là một cường quốc đang lên; họ chưa đủ sức vươn ra bốn biển. Cho nên Biển Đông là trọng điểm số 1, Biển Hoa Đông là trọng điểm số 2. Hai vùng biển này được xem như một chìa khóa để Trung Quốc mở cửa ra thế giới.

Hành động của Trung Quốc trên biển Hoa Đông cũng như trên Biển Đông trong thời gian vừa qua là một sự tiếp nối từ tư tưởng của Mao Trạch Đông cho đến lý luận của Đặng Tiểu Bình, qua Hồ Cẩm Đào và bây giờ là Tập Cận Bình. Đó là tham vọng ngàn đời của các lãnh đạo Trung Quốc. Trung Quốc muốn hòa bình, hữu nghị nhưng lời nói của họ thì không bao giờ đi đôi với việc làm. Nếu Trung Quốc quyết định in bản đồ hình lưỡi bò bao gồm hơn 80% diện tích Biển Đông thì đó là hành động cuối cùng làm thức tỉnh những ai còn ảo tưởng về sự phát triển hòa bình của Trung Quốc.

Quỳnh Chi: So sánh với những động thái của Trung Quốc trong thời gian gần đây chẳng hạn như phát triển tour du lịch ra Hoàng Sa, tăng cường tuyên truyền và ủng hộ học giả Đài Loan – Trung Quốc kết hợp tìm cơ sở pháp lý cho đường lưỡi bò… thì ông thấy việc in bản đồ hình lưỡi bò lên hộ chiếu quan trọng như thế nào?

Đinh Kim Phúc: Trung Quốc và Đài Loan hợp sức với nhau để khẳng định chủ quyền cho thấy họ xem quyền lợi dân tộc là trên hết chứ không phải ý thức hệ. Đó là một trong những cái để chúng ta suy nghĩ. Nếu Trung Quốc quyết định in bản đồ gọi là “đường lưỡi bò” lên hộ chiếu phổ thông thì đây là một thách thức rất lớn đối với tất cả những ai quan tâm, những ai có tiếng nói, những ai có quyền lợi trong tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.

Việt Nam sẽ mất tất cả

Quỳnh Chi: Trung Quốc thường được nói đến như một quốc gia có chủ nghĩa dân tộc rất lớn. Ông nghĩ hành động này có mối liên quan nào đến việc gợi lên chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc?

Đinh Kim Phúc: Bất cứ một tinh thần dân tộc, chủ nghĩa dân tộc hay cực đoan dân tộc thì bất cứ quốc gia nào cũng có, không lúc này thì lúc khác.
Nhưng tinh thần đó nhằm phục vụ cho ý đồ nào, nhiệm vụ nào? Trước mắt hay lâu dài thì cần phải xét đến. Hiện nay, có thể thấy nhà nước Trung Quốc đã ru ngủ công dân họ bằng những luận điệu tuyên truyền, chứng cớ ngụy tạo. Họ đã thuyết phục được công dân của họ chủ quyền ở Biển Hoa Đông, Biển Đông. Thậm chí sắp tới đây, tôi nghĩ Trung Quốc cũng sẽ thuyết phục rằng chủ quyền của họ ở Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và thậm chí là vùng Caribbean nữa.

Quỳnh Chi: Một câu trả lời rất thú vị và dí dỏm. Thưa ông, việc Trung Quốc in bản đồ lên hộ chiếu phổ thông có phải nhằm phản ứng lại hành động Phillippines mời 3 nước khác là Việt Nam, Malysia, Brunei đến dự hội nghị về Biển Đông tại Philiipines vào tháng tới không (đề nghị về hội thảo này đã được đưa ra từ năm ngoái)?

Đinh Kim Phúc: Tôi không nghĩ đây là hành động nhất thời nhằm phản ứng lại sáng kiến của Philippines là kêu gọi 4 nước hợp tác về Biển Đông.
Trong hội nghị cấp cao ASEAN vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương đã nói rằng đây không phải là thời điểm chín muồi để bàn thảo về Bộ Qui tắc Ứng xử trên Biển – COC. Tất cả những tuyên bố của Trung Quốc tại ĐH 18 vừa qua là một chỉ dấu cho thấy con đường của Trung Quốc là do người Trung Quốc, Chính phủ Trung Quốc quyết định; những nước khác không được xen vào dù đó là ai.

Quỳnh Chi: Câu hỏi cuối cùng thưa ông, ông Lương Thanh Nghị - phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa phản đối lại hành động in bản đồ đường lưỡi bò lên hộ chiếu Trung Quốc. Trong quá khứ Việt Nam cũng thường xuyên phản đối lại những hành động được cho là vi phạm chủ quyền Việt Nam. Tuy nhiên Trung Quốc vẫn có những hành động được đánh giá là leo thang. Ông đánh giá thế nào về mối quan hệ Việt – Trung hiện nay?

Đinh Kim Phúc: Nói một cách ngắn gọn thì “Một khi Trung Quốc xem Biển Đông là lợi ích cốt lõi. Và một khi Việt Nam xem tình hữu nghị Việt – Trung là lợi ích cốt lõi thì Việt Nam sẽ mất tất cả”. Đó không phải chỉ là ý riêng của tôi mà còn là ý của rất nhiều học giả tại hội nghị Biển Đông vừa qua.
Source: RFA
xuong  
#3 Đã gửi : 22/11/2012 lúc 10:57:28(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hộ chiếu lưỡi bò : Mưu toan mới của Trung Quốc để áp đặt chủ quyền trên Biển Đông

Vào hôm nay, 22/11/2012, như vậy là cả Việt Nam lẫn Philippines đều lên tiếng công khai phản đối việc Trung Quốc cho lưu hành hộ chiếu mới có in tấm bản đồ 9 đường gián đoạn - còn gọi là lưỡi bò - thể hiện yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên hầu như toàn bộ vùng Biển Đông. Hành động này được cho là một bước leo thang mới trong chiến lược của Trung Quốc, dùng mọi thủ đoạn để áp đặt các đòi hỏi chủ quyền của họ, bất chấp luật lệ quốc tế hay các tuyên bố ngược lại của các láng giềng Đông Nam Á.
Theo giới phân tích, sự kiện Hà Nội hay Manila cực lực phản đối hành động của Trung Quốc không phải là không có lý. Nhật báo Anh Financial Times, cơ quan truyền thông đầu tiên lên tiếng về vụ việc này ngay từ hôm qua, 21/11 đã cho rằng các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc không thể nào hài lòng trước việc các viên chức ngoại giao và cửa khẩu của họ đều bị buộc phải mặc nhiên công nhận các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh, mỗi khi cấp visa hay đóng dấu xuất nhập cảnh trên hộ chiếu của một công dân Trung Quốc.

Báo Financial Times đã trích lời Tiến sĩ Nguyễn Quang A tại Hà Nội cho rằng : "Theo tôi, đây là một bước đi rất hiểm độc của Bắc Kinh trong số hàng ngàn các hành động thâm độc khác. Khi người Trung Quốc muốn thăm Việt Nam, chúng tôi buộc phải chấp nhận họ và đóng dấu hộ chiếu của họ”. Đối với Tiến sĩ Nguyễn Quang A, không chỉ là người Việt Nam, mà tất cả mọi người trên thế giới phải lên tiếng ngay bây giờ để phản đối hành động sai trái đó của Bắc Kinh.

Khi đưa tin về việc Việt Nam và Philippines đồng thời lên tiếng phản đối Trung Quốc về vụ này, hãng AFP vào hôm nay đã nêu bật tuyên bố đầy quan ngại của ông Raul Hernandez, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines : “Nếu để yên cho Trung Quốc làm như vậy, điều đó có nghĩa là chấp nhận các yêu sách của Trung Quốc trên toàn bộ vùng Biển Đông”.

Như vậy, Trung Quốc đã tung ra thêm một thủ đoạn nhằm gián tiếp quảng bá cho chủ quyền của Bắc Kinh ngoài Biển Đông, bên cạnh các hành vi cụ thể thô bạo như tung các đội tàu cá hùng hậu ra đánh bắt tại các vùng ở Biển Đông đang tranh chấp, chận bắt hay xua đuổi ngư dân các nước khác đến hoạt động tại các nơi mà họ cho là thuộc chủ quyền của mình, mời thầu dầu khí quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Đó là chưa kể đến các hành vi nhằm củng cố tình trạng đã rồi tại những vùng mà Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng như thành lập “thành phố Tam Sa” ngay tại quần đảo Hoàng Sa để cai quản ba quần đảo mà họ đòi chủ quyền là Hoàng Sa, Trường Sa và Trung Sa; xây dựng hạ tầng cơ sở trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa), cử đơn vị quân đội đồn trú tại đấy, phát triển hoạt động chính trị, xã hội, kinh tế, du lịch trên một số đảo…

Theo một nhà ngoại giao cao cấp công tác tại Bắc Kinh xin giấu tên, được báo Financial Times trích dẫn thì việc in yêu sách chủ quyền ngay trên hộ chiếu là “một sự leo thang khá nghiêm trọng, vì Trung Quốc đang phát hành hàng triệu hộ chiếu mới loại này, và hộ chiếu dành cho người lớn có giá trị trong 10 năm ». Đối với nhà quan sát này, sự kiện trên nghiêm trọng vì lẽ nếu sau này mà Bắc Kinh thay đổi ý kiến, thì họ sẽ mất rất nhiều công sức để thu hồi hàng triệu hộ chiếu như vây.

Đối với báo Financial Times, việc Trung Quốc phát hành hộ chiếu “lưỡi bò” là dấu hiệu cho thấy là Bắc Kinh khó có thể nhượng bộ các nước láng giềng Đông Nam Á trên vấn đề Biển Đông.

Nhận định trên càng có ý nghĩa trong bối cảnh mới đây, tại các Hội nghị Thượng đỉnh của khối ASEAN tại Phnom Penh – kết thúc hôm 20/11 vừa qua, Thủ tướng Trung Quốc một lần nữa lại lớn tiếng khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh trên vùng Biển Đông.

Tuy nhiên, không phải là ai cũng đồng ý với quyết định dùng hộ chiếu để áp đặt chủ quyền của chính quyền Trung Quốc. Ông Thời Ân Hoằng, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân Bắc Kinh cho rằng việc in yêu sách chủ quyền trên hộ chiếu có thể « chứng minh chủ quyền quốc gia » nhưng cũng có thể làm cho vấn đề « vốn đã rắc rối lại càng phức tạp thêm”.

Đối với Giáo sư Hoằng, quyết định cho phát hành này có lẽ đã được cấp bộ đưa ra chứ không phải là cấp Nhà nước Trung Quốc.
Source: RFI
phai  
#4 Đã gửi : 24/11/2012 lúc 10:52:07(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Lần đầu tiên Việt Nam có biện pháp phản ứng mạnh đối với Trung Quốc

Theo báo Tuổi Trẻ cho biết, sau khi Trung Quốc tuyên bố in bản đồ hình lưỡi bò lên hộ chiếu mới của người dân thì phản ứng đầu tiên của Việt Nam rất rõ ràng trước hành động này, là đóng dấu hủy bỏ lên hộ chiếu và phát một Visa rời cho công dân Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam.

Động thái này được xem là tích cực và cương quyết nhất của Việt Nam từ trước tới nay trước những hành động khiêu khích của Trung Quốc về chủ quyền biển đảo.

Theo bản tin cho biết trưa ngày 23 tháng 11 tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai, cơ quan chức năng phía Việt Nam đã đóng dấu hủy bỏ lên các hộ chiếu có in hình lưỡi bò của công dân Trung Quốc.

Theo Trung tá Trần Việt Huynh, đồn trưởng đồn biên phòng Lào Cai thì tính tới nay cơ quan này đã hủy bỏ 111 hộ chiếu có hình lưỡi bò và cấp thị thực rời cho người muốn nhập cảnh. Theo Trung tá Trần Việt Huynh thì hành động của đồn biên phòng số 7 nhằm khẳng định Việt Nam không công nhận tấm bản đồ bất hợp pháp này, và con dấu chấp thuận đóng trên Visa rời cho thấy Việt Nam vẫn hoan nghênh khách du lịch đến từ Trung Quốc.

Tuy nhiên bản tin không ghi rõ đây có phải là chính sách của Bộ ngoại giao Việt Nam đưa ra hay không, vì cho tới nay chưa thấy một thông tư nào nhằm hướng dẫn các cơ quan có trách nhiệm nhập cảnh, cách giải quyết đối với tờ hộ chiếu bất hợp lệ này.
Source: RFA
phai  
#5 Đã gửi : 24/11/2012 lúc 10:54:51(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ấn Độ in bản đồ, ăn miếng trả miếng với Trung Quốc

Ấn Độ cũng là một trong những nước bị tấm bản đồ in trên hộ chiếu phổ thông của Trung Quốc làm cho giận dữ.

Theo tin hãng thông tấn AFP loan tải vào ngày hôm qua cho biết, Ấn Độ đã dùng biện pháp ăn miếng trả miếng để đáp lại việc Trung Quốc ngang nhiên in hình bản đồ của hai khu vực đang tranh chấp là Arunachal và Aksai Chin như là lãnh thổ của Bắc Kinh.

Ngày hôm qua, Ấn đã in hình bản đồ của nước họ trên tờ Visa rời thị thực cho du khách Trung Quốc muốn nhập cảnh vào Ấn Độ. Biện pháp này nhằm trả đũa Bắc Kinh trong khi vẫn cho phép du khách vào Ấn và phớt lờ bản đồ mà Trung Quốc cho in lên hộ chiếu của họ.

Biên giới tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã là chủ đề của 14 vòng đàm phán không kết quả kể từ năm 1962, khi xảy ra một cuộc chiến tranh đẫm máu, ngắn ngủi tại tiểu bang vùng đông bắc Arunachal Pradesh của Ấn Độ.

Việc xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự dọc biên giới của Trung Quốc đã trở thành mối quan tâm hàng đầu đối với Ấn Độ. New Delhi ngày càng thấy Bắc Kinh là mối đe dọa lâu dài đối với an ninh của họ so với đối thủ truyền thống Pakistan.

Ấn Độ cũng rất cảnh giác các hoạt động của Trung Quốc gia tăng ở Sri Lanka và Bangladesh mà New Delhi coi là trong phạm vi ảnh hưởng của mình.

Source: RFA
phai  
#6 Đã gửi : 24/11/2012 lúc 10:57:55(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Trung Quốc chính thức phát hành bản đồ đầu tiên của "Thành phố Tam Sa" ngoài Biển Đông
UserPostedImage
Ảnh minh họa (DR)
Kể từ hôm nay, 24/11/2012, các hiệu sách lớn tại Trung Quốc bắt đầu bày bán bản đồ của thực thể mà họ gọi là thành phố Tam Sa. Đây đơn vị hành chánh mà Bắc Kinh mới thành lập, để cai quản hầu như toàn bộ vùng Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã dùng võ lực đánh chiếm từ tay Việt Nam vào năm 1974 – cũng bị Đài Loan đòi chủ quyền - và quần đảo Trường Sa hiện tranh chấp với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Tờ Nhân dân Nhật báo, trích tin từ Tân Hoa Xã, cho biết đây là tấm bản đồ đầu tiên cung cấp các thông tin địa chất của thành phố Tam Sa và các đảo ở Biển Đông một cách toàn diện, chính xác và cụ thể.

Do một đơn vị chuyên trách của quân đội Trung Quốc thực hiện, và được Tổng cục Báo chí và Xuất bản Trung Quốc phê duyệt, bản đồ bao gồm các hình ảnh vệ tinh, các không ảnh, bản đồ hình thể và bản đồ hành chính của thành phố và các đảo, xuất bản với tỷ lệ xích từ 1:30.000.000 đến 1:360.000.

Theo truyền thông Trung Quốc thì bản đồ này nhấn mạnh đến đảo Vĩnh Hưng, nơi đặt trụ sở chinh quyền thành phố Tam Sa, cũng như là 38 đảo chính và bãi đá trong vùng. Đảo này, tên quốc tế là Woody Island - Việt Nam gọi là đảo Phú Lâm – là đảo lớn nhất ở quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đánh chiếm của Việt Nam vào năm 1974, và từ đó đến nay không ngừng tìm cách áp đặt tình trạng đã rồi do chính họ tạo nên.

Việc công bố bản đồ Tam Sa là hành vi mới nhất theo chiếu hướng cưỡng đoạt đó, nối tiếp theo các hành động như là cho thành lập cơ quan hành chính, bầu người vào cơ quan này, thậm chí đặt đơn vị quân đội đồn trú ngay tại đấy. Không những thế, Bắc Kinh còn xúc tiến việc xây dựng hạ tầng cơ sở để đưa du khách đến thăm quần đảo Hoàng Sa.

Đây cũng là một hành động khiêu khích mới sau khi Bắc Kinh cho lưu hành hộ chiếu điện tử mới có in hình đường lưỡi bò thể hiện các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên hầu như toàn bộ vùng Biển Đông.
Source: RFI
phai  
#7 Đã gửi : 24/11/2012 lúc 11:07:10(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Việt Nam và Ấn Độ chống lại hộ chiếu "áp đặt chủ quyền" của Trung Quốc
UserPostedImage
Hộ chiếu mới của Trung Quốc in hình bản đồ với các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh (Reuters)
Đóng dấu « hủy » vào hộ chiếu, cấp giấy thông hành rời, cấp thị thực in bản đồ chủ quyền của nước mình… : Bên cạnh các tuyên bố phản đối theo con đường ngoại giao, Việt Nam và Ấn Độ là hai nước đầu tiên được cho là đã áp dụng các biện pháp cụ thể để chống lại mưu toan của Trung Quốc, dùng hộ chiếu có in « yêu sách chủ quyền » của Bắc Kinh để áp đặt các đòi hỏi lãnh thổ đơn phương của họ.
Theo thông tin từ báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh số ra ngày hôm nay, nhân viên biên phòng tại một số cửa khẩu miền Bắc Việt Nam đã có một số hành động cụ thể nhắm vào những hộ chiếu mới của Trung Quốc có in chìm tấm bản đồ hình lưỡi bò khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh trên hầu như toàn bộ vùng Biển Đông.

Theo nguồn tin trên, ngày hôm qua 23/11 chẳng hạn, tại cửa khẩu Lào Cai, bốn hộ chiếu « lưỡi bò » của du khách Trung Quốc đã bị đóng dấu « hủy », nâng số hộ chiếu bị biện pháp này lên thành hơn 100 chiếc trong những ngày gần đây. Thay cho các visa nhập cảnh bị hủy đó, du khách Trung Quốc đã được cấp ngay một giấy thông hành rời để tiếp tục vào Việt Nam.

Việc cấp thị thực nhập cảnh rời cho những người mang hộ chiếu lưỡi bò Trung Quốc cũng được áp dụng tại cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh (đồn biên phòng số 7). Theo báo Tuổi trẻ, nhân vật chịu trách nhiệm cửa khẩu này giải thích : « Khi cấp thị thực rời, các cơ quan chức năng sẽ không phải đóng dấu chứng thực vào hộ chiếu và qua đó khẳng định không công nhận bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc dưới bất cứ hình thức nào ».

Viên chức này hy vọng là : « Về lâu dài người Trung Quốc sẽ thấy bất tiện khi nhập cảnh bằng thị thực rời và họ sẽ phản ứng với loại hộ chiếu này để các cơ quan chức năng phía Trung Quốc thay đổi ».

Việt Nam phòng thủ - Ấn Độ tiến công

Nếu Việt Nam chỉ dùng biện pháp có thể gọi là mang tính chất phòng thủ để chống lại mưu toan của Trung Quốc in yêu sách chủ quyền của họ ngay trên hộ chiếu để buộc các nước khác phải đóng dấu xác nhận, Ấn Độ đã chọn một giải pháp mang tính chất tiến công.

Trước việc hộ chiếu mới của Trung Quốc có in bản đồ cho thấy hai vùng lãnh thổ Ấn Độ là Arunachal Pradesh và Aksai Chin thuộc chủ quyền của Bắc Kinh, chính quyền New Dehli đã bắt đầu cấp visa cho người Trung Quốc, bên trên in hình bản đồ Ấn Độ theo ý của Ấn.

Theo nhật báo Ấn Độ The Hindu, chính phủ Ấn Độ đã biết về vụ việc này từ nhiều tuần lễ nay khi phát hiện ra tấm bản đồ về hai vùng đất tranh chấp trên hộ chiếu của công dân Trung Quốc đến Ấn Độ. Tuy nhiên, New Delhi đã quyết định không vội phản đối chính thức mà chủ trương phản ứng bằng hành động cụ thể : phát hành thị thực nhập cảnh bên trên có in bản đồ theo ý Ấn Độ.

Đại sứ quán Ấn Độ tại Bắc Kinh đã nêu vấn đề này lên với Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đồng thời thông báo cho Bắc Kinh biết quyết định của New Delhi về việc cấp visa bên trên có in bản đồ thể hiện chủ quyền của Ấn Độ.

Do việc in những tờ visa mới theo đúng các chuẩn mực về an toàn, chống giả mạo đòi hỏi thời gian, Ấn Độ đã quyết định trước mắt là đóng dấu bản đồ Ấn trên các tờ thị thực.

Nếu hai nước Việt Nam và Ấn Độ đã có biện pháp trả đũa cụ thể, cho đến trưa nay, chưa thấy Philippines có động tĩnh trên vấn đề này. Theo một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines, nước này tiếp tục cấp thị thực nhập cảnh bình thường cho các công dân Trung Quốc có hộ chiếu mới.
Source: RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.138 giây.