logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 19/07/2014 lúc 06:55:52(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
WESTMINSTER (NV) - Cựu nữ Giáo Sư Gia Long, Hoàng Thị Quỳnh Hoa, vào ngày 13 tháng 7 đã được các cựu nữ sinh Gia Long thân hữu tổ chức cuộc ra mắt sách “Lá Trúc Che Ngang, chuyện tình của cô tôi,” tại Thư Viện Việt Nam, Garden Grove.
UserPostedImage
Các cựu nữ sinh Gia Long, học trò của tác giả “Lá Trúc Che Ngang” trang trọng mở đầu nghi lễ khai mạc buổi Ra Mắt Sách của cô giáo mình. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)

Cuốn sách “được nghe nói đề cập đến những chi tiết quan trọng về nhà thơ Hàn Mặc Tử” theo lời một người đến tham dự cho biết, nên đã thu hút khá đông người hằng lưu tâm đến thi sĩ Hàn Mặc Tử, nhất là các cựu học sinh Trưng Vương, Lê Văn Duyệt, Chu Văn An...

Nhà văn Huy Phương, một người bạn Phật tử ở Huế với tác giả và cũng thú nhận từng là học trò của tác giả về Anh ngữ khi theo học trường Anh Ngữ Quân Ðội trước khi du học Hoa Kỳ, trong vai trò MC cho biết, “Cuốn sách của tác giả Hoàng Thị Quỳnh Hoa nói về mối tình văn nghệ của người cô của mình với thi sĩ Hàn Mặc Tử, người đã gợi hứng cho thi sĩ viết nên bài thơ “Ðây Thôn Vỹ Dạ” đi vào lịch sử văn học Việt Nam mà tuổi trẻ trong nhiều thế hệ đều thuộc ít nhiều.”

Người được tác giả mời nói về nội dung của tác phẩm là nhà văn Trần Bình Nam. Ông sơ lược về tiểu sử thi sĩ Hàn Mặc Tử, người mà theo ông, “từ Bắc chí Nam qua bất cứ thời gian và chế độ nào cũng được nhắc nhở tới.”

Theo tác giả Hoàng Thị Quỳnh Hoa thì “sách chưa ra mắt đã được sự ủng hộ cả về mặt tinh thần lẫn tài chính từ cả trong nước lẫn ở hải ngoại.” Vẫn theo tác giả, sự ủng hộ tài chánh cho cuốn sách sẽ được dùng để giúp đỡ học sinh nghèo ở Việt Nam. Sách được nhà xuất bản Ðà Nẵng in ấn phát hành và được ra mắt tại Huế vào năm 2013, đúng ngày kỷ niệm 100 năm sinh của “cô tôi,” mối tình đầu của thi sĩ Hàn Mặc Tử. Ðây là “mối tình qua văn thơ giữa những người có tâm hồn nghệ sĩ.”

Cuốn sách dầy trên 200 trang, được nhà xuất bản Ðà Nẵng in ấn rất đẹp với bìa cứng mà hình ảnh một cô gái Huế ẩn sau những cành lá trúc trên bìa sách đã tôn vẻ trang nhã của sách khiến cái “thần” của thi sĩ trong bài thơ “Ðây Thôn Vỹ Dạ” đã hiện lên bằng lời. Ai đọc đến bài thơ này cũng thường mơ tưởng đến nét đẹp đã thành huyền thoại của người con gái đất Thần Kinh, như được tụ về một nơi mà không chỉ người dân Huế coi như biểu tượng của Huế, thôn Vỹ Dạ.

Hai trăm trang sách là những tài liệu vô giá về mối tình đầu của Hàn Mặc Tử. Ðó không là những “thư đi tin lại” thông tục của bất cứ một cuộc tình nào vào thời bấy giờ. Hai trăm trang sách là những chứng cứ được khổ công tìm lại từ chính “gia tài trân quí” của “Cô tôi,” nữ Giáo Sư Gia Chánh của trung học Ðồng Khánh Huế.

Những chứng cứ này đã chỉnh sửa lại những điều mà nhiều nhà văn, nhà phê bình văn học trước đó viết ra, có nhiều chỗ sai sự thực.

UserPostedImage
Tác giả Hoàng Thị Quỳnh Hoa đón nhận bó hoa ân tình từ Hoàng Mỹ Hương (trái), đại diện các học trò cũ dâng tặng trong buổi ra mắt sách. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)


Theo những điều được viết về tiểu sử thi sĩ Hàn Mặc Tử trong văn học Việt Nam từ trước đến nay, thi sĩ trong cuộc đời thơ ngắn ngủi của mình đã có nhiều mối tình mà mối tình thứ nhất là đối với người con gái Huế tên Hoàng Thị Kim Cúc. Thi sĩ rất mê say với mối tình này và cứ ẩn hiện trong những lời thơ của mình rồi được thoát ra bài “Ðây Thôn Vỹ Dạ.”

“Sao anh không về chơi thôn Vỹ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên,
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá Trúc Che Ngang mặt chữ điền
Gió theo lối gió, mây đường mây
Giòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”

Trong cuốn sách “Lá Trúc Che Ngang, chuyện tình của cô tôi” tác giả Hoàng Thị Quỳnh Hoa chứng minh bằng những tài liệu thư từ của thi sĩ Hàn Mặc Tử và những người “mối lái” mà “Cô tôi” còn giữ lại, nhưng vẫn không được đáp lại trực tiếp mà chỉ qua những tình cảm gián tiếp trong đời sống “phong gấm rủ là” của người con gái Huế vào thời bấy giờ, nhất là sau cái chết đau đớn của thi sĩ.

Những tài liệu không chỉ trích dẫn mà được liệt kê đầy đủ trong phần Phụ Lục khiến những chi tiết đưa ra để chỉnh sửa những sai lầm của nhiều người viết trước đó về “cô tôi,” dù có tiếng tăm như nhà biên khảo Trần Thanh Mại hay thi sĩ Quách Tấn, đã thuyết phục ngay được người đọc, để sau đó được biết rằng:

Mối tình đầu của thi sĩ Hàn Mặc Tử với cô gái Huế Hoàng Thị Kim Cúc là một mối tình thuần túy văn nghệ giữa người làm thơ và người yêu thơ. Mối tình ấy chẳng được thể hiện qua những gặp gỡ gắn bó, mộng mơ, hẹn hò hay qua những lá thư xanh dàn trải tâm tình đôi lứa. Không có nhớ thương, đợi chờ, hò hẹn cũng chẳng có trăng thề cho dù trăng lại là một cảnh sắc không rời trong thơ Hàn Mặc Tử.

Nhưng mối tình ấy đã là nguyên ủy của bài thơ Ðây Thôn Vỹ Dạ, một viên ngọc quí trong thơ văn Việt Nam.

Và cuốn sách “Lá Trúc Che Ngang...” đã thêm một tài liệu giá trị cho văn học sử Việt Nam.

Trong suốt buổi ra mắt sách, các cựu nữ sinh Gia Long của cô giáo Hoàng Thị Quỳnh Hoa đã thay nhau làm cho chương trình “Chiều thơ nhạc Hàn Mặc Tử” lúc nào cũng sôi nổi và thân tình, gây được không khí sinh hoạt văn học nghệ thuật đầy ý nghĩa.

Muốn có sách, xin quí độc giả gọi về (714) 754-0911.

Nguyên Huy/Người Việt

Sửa bởi người viết 19/07/2014 lúc 06:56:47(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.050 giây.