logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 08/12/2012 lúc 10:36:39(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nhà văn Võ Thị Hảo vừa cho phát hành tập truyện ngắn có tựa “Ngồi hong váy ướt” tại Pháp. Tập truyện này gồm 17 truyện mang nhiều đề tài xã hội mà tác giả đã quan sát cũng như cảm nghiệm trong nhiều năm.

UserPostedImage
Hình do nhà văn Võ Thị Hảo gửi cho RFA. Nhà văn Võ Thị Hảo
Bị cấm xuất bản trong nước
Trước tiên nhà văn cho biết sự khó khăn sau khi tác phẩm được in ra và phát hành tại hải ngoại vì vậy bạn đọc Việt Nam khó thể cầm cuốn sách trên tay để cảm nhận công trình mà tác giả mài miệt trong nhiều năm qua:

Nhà văn Võ Thị Hảo: Ra mắt bạn đọc ở Việt Nam rất khó, không biết bao giờ mới thực hiện được trước tình hình cấm đoán như thế này. Cũng có nhiều người nhắn tin hay điện tới để hỏi thăm và chia sẻ là thích cuốn sách. Việc xuất bản chính thức cho bạn đọc tại Việt Nam thì tôi không biết đến bao giờ.

Mặc Lâm: Thưa, chị có thể cho biết yếu tố nào trong tác phẩm khiến chị nghĩ rằng không thể xin được giấy phép xuất bản trong nước?

Nhà văn Võ Thị Hảo: Yếu tố quan trọng nhất để nhà nước không cho xuất bản thì tôi nghĩ rằng do tôi đã viết về những vấn đề như tham nhũng.

Truyện ngắn tên là “Người chăn bò thần thánh” rất mạnh mẽ. Thật ra truyện này trước đây đã xuất bản rồi nhưng phải bỏ đi một số đoạn. Bây giờ trong lần xuất bản tại Pháp thì những đoạn bị cắt trước đây được bù đắp vào. Bên cạnh tham nhũng là vấn đề cải cách ruộng đất nữa. Ở Việt Nam không có một văn bản nào thành văn và không ai chịu trách nhiệm về vấn đề này cả.

Chỉ biết rằng khi một tác phẩm văn học cũng như báo chí đi qua các nhà kiểm duyệt thì hoặc là họ cắt đi hoặc là họ cấm không cho xuất bản. Những điều mà họ cảm thấy đụng đến sự thật mà ai cũng né tránh. Các vấn đề đòi hỏi về tự do, nhân quyền cho con người mà họ gọi là vấn đề nhạy cảm. Nó nguy hiểm ở chỗ bây giờ người Việt Nam lo sợ cho sự an toàn của mình tới mức không biết đâu là giới hạn, là biên giới nữa.

Mặc Lâm: Ngay cái tên của tác phẩm cũng đã khác lạ và đầy khiêu khích, phải chăng đây cũng là một yếu tố khiến cho Cục xuất bản không cho tác phẩm ra đời tại Việt Nam?

Nhà văn Võ Thị Hảo: Thật ra nhiều người nghe cái tên “Ngồi hong váy ướt” tưởng là cái gì đấy sexy lắm nhưng mà không phải. Đây là một người đàn bà ngồi đợi một cái gì đấy tưởng là hy vọng, tưởng là cái gì đó đẹp đẽ mà mình đã tìm thấy. Cái mà ta hy vọng và tưởng đã tìm thấy những gì khao khát suốt đời, mong muốn suốt đời và ta hy vọng vào nó nhưng cuối cùng thì hoàn toàn không phải.

Nó trượt qua ta và đó là một kẻ mù lòa. Đấy là truyện “Ngồi hong váy ướt”. Một sự thất vọng, thất vọng kinh khủng và nỗi đau đớn của những con người chờ đợi, hy vọng rồi cuối cùng là một đòn giáng cho những con người ấy. Tại vì mọi người có suy nghĩ là ở Việt Nam hiện nay cứ nói một câu thì người ta lại nghĩ ngay đến chuyện sex. Đụng đến những vấn đề giới tính và quá nhạy cảm với vấn đề đó.

Người ta trốn nỗi bất bình, trốn nỗi sợ hãi trong những câu bàn tán rất tục tĩu hoặc là về sex để người ta quên rằng mình đang sống hèn, đang quá sợ hãi, và người ta quên mình đang sống ở cái dạng như là vô loài.

Mặc Lâm: Chị có thể nói rõ về hai từ “vô loài”. Nó phải được hiểu như thế nào?

Nhà văn Võ Thị Hảo: Đây là từ các cụ ngày xưa được hiểu là mất nhân phẩm. Xếp vào loại gia súc cũng không được mà cũng chưa đủ để xếp vào người. Hiện nay tình trạng vô đạo đức và xã hội trở nên loạn tại Việt Nam thật ra do con người ta bị o ép, quá sợ hãi để đến lúc chính mình bị mất nhân phẩm lúc nào không biết.

Mất nhân phẩm đầu tiên khi mình quên rằng mình là con người, được hưởng những cái quyền xứng đáng của con người. Phải hưởng nhưng phải làm bổn phận đối với bản thân mình để sống cho ra con người. Thứ hai nữa là quên bổn phận đối với cộng đồng, đối với xã hội là mình cần phải lên tiếng để bảo vệ làm sao cho mình sống ra con người.

Người ta quên điều đó và trốn vào sự tục tĩu chẳng hạn. Đôi khi trốn vào cái gì đó để cười nhằm quên nỗi đau đớn trong lòng để dần dần đánh mất nhân phẩm, sống theo cách sống vô loài. Đó cũng là nội dung của “Ngồi hong váy ướt” mà rất nhiều người tưởng rằng truyện đó nhằm nói về sex. Tôi muốn tạo một phản đề cho nên khi đọc truyện rồi mới biết nó thuộc dạng nào.

Nhà văn phải có lương tâm
Mặc Lâm: Ở Việt Nam rất nhiều tác giả không thể in sách mình trong nước mà phải gửi ra ngoài để in. Nhìn chung rất ít người thành công vì số lượng sách bán ra không kiểm soát được, thứ nhất, hai nữa không chia sẻ trực tiếp với độc giả qua các buổi ra mắt sách. Riêng tác phẩm này chị có hy vọng thành công hơn những cuốn khác hay không thưa chị?

Nhà văn Võ Thị Hảo: Tôi nghĩ rằng thành công lớn nhất của một nhà văn, của một người viết không phải anh ta được xưng tụng một cách rầm rộ tại đâu đó.

Chúng ta có thể đã xem những cuốn sách được xưng tụng rầm rộ ở Việt Nam lâu nay, vậy thì chất lượng của chúng như thế nào, và ai hiểu họ, ai là công chúng của họ? Bây giờ rất nhiều người viết luôn luôn chối từ, muốn trốn tránh trách nhiệm làm một công dân, làm một con người, làm một người viết.

Trốn tránh thực tại, trốn tránh việc viết làm sao cho đúng với lương tâm của mình. Tôn trọng sự thật và viết về nhân văn cho con người, cho con người Việt Nam cũng như cho con người nói chung. Đó là trách nhiệm lớn nhất mà một nhà văn phải làm, thế nhưng vẫn có rất nhiều người trốn tránh, muốn kiếm tiền, muốn được xưng tụng và tưởng thưởng ngay tại xứ sở này.

Tôi nghĩ thành công trước nhất của một nhà văn là anh ta phải có lương tâm. Thứ nhất phải có tài năng, thứ hai phải có lương tâm.

Những cuốn sách được viết với tài năng, trách nhiệm, lương tâm, ca tụng sự thật và ca tụng nhân phẩm con người… tôi nghĩ rằng có thể một lúc nào nó chìm đi vì nó bị cấm đoán bị xé bỏ, bị thiêu đốt thậm chí với các người viết họ bị hành hạ hay bị giết chết. Nhưng thành công của văn chương nằm ngoài sự xưng tụng của một nhóm người hay một thể chế nào đó. Bởi vậy tác phẩm của tôi không được in trong nước mà lại in ở nước ngoài thì người Việt hải ngoại tuy không quan tâm đến đất nước nhưng tôi nghĩ, nếu được chia sẻ của một số người thì như thế đã là thành công rồi và thời gian sẽ sàng lọc lại tất cả.

Mặc Lâm: Rõ ràng nhà nước không thể xé bỏ hay cấm đoán tác phẩm này vì nó vượt ra tầm với của họ… nhưng tác giả của nó giống như một con chim đang ở trong lồng, chị có nghĩ rằng thay vì xé bỏ và cưỡng bức tác phẩm thì họ sẽ áp dụng lên chính bản thân chị hay không?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Tôi nghĩ tất cả đều có thể. Thế nhưng cũng như tôi đã nói, mình chỉ sống một kiếp này thôi và cái điều tự thưởng cho mình là gì? Chắc là được ngẩng đầu lên làm một con người. Mình không thể làm một con người sống “cận người” được. Bởi vậy phần thưởng lớn nhất của con người là mình hãy tự làm cho mình không ai có thể làm thay mình cả. Hãy ngẩng đầu lên để có thể nhìn thẳng vào mọi người.

Trong khi có người từ chối trách nhiệm của một nhà văn để lẩn tránh nó thì mình hãy tự lãnh lấy cái việc ấy vì đã trót cầm bút.

Không sợ và cứ thế mà đi ở giữa đời thôi, đến đâu thì đến. Lâu nay tôi đã không biết sợ nữa. Không phải vì mình không yếu đuối nhưng vì mình yếu đuối đến mức không biết sợ thế nào cho đủ cả. Chỉ biết ngẩng đầu sống cho một kiếp, một kiếp không tính bằng sự dài ngắn mà tính bằng sự nếm trải.

“Ngồi hong váy ướt” là một bức tranh xã hội hiện tại và sự mù lòa của nhân gian được phô bày trong một quán cà phê chiều mưa đông Hà Nội. Người ta khiêu dâm, tỏ tình, cãi lộn, đập phá và chửi rủa. Cây cối đen thẫm, quắt vặn trong tuyệt vọng. Cả con người, vật và cây cối trước sau cũng bị ung thư bởi nước độc và bầu trời độc. “Đến những cánh én cũng không thể thoát khỏi một bầu trời nhừa nhựa khói thải, bụi và giăng mắc những con mắt đục lờ, đỏ sọc máu, chớp đảo qua lại từ Tây sang Đông, từ Nam chí Bắc”.

Những quý bà Kén và quý ngài Kén được bọc lạnh lùng trong thứ kén dệt bằng sợi thép. Và người đàn bà, nhảy múa chân trần rớm máu, thăm thú cho hết những phận người, những cảnh sắc hỗn độn, vô loài và thê lương.

Cô bị ướt đẫm mưa lạnh, vào quán ngồi hong váy ướt, tìm chút hơi ấm. Cô nhìn thấy một người đàn ông từ đằng kia góc phòng và cô chờ đợi, hy vọng đó là người đàn ông đàng hoàng, mạnh mẽ, mơ ước của cả cuộc đời cô. Anh ta đi đang hướng về phía cô mà bước tới. nhưng anh ta đi qua cô, đâm sầm vào bức tường, trượt ngã, tóe máu. Hóa ra đó là một người mù! Cuộc chờ đợi vô vọng của cô diễn ra trong tiếng cười ngất của những Người Kén. Cây gậy dò đường của người mù văng ra bên chân tường.”
Ngồi hong váy ướt là tập truyện ngắn gồm 17 truyện.

- Ngọc Anh sang sông viết về một người đàn ông là nạn nhân và chứng nhân những tội ác trong Cải cách ruộng đất. Hơn nửa thế kỷ sau, người đó vẫn tiếp tục là nạn nhân trong chính thời đại mà ông đã góp phần xây dựng nên. Ông đến nhà xác, không mang nổi những oan khuất lên trời, với hình ảnh về người cha đã bị giết chết trong Cải cách ruộng đất vẫn mãi lấy bút lông chấm vào mạch máu đã bị cắt của mình mà viết lên trời xanh.

- Bùa viết về không khí âm u tù đọng quanh khu thành cổ, thời xưa từng vang tiếng nhã nhạc nhưng nay chỉ còn hiệu lệnh “câm” được viết lên không gian. Nước không chảy và mây không bay. Những người ngồi ăn phở “bốc mả” trong tiếng khóc hờ quặn ruột, dưới vầng trăng như con mắt bất mãn rọi xuống thế gian. Mặt nước thành cổ phẳng lặng như được niêm phong bằng keo và quyết không mở miệng dưới bất kỳ trận động đất nào.Yêu quái lâu này không biết ăn phải cái gì mà bỗng lớn phổng lên, dạ dày rỗng tuếch, ăn gỏi người không biết no…

- Người chăn bò thần thánh viết về tham nhũng. Những nông trường viên bị buộc phải tự xẻo thịt và máu của họ đắp vào đàn bò viện trợ đã bị ban giám đốc nông trường cùng những kẻ thân thích xẻo hết thịt. Và khi đàn bò được đắp bằng thịt của các nông trường viên, lũ tham nhũng lại tiếp tục xà xẻo. Bây giờ thì chúng uống máu và ăn thịt người.

- Rồng là một trong những truyện ngắn lột trần sự giả dối những oai phong lẫm liệt trong hình ảnh rồng và sự mục nát, lạc hậu của thể chế này. Cái con rồng được đưa ra để làm thần tượng và niềm kiêu hãnh ở Hà Nội ấy thực ra đã bị lũ mãng xà và lũ rắn mượn xác và hút kiệt xương tủy. Trong tòa nhà ấy có một con rồng, có mào và vây cánh đủ lệ bộ nhưng đã bị ăn mòn tận xương tủy. Dưới cái đầu rồng đó lúc nhúc rắn…. Con vừa mới nở trông như sên như vắt. Con lớn hơn trông giống lươn. Con lớn nữa oằn oại vặn mình, cái mõm ngoác ra hút chặt vào đốt sống cổ, cái lưỡi của nó ăn vào dòng tủy đã khô kiệt của con rồng .Nó chuyển động bằng thân thể và nọc độc của loài rắn, trong một tòa nhà tròn ngày đêm lia những luồng mắt kiểm soát và hăm dọa ra xung quanh khiến tất cả đều bị nhiễm độc và con người quanh đó trở nên điên loạn, đến trẻ con cũng biết thắt cổ tự tử và người sống thoi thóp khò khè trong chiếc thòng lọng thít cổ không cho chết cũng không cho sống.
UserPostedImage
Bìa tập truyện ngắn ấn hành tại Pháp (Tranh của Võ Thị Hảo).

Tòa nhà tròn bí hiểm như những lỗ châu mai. Đó là cung điện của loài rắn. Những hốc mắt sâu hoắm, đen như lỗ huyệt, cứ chằm chằm kiểm soát mọi người.. Nó là ngôi nhà xoáy ốc, đi mãi loanh quanh vẫn chôn chân chỗ cũ, trống rỗng cũ kỹ mà không rêu phong nổi, thượt ra như một xác chết mà không chôn nổi. Ngôi nhà phả mùi hôi tanh của giống rắn đói khát suốt ngày nằm ườn đợi lột xác. “Đó là cái mùi của những mảng da đang tự chết đi, bị đẩy một cách không thương xót ra khỏi một thân thể còn sống. Những mảng da dày, bao bọc, từ giã kiếp sống, vừa bong ra lại vừa phải áp vào một cách ghê tởm với một cơ thể trơn ướt, vừa hình thành đã ngoằng ngoèo, lạnh lẽo, bị nguyền rủa”.

- Hội ngộ có ba nhân vật chính: người đàn bà chồn, người đàn ông cụt đầu có chiếc cổ đi chơi và đôi chân cắm giữa bãi lầy thành phố, ngập ngụa giòi bọ và rắn rết, chốc chốc anh ta lại cứ nhầm rằng mình đã thành một con giòi hoặc một con rắn. Một con ong thợ nhạt mùi tổ, bị ong chúa huy động cả một đàn ong thợ hàng vạn con rùng rùng bay đi tìm diệt kẻ dám mang mùi lạ. Cuộc hội ngộ của họ đánh thức những cánh tay, những đầu những bả vai nhớ nhau, gọi tìm, phương Bắc phương Nam. Cuôc hội ngộ mà chẳng hề hội ngộ bởi sự tan nát, vỡ vụn của tâm hồn và thể xác, sự bất lực và đớn hèn của những người vốn có sức mạnh nhưng lâu ngày sống trong bùn lầy nên cứ ngỡ rằng mình chỉ là một con giòi hoặc một con rắn.. Bìa của tập truyện chính là bức tranh sơn dầu của tác giả, mang tên Hội ngộ, thể hiện sự rã rời đau đớn không nơi nương thân ngay trên đất nước của chính mình của người VN.

- Cô bé bão tuyết nói về một mối tình trên Internet. Một mối tình cháy bỏng lời lẽ yêu đương và lãng mạn da diết mong đợi ngày về gặp nhau. Khi gặp, “cô bé bão tuyết” lại là một hàm râu quai nón. Buổi chiều rỗng và đêm cũng rỗng. Nhưng những cảm xúc họ đã dành cho nhau là có thật. Cả hai đều rơi nước mắt thương xót cho chính mình.

- Dã nhân: Bàn tay của loài khỉ cũng đủ các đường sinh mệnh, trí đạo, duyên tình… nhưng những con dã nhân này đang ngày đêm bị đám quan chức trọc phú, trộm cướp công quỹ, tiền dự án, ăn chơi vô độ, man rợ vô độ, dùng kiếm phạt ngang đầu ngay khi chúng còn sống để moi óc ra ăn. Lương tâm của con người lên tiếng.

- “Lưỡi họa mi” nói về bầu trời được làm bằng nhựa cứng vít chặt xuống đất. Những đám mây bị nhai nuốt bởi những khẩu súng thần công hiện đại, rồi chui ra ở hậu môn của súng, bị buộc phải sống và mang hình hài của giun, sâu và bọ cánh cứng nhung nhúc. Chúng là con của Mẹ Súng. Chúng thích ăn thịt người. Chúng đi tìm giọt máu của con họa mi duy nhất sót lại và bay trên bầu trời. “Cái vật duy nhất trước mắt Trinh chỉ là bầu trời bằng nhựa cứng đang văn vắt xanh nhức mắt ở trên cao.Không một câu chuyện nào. Không một giọt nước mắt, một sợi lông mi, một làn môi, một hơi thở dài. Một cái nhíu mày, một nụ hôn khẽ lướt. một bàn tay khẽ vuốt, một sợi lông chim... Không.

Không một chiếc lá vô tình rơi. Không một nụ hồng tàn úa vớt vát cuối ngày. Không một tiếng gọi cha gọi mẹ. Không một lời mở gọi người tình về e ấp ve vuốt ở trong tay.
UserPostedImage
Nhà văn Võ Thị Hảo. Photo courtesy of blog Võ Thị Hảo.
Không. Không và không.”

Mẹ Súng buộc nhà khoa học phải điều khiển khẩu súng cứ ba mươi giây lại quét qua bầu trời để giết chết những đám mây và con họa mi còn sót lại, nhưng nhà khoa học, sua gần một thế kỷ bị bắt buộc và phục tùng, đã tự làm vỡ tim mình để cứu lấy con họa mi cuối cùng. Giọt máu họa mi biến thành người bay, giữa màu mây rực rỡ.

- Nghịch tử như một bản cáo trạng về bạo lực gia đình và thói quen phục tùng, nô lệ bạo lực đã trở thành một tội ác. Người cha thường xuyên đánh đập, tra tấn vợ và con để bù lại cho sự đớn hèn và nhục nhã bởi ông ta sợ hãi, bị lép vế và bất lực ngoài xã hội. Đứa con trai ngoan hiền đã giết chết người cha sau nhiều lần ông ta đánh đập mẹ cậu gần chết. Tòa án xử tử hình cậu bởi sự phẫn nộ mù quáng của một xã hội quen nô lệ hóa người khác, buộc người khác phải chịu đựng không giới hạn sự áp bức của kẻ bề trên và kẻ có địa vị mạnh hơn. Ngay cả mẹ cậu, người lẽ ra phải biết ơn cậu vì chỉ có cậu bênh vực và cứu bà trong những cơn lúc bị người chồng hung hãn hành hạ, thì cũng chỉ vì muốn giữ thể diện, muốn được thừa nhận là người vợ hiền thục, và không chịu nổi sức ép của cộng đồng mà lên tiếng chống lại đứa con mình. “ Bởi vì, thà nô lệ. Thà nhục nhã. Thà bị đánh đập chà đạp đêm ngày, còn hơn là mạo hiểm và chấp nhận rủi ro. Đó là đạo của mẹ và cộng đồng của mẹ ». Đó là bi kịch khốn khổ của những người không được làm người và không biết làm người.

- Đường về trần, Lửa lạnh, Ngựa hoang, Bờ vai trong đêm mưa, Ở trọ buồng gan …cũng là những truyện ngắn mang tính lập thể, bí ẩn, nằm trong lối viết mang tính ma mị và huyền hoặc đặc trưng của tác giả. Nhìn chung, mỗi truyện ngắn mang rất nhiều lớp ngữ nghĩa và nhiều khúc xạ hình tượng, trong đó, sự mù lòa của xã hội Việt Nam, khát vọng tự do, sự mãnh liệt của tư tưởng giảỉ phóng con người khỏi sự nô lệ hóa của thể chế tàn bạo và giả dối, và trong xã hội đó, tình yêu bị trượt hẫng, bị giễu cợt trong một hiện thực mù lòa…

Source: RFA

Sửa bởi người viết 08/12/2012 lúc 10:42:14(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#2 Đã gửi : 16/12/2012 lúc 01:32:15(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Dạ Tiệc Quỷ
Dạ Tiệc Quỷ là tác phẩm bị cấm xuất bản tại Việt Nam, đã được tác giả trao cho Tủ Sách Tiếng Quê Hương để giới thiệu với bạn đọc hải ngoại. Tác phẩm vẽ lại cuộc sống đọa đày trong vô vàn thảm cảnh đau đớn kinh hoàng suốt gần một thế kỷ qua với hình ảnh tập thể cầm quyền là một lũ ma cà rồng chuyên hút máu và người dân vừa lọt lòng mẹ đã bị biến thành những oan hồn để mang kiếp phận con ếch mắc nghẹn giữa họng rắn.

Dạ Tiệc Quỷ sẽ được Tủ Sách Tiếng Quê Hương phát hành trong mùa Xuân Qúy Tỵ 2013.


Bút danh Võ Thị Hảo trở nên quen thuộc không chỉ do thái độ bất khuất trước các hiểm họa đe dọa cuộc sống an lành của con người mà còn qua các sáng tác văn học độc đáo từ tố chất nội dung tới phong cách nghệ thuật.
Võ Thị Hảo sinh ngày 13 tháng 4 năm 1956 tại nguyên quán Diễn Bình, huyện Diễn Châu, Nghệ An, từ năm 1973 là sinh viên Văn Khoa Đại Học Tổng Hợp Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp năm 1977, Võ Thị Hảo tham gia sinh hoạt báo chí với các vai trò biên tập viên, phóng viên, trưởng văn phòng đại diện, trưởng ban thư ký biên tập. Năm 2002, Võ Thị Hảo đứng vị trí và làm công việc phó tổng biên tập tại một tờ báo, nhưng từ chối gia nhập Đảng Cộng Sản để được thăng chức nên sau đó đã từ bỏ tờ báo này.

Năm 1989, Võ Thị Hảo khởi sự góp mặt trong dòng văn học nghệ thuật với các sáng tác ngắn đăng tải trên báo. Năm 1992, tác phẩm đầu tay Biển Cứu Rỗi được xuất bản và Võ Thị Hảo mau chóng xác định vị thế trong làng văn. Tới nay, Võ Thị Hảo đã xuất bản gần 20 tác phẩm gồm hầu hết là truyện ngắn, ba kịch bản phim truyện và cuốn tiểu thuyết dã sử Giàn Thiêu.

Dị sắc hiển lộ của nghệ thuật sáng tác Võ Thị Hảo là cách ly với vùng trời nghệ thuật từng bao trùm sinh hoạt văn học nghệ thuật Việt Nam từ thập niên 1930 mà nét đặc trưng có thể tóm gọn theo một phát biểu trước đây của Nhất Linh : Hai tiêu điểm trong nghệ thuật văn chương là đơn giản và trong sáng.

Hai tiêu điểm đơn giản, trong sáng là đòi hỏi mà người sáng tác văn học không chỉ riêng tại Việt Nam theo đuổi, và đã khởi từ nhiều thế kỷ trước so với cột mốc văn học Việt Nam 1930. Cho tới thời điểm hiện nay, hai tiêu điểm này vẫn chưa rời vị trí chủ đạo, bất kể qua nhiều đoạn đường thời gian từng xuất hiện không ít người nỗ lực mở ra những khung trời nghệ thuật với các đặc trưng mới.

Võ Thị Hảo là một tác giả trong đội ngũ cầm bút chia xẻ ý hướng này.
Qua các tác phẩm Võ Thị Hảo, hai tiêu điểm đơn giản và trong sáng đã nhường chỗ cho hai tiêu điểm sáng tạo và súc tích. Bất kỳ người đọc nào đến với tác phẩm Võ Thị Hảo cũng dễ dàng nhận ra dị sắc này — từ cách vận dụng ngôn từ đến cách nối kết tình tiết, cách tạo dựng nhân vật và bố cục nội dung. Đây là một ưu điểm biểu hiện tinh thần sáng tạo không ngừng, nhưng cũng chính là một trở ngại cho những ai quen tìm cảm giác hưởng thụ nhẹ nhàng với việc đọc sách.

Dưới ngòi bút Võ Thị Hảo, không chỉ thứ lớp thời gian, không gian bị đảo lộn, không chỉ ranh giới giữa thực tại và hư ảo bị xóa nhòa, không chỉ xuất hiện các nhân vật đang trần trụi bỗng trở thành huyền hoặc mà ngay chính mỗi ngôn từ cũng chứa đựng nhiều tầng ẩn nghĩa. Người đọc không thể giữ nguyên cảm giác thoải mái với những bước chân dạo nhẹ bên các khóm hoa dọc theo một lối mòn phẳng phiu êm ả mà buộc phải vận động trí não tối đa để định hướng như khi lạc giữa một chặng đường ngổn ngang chướng ngại. Nếu từng làm quen với tác phẩm Kafka, hay gần đây hơn, với tác phẩm Herta Muller, dị sắc này có thể không gây bất ngờ, nhưng nếu chưa từng rời xa vùng trời quen thuộc của những Khái Hưng, Nhất Linh… hẳn khó tránh ngỡ ngàng trong giây phút đầu bước vào thế giới nghệ thuật Võ Thị Hảo.
Tuy nhiên, dị sắc nổi bật trong thế giới nghệ thuật Võ Thị Hảo chính là nội dung do các tác phẩm chuyển đạt. Qua mọi đề tài, Võ Thị Hảo gần như luôn gắn chặt hướng nhìn vào cuộc sống trước mắt.

Khi kể lại chuyện từ nhiều thế kỷ trước, tác phẩm Võ Thị Hảo vẫn gợi nhắc người đọc về các cảnh ngộ thực tế đang diễn ra với những trầm luân oan nghiệt, những khắc khoải bi thương … khiến dồn dập xô lên những đợt trào cảm xúc nghẹn ngào, phẫn nộ …

Cũng tương tự, dù chỉ kể lại một chuyện tình của tuổi học trò hay kể lại cảnh ngộ những cô gái phải vùi lấp tuổi thanh xuân trong một xó rừng hoang giữa sự dày vò của những cơn khát thèm vô phương giải tỏa… luôn vang vọng tiếng gào uất ức về những tàn khốc, những bỉ ổi của một cõi sống u mê vô cảm, tởm lợm kinh hoàng.

Trong cõi sống đó, nhung nhúc những con người mang mọi thứ màu sắc, được tô điểm bằng mọi thứ mỹ từ chen chúc giữa hằng hà sa số con người đã hóa dạng oan hồn ngay khi vừa cất tiếng khóc chào đời để dựng nên một thế giới tràn ngập cảnh tượng điên rồ man rợ với mức độ hoang dại, hung ác vượt xa cả nếp sống của mọi loài dã thú — một cõi sống không những tước đoạt hết thẩy nhu cầu sống tối thiểu của con người mà còn cuồng nhiệt xô đẩy con người biến thành quỷ dữ…

Đó chính là cuộc sống kéo dài trên đất nước Việt Nam từ gần một trăm năm trước tới nay.

Qua ấn tượng của từng tình tiết trần trụi hoặc mơ hồ, của giọng kể lạnh băng như giễu cợt, như mỉa móc nhưng chứa đầy uất nghẹn, của từng ngôn từ sắc như một nhát chém hoặc dịu ngọt như một lời thơ mang nhiều tầng ẩn dụ, Võ Thị Hảo luôn cho thấy nỗi đau đớn cùng cực và lòng phẫn hận cuộc sống đã buộc nhiều thế hệ hiền lương phải từ bỏ thân phận con người để biến thành công cụ hèn mạt, nhơ nhuốc qụy lụy cúi đầu trước một bầy đồng loại hiến dâng tim óc cho ác quỷ luôn vênh váo tuyên xưng độc quyền nắm giữ cẩm nang thần bí mở cửa Thiên Đường.

Chính từ dị sắc này, tác phẩm Võ Thị Hảo đã cùng lúc mang hai hình vóc, vừa là lưỡi gươm bênh vực các thân phận bị đọa đày vừa là chướng ngại trên nẻo đường của những thiên-thần-ác-quỷ. Cho nên, ngay trong lúc tác phẩm Võ Thị Hảo được người đọc đón chờ cũng là lúc tác phẩm Võ Thị Hảo bị loại bỏ khỏi thị trường chữ nghĩa — mà thực tế đã cho thấy qua sự kiện hai tác phẩm mới nhất của Võ Thị Hảo, Ngồi Hong Váy Ướt và Dạ Tiệc Quỷ, đều bị cấm xuất bản tại Việt Nam.

Cả hai hình vóc trên không hoàn toàn cách biệt với đối tượng Võ Thị Hảo, nhưng hình thành từ một căn bản xa thẳm với căn bản không thể thiếu khi nhận định về một tác phẩm nghệ thuật nên đã thu gọn tầm nhìn theo giới hạn chủ quan do các vị thế phân lập trong cuộc sống.

Chắc chắn có thể nhìn Võ Thị Hảo như Emile Zola khi viết những trang J’accuse cuối thế kỷ 19 nếu thân phận các nạn nhân đang bị đọa đày tại Việt Nam được hình dung qua cảnh ngộ oan khiên của nạn nhân Alfred Dreyfus. Nhưng đây chỉ là cái nhìn từ một vị thế phân lập rõ ràng trong hình thức cấu thành xã hội chứ không phải cái nhìn bao trọn mối tương quan giữa con người trong cuộc sống và các tác phẩm nghệ thuật.

Với cái nhìn sau này, sẽ không hề có tương hợp giữa tâm cảnh Emile Zola và tâm cảnh Võ Thị Hảo khi cầm bút.

Cây bút trong tay Emile Zola với J’accuse đúng là lưỡi gươm ngăn chống bạo quyền, che chở nạn nhân bị dày xéo nên tâm cảnh người viết khó vươn khỏi mối ưu tư về diễn biến một trận đấu hay một cuộc chiến. Emile Zola cảm thông với nỗi đau của nạn nhân để bất bình, phẫn nộ nhập cuộc nên dù bị dồn ép bởi không ít đòn thù vẫn không gánh chung nỗi đau của chính nạn nhân, không bao giờ phải nhận chịu những đắng cay, uất nghẹn nối tiếp trút xuống thân phận nạn nhân.

Tiếng nói cất lên từ ngòi bút Emile Zola là tiếng nói từ con tim nhân ái, từ tinh thần nghĩa hiệp, tiếng nói của người tự chọn vị trí trên một trận tuyến đã phân ranh để ngăn chặn các thế lực bạo ngược bóp nghẹt quyền sống của các nạn nhân cô thế. Từ đây, tiếng nói dù xót xa, dù bất bình, dù phẫn nộ vẫn sang sảng âm vang toại nguyện do sẵn sàng chấp nhận mọi hiểm nghèo để bảo toàn nhân cách của con người đúng nghĩa con người. Dù bị đặt vào cảnh huống chông gai cùng cực, gian khổ trăm bề, tiếng nói vẫn mang giọng ngạo nghễ biểu hiện một khí phách can trường thản nhiên nhìn mọi khó nguy chỉ là các thách thức tất yếu.

Trong khi đó, cây bút trong tay Võ Thị Hảo cất lên tiếng nói không khởi từ một chọn lựa tự nguyện, cũng không nhắm kháng cự một tai ách xa vời với chính bản thân. Bởi cõi sống bao trùm toàn bộ nội dung chuyển đạt từ tác phẩm Võ Thị Hảo là cõi sống của chính bản thân Võ Thị Hảo. Trong cõi sống đó, con người ngay từ thuở lọt lòng mẹ đã hóa dạng oan hồn. Trong cõi sống đó nhung nhúc ác quỷ. Trong cõi sống đó. “mỗi người đều là một món ngon trên bàn tiệc quỷ.” Và, chính bản thân Võ Thị Hảo cũng là một món ngon trên bàn tiệc quỷ trong cõi sống đó. Cho nên, cây bút trong tay Võ Thị Hảo không hề là thanh gươm nghĩa hiệp mang sứ mệnh diệt bạo trừ gian bênh vực các nạn nhân cô thế mà chính là khí giới cuối cùng của một nạn nhân chỉ luôn “muốn nhảy ra khỏi bàn tiệc” như Võ Thị Hảo từng phát biểu.

Có thể bảo tâm cảnh Võ Thị Hảo tương hợp phần nào với tâm cảnh Eduard Dekker, ít nhất qua ý nghĩa bút danh Multatuli — người gánh nhiều đau khổ — ký trên tác phẩm Max Havelaar của nhà văn Hà Lan này.

Tương hợp thứ nhất là Eduard Dekker kiên cường cáo giác một chế độ chính trị bất nhân đã thi thố mọi hành vi bóc lột tàn nhẫn đối với những con người yếu đuối đang bị áp đặt trong vòng kiềm tỏa hung bạo của nó. Tương hợp thứ hai là chính bản thân Eduard Dekker cũng bị chế độ chính trị bất nhân đó vây hãm hành hạ khi lên tiếng đòi hỏi phải tôn trọng sự sống và nhân cách của con người.

Nhưng mức tương hợp chỉ dừng tại đó do khác biệt giữa vị thế xã hội của Eduard Dekker giữa thế kỷ 19 và vị thế xã hội của Võ Thị Hảo trong thời điểm hiện nay. Vì nạn nhân trực tiếp của chế độ thực dân Hà Lan giữa thế kỷ 19 là những con người không chung màu da, không chung huyết thống với Eduard Dekker và Eduard Dekker chỉ trở thành đối tượng bị xua đuổi, bị ngược đãi khi chọn thế đứng đối đầu với các tập đoàn thống trị do không chấp nhận vỗ tay tán trợ tội ác. Hiển nhiên Eduard Dekker vẫn là một người tự chủ trong quyết định chọn lựa số phận cho chính mình. Vì thế, để đạt một so sánh chính xác, chỉ có thể đặt Eduard Dekker vào vị thế trung gian giữa trang hiệp sĩ Emile Zola và nạn nhân Võ Thị Hảo đang bị tước đoạt mọi quyền sống bẩm sinh tối thiết của con người.

Khi nhìn lại cảnh ngộ bản thân, Võ Thị Hảo từng tâm sự vẫn may mắn hơn nhiều đồng hội đồng thuyền. Nhưng trên thực tế, Võ Thị Hảo cũng thiếu may mắn vô cùng so với chính những người đó.

Lý do đơn giản là Võ Thị Hảo sống với nghiệp văn trong khi tương quan giữa văn chương và thực tế cuộc sống luôn gắn kết như keo sơn. Từ đây, thân phận nạn nhân Võ Thị Hảo không thu gọn trong cuộc sống bản thân mà tất yếu bao trùm mọi thân phận nạn nhân. Thêm nữa, nếu thực tế như một vạc dầu địa ngục hực lửa thì mọi nạn nhân chỉ bị thiêu đốt một lần trong khi người sống với nghiệp văn không bao giờ ngừng bị thiêu đốt. Mỗi nạn nhân chỉ gánh chịu nỗi đau trong khoảnh khắc thân xác giãy giụa giữa ngọn lửa cực hình còn người sống với nghiệp văn sẽ phải kéo dài nỗi đau giãy giụa trước mọi ngọn lửa cực hình nối tiếp thiêu đốt vô vàn thân xác. Khắc nghiệt hơn là ngọn lửa cực hình thiêu đốt mỗi nạn nhân không bao giờ ngừng thiêu đốt tâm não người sống với nghiệp văn kể cả khi ngồi trước bàn viết.

Cho nên, dù tác phẩm Võ Thị Hảo có thể mang nét tương hợp với các hành vi tiêu biểu bởi những tên tuổi lẫy lừng như Emile Zola, như Eduard Dekker, dù giọng kể Võ Thị Hảo có thể như lạnh lùng giễu cợt, thế giới nghệ thuật Võ Thị Hảo vẫn chỉ hiển lộ dị sắc là tiếng gào thất thanh, bi thống của những nạn nhân vẫy vùng tuyệt vọng cho mong ước thoát khỏi cảnh sống của thú hoang, của ma quái, của ác quỷ mà guồng máy bạo quyền vô cảm đang tạo dựng bằng mọi giá.

Với tác phẩm Dạ Tiệc Quỷ, dị sắc này càng được tô đậm thêm.
*
Võ Thị Hảo viết xong Dạ Tiệc Quỷ cuối năm 2006, gồm 22 chương nhưng sau nhiều lần chỉnh sửa đã rút lại thành 20 chương.

Tác phẩm mở đầu bằng những tiếng rú và hình ảnh sau:

“Cái thây người treo lủng lẳng bằng sợi thừng bện lông lợn đen xỉn thõng thượt lệt quệt sát đất.

Phía trên, nút thòng lọng thít chặt lấy chiếc đòn tay gỗ xoan.
Mặt người xấu số bị mớ tóc xổ tung che phủ.
Mớ tóc dài chấm đất, óng mượt, phản chiếu những tia mặt trời đầu tiên phun xói qua những kẽ lá của rặng cây. Nắng hồng như máu loãng.
Đôi chân như dợm bước lên trời.”

Đó là Phượng, người con gái nổi tiếng đẹp của ông Cử, đã theo gương mẹ, tự kết thúc đời mình bằng sợi thừng thắt cổ do sự đổi đời mở ra từ cuộc Cải Cách Ruộng Đất mà cuối năm 1956, Hồ Chí Minh đã ca ngợi là “chiến thắng vĩ đại” đạt được bằng các hoạt cảnh tiêu biểu như giây phút cuối đời ông Cử dưới ngòi bút Võ Thị Hảo:

“Đã khá lâu rồi ông Cử không cần mặc quần.
Vì đã là linh hồn thì đâu cần quần áo.
Linh hồn chỉ trần truồng mà bay.
Ông Cử đã sang thế giới bên kia.

Tiễn đưa ông Cử sang thế giới bên kia, là một chiếc cọc. Ba sợi thừng chuyên trói chó để cắt tiết. Một sợi thừng chuyên buộc lợn vào thang mà thiến… Kèm thêm là một loạt đạn trong nòng súng kíp tự chế.
Rộn ràng hơn, thêm ba nhát cuốc mẻ và mười bảy nhát vồ đập đất.
Để cho vỡ nát đôi mắt thảng thốt.

Cho vỡ nát cả cái uất hận đang đọng lại dưới tròng mắt mở chong chong.”

Với giọng kể khô khốc như dửng dưng cay độc, Võ Thị Hảo đã dựng lại các chi tiết khiến nhân vật ông Cử trở thành tử tội và vạch mặt những kẻ nhân danh cách mạng, nhân danh công lý để trà đạp con người:

“… Ông Cử từng dạy học, từng làm thơ, từng cho thuốc cải tử hoàn sinh cả ngàn mạng người trong xứ, đã bị loạt đạn tự chế của con ông cu Cáy nhồi vào nòng súng làm nổ tung.

Ông cu Cáy trước đây đã được ông Cử cứu mạng trong trận đau bụng bão. Đau đến mức cắn đất cắn sỏi, bò lê bò càng trên mặt đất. Chỉ còn nước bó chiếu đem chôn. Thế mà ông Cử cứu được …

Chuyện đó cũng đã lâu rồi. Nay thì viên đạn của con ông cu Cáy đã xuyên qua đầu, làm tinh óc ông Cử trắng hồng phọt ra ruộng mạ. Óc ông Cử làm bữa tiệc cho lũ giun đất và sâu bọ.

Linh hồn ông Cử lên trời…..
Để lại thê tử, chiếc cọc và dây trói, chiếc cuốc mẻ lưỡi và những chiếc vồ đập đất bết máu.
Để lại những vỏ đạn, ngôi nhà, đồ đạc, của cải và những bộ quần áo bằng lụa nõn, lụa tía quý phái.
Những thứ ông Cử để lại thì không ế…”

Những thứ ông Cử để lại có vợ ông và con gái ông, Phượng.

Bà Cử đã nhờ sợi thừng thắt nghẹt cần cổ để được tức khắc theo chồng.

Riêng Phượng trở thành vật sở hữu của lão đánh dậm đang nắm quyền uy tuyệt đối đã ra lệnh diệt trừ ông Cử và chiếm trọn gia sản nạn nhân. Rồi Phượng cũng theo con đường của mẹ nhờ một sợi thừng sau khi cho chào đời một bé gái mà cô đặt tên là Miên nhưng lão Dậm chỉ cho gọi là Tép để tránh dấu tích tư sản.

Bé gái đó là nhân vật chính của tác phẩm Dạ Tiệc Quỷ cuối cùng đã bị trói vào cây cọc giữa pháp trường để lãnh một loạt đạn như người ông ngoại thuở nào.

Nhưng Phượng đã hiện hình trở lại trong vai chủ nhân một dạ tiệc và tái hội mẹ cha.

“Phượng mở mắt, ngẩng đầu nhìn. Đằng kia có một luồng sáng hình trăng lưỡi liềm đang bay tới. Nhìn kỹ, hoá ra đó không phải trăng lưỡi liềm mà là một người đàn ông, lưng dài, ngón tay dài, móng thon ba tấc, đôi mắt sâu, hiền minh chập chờn trên một cái đầu đã bị đập vỡ nát. Phượng đau đớn:

- Cha ơi! Mẹ ơi! Con không mở tiệc này cho cha và mẹ. Con nghĩ hai người đã lên Niết Bàn rồi. Con mở tiệc này cho những oan hồn bị buộc trở thành loài quỷ ……

Ông Cử lại cười:

-Ta biết ta biết.… Mà này, con chết đi nguyện làm giống quỷ. Ngược đời là giống quỷ thời này lại cứu rỗi giống người.

- Cha biết tại sao mà…
- Ta biết, con ạ. Vì đã quá lâu rồi người lương thiện và trung thực không có quyền sống trên mảnh đất hình chữ S này. Họ hoặc bị tù đày, hoặc bị buộc phải lưu manh hóa để sống, hoặc phải chết đi trong oan ức mà làm giống quỷ. Trên Niết Bàn bây giờ Phật đang băn khoăn nghĩ xem giống Người thực sự là cái gì. Vì loài ma cà rồng đã chiếm chỗ trên dương thế. Chúng ngang nhiên tự phong mình là thánh, là thiên thần và gọi những người lương thiện là Quỷ…”

Buổi dạ tiệc đó có mặt Đứa Con Xanh là đứa trẻ sinh ra từ những tử thi chết trận và Đứa Con Vàng Nghệ là con ruột của lão Dậm đã bị chính lão giết chết rồi vùi xác dưới gầm bàn thờ trong ngôi nhà chiếm đoạt của ông Cử.

Và một cảnh ma quái đã hiện ra từ câu chuyện do hai đứa trẻ mở đầu:

“Đứa trẻ sinh ra từ những tử thi chết trận ấy bay tới bên cạnh Đứa Con Vàng Nghệ, nắm lấy tay nó, và nói :
- Lão Dậm, cha ngươi đã chôn ngươi dưới chân bàn thờ, sao ngươi lại ở đây?

Đứa trẻ màu vàng nghệ – vì nó là Đứa Con Vàng Nghệ – cười:
- Ông ấy không chôn được ta, ông ấy chỉ chôn chính mình. Bây giờ ông ấy đang làm ma cà rồng. Chỉ khác là ma cà rồng thì hút máu ban đêm, còn ông ấy đi hút máu ban ngày. Nhìn xem…

Ở bên trái vòm hang, mở ra, để lộ một đường phố với những ngôi nhà hình ống.

Ông Dậm đang ngồi uy nghi sau chiếc bàn, trong một ngôi nhà cao tầng, trước một hội nghị cỡ mấy trăm người. Ông đang nói, đang giảng giải, miệng cười rất tươi, đôi mắt có vẻ nhân từ.

Những người ngồi dưới lắng nghe và ghi chép.

Họ không thấy rằng, có một hình người trong suốt đang tách khỏi hình hài ông Dậm, bay đi, với hai ngón chân cái đút vào lỗ mũi, vụt qua cửa sổ, nhẹ nhàng xuyên qua những bức tường và hai chiếc răng nanh cắn ngập vào cổ một ai đó rất nhanh. Những cái răng nanh ấy cắn vào nhiều chiếc cổ. Cái hình người đó mang cái dạ dày ngày càng phồng to như một cái thùng không đáy. Nhưng trong khi đang bay đi hút máu, trên gương mặt ông Dậm đang ngồi họp trông vẫn như nhân từ, chỉ có làn môi lúc nào trông cũng thèm thuồng, hơi run run và giật ở mép phải.

Đám thực khách nhìn lom lom, rồi thét lên, dùng tay chỉ trỏ loạn xạ:

- Ma cà rồng! Nhưng ông ta không bay một mình!

Mẹ trẻ Phượng và Đứa Con Xanh, Đứa Con Vàng Nghệ cùng ông Cử, bà Cử cùng nhìn theo những ngón tay chỉ trỏ. Thấy quả thực ông Dậm không bay một mình. Rất nhiều người trong hội nghị, dù đang ngồi uy nghi và trông còn có vẻ hiền lành vô sự, nhưng kỳ thực, họ cũng tách ra như ông Dậm, bay đi với đôi răng nanh thấm máu và tìm những chiếc cổ để cắm vào …”

Sự việc mơ hồ huyền hoặc giữa vùng trời ma quái mờ ảo nhưng lại như những nét khắc sắc đậm về một thực cảnh qua ngôn từ diễn tả chắc nịch và thẳng băng khiến khó tránh cảm giác bị bao bọc bởi một đám ma cà rồng đang điên cuồng cắm những cặp răng nanh đẫm máu vào cổ các nạn nhân. Trong tình huống đó, “lời nhắc rơi nhẹ như một tiếng thì thào” quả đã trở thành một tia sáng lòa chói khắp không gian: Muốn tái sinh giống người, trước hết hãy diệt lũ ma cà rồng. Nếu không, hễ cứ có người nào mới ra đời, lại bị làm mồi ngay cho lũ chúng…

Đây là những dòng kết thúc tác phẩm Dạ Tiệc Quỷ và cũng là những dòng gợi nhắc tâm tư tác giả Max Havelaar qua ước mong : Tôi mong sẽ được đọc! Tôi mong sẽ được đọc bởi các chính khách…, bởi các thức giả…, bởi các thương gia…, bởi các gia nhân từ ái của các mệnh phụ…, bởi các quan chức đã hồi hưu…, bởi các vị trưởng nhiệm cơ quan…, bởi hết thẩy tùy tùng của các thượng cấp…, bởi các giáo sĩ…, bởi hàng ngàn hàng vạn con người đang theo đuổi những lý lẽ riêng …

Võ Thị Hảo chắc chắn cũng mong như Eduard Dekker là mọi người sẽ đọc những dòng chữ của mình, và với tâm cảnh khi viết Dạ Tiệc Quỷ chắc chắn còn mong một hành vi cụ thể ở hết thẩy những con người chưa hết ước tái sinh để chấm dứt kiếp phận con ếch mắc nghẹn hoài giữa cổ rắn: Hãy diệt lũ ma cà rồng!

Virginia December 01, 2012
Tác giả: Uyên Thao

phai  
#3 Đã gửi : 17/12/2012 lúc 11:13:10(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Võ Thị Hảo : Huyền ảo, độc tài và tội ác
UserPostedImage
Bìa quyển "Ngồi hong váy ướt" của Võ Thị Hảo. DR
Dưới tựa đề khá xếch-xy Ngồi hong váy ướt là một tập 17 truyện ngắn, với những bức tranh siêu thực hoang vu, ngập mùi tử khí, viết từ ngòi bút của một người đàn ông đã chết "chấm bút lông vào mạch máu đang chảy ở khuỷu tay mình viết lên những trang giấy trắng", về cái thế giới mà ông ta đã sống.
Sau hơn ba mươi năm kết thúc chiến tranh, những đề tài về chiến tranh dường như cũng biến mất trên văn đàn chính thống Việt Nam. Chúng đã đầu thai kiếp khác hoặc tìm cách trốn ra nước ngoài. Ngồi hong váy ướt, tập truyện mới nhất của Võ Thị Hảo hội đủ hai yếu tố: đầu thai kiếp khác mà vẫn phải chạy ra nước ngoài, tháng 7 năm 2012, tủ sách Thi Văn Hồng Lĩnh của Bùi Xuân Quang ở Paris, xuất bản.

Võ Thị Hảo sinh năm 1956 tại Diễn Châu, Nghệ An, nổi tiếng trên văn đàn với các tập truyện ngắn Biển cứu rỗi, 1992, Chuông vọng cuối chiều, 1994, Người sót lại của rừng cười, truyện dài Giàn thiêu, 2003, vv...

Trong tác phẩm mới nhất, Võ Thị Hảo nhìn hội chứng chiến tranh, độc tài và tội ác như tác dụng nhân quả thể hiện qua những truyện ngắn huyền ảo. Cảm giác bị tấn công mãnh liệt bởi những mạnh vụn trái phá và những chân rết ung thư tội ác tàn phá nội tạng người đọc.

Người ta đã và sẽ còn bỏ nhiều thời giờ, ngân quỹ để nghiên cứu, viết sách, làm phim, phân tâm những lính Mỹ bị điên sau khi tham dự chiến tranh Việt Nam. Nhưng chưa ai nghĩ đến việc phân tâm lính Việt, người Việt, bởi dân tộc ta thuộc dạng "hơn người", hùng tính hơn người, chịu đựng hơn người, cần gì đến thứ khoa học phô trương, tốn tiền, phù phiếm, vô bổ.

Võ Thị Hảo chẳng phân tâm ai cả mà dùng phép phù thủy, cho chiến tranh, độc tài, hủ lậu và tham nhũng vào chung một rọ, xóc cho ngầu, phơi cho bốc hơi, toả khói, biến các chứng liệu hoá thân thành cây cỏ, đất trời, rắn rít, con ong, con nhện, đám mây, ngọn gió... Toàn bộ thiên nhiên trong không gian Võ Thị Hảo, sau nửa thế kỷ chiến tranh và độc tài, trở thành hậu thân của một thế giới, trước kia đã từng có người, đã từng là người. Những giá trị "vĩnh cửu" như tình yêu, tình người, nhân tính... đều đã bốc khói, bay đi, chỉ còn trơ lại đống sắt vỡ vụn của trái phá, sắc nhọn, đâm chém, vô luân và tàn ác.

Dưới tựa đề khá xếch-xy Ngồi hong váy ướt là một tập 17 truyện ngắn, với những bức tranh siêu thực hoang vu, ngập mùi tử khí, viết từ ngòi bút của một người đàn ông đã chết "chấm bút lông vào mạch máu đang chảy ở khuỷu tay mình viết lên những trang giấy trắng", về cái thế giới mà ông ta đã sống.

Trang đầu tiên là Bùa, một truyện xẩy ra ở Thành Cổ Sơn Tây, là miền đất tổ lâu đời nhất. Sơn Tây, chính là nước Văn Lang, kinh đô Hùng Vương, Trưng Vương, Phùng Hưng và Ngô Quyền. Người ta nghi người chết đã lầm Sơn Tây với Quảng Trị, hoặc Sơn Tây bị biến thành Quảng Trị. Hoặc đoán chừng người Sơn Tây bị lệnh "câm" trở thành người Quảng Trị. Hoặc Sơn Tây sau khi "cháy chợ", bọn yêu quái bỗng "lớn phỗng lên", nhân dân Sơn Tây vỡ nợ, phá sản, trốn vào ma túy hoặc tự tử, biến thành nhân dân Quảng Trị, một thành cổ đang "thiu thiu ngủ" với những "oan hồn nửa thức nửa ngủ trên những đám mây trĩu sương tù đọng. Nước không chẩy và mây không bay". Một quán phở đêm, quy tụ đủ mọi hạng người đến gặm xương đáy nồi, thứ "xương bốc mả". Hàng phở bốc mả là trạm cuối của sông mê. Tại đây, người ta kể những chuyện rùng rợn, trong một thế giới người ma lẫn lộn. Một xã hội ăn xương bốc mả, ăn táo lê Trung Quốc ướp thuốc không thối, có người chết của quý chĩa thẳng lên trời, có con ma thiếu máu, chân quắp vào cột cây số 12, có người bán máu lấy tiền tiếp máu cho ma...

Bùa chỉ là khúc dạo đầu để đi vào những mạch sống, mà Mỵ Châu thả bước xuống trần mở vào lịch sử ngàn năm của những mạch sống khốc liệt ấy:

Pho tượng đá cụt đầu trong am Mỵ Châu một đêm chợt tỉnh sau bao nhiêu thế kỷ. Chiếc thân đi tìm lại đầu mình. Mỵ Châu nhớ lại những giây phút chót của cuộc đời, nhớ những mảnh lông ngỗng trắng tinh nàng rứt từ chiếc áo Trọng Thuỷ tặng, để dẫn đường cho chồng tìm mình trong cơn nguy biến, nhớ tiếng quân Triệu reo hò, nhớ tiếng vó ngựa Trọng Thuỷ "dựng ngược trên đầu hai cha con", nhớ tiếng thét rách gió của chàng, nhớ nhát kiếm cha già loáng trên gáy, đầu nàng rơi xuống, máu hoà với nước biển mặn chát. Đầu Mỵ Châu lưu lạc không ngừng, không bao giờ lắp lại được với thân. Mỵ Nương đi xuyên nhiều thế kỷ, lầm lũi, không đầu, lần từng trang sử, dừng chân trên am thờ nàng, nay đã trùng tu, nàng đã được xây nhà mới. Người ta dúi vào tay nàng cơ man của đút, lót tiền giả để mua tiền thật, mua sự bất tử. Cái giếng Trọng Thủy trầm mình, nay đã trùng tu thành lỗ huyệt láng xi măng cho tiện vét tiền du khách ném xuống. Thân nàng được phủ những chuỗi hạt nhựa, phủ lụa là gấm vóc "bóng lộn và hăng hắc độc" dệt từ quê hương Trọng Thủy. Mỵ Châu choáng váng, tìm chốn nương thân nhưng vô ích. Nàng không còn chỗ trên quê hương mình. Trong đền An Dương Vương đã trùng tu quê kệch, một đám mặt mũi đẹp đẽ béo tốt đang yến tiệc, "miệng ngo ngoe những cái đầu rắn". Mỵ Nương thấy mạch sống thế kỷ XXI tàn tệ hơn thế kỷ của nàng, trên đất nước Văn Lang đang xum xoe chào đón một thời kỳ bắc thuộc mới.

Hội ngộ là những bức tranh siêu thực chồng nhau theo một trật tự hắc ám: Một người đàn bà chồn đu đưa thân thể trong khu rừng độc, "nàng chun mũi nghiêng sang hướng bắc. Hướng bắc đến từ ngọn gió mang mùi của những đám cháy và của xương người. Nàng nghiêng hông về đằng nam. Hướng nam lờ lợ mùi bột ngọt và gươm đao." Một người đàn ông chỉ còn bả vai, không cổ, không tay, "một cánh tay đã chia cho phương nam, một cánh tay đã chia cho phương bắc. Chúng bị đạn tiện đứt lìa, trong hai lần khác nhau, một ở rừng, một ở biển". Một con ong lạc tổ loạng choạng trong đêm... Trên cánh và tấm lưng eo thắt, nồng nặc mùi ong Chúa, mùi ngục tù và tử khí. Con ong lạc đàn quờ quạng đâm sầm vào đầu vú người đàn ông không cổ không tay. Một con ong Chúa đang nằm thoi thóp, bỗng trở mình, nhận ra mùi phản trắc, nó hoàn toàn lai tỉnh, gửi "mật" lệnh "ngòn ngọt từ tử cung" -thứ mật ong Chúa dùng để mê hoặc và cầm tù đồng loại- huy động toàn bộ đàn ong thám tử đi truy lùng, xé xác con ong lạc tổ, bay trật đường rầy...

Hội ngộ giữ trọn vẹn sự bí mật của một văn bản thuần túy huyền ảo, là một bản thi họa giao duyên giữa đầu Ngô và mình Sở, tạo ra một thứ phi lý bức tử của một thế giới mà cõi sống phi nhân là phiên bản, là hậu thân của chiến tranh và đàn áp.

Người chăn bò thần thánh, là thứ hiện thực huyền ảo trắng trợn, vẽ hẳn một bức tranh khôi hài, hãi hùng: Tổ chức nhân đạo quốc tế gửi tặng đàn bò sữa cho một vùng mà nhà nghiên cứu của tổ chức này đã mục kích tận mắt cảnh cả trăm người cầm dao quắn xông vào tranh nhau xẻo thịt một con trâu chết, loáng cái hết nhẵn. Lễ "khánh thành bò" được tổ chức vô cùng trọng thể, vú bò được thắt nơ, cổ bò được đeo các khẩu hiệu kinh điển: "cần kiệm liêm chính", "học tập đạo đức Hồ Chí Minh", "cán bộ là đầy tớ của nhân dân", v.v... Mọi việc được phân công rành rẽ, đàn bò trở thành bò tập thể dưới sự quản lý của nông trường.

Rủi thay, ông chủ tịch nông trường lại có đứa con cậu trời. Một hôm ông đi họp vắng, nó và lũ bạn thèm rượu thịt bèn lấy dao xẻo phắt miếng vai con bò ngoại, xơi tái. Người cha về la rầy, thằng con Khổng Minh rỉ tai hiến kế... xẻo thịt bò mà vô can. Mỗi miếng thịt xẻo được thay thế bằng một chiếc bong bóng thổi phồng dán vào thân bò. Kết cục đàn bò ngoại trở thành trong suốt như bong bóng, một đàn bò thuần xương, không thịt. Thịt bò mừa mứa, ăn, bán không hết, đem đấm mõm cấp trên. Các nông trường viên chăn bò sợ bị đuổi không dám ho he. Các đoàn kiểm tra đã được nếm mùi bò ngoại đều chứng nhận những cỗ xương bò di động là bò đích thực. Thậm chí cả bọn rận, bọ chét, ve, mòng... cũng thoả mãn, chúng thả cửa no nê xơi tiệc sẵn trên thân bò lở lói, máu tràn vào miệng như lũ không cần vòi hút. Khi đã quán triệt nguồn lợi bò, ông chủ tịch nông trường bèn nhường chức lại cho người khác, xin cất nhắc lên chức to hơn, lần này có thể là nông trường chăn voi ngoại.

Bỗng đâu nhà nước nhận được một đơn kiện, bọn đầu đơn không ai xa lạ mà lại là bọn rận, bọ chét, ve, mòng, dĩn... thấy quyền lợi của chúng ngày càng có nguy cơ tận diệt, viết đơn tố cáo như vầy: "Đau xót vì tình trạng thịt rơi máu chảy của đàn bò, của tài sản tập thể bị xâm hại... Đàn bò hiện nay con nào cũng chỉ sót lại một mẩu thịt ở mông, còn tất cả da thịt và gân của chúng đều bị các chủ bò lần lượt xẻo đi và thay thế bằng những quả bóng trong suốt. Xin cấp trên trừng trị để làm gương..." Bọn ve mòng hý hửng đợi phép nước nghiêm minh, nào ngờ kết quả ngược lại: Trên đem toà án di động về "xét xử các tội phạm Ve, Mòng, Rận, Dĩn, bởi tiền sử chúng đen tối, hiện tại chúng mờ ám và tương lai của chúng không cải tạo được". Toà tuyên án tử hình cả bọn, hả hê coi như "đã triệt được nguyên nhân của mọi nguyên nhân". Nào ngờ vẫn chưa hết, một tin sét đánh, ban kiểm tra đoàn bò quốc tế phôn về, đích thân đến tham quan. Thế là hoảng loạn, các phòng, các ban, các chủ bò xôn xao bàn cãi, quy trách nhiệm. Cuối cùng họ nhất trí ra chỉ thị :"Bởi các nông trường viên chăn bò vô trách nhiệm, trình độ khoa học kém cỏi, nên đã để cho đàn bò mất hết thịt, nay phải xẻo thịt mình đền vào". Bọn chăn bò thấp cổ bé miệng không dám kêu ca, đành xẻo thịt mình đắp vào những chỗ trống. Đàn bò có da thịt trở lại. Một thế hệ Người chăn bò thần thánh mới lại xuất hiện, lần này họ không xẻo thịt bò nguyên chất, mà xẻo đàn bò đã được đắp thịt người.

Người đọc giật mình, quái đản, không hiểu từ đâu ra lối huyền ảo này ?

Truyện Huyền ảo, huyền hoặc hay hoang đường, tiếng Pháp fantastique, tiếng Việt có nghiã: truyện ma quái, truyện hoang đường, truyện không có thật. Liêu trai chí dị là một loại huyền ảo kinh điển phương Đông, hoàn toàn khác với lối huyền ảo phương Tây hoặc châu Mỹ la tinh. Huyền ảo gắn bó sâu sắc với tôn giáo, triết lý và môi trường sống khác nhau của mỗi dân tộc.

Dòng huyền ảo lâu đời nhất có lẽ là huyền ảo Châu Mỹ la tinh, gắn bó với thánh kinh Maya, trong đó, con người được thần ngô nặn lên từ bắp ngô. Ngô đối với người Maya như gạo đối với người Việt. Những truyện cổ tích của người Maya xưa xây dựng trên một vũ trụ mà thiên nhiên là chủ thể. Mây, núi, sông nước, cỏ, cây... điều hoà sự quân bình thế giới và sinh ra con người. Trái ngược với các hình thức cổ tích Đông Tây: con người là chủ thể của muôn loài, thần thánh cũng là người.

Từ sự kiện thiên nhiên cây cỏ, muông thú đều có tiếng nói, đều có thể họa nên những hình thái nên thơ và dưỡng nuôi sự sống, người Maya đã tạo nên một khái niệm huyền ảo tự nhiên như ta ăn và thở. Sau này, các tác giả nổi tiếng Châu Mỹ la tinh đều dựa vào nguồn gốc văn hoá Maya của họ để tự tạo cho mình những hình thức huyền ảo cá biệt.

Ở Asturias, nhà văn Guatemala, là một thứ huyền ảo thuần khiết Maya, khái niệm "người ngô" (l'homme de maïs) vừa hiền lành, vừa bao quát thực tế: nếu không có ngũ cốc, làm sao con người sống sót, làm sao còn người. Asturias tranh đấu cho quê hương ông, chống lại chế độ thực dân, chống lại các thể chế độc tài, chống lại quyền lực của tư bản Mỹ áp đảo sự sống còn của nông dân trên nền đất Châu Mỹ la tinh.

Ở Marquez, nhà văn Colombia, là sự huyền ảo khốc liệt của những người dân da đỏ hận thù những kẻ chinh phục (conquistadors) đã cưỡng hiếp tổ tiên mình để sinh ra mình. Một mối căm thù tổ tiên, căm thù tác giả đẻ ra mình. Những quái thai, những bạo tàn, những tha hoá, loạn luân, những điềm, những mộng, những đầu người mình thú... trong truyện của Marquez, phản ảnh niềm uất ức truyền kiếp, khôn nguôi của những con người là sản phẩm, không phải của tình yêu mà của cuộc hãm hiếp tập thể một giống nòi, một dân tộc.

Về huyền ảo, Jean Paul Sartre phân tích: "Mô tả sự kỳ dị phi thường chưa phải là điều kiện cần và đủ để đạt tới huyền ảo. Một biến cố lạ kỳ, xẩy ra trong một xã hội có trật tự, có pháp lý, sẽ bị rơi vào vòng trật tự chung: Nếu bạn cho một con ngựa đột nhiên nói, thì tôi bảo nó bị ma làm trong chốc lát. Nhưng nếu bạn cho nó diễn thuyết dông dài suốt dọc hành trình qua rừng cây im lìm, trên nền đất bất động, tôi chấp nhận cho nó cái quyền nói, nhưng tôi không coi nó là ngựa nữa mà cho nó là người trá hình ngựa. Ngược lại, nếu bạn muốn làm cho tôi tin rằng con ngựa này là huyền ảo, thì bạn phải làm sao cho những hàng cây, đất đai và đồng ruộng cũng là huyền ảo nữa, mà bạn không cần nói ra".

Sartre viết tiếp: "Huyền ảo là một thế giới toàn diện mà sự vật biểu hiện một tư tưởng quyến rũ đòi đoạn, vừa bất thường vừa lôi cuốn, gặm nhấm trong cơ thể nhưng không thể diễn tả thành lời".

Và ông đưa ra một định nghiã huyền ảo: "Huyền ảo trình bầy hình ảnh lật ngược của sự hội tụ linh hồn và thể xác. Linh hồn chiếm chỗ của thể xác và thể xác chiếm chỗ của linh hồn. Để nhận diện hình ảnh này, chúng ta không thể dùng những ý tưởng sáng tỏ khúc triết, mà phải dùng những ý tưởng rắm rối, "huyền ảo", nói cách khác, chúng ta phải đi vào chỗ mờ ảo, với đầu óc trưởng thành, có văn hoá, với cá tính nhiệm mầu của một kẻ mơ mộng, của con người nguyên thuỷ, con người trẻ thơ." (Sartre, Aminadab, Situations I, Folio essais, trg 115).

Lối huyền ảo trong truyện ngắn của Võ Thị Hảo, phát sinh từ sự tùng xẻo, một "nghệ thuật" hành quyết mang đặc tính đông phương, có trong sử sách Tầu, Việt. Lối huyền ảo của Võ Thị Hảo mang chất nồi da xáo thịt, đặc tính Việt Nam. Lối huyền ảo của Võ Thị Hảo mang tính áp đảo phụ quyền, cha truyền con nối trong gia đình, trong dòng họ, trong xã hội, trong chính quyền, từ Khổng Mạnh truyền thẳng sang Xít Ta Lin, Mao Hồ, Lê Duẩn... không trung gian, không đứt đoạn. Lối huyền ảo của Võ Thị Hảo giao thoa độc tài và tham nhũng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghiã, tạo nên những quái thai người ăn thịt người kiểu Lỗ Tấn. Lối huyền ảo của Võ Thị Hảo có cái dã man trong xã hội Mạc Ngôn.

Những nhà văn phụ nữ miền Bắc như Dương Thu Hương, Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo, có đặc tính khốc liệt mà những nhà văn nữ trong Nam không có. So cái khốc liệt trong văn chương Võ Thị Hảo thì cái sắc sảo trong văn chương Túy Hồng hiền như bụt. Tại sao? Bởi miền Nam đàn bà chưa phải đi lính, chưa nhìn thấy cái khốc liệt của chiến tranh. Bởi Dương Thu Hương, Võ Thị Hảo... sinh ra và lớn lên trong một môi trường không nhân nhượng. Dương Thu Hương đã chứng kiến cảnh đấu tố, đã đi đánh nhau. Võ Thị Hảo sinh sau, nhưng đã thu thập vốn liếng bạo lực của những người đã nhận nhưng phải gói ghém, giấu diếm trong lòng: những người mẹ, người chị, xung phong đi lính, đi hộ lý, trở về điên dại trong Rừng cười. Như nam châm, Hảo thu hút những khối u mà người xấu số để lại hôm qua, và hôm nay con em họ vẫn còn tiếp tục cúi đầu nhận độc tố của một gia đình, một xã hội, một thể chế, gọi là mới, nhưng tất cả đều cũ, đều cổ, đều mục nát, như đầu óc, như sự phục tòng của họ.

Là nhà văn dấn thân trong chiều dầy của hai chữ dấn thân, là phụ nữ tranh đấu, Võ biết nếu con người không thay đổi suy nghĩ, không biết suy nghĩ, thì đất nước không thể đứng dậy. Điều kiện tiên quyết làm thay đổi xã hội, thay đổi chính trị là người phụ nữ phải thay đổi trước. Sự bất phục tòng của họ sẽ là nền tảng của tất cả mọi thay đổi.

Chất huyền ảo trong truyện của Võ Thị Hảo, là sự huyền ảo của những bức tranh siêu thực trong đó con người đã bị cắt chân tay, mỗi tứ chi ném đi một nơi, nam bỏ ra bắc, bắc bỏ vào nam, chúng gọi nhau, đầu tìm cổ, cổ tìm vai, trong một định mệnh điên cuồng của xã hội âm ty trần thế. Cái thác loạn ấy sống lại trong những thông tin hàng ngày, trong những vụ án mạng như cơm bữa, trong những hàng tin xe cán chó: con giết cha, chồng giết vợ, dẫy đầy trên mặt báo. Võ Thị Hảo lượm lặt những tin tức chó cán, viết ra, đặt nó trong cái huyền hoặc hàng ngày của cuộc sống. Ngòi bút của chị lột trần mặt trái bi kịch, tìm đến chiều sâu lịch sử của bi kịch, từ đấy Hảo chỉ đích danh tội ác, chỉ cái thủ phạm nấp đằng sau tội ác, chỉ cái cha đẻ của tội ác để vạch ra sự ngu muội của con người. Mục đích của Võ Thị Hảo là vén màn phát giác sự ngu muội của con người. Con người mụ mị chấp nhận độc tài, con người gật đầu tất cả để được yên thân, con người bị đàn áp tư tưởng, cúi mọp chịu phận. Võ Thị Hảo muốn giải phẫu, móc cái mê, cái sợ, ra khỏi trái tim con người.

Một mình một ngựa, vén màn đối lập bằng cách xây dựng thành lũy huyền ảo trên những con người đã bị xé xác, hồn phanh trăm mảnh, để chống lại thành trì kiên cố xây bằng vi khuẩn tham nhũng, lừa đảo, trộm cắp, điêu ngoa của những con ong Chúa mê hoặc đồng loại bằng thứ mật ngọt giết người. Hiện thực huyền ảo của Võ Thị Hảo là cuộc trực chiến giữa hai thành trì. Võ một mình một trận chiến. Một mình một nghiã địa.
Paris, 24/11/2012
Tác giả: Thụy Khuê (RFI)

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.628 giây.