logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 29/11/2012 lúc 10:30:04(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImageÔng Trần Huỳnh Duy Thức bị án 16 năm tù với tội danh hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
Giờ này không biết anh đang làm gì, đọc một cuốn sách, sáng tác một bài thơ? Nhưng tôi đoan chắc một điều là anh không bao giờ thôi suy nghĩ về người khác.

Có thể là một người bạn cũ, một nhân viên bảo vệ công ty trước đây hoặc những người mà anh chỉ gặp một lần nhưng không bao giờ quên được những cảnh đời của họ. Gần 5 năm làm bạn học, 15 năm làm đồng nghiệp và gần 2 năm làm bạn tù với anh tôi thường được nghe và chứng kiến nhiều câu chuyện đời thường xung quanh anh. Chúng rất dung dị nhưng thật đáng học hỏi.

Dịp sinh nhật 46 của Thức, tôi nghĩ mãi cả tuần nên viết gì tặng anh. Trải qua một thời gian dài hơn 26 năm thâm tình với anh, tôi chứng kiến và học hỏi ở anh rất nhiều, từ nhỏ nhặt đến lớn lao. Ngẫm nghĩ kỹ thì tôi nghiệm ra rằng những điều có giá trị nhất là chính từ cuộc sống đời thường của anh mà ít người được biết. Chính cách sống đó đã làm nên một con người có những suy nghĩ và bài viết rất gần gũi với cuộc sống, chứ không phải từ những tư tưởng to tát, những lời đao to búa lớn.

Một lần vào khoảng năm 2007, tôi bay từ Hà Nội vào Sài Gòn làm việc. Tài xế riêng của anh ra sân bay đón tôi. Cậu ấy kể câu chuyện này để giải thích vì sao cậu ấy đến trễ để tôi chờ. Trước khi đi sân bay cậu ấy phải chở anh đến một nơi hẹn. Tới bùng binh Quách Thị Trang chợ Bến Thành anh nhìn thấy một bà cụ đang chống gậy đi qua khu tam giác dành cho người đi bộ thì bị ngã quỵ. Anh ra lệnh quay đầu xe lại chạy đến chỗ bà cụ. Anh lao xuống xe và bế xốc bà cụ vào dưới mái che cây xăng cạnh đó, kêu tài xế lấy dầu xức cho bà. Anh hỏi bà đi đâu mà để như thế này. Bà thều thào rằng bà đi ăn xin nhưng sáng giờ chưa xin được gì nên đói quá mà ngã. Anh kêu tài xế chạy ngay đến bánh mì Như Lan gần đó mua cho bà, cả nước uống. Anh hỏi nhà bà ở đâu, con cháu đâu mà để bà phải làm như vậy. Bà nói nhà ở tận Củ Chi, con cháu đứa nào cũng nghèo, có đứa cũng đi xin nên đâu lo cho bà được.

Bà ăn xong, anh hỏi bà đã đỡ mệt chưa, thực sự không có gì nguy hiểm trong người nữa phải không, rồi anh móc hết trong bóp ra còn một vài triệu đưa hết cho bà. Anh dặn tài xế ở lại đưa bà đến trạm xe buýt, phải đưa lên tận trong xe kiếm chỗ cho bà ngồi rồi mới được về. Trước khi đi anh dặn bà rất kỹ là hôm nay phải về, không được đi nữa, về nhà cũng phải nghỉ ngơi vài tuần cho lại sức. Rồi anh mượn tài xế ít tiền và bắt taxi đến chỗ hẹn. Tôi hỏi vui cậu tài xế: “anh Thức mượn tiền em có trả không?” Cậu ấy cười hì hì và nói: “ảnh mượn tiền em hoài, không trả ai cho mượn nữa.”

Tình nguyện viên
Thỉnh thoảng Thức lại rủ một số đồng nghiệp công ty và cả hai đứa con nhỏ của mình tham gia các chuyến chữa bệnh miễn phí và phát chẩn ở những vùng xa nghèo khổ. Những chương trình này được hội cứu tế Tzu-Chi của Đài Loan do bạn anh làm đại diện ở Việt Nam tổ chức. Những chuyến đi như vậy anh làm tình nguyện viên đưa đón, bồng, cõng những người bệnh già yếu suốt cả ngày. Anh tận dụng thời gian đó để tìm hiểu cuộc sống của họ. Trong tù anh vẫn không quên viết thư dặn dò con mình hãy quan tâm và dành ít thời gian tham gia vào những chuyến đi như vậy. Anh nói với con rằng những ánh mắt hạnh phúc của người nghèo khó được chăm sóc, trân trọng là những phần thưởng không có gì mua được cả.

Thức kể với tôi anh chọn hội Tzu-Chi để làm tình nguyện viên vì hội đó rất trân trọng người được cứu tế. Cho quà phải nâng bằng hai tay và gập người xuống. Họ dặn các tình nguyện viên rằng: “Của cho không bằng cách cho. Người nghèo thường ít được tôn trọng, do vậy đây là dịp để họ nhận được những sự đối đãi trọng thị.”
Thức nói rằng những người đang khốn khổ như vậy còn quá nhiều, việc thiện nguyện dù rất ý nghĩa cũng không giúp được bao nhiêu. Nhưng nó sẽ làm mình thực sự hiểu được những cuộc sống mà mình không phải trải qua hàng ngày. Chỉ như thế mới nhìn ra được những cách giải quyết thực tế và căn cơ. Anh cũng thường phê phán hiện tượng một số người làm giàu trên sự thiệt thòi của người khác rồi vun tiền đóng góp cho từ thiện để được danh nghĩa vì người nghèo.

Triết lý kinh doanh của Thức rất dứt khoát: “Không kiếm lời từ bất kỳ công việc nào mà nó không tạo ra lợi ích cho nhiều người hoặc cậy thế chèn ép người khác”. Anh khuyến khích sự sáng tạo để có lợi thế cạnh tranh về công nghệ, sản phẩm và mô hình kinh doanh, và không cho phép các hoạt động đầu cơ chụp giật. Cá nhân anh không bao giờ mua bán đất đai, bất động sản hoặc chứng khoán vì anh nói các lĩnh vực này đang là bong bóng không tạo ra giá trị thật nên khi mình kiếm được tiền thì sẽ có ai đó mất. Anh cũng chỉ có một căn nhà và không đầu tư thêm bất kỳ bất động sản nào khác, dù mọi người thường ngạc nhiên trước những dự báo chính xác của anh về các cơn sốt nhà đất, chứng khoán.

Thức là thế, luôn nhất quán trong suy nghĩ, lời nói và hành động, cho dù đó không phải là cách luôn có lợi trong một xã hội đang có quá nhiều các giá trị bị đảo lộn. Anh luôn kiên trì với cách đó và rất phê phán các kiểu sống cơ hội. Thức là người nóng tính nên những người thân cận với anh thường thấy anh nổi xung trước những hành động theo kiểu sống này. Nhưng đó cũng là cách để anh duy trì nhiệt huyết của mình để không bị nhiễm những cái xấu tràn lan trong xã hội. Anh thích câu danh ngôn của ông Adam: “Hãy biết giận nhưng đừng giận”. Đó cũng vừa là triết lý sống vừa là bản tính của Thức, không bao giờ để bụng hay thù hận ngay cả với những người đã làm hại mình, nhưng cũng không xem sai trái của họ là điều chấp nhận được.

Không nộp thuế
UserPostedImage
Phiên tòa xử bốn nhân vật đối kháng ngày 20/1/2010
Không mấy người biết mẹ anh Thức đã từng bị ngồi tù. Những năm 1978, 1979 Việt Nam không những bị nạn thất mùa trên khắp cả nước mà còn phải chịu đựng gánh nặng trả nợ cho Trung Quốc. Đó là những năm mà ngay cả vùng đồng bằng sông Cửu Long còn gặp phải cảnh thiếu gạo. Vào lúc đó mẹ anh Thức làm nông ở Đất Đỏ (Bà Rịa - Vũng Tàu), gia đình rất đông con mà mùa màng lại thất bát. Nhưng chính sách những năm đó phải đóng thuế theo hạn mức cố định mà không xét được hay thất mùa. Thu hoạch được chẳng bao nhiêu, nếu đóng lúa thuế thì hết sạch lấy gì để cả nhà dùng để độn khoai mà ăn đến mùa vụ tới. Nên bác gái quyết định không đóng lúa thuế và xin khất qua mùa sau, nhưng không được chấp nhận.

Sau nhiều lần đọc tên trên loa phóng thanh mà bác vẫn không đi nộp thuế, du kích xã vào bắt giam bác trong lúc bác đang trốn dưới gầm giường. Họ lôi bác đi trước tiếng khóc của bầy con còn nhỏ. Rồi bác bị đưa ra tòa xử 6 tháng tù vì tội trốn thuế và còn phải đóng thuế phạt. Hơn 20 năm sau Thức có lần về quê dự giỗ ông ngoại, anh gặp lại những người đã từng ức hiếp gia đình mình, bỏ tù oan sai mẹ mình và còn làm rất nhiều điều cường bạo khác. Nhưng anh vẫn bắt tay họ. Họ mời anh ghé nhà chơi, thấy có người gặp hoàn cảnh khó khăn anh vẫn lấy tiền giúp họ.

Anh kể tôi nghe câu chuyện này và nói rằng: “Họ cũng chỉ là nạn nhân của những sai lầm có hệ thống gây ra giáo điều và ngu muội. Ngay cả đến bây giờ mà những người có học cao còn không tránh được bị cái hệ thống đó biến thành sai trái và thiếu hiểu biết, đừng nói gì đến những người dân quê thiếu học mà được nắm quyền hành.”

Rồi anh phân tích rất nhiều những sai trái, vi hiến của các thông tư liên bộ giữa Bộ công an, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn việc định tội và kết án cho một số loại hành vi mà bản chất của chúng không vi phạm các điều luật được qui định trong bộ luật hình sự. Những thông tư như vậy lại rất phổ biến và ngang nhiên trở thành căn cứ pháp lý được dẫn ra trong các bản án và cáo trạng. Bằng một cách đơn giản như vậy thì công an, kiểm sát, tòa án dễ dàng đứng trên mọi quốc hội hoặc các thiết chế quyền lực khác để giải thích luật hình sự tùy tiện theo cách của họ để kết tội oan trái cho người dân, bất chấp bản chất của hành vi có phạm tội hay không. Thức hiểu biết sâu về lĩnh vực tư pháp này vì lúc đó anh đang cùng luật sư Lê Công Định nghiên cứu để viết về cải cách pháp luật trong quyển sách Con đường Việt Nam nhằm chỉ ra nguồn gốc và đề nghị loại bỏ những cách thức sai trái, vi hiến của các hoạt động tư pháp gây ra oan sai phổ biến cho người dân, không chỉ trong các vụ án chính trị mà còn trong rất nhiều vụ án hình sự.

Hiểu biết sâu rộng
Nhiều người ngạc nhiên về sự hiểu biết sâu rộng của Thức. Anh có khả năng tự học rất đặc biệt nhờ luôn quan sát kỹ, phân tích sâu và suy luận rộng các hiện tượng để thấu rõ bản chất cốt lõi của chúng. Nhưng gần Thức rất lâu nên tôi hiểu rằng khả năng đó trước hết xuất phát từ một tính cách luôn nghĩ đến người khác của anh. Nghe, thấy một hiện tượng hoặc sự kiện nào đó. Việc đầu tiên anh luôn đánh giá xem tác động của nó đối với những đối tượng khác nhau chịu ảnh hưởng như thế nào. Từ đó anh mới phân tích sâu xa nguyên nhân của các tác động, ảnh hưởng đó và nghĩ ra các giải pháp tối ưu cho vấn đề. Đó có thể là những việc không thuộc trách nhiệm thường xuyên của mình nhưng anh vẫn luôn nghĩ đến nó. Còn nếu là những vấn đề quốc kế dân sinh thì anh chẳng bao giờ bỏ qua.

Đã 4 sinh nhật anh trải qua trong tù - thời gian để một người như anh làm được rất nhiều việc lớn có ích cho đời nếu không bị giam cầm tùy tiện. Và cũng trong thời gian đó nền kinh tế đất nước tiếp tục trượt dài đúng như anh đã cảnh báo và phê phán. Nhưng tôi biết rằng anh không hề hối tiếc. Anh cho rằng những gì đã xảy ra với mình và đất nước là điều khó tránh được để dẫn đến những thay đổi tốt đẹp. Nên anh chấp nhận những nghịch cảnh ấy như một sứ mệnh mà mình nhận lãnh.

Những nỗ lực vận động của gia đình, bạn bè và cộng đồng quốc tế đã đạt được những kết quả quan trọng. Nhóm công tác của Liên Hợp Quốc chống giam giữ tùy tiện (WGAD) đã phán quyết việc bắt giữ anh và những người bạn mình là vi phạm luật pháp quốc tế mà Việt Nam ký kết và sẽ đưa vấn đề ra Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nếu Chính phủ Việt Nam không đáp ứng việc trả tự do cho anh, anh Lê Công Định và anh Nguyễn Tiến Trung. Nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế cũng đã tiến hành và chuẩn bị những chiến dịch vận động mạnh mẽ cho anh và những tù nhân chính trị khác. Liên minh Châu Âu và chính phủ nhiều nước cũng đã và sẵn sàng tiếp tục lên tiếng để tiếp sức cho những tiếng nói của lương tri đòi tự do cho anh và nhiều tù nhân lương tâm nữa.

Chỉ cần thêm những tiếng nói mạnh mẽ hơn nữa từ cộng đồng thì sẽ dẫn đến tự do cho anh và nhiều người khác. Đó cũng sẽ là sự khởi đầu cho những điều tốt đẹp đến với đất nước.

Chúc mừng sinh nhật bạn. Hãy giữ sức khỏe và yên tâm rằng con đường bạn đi đang ngày càng có nhiều người bước tới.

Tác giả Lê Thăng Long ra tòa ngày 20/1/2010 cùng với các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung. Ông Long ra tù hôm 04/6/2012 và công bố bản kêu gọi về phong trào "Con đường Việt Nam. Tác giả nói ông viết bài này nhân sinh nhật 29/11 của ông Trần Huỳnh Duy Thức.
Source: Lê Thăng Long gửi cho BBCVietnamese.com từ Hà Nội
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.095 giây.