logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 11/12/2012 lúc 12:15:21(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Vào những ngày này, thế giới hân hoan đón nhận bản Tuyên ngôn Phổ quát Nhân quyền 1948 ra đời đánh dấu một bước tiến vĩ đại cho cả cộng đồng nhân loại.

Lần đầu tiên trong lịch sử tiến hóa của loài người, đã ghi nhận lại một văn kiện lịch sử vượt ra khỏi khác biệt và giới hạn của địa lý quốc qua, xung đột ý thức hệ, đặc thù thể chế chính trị, và nền tảng văn hóa trong một thời điểm khó khăn nhất để làm nên “một tiêu chuẩn thực hiện chung” cho tất cả các quốc gia và dân tộc trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền làm người.

Khác biệt nhân quyền

Thế nhưng, vào lúc thế giới đang dần được thắt chặt trong xu thế toàn cầu hóa thì cũng là lúc giá trị nền tảng Nhân quyền lại bị chia rẽ và xung đột, thông qua cụm từ “khác biệt nhân quyền” mà chúng ta nghe rất quen tai.

Xem ra sau 64 năm tồn tại, chuẩn mực chung của Nhân quyền đang bị thử thách hơn lúc nào hết.

Nhân quyền được nhắc tới nhiều trong quan hệ quốc tế. Một bên thì muốn cho đi cái mình đang có, nhưng bên kia thì “chê” không phù hợp với mình.

Chúng ta cũng không lạ gì khi nghe điệp khúc “yêu cầu cải thiện nhân quyền” từ chính quyền Mỹ và các nước Phương Tây dành cho Việt Nam.

Nhưng nhà nước Việt Nam luôn cho rằng: chúng tôi có những “đặc điểm khác biệt riêng” về nhân quyền. Đừng áp đặt cái tiêu chí của anh vào cho chúng tôi, các anh hãy tự xem lại chính mình đi.

Để rồi chưa bao giờ có một quốc gia nào trên thế giới tự nhận dân chúng của mình bị hạn chế nhân quyền.

Quả bóng 'hạn chế nhân quyền' được đá qua đá lại giữa các quốc gia, mà “trọng tài” là các Cơ quan bảo vệ Nhân quyền Liên Hiệp Quốc không thể làm gì hơn ngoài kêu gọi sự tự giác của người chơi, và “bày tỏ quan ngại sâu sắc” mỗi khi người dân bị chính quyền xâm hại nhân quyền.

Từ bỏ quyền làm người
Khi không có cơ chế bảo vệ hữu hiệu Nhân quyền ở cấp độ quốc tế và quốc gia, xem ra chủ đề được chọn cho Ngày Nhân quyền 10/12/2012 năm nay của Liên Hiệp Quốc là “Quyền tham gia” vào đời sống chính trị xã hội vào lúc này chẳng khác nào đi “xúi dại” người dân.

Vì không có sự thống nhất trong nhận thức về nhân quyền, sẽ là sự bất hạnh cho bất kỳ ai nếu thực hiện quyền tự do thành lập công đoàn độc lập, quyền tự do lập hội, quyền tự do xuất bản, hay quyền tự do biểu tình… theo tinh thần của Tuyên ngôn, ở những quốc gia có “đặc thù riêng” vào thời điểm này.

Sẽ như thế nào nếu việc thực hiện quyền tự do thành lập công đoàn độc lập theo tinh thần của Điều 23, mà ở đó nhà cầm quyền còn đang bị “ám ảnh” bởi Công đoàn Đoàn kết Ba Lan?

Sẽ như thế nào nếu việc thực hiện quyền tự do lập hội ôn hòa theo tinh thần của Điều 20, mà ở đó nhà cầm quyền vẫn xem Xã hội dân sự là “nguy hiểm”?

Sẽ là như thế nào nếu thực hiện quyền tự do xuất bản mà ở đó nhà cầm quyền còn đang muốn “bao cấp học thuật” và qua đó muốn bao cấp luôn tư duy?

Sẽ như thế nào nếu việc thực hiện quyền tự do biểu tình mà ở đó nhà cầm quyền lại xem biểu tình là đe dọa cho an ninh quốc gia và trật tự xã hội?

Và còn rất nhiều câu hỏi “sẽ như thế nào (?)” cho những ai hiểu được tinh thần của bản Tuyên ngôn Phổ quát Nhân quyền và những ai đang có nhu cầu làm con người theo đúng nghĩa của một con người.

Nhìn thấy sự trả giá của những người chỉ vì muốn thực hiện quyền làm người theo những gì Tuyên ngôn đã ghi nhận, buộc rất nhiều người trên thế giới này, dù không muốn, nhưng cũng phải từ bỏ các quyền chính đáng của mình để đổi lấy sự an toàn và yên thân.
UserPostedImage
Liệu có các chuẩn mực khác nhau về nhân quyền ở các quốc gia?
Nỗi sợ hãi
Xem ra đã đến lúc cần phải xét lại mục đích ra đời của Tuyên ngôn.

Nó có còn nhằm giúp cho mọi người dân trên thế giới đều ý thức được rằng họ có các quyền mà không một chính quyền nào có thể tước đi được, và qua đó giúp mỗi người được giải thoát khỏi sự sợ hãi và khốn cùng như trong Lời mở đầu của Tuyên ngôn đã nêu?

Bởi lẽ dường như nó đang là một nghịch lý . Hiểu biết về Nhân quyền bao nhiêu lại tỉ lệ thuận với với nỗi sợ hãi và khốn cùng bấy nhiêu.

Nhà cầm quyền thì tỏ ra sợ hãi khi dân chúng ý thức được quyền con người để thoát khỏi sự kìm kẹp và cai trị của mình, nên thường sử dụng đến các phương pháp khốn cùng để hạn chế thông tin. Đây đang là nguy cơ đang đe dọa trực tiếp cho xã hội loài người vì “có nhiều người từ lúc sinh ra cho đến khi chết đi cũng không biết mình có được những quyền gì”.

Còn dân chúng có hiểu biết thì sợ cường quyền nên đành chấp nhận “ngoan ngoãn” mà khước từ các quyền chính đáng của mình để tránh khỏi sự khốn cùng.

Chắc có lẽ sau một kỷ nguyên Giáo dục Nhân quyền kết thúc, đã đến lúc Liên Hiệp Quốc cần mở ra một kỷ nguyên mới : “Đừng sợ hãi khi làm người”.

Đừng sợ hãi không chỉ dành mỗi người dân, mà còn đối với tất cả những nhà cầm quyền trên thế giới.

Nhưng nhà cầm quyền cần phải vượt qua nỗi sợ hãi trước tiên, để có những bước đột phá trong việc phát triển Nhân quyền, sử dụng pháp luật với mục đích để bảo vệ và mở rộng quyền tự do, cũng như đảm bảo những giá trị mà tạo hóa đã ban tặng cho loài người.

Nếu dân chúng một khi đã vượt qua nỗi sợ hãi nhanh hơn nhà cầm quyền, thì họ sẽ dùng đến biện pháp cuối cùng là nổi dậy nhằm chống lại áp bức và cường quyền như trong Lời nói đầu của bản Tuyên ngôn Nhân quyền đã khẳng định.

Đây không phải là nhận định mang tính chất dự báo, mà nó là một phần từ lịch sử. Nó là một quy luật tất yếu trong việc đòi hỏi quyền làm người.

Điều này đã đặt ra một câu hỏi cho tất cả các nhà cầm quyền trên thế giới rằng: “Liệu các vị có nên tiếp tục duy trì nỗi sợ hãi hay không?”.
Tác giả: Phạm Lê Vương Các gửi cho BBCVietnamese từ TP HCM
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.085 giây.