logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 26/11/2012 lúc 09:13:52(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Một số điểm nhóm của Hội thánh Tin Lành Trưởng Lão tại Việt Nam bị chính quyền địa phương giải tán không cho nhóm trong khi chính quyền trung ương Hà Nội đã cấp tư cách pháp nhân cho hội thánh này
Nơi cấm, nơi cho

Sự việc chính quyền địa phương đến yêu cầu giải tán không được nhóm họp thờ phượng của hai nhóm Tin Lành Trưởng Lão diễn ra vào ngày chủ nhật 25 tháng 11 vừa qua.

Nhóm thứ nhất tại ấp Thanh Trung, xã Thanh Tây, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.

Mục sư Lê Văn Ngọc, người trực tiếp đến hướng dẫn điểm nhóm đó, cho biết lại sự việc diễn ra trong ngày 25 tháng 12 vừa qua:

Hôm qua khi chúng tôi đang nhóm thờ phượng Chúa thì chính quyền địa phương tới. Họ đến và có thái độ nạt nộ và có dấu hiệu của việc làm cho giáo hữu sợ hãi và sau đó họ mời chúng tôi ra xã hạch hỏi một số điều và lập biên bản. Việc này trước đó cũng xảy ra một lần. Chúng tôi đã trình với Tổng Liên hội của chúng tôi và Tổng Liên hội của chúng tôi nói đã có sự can thiệp; nhưng tôi không biết sự việc thế nào mà hôm qua họ lại một lần nữa đến và làm cho các giáo hữu của chúng tôi họ không hiểu việc gì.

Bởi vì đối với chủ trương của Nhà Nước thì cho tự do tín ngưỡng và khi đăng ký sinh hoạt tôn giáo thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi và cho phép theo Nghị định 01. Nhưng tôi không hiểu tại sao chính quyền địa phương này mà cụ thể là ông phó chủ tịch tên Hoàng dẫn theo một số người cấp dưới. Lần trước vào gồm mười mấy người số lượng quá đông làm tín đồ của chúng tôi không hiểu việc gì làm họ đâm ra sợ hãi. Họ cứ nghĩ Nhà Nước cấm đoán tôn giáo, đàn áp. Mặc dù tôi cố gắng giải thích với các tín hữu của tôi là việc này Nhà Nước có chủ trương rất rõ ràng không cấm đoán tín ngưỡng, tôn giáo; nhưng rõ ràng việc làm đó của các anh em ở địa phương làm những việc đó ngay trước mắt nên tín đồ của tôi không thể hiểu vì trình độ của họ không cao nên họ đâm ra sợ hãi.
Điểm nhóm thứ hai cũng bị lực lượng chức năng đến không cho nhóm họp là của những người dân tộc thuộc xả Ya Huh, huyện Chư Puh, tỉnh Gia Lai.

Thầy truyền đạo Siu Bê cho biết lại sự việc:

Đúng, hôm qua họ phán không cho nhóm. Hôm qua không phải an ninh mà là bộ đội tăng cường. Trước kia là an ninh huyện, họ kêu hai thầy xuống dưới đó. Xuống làm việc họ cũng cản không cho phép nhóm ở đây. Nhóm ở đây nhóm từ năm 2011 và được 200 người rồi.

Chúng tôi cố gắng liên lạc với cơ quan chức năng địa phương; nhưng nhân viên trực tại các văn phòng Ban Tôn giáo tỉnh Gia Lai và Tây Ninh đề nói người phụ trách đi họp vắng.

Mục sư Lê Văn Ngọc cho biết những lý do mà chính quyền xã nêu ra khi không cho điểm nhóm của ông hành đạo:

Họ nêu lý do là chúng tôi sinh hoạt chưa có phép. Tổng Liên hội gửi hồ sơ đăng ký rồi, và bà bí thư đồng ý cho chúng tôi sinh hoạt vào chủ nhật hằng tuần. Tôi không hiểu vì sao hôm qua họ lại không cho phép. Tôi lo ngại vì sợ rằng sự bất nhất giữa cấp trên và cấp dưới như thế sẽ gây ảnh hưởng, tổn thương…
Tuy nhiên theo Mục sư Lê Văn Ngọc thì Hội thánh Tin Lành Trưởng Lão đã được công nhận tư cách pháp nhân và khi ông đến nộp đơn cho xã hồi trung tuần tháng 11 thì người bí thư xã có những hứa hẹn thuận lợi cho hoạt động tín ngưỡng của tín hữu Tin Lành tại đó:

Đã có tư cách pháp nhân rồi, đã hoạt động và có đại hội đầu tiên cách đây bố năm rồi.

Mục sư Lê Văn Ngọc cũng trình bày lại cuộc làm việc với xã Thanh Tây hồi ngày 25 tháng 11:

Chúng tôi làm việc với xã, họ cho rằng chúng tôi hoạt động như thế là không hợp pháp và buộc chúng tôi phải ký vào biên bản. Tôi không chịu ký vào biên bản vì họ không chịu cho tôi một bản sao của biên bản. Tôi đề nghị biên bản lập như vậy trên nguyên tắc phải có hai tờ tôi mới đồng ý ký; vì một bản thì về họ sửa trong đó thì làm sao biết được. Vì thế tôi không đồng ý ký. Họ có răn đe tôi lần sau còn xuống họ sẽ xuống bắt để xử lý. Tôi không biết phải làm gì trong vấn đề này.

Thầy Siu Bê ở huyện Chu Puh, tỉnh Gia Lai thì khẳng định là những người tín hữu như ông vẫn sẽ thực hành tín ngưỡng của họ vì họ không làm gì sai trái:

Đi theo Chúa, mình đâu có làm gì sai trái với Nhà Nước đâu. Mình cứ nhóm thôi. Hồi trước mình lỡ đi theo chỗ này, chỗ kia, nhiều người lắm. Bữa nay, mình biết Trưởng Lão tốt, mình đi theo thôi.

Trong khi hai điểm nhóm của những người theo Hội thánh Tin Lành Trưởng Lão vừa nói bị ngăn cản như thế thì những người cùng hội thánh với tín hữu tại hai nơi đó lại được hành đạo theo niềm tin của họ như tại xã Phi Liêng, huyện Dambrong, tỉnh Lâm Đồng. Mục sư Ka Kéo phụ trách ở xã này cho biết:

Chúa cho bên anh em chính quyền họ cũng để mọi việc Nhà Chúa yên thỏa, không có gì xảy ra…

Chuyện dài ‘phép vua, thua lệ làng’
Sự việc của hai điểm nhóm thuộc Hội Thánh Tin Lành Trưởng Lão vào ngày 25 tháng 11 làm người ta liên tưởng đến sự kiện tại giáo điểm Con Cuông của giáo hội Công giáo Việt Nam tại giáo phận Vinh hồi ngày 1 tháng 7 vừa qua.

Lúc đó các ban ngành của chính quyền địa phương đã đến nhà nguyện của giáo điểm, đập phá tượng ảnh và sách nhiễu giáo dân khiến có người bị trọng thương phải đi nhập viện. Sau đó, truyền thông trong tỉnh cũng có những bài viết cho rằng giáo dân vi phạm qui định của luật pháp. Một số giáo dân bị gây khó dễ trong việc làm ăn. Tuy nhiên, những biện pháp của chính quyền cơ sở vẫn không ngăn cản được các tín hữu thực hành niềm tin của họ.

Vào ngày 8 tháng 11 vừa qua, thủ tướng Việt Nam vừa ký nghị định số 92 qui định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp Lệnh Tín Ngưỡng Tôn giáo được ban hành hồi tháng 6 năm 2004. Nghị định mới có hiệu lực thi hành kể từ đầu năm tới và thay thế cho Nghị định số 22 ký hồi đầu tháng 3 năm 2005.
Source: RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.047 giây.