logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 14/07/2014 lúc 08:30:38(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Giáo sư Sở Thụ Long (phải) trong một cuộc hội thảo. DR

Mỹ có thái độ « thiên vị » trên vấn đề Biển Đông. Trên đây là nội dung ý kiến của một giáo sư Trung Quốc được nhật báo Anh ngữ China Daily đăng tải vào hôm nay, 14/07/2014. Ý kiến này là phản ứng của một học giả Trung Quốc trước các lời cáo buộc Trung Quốc hiếu chiến tại Biển Đông, được hầu hết các chuyên gia nêu lên nhân hai ngày hội thảo (10-11/07) tuần qua về Biển Đông ở Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược CSIS tại Washington. « Học giả » này tuy nhiên chỉ lập lại quan điểm chính thống của Bắc Kinh.
Theo tường thuật của tác giả bài báo, thì tại cuộc hội thảo về Biển Đông ở Trung tâm CSIS, các diễn giả ở Mỹ, hay đến từ các nước Nhật Bản, Việt Nam và Philippines đã « điểm mặt Trung Quốc » về các hành động « khiêu khích », « hung hăng », « bức hiếp » và « làm thay đổi hiện trạng ».

Những cáo buộc này, theo bài báo, đã khiến cho ông Sở Thụ Long (Chu Shulong), một giáo sư khoa học chính trị và quan hệ quốc tế tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, cảm thấy khó chịu vì ông cho rằng chính chiến lược xoay trục của Mỹ qua vùng châu Á-Thái Bình Dương, « đặc biệt kể từ bài phát biểu của Ngoại trưởng (Hillary) Clinton tại Hà Nội vào tháng Bảy năm 2010 », đã làm căng thẳng leo thang ở Biển Đông.

Để chứng minh thái độ thiên vị của Mỹ, vị giáo sư Trung Quốc đã nêu bật rằng trong hai ngày hội thảo tại Trung tâm CSIS, không có một quan chức Mỹ nào nói về các hành vi sai trái của các nước khác, ngoại trừ Trung Quốc. Ông nhấn mạnh rằng khi Philippines đưa tàu quân sự lớn ra đảo Hoàng Nham (tên Trung Quốc đặt cho bãi Scarborough) ở Biển Đông, Mỹ đã giữ im lặng, cũng như khi Việt Nam thông qua pháp luật (tức là Luật Biển) để đơn phương thay đổi hiện trạng.

Tại cuộc hội thảo, vị giáo sư này nói tiếp chỉ thấy chiếu hình ảnh về các công trình xây dựng do Trung Quốc thực hiện trên các bãi đá hay rạn san hô ở Biển Đông, mà không thấy hình ảnh công trình của các nước khác. Học giả từ Đại học Thanh Hoa Bắc Kinh đã mỉa mai Hoa Kỳ là đã phê phán Trung Quốc không tôn trọng luật quốc tế trong khi chính mình lại là nước không tham gia nhiều định chế quốc tế, từ Tòa án Hình sự Quốc tế cho đến Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển…

Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc đe dọa sử dụng vũ lực hoặc bức hiếp láng giềng, nhưng đối với ông Sở Thụ Long, việc Washington gia tăng sự hiện diện quân sự tại Biển Đông cũng đồng nghĩa với việc đe dọa sử dụng vũ lực hay bức hiếp.

Điểm qua các luận cứ được giáo sư Sở Thụ Long nêu lên, giới phân tích đều thấy rõ đó chỉ là tập hợp các quan điểm chính thống của chính quyền Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông.

Về luận điểm cho rằng chính chính sách của Mỹ, từ bài phát biểu của bà Clinton tại Hà Nội năm 2010 đã làm cho tình hình căng thẳng, học giả này đã không nói đến một loạt các hành vi trước đó của Trung Quốc, như dùng võ lực thô bạo để đánh chiếm nhiều hòn đảo của Việt Nam tại Trường Sa năm 1988, giết hại hàng chục binh sĩ Việt Nam, sau đó lại cưỡng chiếm Đá Vành Khăn (Mischief Reef) dưới quyền kiểm soát của Philippines vào năm 1995.

Đó là chưa kể đến các quyết định đơn phương ban hành lệnh cấm đánh cá trên vùng Biển Đông, vốn dĩ là ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam hay Philippines, gây sức ép trên các tập đoàn dầu khí quốc tế để họ không làm ăn với Việt Nam hay Philippines…

Danh sách các hành vi gây căng thẳng của Trung Quốc từ trước lúc Mỹ tiến hành chính sách xoay trục phải nói là rất dài. Nhưng cốt lõi của vấn đề là tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, với tấm bản đồ hình lưỡi bò lần đầu tiên được Trung Quốc chuyển đến Liên Hiệp Quốc vào năm 2009, trước cả cái mốc 2010 được ông Sở Thụ Long nêu lên.

Theo giới phân tích quốc tế, chính các hành động hung hăng hẳn lên của Bắc Kinh sau ngày công khai hóa tấm bản đồ đó – nhằm áp đặt yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông – mới là nguyên do làm cho tình hình căng thẳng. Tuy nhiên, đây là điều không được giáo sư Đại học Thanh Hoa nhắc đến.

Tờ China Daily dẫu sao cũng thừa nhận một thực tế : Lập trường bênh vực Bắc Kinh trên vấn đề Biển Đông rất hiếm hoi khi phải kết luận rằng giáo sư Sở Thụ Long « có lẽ hơi đơn độc trong số các diễn giả tại cuộc hội thảo ở Trung tâm CSIS tuần qua ».
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.035 giây.