logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 03/12/2012 lúc 09:42:34(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Theo tin mới nhận được, linh mục Chân Tín (Nguyễn Tín) đã từ trần tại Dòng Chúa Cứu thế Sài Gòn hồi 16g15 ngày 01 tháng 12 năm 2012. Hưởng thọ 92 tuổi.

UserPostedImage
LINH MỤC STÊPHANÔ NGUYỄN TÍN (CHÂN TÍN), DCCT
Sinh ngày 15.11.1920, tại làng Vạn Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế

Ngày 02.08.1944: Khấn lần đầu trong DCCT

Ngày 06.06.1949: Lãnh sứ vụ Linh mục

Đã từ trần hồi 16g15 ngày 01/12 /2012 hưởng thọ 92 tuổi 68 năm tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, 63 năm Linh mục.

Xin cầu nguyện cho linh hồn Stephano được sớm về hưởng Nhan Thánh Chúa và nghỉ yên đời đời.

Ban Biên tập Nữ Vương Công Lý xin chân thành chia buồn với gia quyến linh mục Chân Tín, Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, quý thân nhân, bạn hữu của linh mục Chân Tín và độc giả của Nữ Vương Công Lý.

BAN BIÊN TẬP NỮ VƯƠNG CÔNG LÝ

Sửa bởi người viết 03/12/2012 lúc 09:54:49(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#2 Đã gửi : 03/12/2012 lúc 09:56:14(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Linh mục Chân Tín từ trần tại Sài Gòn

Linh mục Chân Tín từ trần vào trưa thứ Bảy 01/12/2012 tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn thọ 92 tuổi. Từ trước 1975 trong chế độ Cộng hòa và sau 1975 trong chế độ Cộng sản, cha Chân Tín và người bạn đồng tu Nguyễn Ngọc Lan được công luận biết đến như một nhà tu tranh đấu chống bất công.
Trang báo mạng « Nữ Vương Công Lý » nhận định « sự ra đi của Linh mục Chân Tín là một tổn thất lớn cho Giáo Hội Công Giáo cũng như cho xã hội Việt Nam trong bối cảnh đất nước phải đối phó với nhiều vấn đề và họa ngoại xâm mà thành phần dám đứng thẳng không nhiều ».

Cuộc đời của cha Chân Tín trải qua nhiều thăng trầm và mang tiếng « thân cộng ». Theo lời kể của linh mục, thì trước 1975, ngài cùng một số linh mục, trí thức miền Nam chống chế độ của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu để bảo vệ sinh viên bị tra tấn.

Tuy nhiên, cuộc đấu tranh của ngài bị « Cộng sản lợi dụng » và « nhiều người trong chế độ Cộng hòa cũng nghĩ như vậy ». Linh mục chia sẻ khổ đau của « anh em tù cải tạo » và mong mỏi quân nhân, công chức hiểu rằng ông « không bao giờ theo cộng sản ». Sau năm 1975, linh mục Chân Tín bị chế độ mới kết án 3 năm quản chế tại Cần Giờ để cô lập vị tu sĩ Công giáo có tinh thần cương trực này.

Vào đầu tháng 5 năm 1998, linh mục Chân Tín và giáo sư Nguyễn Ngọc Lan thoát chết trong đường tơ kẻ tóc khi chiếc xe gắn máy của hai người bị kẻ lạ mặt tấn công gây thương tích nặng cho giáo sư Nguyễn Ngọc Lan. Thời điểm đó, hai ông chuẩn bị đi dự tang lễ của nhà ly khai Nguyễn Văn Trấn, tự Bảy Trấn, cựu chính ủy bộ tư lệnh khu 9 thời kháng Pháp, thành viên của « Câu lạc bộ kháng chiến cũ » với chủ trương dân chủ hóa đất nước.

Trong quá trình tranh đấu cho tự do và công bằng xã hội sau 1975, Linh mục Chân Tín không ngại hiểm nguy lên tiếng bênh vực các tu sĩ Phật giáo, Công giáo, tín đồ Tin Lành, Hòa Hảo, và những thanh niên nam nử bị giam cầm vì tranh đấu cho tự do. Ngài còn để lại nhiều bài phân tích không khoan nhượng : Yêu cầu hủy bỏ Hiến pháp 1992 và kêu gọi tẩy chay bầu cử Quốc hội, Một ước mơ, Sám hối, Nói với bạn trẻ về « Ủy ban Đoàn kết yêu nước »…..

Mạng « Nữ vương công lý » nhận định « Dù trong chế độ chính trị nào, Linh mục Chân Tín cũng là một con người dấn thân cho sự thật, công lý và lẽ phải ».
Source: RFI
xuong  
#3 Đã gửi : 03/12/2012 lúc 10:03:51(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Linh mục Chân Tín qua đời

UserPostedImage
Từ trái sang: ông bà Nguyễn Ngọc Lan-Thanh Vân, Linh mục Chân Tín, bà Quản Mỹ Lan, Hà Sĩ Phu
Linh mục Chân Tín vừa qua đời lúc 16g05 ngày 1 tháng 12 năm 2012, thọ 92 tuổi.

Ông là một nhà chân tu, một trí thức suốt đời dấn thân cho độc lập, tự do, dân chủ và quyền con người.

Chân Tín sinh ngày 15 tháng 11 năm 1920 tại làng Vạn Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ngày 02.08.1944, "khấn" lần đầu trong Dòng Chúa Cứu Thế; ngày 06.06.1949, lãnh sứ vụ linh mục.

Năm 1963, ông được Giáo hội bổ nhiệm làm giám đốc nguyệt san Đức Mẹ.

Năm 1969, cùng với linh mục Trương Bá Cần, Nguyễn Ngọc Lan và một số linh mục, thân hữu tiến bộ, ông xuất bản tạp chí Đối Diện. Tạp chí này (có lúc phải đổi tên là Đứng Dậy, vẫn hai chữ cái viết tắt ĐD) sẽ là một ngọn cờ của phong trào đô thị miền Nam Việt Nam chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của Hoa Kỳ, chống lại chế độ độc tài Nguyễn Văn Thiệu, chống tham nhũng và bất công xã hội.

Năm 1970, cũng với linh mục Nguyễn Huy Lịch (dòng Đa Minh), linh mục Nguyễn Ngọc Lan (cùng Dòng Chúa Cứu Thế), giáo sư Lý Chánh Trung (Công giáo), Chân Tín lên tiếng "xác tín" về việc công an Sài Gòn tra tấn sinh viên... khiến chính quyền Nguyễn Văn Thiệu phải chùn tay, trả tự do cho một loạt sinh viên, trong đó có Huỳnh Tấn Mẫm.

Phong trào đấu tranh của sinh viên đô thị miền Nam từ đây phát triển nhảy vọt. Trước và sau ngày kí kết Hiệp định Paris năm 1973, linh mục Chân Tín là một trong những nhân vật có uy tín của "thành phần thứ ba", và là ngọn cờ cho cuộc đấu tranh đòi tự do cho tù nhân chính trị.

Hân hoan ban đầu
Sau ngày 30/4/1975, quan hệ giữa xu hướng Công giáo tiến bộ và chính quyền của Đảng cộng sản Việt Nam đã bắt đầu trong niềm hân hoan, vai trò cầu nối giữa chính quyền và giáo hội Công giáo của nhóm Công giáo tiến bộ rõ ràng có nhiều triển vọng.
Tạp chí Đối Diện và nhật báo Tin Sáng (của dân biểu Ngô Công Đức) là hai tờ báo nhanh chóng được phép tái bản. Nhưng đó là quyết định cá nhân của ông Trần Bạch Đằng, phụ trách tuyên huấn Miền Nam.

Quyết định này bị ông Lê Đức Thọ lên án là hữu khuynh (từ đó, bắt đầu sự đi xuống của hoạn lộ cách mạng của ông Trần Bạch Đằng).

Việc đóng cửa hai tờ báo này chỉ còn là vấn đề thời gian (Đối Diện năm 1978, Tin Sáng năm 1980).

Đường lối tả khuynh của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế, chính trị cũng như về tôn giáo lại được nuôi dưỡng bằng mối lo sợ trước "bóng ma Công giáo" xuất hiện ở Ba Lan. Trong nội bộ những linh mục tiến bộ, sự phân hóa từng bước biến thành đối nghịch giữa một bên là nhóm Linh mục Trương Bá Cần (chủ trương báo Công giáo & Dân tộc) và nhóm Linh mục Chân Tín & Nguyễn Ngọc Lan.

Hi vọng hòa hoãn, nếu không nói là hòa giải, trong mấy năm đổi mới đã tan biến khi Tổng Bí thư chuyển hướng thành co cụm vào mùa hè 1989, với cuộc thảm sát Thiên An Môn và cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên ở Ba Lan.

Quản thúc

Tháng 5 năm 1990, linh mục Chân Tín bị chính quyền quản thúc 3 năm tại Cần Giờ (ông Nguyễn Ngọc Lan, đã xuất tu và lập gia đình, bị quản chế tại gia).

Năm 1993, ông trở về Dòng Chúa Cứu Thế ở đường Kỳ Đồng, nhưng vẫn liên tục bị chính quyền o ép, thậm chí còn dùng những biện pháp thô bạo, bỉ ổi (năm 1998, khi ông Nguyễn Văn Trấn, đảng viên lão thành, từ trần, Nguyễn Ngọc Lan chở Chân Tín bằng xe máy đi viếng, trên đường đi bị công an mặc thường phục tông xe, bị thương khá nặng).

Chính sách tệ bạc của chính quyền không thể làm lay chuyển linh mục Chân Tín. Cho đến những tháng chót của cuộc đời, mặc dù bệnh nặng, ông vẫn kiên định lên tiếng đòi tự do, dân chủ và quyền con người.

Người ta có thể không chia sẻ với Linh mục Chân Tín mọi ý kiến chính trị và nhận định về tình hình đất nước, nhưng không ai có thể phủ nhận sự trong sáng của lòng yêu nước và lí tưởng dân chủ, tự do, công bằng của ông.

Tháng 5 năm 1990, linh mục Chân Tín bị chính quyền quản thúc 3 năm tại Cần Giờ (ông Nguyễn Ngọc Lan, đã xuất tu và lập gia đình, bị quản chế tại gia).

Năm 1993, ông trở về Dòng Chúa Cứu Thế ở đường Kỳ Đồng, nhưng vẫn liên tục bị chính quyền o ép, thậm chí còn dùng những biện pháp thô bạo, bỉ ổi (năm 1998, khi ông Nguyễn Văn Trấn, đảng viên lão thành, từ trần, Nguyễn Ngọc Lan chở Chân Tín bằng xe máy đi viếng, trên đường đi bị công an mặc thường phục tông xe, bị thương khá nặng).

Chính sách tệ bạc của chính quyền không thể làm lay chuyển linh mục Chân Tín. Cho đến những tháng chót của cuộc đời, mặc dù bệnh nặng, ông vẫn kiên định lên tiếng đòi tự do, dân chủ và quyền con người.

Người ta có thể không chia sẻ với Linh mục Chân Tín mọi ý kiến chính trị và nhận định về tình hình đất nước, nhưng không ai có thể phủ nhận sự trong sáng của lòng yêu nước và lí tưởng dân chủ, tự do, công bằng của ông.

Tác già: Nguyễn Ngọc Giao(BBC)

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.065 giây.