logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 15/07/2014 lúc 06:15:47(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Giữa những nhắc nhở của cái chết, của sự già yếu, một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ đã bất chợt đến với tôi, gợi lên những điều suy ngẫm mà tôi không thể không chia sẻ với bạn. Bạn chịu khó lắng nghe nha. Nghe rồi quên, như gió thoảng mây bay, chẳng vướng bận trên bầu trời xanh biếc. Hình ảnh đó là một mái tóc bay phất phơ vào một buổi sáng khi nắng còn đang len lỏi xuyên qua trần mây thấp bên trên khu phố Việt nơi tôi đang sống.

Sáng sớm hôm thứ Bảy vừa rồi, như mọi sáng thứ Bảy trong suốt mấy năm qua, tôi lái xe đưa người em bị bệnh phân liệt tâm thần đến một cơ sở chạy thận ở phía nam của thành phố Westminster. Thời thơ ấu, em là đứa trẻ khỏe, mạnh hơn anh rất nhiều, miệng luôn điểm một nụ cười tươi sáng, rạng rỡ. Giờ đây đứa anh ốm yếu, đen đủi ngày nào lại khỏe hơn em, lái chiếc xe đưa một kẻ trung niên đến một nơi lọc máu cho những thân xác đang đứng bên lề của sự sống. Dừng xe ở góc đường Beach xuôi hướng nam, cạnh nghĩa trang Westminster Memorial - nơi an táng người Việt nhiều nhất ở hải ngoại, tôi yên lặng chờ đèn xanh để quẹo phải vào đường Bolsa.

Ở lề đường gần xe tôi, một thanh niên cũng đang đứng chờ đèn đổi màu để băng qua đường. Chàng trai này ăn mặc như mọi người trẻ khác cùng trang lứa, một quần jeans đen và chiếc áo ca-rô nâu trắng, không có gì đáng chú ý. Thế nhưng khi đèn bật lên cho người đi bộ được băng qua đại lộ Beach, tôi thấy anh chàng ngẩng đầu lên nhìn tới trước, hất nhẹ mớ tóc dài lòa xòa trước trán cho tóc tung lên đầu. Lúc ấy tôi mới để ý anh chàng này có mái tóc đẹp màu hung nâu, dày bồng bềnh trên đỉnh, uốn lọn cong ở ngấn cổ, chạy đường “bát” dài ở mang tai, và buông xõa lơ phơ xuống tận chóp mũi. Tôi ngó theo chàng thanh niên da trắng ấy băng ngang trước xe cho đến khi anh qua bên kia đường và hướng đến một trạm xe bus chạy lên bắc Wesminster.

Như tia nắng đang chiếu mạnh dần qua lớp mây trên phố Bolsa, tôi quán sát tự trong mình để tìm xem ý nghĩa thầm kín nào đã khiến tôi chú ý đến mái tóc của người thanh niên ấy. Té ra là tôi cũng từng có một mái tóc dầy bồng bềnh và dài như vậy, không màu hung nâu nhưng mà là một màu đen tuyền của người Việt Nam. Tuy chưa bao giờ nghe ai khen tóc của mình, tôi đoán mấy chục năm trước thì tóc tôi chắc cũng đẹp không thua chàng thanh niên mà tôi mới thấy.

Ngày mới đến Mỹ năm 1975, và trong vài năm sau đó, tôi đã quan tâm đến mái tóc của mình lắm lắm, như những người trẻ khác ở tuổi mới lớn, sợ bước ra đường với mái tóc quê mùa lạc thời, mặt đầy mụn, chẳng cô nào dám nhìn tới nói chi là mê. Thời bấy giờ tóc dài cho con trai kiểu Hippie còn đang thịnh hành, chưa có màn nhuộm vàng đỏ hoặc cạo punk, dựng đứng như lông nhím. Với mái tóc còn xanh mướt luôn xõa lòa xòa trước trán, tôi thường cố tình hất tóc lên như muốn gây chú ý với người khác phái đứng trước mặt,

Trước khi rời trung học, tôi có mái tóc dài chấm vai, trông cũng rất ư là nghệ sĩ. Ai sao tôi vậy, để tóc dài như con gái chẳng có chi là đặc biệt thời bấy giờ. Thế rồi ngày vào đại học, một cơn nổi loạn hay cách mạng gì đó đã nổi lên như giông tố, sôi sục có lúc như vô cớ chẳng biết từ đâu ra, có lúc như từ một nỗi đau buồn nào đó dấy lên chiếm ngự tim tôi.

Học từ một người bạn ở trường Penn State, tôi tập cầm kéo tự cắt tóc cho mình ở trước gương. Rồi một ý nghĩ ngông cuồng nào đó bỗng chộp lấy tôi, nên một đêm kia, tôi cạo sạch tóc ở một bên trán, trụi nhẵn nhụi, còn bên kia vẫn để tóc dài quá tai. Vài đứa bạn Mỹ tỏ vẻ lo lắng khi thấy tôi đến lớp với cái đầu kỳ dị, nửa trọc nửa đầy tóc như một dị nhân, hỏi tôi “Có sao không?” “Everything ok chứ?”

Lẽ đương nhiên là “không ok” nhưng tôi không thể giải thích cho đám bạn Mỹ hiểu. Làm sao nói được cho chúng biết rõ hơn rằng tôi là một người tị nạn mất nước, vết thương còn rỉ máu trong tâm hồn. Thời gian bị đẩy xa quê hương chưa tới mười năm. Tôi chỉ là một người sống tạm ở xứ này, chờ đợi một ngày được trở về một quê hương nơi mà người ta không còn giết nhau vì đối nghịch tư tưởng, không còn những nhà tù được dựng lên giả danh là nơi cải tạo nhưng thật sự để đày đọa kẻ thua cuộc đến tận cùng sự chịu đựng của thể xác và tinh thần.

Rồi cũng có những ngày tôi bỏ học, lòng quặn đau khi nghe những bản tin trên đài Mỹ nói về những chiếc thuyền chở đầy người tị nạn Việt Nam bị cướp ở vịnh Thái Lan, bị chìm dưới đại dương đâu đó ở Mã Lai. Rồi bao nhiêu thuyền nhân khác đã bỏ mình trên đường đến Phi Luật Tân, Hồng Kông. Ngày ấy chưa có internet, tin tức đến chậm, chỉ có tin lớn mới được đài truyền hình Mỹ loan tải, và mỗi lần hay tin như vậy, biết có những người vượt biển không được may mắn như mình, tôi nghe đau đớn trong lòng mà không biết nên bày tỏ cùng ai. Tôi thương cho những người phải chịu cảnh khổ, cảm thấy bối rối, bất lực trước những cơn đau tận cùng của đồng loại. Một anh bạn Việt Nam từng kể cho tôi nghe anh đã mất hết cha mẹ, anh em trên một chuyến vượt biển. Anh ráng sống lay lắt ở xứ người nhưng không biết để làm gì. Tôi cạo tóc như thể để cho nỗi đau từ đáy lòng được thể hiện ra ngoài, sẵn sàng đón nhận những cái cười chế nhạo, châm biến hầu mong chia sẻ nỗi đau chung của đồng bào ruột thịt.

Ngày rời đại học với một mảnh bằng, tôi quên dần chuyện cạo tóc, và rồi cũng chẳng mấy chú ý đến chuyện tóc tai từ ngày ấy. Có lẽ nhờ cuộc sống tiếp tục trôi lăn theo thời gian, tôi tìm ra những cách thức giúp cho mình không còn bất lực trước những bất công trong xã hội.

Trong hơn hai mươi năm, tôi để vợ lo cho tóc của mình. Nàng muốn cắt, tỉa, để ngắn để dài cho tóc tôi đẹp xấu sao cũng được. Mỗi lần dụ được tôi ngồi vào ghế, nàng nhà tôi thường tặng cho chồng những lời khen để chàng ngoan ngoãn ngồi im cho vợ hớt tóc. Tóc anh thuộc loại mềm, dễ cắt, lại dầy, trông được lắm. Nàng khen vậy, tôi thì cả ngày chẳng thấy tóc của mình nên cũng không mấy quan tâm đến tóc, cho dù mái đầu bây giờ bạc trắng khá nhiều. Mỗi lần thấy đàn ông trạc tuổi mình mà lại nhuộm tóc đen sì, như một ông ngoại trưởng ở xứ cộng sản Việt Nam hiện nay, tôi không thể nào tưởng tượng mình có thể làm được chuyện ngược tuổi như thế.
Nói thì nói vậy, dạo gần đây tôi có nghĩ tới chuyện cạo sạch tóc trên đầu, như thể muốn đoạn tuyệt với một cách sống quen thuộc từ trước đến nay, để có thể bước xa hơn trên con đường tâm linh. Nhưng rồi tôi nghiệm thấy điều đó cũng không cần thiết cho lắm. Con đường lúc nào cũng mở rộng cho tôi bước lên, nếu tôi muốn, không cần phải có tóc dài, tóc ngắn hay nhẵn tóc.

Sáng thứ Bảy hôm ấy, ở bên kia đại lộ, chàng thanh niên với mái tóc bồng bềnh, xõa lòa xòa trước trán đã bước lên xe bus, lùi dần về phía sau. Bên này đại lộ, tôi rẽ vào đường Bolsa, tiếp tục lái xe đưa em đến nơi chữa bệnh.
Phúc Quỳnh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.049 giây.