Olivia Ward (Dân Làm Báo lược dịch) - 57 người - trong đó có 32 nhà báo - đã bị phục kích bởi một đám đông vũ trang, bị đạn bắn vào người xối xả, và trong một số trường hợp bị hãm hiếp và chặt đầu, trước khi họ bị ném vào các ngôi mộ tập thể được đào vội vàng... Ít nhất 600 nhân viên ngành truyền thông đã bị giết chết trong thập niên qua...
Các nhà báo và những người ủng hộ chính trị đã gạt bỏ nỗi sợ hãi của mình khi 6 chiếc xe hơi của họ lái nhanh trên một đường cao tốc ở nông thôn thuộc địa bàn Maguindanao của miền Nam Philippines vào ngày 23 Tháng Mười Một 2009.
Họ đã đến đó để chứng kiến những thách thức của một thị trưởng địa phương đối với một thủ lãnh nhiều quyền lực của một phe cánh trong cuộc bầu cử thống đốc. Họ biết nguy hiểm đang là một bóng to lù mù hiện ra. Nhưng họ tin vào sức mạnh của đám đông.
Trước khi buổi sáng trôi qua, 57 người - trong đó có 32 nhà báo - đã bị phục kích bởi một đám đông vũ trang, bị đặn bắn vào người xối xả, và trong một số trường hợp bị hãm hiếp và chặt đầu, trước khi họ bị ném vào các ngôi mộ tập thể được đào vội vàng.
Đây là vụ thảm sát tồi tệ nhất đối với các nhà báo trong 20 năm qua.
Ba năm sau, vào ngày thứ Sáu, Tổ chức IFEX - Freedom of Expression Exchange tại Toronto (Canada) đã ghi dấu Ngày Quốc tế kết thúc tình trạng tội ác không bị trừng phạt nhằm giải quyết tình trạng cho phép những kẻ đã giết các nhà báo và những người tìm kiếm tự do ngôn luận thoát khỏi sự trừng phạt - và thúc đẩy chính phủ phải mang những sát nhân này ra trước công lý.
"Ngày này không phải tự nó là một giải pháp", Giám đốc điều hành Annie Game của IFEX nói. "Đó là bàn đạp để phối hợp hành động nhằm đòi công lý cho những người phải sống trong nỗi lo sợ bị trả thù và những người đã bị sát hại và những kẻ giết người vẫn được tự do."
Ít nhất 600 nhân viên ngành truyền thông đã bị giết chết trong thập niên qua.
Vào thứ năm tại thành phố Vienna, Tổ chức UNESCO đã gặp gỡ với các nhóm xã hội dân sự để tiến đến một kế hoạch hành động chống lại sự không bị trừng phạt và bảo vệ an toàn cho các nhà báo bằng cách giúp các quốc gia xây dựng pháp luật nhằm truy tố những hung phạm giết các nhà báo và tăng cường vai trò của Liên Hiệp Quốc trong việc theo dõi tự do ngôn luận.
Cũng như các nhà báo, các nhà hoạt động, các blogger, các tác giả, nghệ sĩ, nhạc sĩ và dân thường vì thực hiện quyền tự do ngôn luận đã bị đe dọa hoặc bị giết mà hung phạm không bị trừng phạt.
Trong báo cáo về tình trạng không bị trừng phạt vào năm 2012, IFEX đã chú trọng đến 30 người bị đe dọa trên toàn thế giới.
"Tôi đã bị bắt cóc và đánh đập bởi quân đội vì bị cho là 'ca sĩ của cuộc cách mạng,'" Ramy Essam nói. Anh là người tham gia các cuộc biểu tình tại Quảng trường Chiến Thắng của Cairo đã dẫn đến sự sụp đổ của Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak. Bài hát "Irhal", hoặc "Để lại", đã trở thành một bài ca cách mạng cổ điển ngay lập tức.
Tháng 3 năm 2011, anh bị bắt giữ một cách hung bạo bởi lực lượng an ninh giải tán quảng trường. "Một nhóm binh lính kéo tôi về phía Viện Bảo tàng quốc gia, giao tôi cho một sỹ quan quân đội và ông ấy đã trói tay, chân của tôi và đá vào khắp nơi cơ thể và khuôn mặt của tôi," anh Essam nói.
Anh Essam đã bị tra tấn đánh đập nhiều lần và bị cho giật điện trước khi bị kéo qua một con đường bụi bặm với hình hài máu me và được trả tự do.
Nhà thơ Sghaier Ouled Ahmed đã đụng vào những người Hồi giáo hà khắc ở Tunisia với lời kêu gọi lật đổ nhà cầm quyền độc tài.
Khi ông chỉ trích đảng cầm quyền Hồi giáo ôn hòa trên truyền hình, ông đã bị những kẻ cực đoan hành hung trên đường phố trước sự chứng kiến của cảnh sát. Kể từ khi mùa xuân Ả Rập, tình trạng cảnh sát và người Hồi giáo tấn công vào quyền tự do bày tỏ đã tăng lên ở Tunisia, theo IFEX.
Ở Gambia, ông Musa Saidykhan, tổng biên tập tờ báo bị cấm "Độc Lập" đã bị bắt và giam giữ 22 ngày mà không có án lệnh, ông bị tra tấn và giật điện bởi các an ninh của Tổng thống Yahya Jammeh cho đến khi ông bị bất tỉnh.
"Những kẻ tra tấn đã nói với tôi rằng những cú sốc điện giật trên bộ phận sinh dục của tôi nhằm mục đích làm cho tôi bất lực", ông nói.
Nguyễn Hoàng Vi, một blogger 25 tuổi về các vấn đề xã hội của Việt Nam, đã bị bao vây sau khi rời khỏi một bữa tiệc sinh nhật. Buổi tiệc này đã bị đánh phá bởi những kẻ bị nghi là mật vụ của nhà nước, họ đã đến nghe trộm và chụp ảnh những người tham dự.
Tám người đã bám theo cô, đập vỡ cửa sổ xe hơi của bạn cô và để lại trên cô các vết cắt trên mặt, cánh tay và chân. Nhà cô bị bao vây bởi an ninh để ngăn chặn cô đi tường thuật một cuộc biểu tình chống Trung Quốc, và tháng Mười năm ngoái, cô đã bị bám sát theo xe gắn máy của mình cho đến khi cô bị té xấp và gãy răng.
Kể từ đó, cô bị mất việc sau khi chỗ làm bị áp lực từ các quan chức chính phủ, và cô đã bị chặn lại bởi đội biên phòng, tịch thu hộ chiếu khi cô trên đường rời Việt Nam.
Trong khi nhiều người đã phải trả một giá đắt cho việc bày tỏ chính kiến của họ, một số ít những người bắt bớ họ được đưa ra công lý. Tại Philippines, ba năm sau vụ thảm sát các phóng viên, một phiên tòa kéo dài với khoảng 200 nghi phạm đã không mang lại một bản án nào. Nhóm băng đảng được nghi là có trách nhiệm về các vụ giết người vẫn còn nắm quyền lực, thậm chí ngay khi đang đứng từ phía sau song sắt nhà tù. Trong khi đó, gia đình của các nạn nhân vẫn đang sống trong sợ hãi.
Olivia Ward - Phóng viên đặc trách Ngoại giao
Nguồn:
http://www.thestar.com/n...on#.UK-ioYHl6qE.facebookBản tiếng Việt:
Source: Dân Làm Báo