logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 26/07/2014 lúc 06:19:06(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Hình bìa Tiểu thuyết “Cò hồn xã nghĩa” của nhà báo, nhà văn Phạm Thành. Hình do nhà văn cung cấp

Cuốn tiểu thuyết “Cò hồn xã nghĩa” của nhà báo, nhà văn Phạm Thành vừa mới được nhà văn tự in và chuyền tay tại

Việt Nam trong tình trạng nền văn học tiếp tục bị kiểm duyệt đang là đề tài trong các bàn tiệc văn chương trong

nước.

Văn học phản kháng
Cũng là chủ nhân trang blog Bà Đầm Xòe, nhà báo Phạm Thành không lạ gì với người đọc yêu văn học phản kháng.

Ông đã từng nổi tiếng qua tác phẩm Hậu Chí Phèo được in vào năm 1991 và báo chí cho là bán chạy nhất Việt

Nam lúc ấy. Không vì thế mà ông dễ dàng hơn trong việc xuất bản, trái lại nhà báo Phạm Thành gặp khó khăn dồn

dập sau khi viết bài chống Trung Quốc vào năm 2007, mất chức Thư ký tòa soạn báo Tiếng nói Việt Nam.

Tiểu thuyết mới nhất của ông ngay cái tựạ cũng làm nhiều người lạ lẫm. Có một điều gì đó vướng mắc trong cấu

trúc ngôn ngữ nhưng nếu được nhà văn giải thích có lẽ người chưa đọc tác phẩm này sẽ thích thú hơn. Nhà văn cho

biết về cái tựa có tên “Cò hồn xã nghĩa” như sau:

Nhà văn Phạm Thành: “Cò hồn xã nghĩa, thì Xã nghĩa đương nhiên là xã hội chủ nghĩa rồi còn “cò hồn” thì ám chỉ

con cò hồn ở Việt Nam mình bây giờ có hai thứ đấy là một con cò người ta dùng làm cò mồi để bẫy những con cò

khác. Con cò mồi này bị chọc mù mắt được mang ra bờ ruộng để các con cò khác thấy có một con cò đang ở đây

thì sà xuống và sụp bẫy.

Con cò thứ hai nữa là người nông dân mình cũng đan một con cò bộ khung nó bằng tre rồi hóa trang nó thành một

con cò rất là cao, cắm trên bờ ruộng cũng là hình thức nhử những con cò khác từ xa, từ trong các rằng tre làng nhìn

thấy có con cò ngoài đồng rồi bay ra và sụp bẫy. Đấy là ý nghĩa thứ hai của chữ “cò hồn”.
Ý nghĩa thứ ba là ở Việt Nam mình có thứ người ta gọi là bãi cò đậu. Chủ nghĩa xã hội Việt Nam hiện nay tuy không

được nhắc tới nữa nhưng bản chất nó giống như một bãi cò đậu tan hoang rồi không còn ai để ý, không còn một ý

nghĩa hiện sinh gì nữa. “Cò hồn” nó là như vậy.
UserPostedImage
Nhà văn Phạm Thành với tiểu thuyết “Cò hồn xã nghĩa”. Photo courtesy of Nguyễn Tường Thụy.
Tư tưởng của nó là Chủ nghĩa xã hội với hai khẩu hiệu lớn “Dân chủ triệu lần hơn” và “Làm theo năng lực, hưởng

theo nhu cầu”. Đảng cộng sản lấy hai cái đó làm khẩu hiệu, làm mồi nhử dân Việt Nam cứ tưởng như thế lao theo và

cuối cùng sập bẫy cộng sản. Thân phận nhân dân cũng như những con cò vậy thôi.”

Một tiểu thuyết đồ sộ
Cò hồn xã nghĩa nhìn theo cách nào đó cũng thấy đây là một tiểu thuyết đồ sộ. Với hơn 800 trang viết đủ các vấn đề

đã và đang xảy ra trên mảnh đất mà tác giả đang sống và chứng kiến từ cải cách ruộng đất cho tới năm 2000.

Mục tiêu của tác phẩm là giải thiêng lãnh tụ đảng cùng các vua chúa phong kiến trước đây, mà theo tác giả cho biết

đó là một bọn con hoang, phường lục lâm thảo khẩu cai trị nước Việt Nam từ thuở Đinh Tiên Hoàng đến nay.

Hình tượng của tiểu thuyết mà tác giả xây dựng là đảng và lãnh tụ đảng CSVN sau mấy chục năm lãnh đạo nhân dân

miền Bắc Việt Nam, đã biến xã hội Việt Nam từ một xã hội có mầm mống văn minh thành một xã hội bầy thú ăn thịt

đồng loại, thích tình dục một cách điên cuồng như súc vật.

Khi được hỏi trong hoàn cảnh khó khăn với điều 258 như hiện nay, chỉ vài bài báo như Trương Duy Nhất hay Phạm

Viết Đào cũng bị tống giam huống chi nguyên một tiểu thuyết vạch trần bản chất chế độ thì áp lực lại càng cao hơn

nữa, đối phó với những áp lực, nghi nan ấy bằng cách nào? Nhà văn Phạm Thành chia sẻ:
Nhà văn Phạm Thành: “Sách thì vừa in xong cho tới giờ thì chưa ai có ý kiến gì. Mình cũng có gửi cho vài nhà xuất

bản rồi như nhà xuất bản Hội Nhà văn, nhà xuất bản Trẻ thế nhưng họ từ chối in. Cho tới nay thì mình đã sửa chữa

rất nhiều, mình nghĩ trong cái không khí đổi mới này có lẽ các nhà xuất bản hay kiểm duyệt cứ sợ bóng sợ gió vậy

thôi chứ tác phẩm này thật ra nhân vật lãnh tụ, hay những con người này, người kia nó đã tạo ra cảm hứng cho mình

viết còn chính quyền có làm khó dễ tới mình hay không thì mình không biết bởi vì trên tinh thần mình xuất bản là để

tặng bạn bè chứ không kinh doanh, không bán. Hai nữa đây là cái dạng mình có thể coi như một bản thảo vậy thôi

và trong luật pháp Việt Nam không ai cấm được tôi in cái bản thào này và để tặng bạn bè.

Trên thực tế nhà xuất bản tự do tương đối là nhiều. Trong Nam có hàng chục nơi như vậy, thí dụ như Bùi Chát

chẳng hạn. Còn ở miền Bắc tôi thấy ông nhà văn Nguyễn Đình Chính ông ấy cũng in mà không cần tờ giấy phép

nào. Ông Bùi Tấn “Truyện kể năm 2000” rồi ông nhà văn Trịnh Đình Khôi, một nhân viên cao cấp của Ban tuyên

giáo trung ương đầu năm nay ông ấy cũng bỏ tiền ra tự in và gửi tặng bạn bè.”

Chúng tôi xin lược đọc một đoạn mà theo chủ quan chúng tôi cho là rất ấn tượng của tác phẩm:

Chương 38
……

Cậu như thấy mình không còn lý do gì để tiếp tục sống nữa.

Mẹ cậu, lại vì phẫn uất cho mình, phẫn uất cho cậu mà chết dần chết mòn, rồi chết hẳn đã hơn một tháng nay.

Vợ cậu, sau vụ theo nông dân đi cắt trộm lúa của hợp tác xã, cũng trở nên lạnh nhạt ngày ngày với cậu.

Bao nhiêu nỗi đau dồn dập ập đến làm cậu tôi không thể chịu nổi. Rồi những vết thương trong người tái phát liên

miên hành hạ cậu tôi, làm cậu tôi đêm đêm không thể nào ngủ được; làm cậu tôi từng bước phẩn trí điên cuồng lên.

Một ngày nắng nóng tháng Tám, sau khi cúng trăm ngày cho mẹ, trong cơn điên loạn, tòan thân cậu trở nên cứng đơ

như một khối sắt, rồi bất ngờ cậu gồng mình lên, túm lấy vợ, rồi đưa đôi tay rắn chắc của người lính bóp chặt cổ vợ

cho đến khi vợ cậu mềm oặt, không còn thở được nữa, cậu lại dùng lưỡi lê rạch bụng và moi lòng ruột của vợ cậu

ra, bới bới, tìm tìm như một nhà khoa học chân chính cố nghiền nát nguyên tử ra, để tìm cho ra, đâu là hạt vật chất

cuối cùng nhỏ nhất.

Rồi như không tìm thấy gì, cậu gói gém tất cả thân xác bị băm, xẻo nhừ nhoèn của vợ cậu vào hai cái bao tải, rồi

lặng lẽ vác ra sông Cầu Chày, ném tất cả xuống đó.

Kể từ đây, cậu như một kẻ tha lương không nhà.

Dân nước Mynga thường thấy ngày cũng như đêm, cậu thường ngồi im lặng trên bờ sông Cầu Chày, nhìn nước

sông đục lờ vào mùa Hạ, trong vắt khi Thu sang.

Chao ôi! Một người lính tàn tật trở về sau chiến tranh với bao niềm háo hức xây dựng quê hương, nay ước muốn chỉ

còn là một nỗi u hoài. Đất Mynga không còn là chùm khế ngọt nữa, nó là nỗi niềm uất hận khôn nguôi trong lòng cậu.

Nó cũng là nơi mà tội ác của chính quyền, của chính cậu không gì có thể biện minh. Chính quyền đã để dân đói, làm

cho dân lầm than, coi nhau như thù như hận trong một cái chuồng trại khổng lồ hợp tác xã. Bản thân cậu để mẹ cậu

phải chết trong niềm lo lắng uất hận và chính cậu đã thẳng tay bóp nghẹt đường thở của vợ cậu cho đến chết.

Cậu thường lầm bầm với chính mình:

“Núi Nội ơi! Tại sao mi lại là Núi Nội? Phải chăng trong lòng mi chất chứa xương cốt oan trái của bao lớp người

Mynga mà thành?



Bút pháp dung dị
Nhà văn Phạm Thành: “Tiểu thuyết của mình viết trong một văn phong rất dung dị. Dưới bút pháp kể chuyện như

người Việt Nam kể chuyện dân gian vậy cho nên ai đọc cũng hiểu được ngay. Người ở trình độ cao thì hiểu ở tầng

nấc cao, người có trình độ thấp thì hiểu ở trình độ thấp. Thậm chí những người không biết chữ nghe người khác

đọc lại cũng có thể hiểu được nội dung cho nên vê mặt ngữ nghĩa, về mặt bút pháp thì mình đi theo lối đó.

Bên cạnh đó thì nó cũng có điều gửi gấm này gửi gấm kia nhưng đó là tầng sau để dành cho những nhà có nhiều

chữ nghĩa hay những nhà quản lý người ta đọc thì đương nhiên họ sẽ thấy những khía cạnh khác. Những người

bình thường thì đọc cuốn theo cốt truyện và cứ theo cốt truyện mà thích mà hiểu.

Điều đặc biệt mình muốn nói là toàn bộ tiểu thuyết của mình nó có tới 840 trang nhưng câu chuyện được kể theo

dạng châm biếm hài hước cho nên người đọc có thể được cười ngây ngất từ đầu đến cuối sách chứ không phải

nặng nề, không phải suy nghĩ nhiều, suy tưởng này suy tưởng kia, nhân vật này nhân vật kia. Thành ra về mặt bút

pháp nó rất dung dị, dễ hiểu theo truyền thống kể chuyện dân gian của Việt Nam.”

“Loài người là gì?”


“Cậu Cao Công Thắng thoát khỏi cánh tay của Bạch tuộc định bỏ chạy về phía Núi Nội, bỗng một sợi râu khác của

Bạch tuộc lại vung lên, cuốn chặt lấy cậu.

Tiếng quái vật gầm lên như tiếng sấm rền:

“Loài người là gì?”

Cậu Cao Công Thắng:

“Là một loại động vật cao cấp, có bốn chân, nhưng chỉ đi bằng hai chân, giao cấu phải úp mặt vào nhau, biết ngụy

trang bằng quần áo, ăn gan uống máu tất cả loài động vật, dã man nhất trong các loại động vật”.

“Nhân dân là gì?”.

“Nhân dân là kẻ nộ lệ, kẻ khốn cùng của bất kỳ xã hội nào. Nó là trâu cày trên đồng, ngựa cưỡi trên đường cái

quan”.

Kỳ lạ, cứ mỗi câu cậu tôi trả lời đúng, một cánh tay của Bạch tuộc lại rời ra, run rẩy, bỏ cậu ra, rồi hút ngỉm vào nước

sông Cầu Chày. Nó mất tăm giống như nước từ chim người đái vào một cái ống tre dài vậy.

Tôi kêu lên:

“Cậu anh hùng quá. Hãy cứ bình tĩnh trả lời hết các câu hỏi của quái vật đi. Cháu ủng hộ cậu, nhân dân ủng hộ cậu”.

Được tôi động viên, cậu Cao Công Thắng, một tay cầm cái câu liêm chữa cháy như của bác Hà Độ, một tay chống

vào hông, đẹp như ông Hồ Chí Minh chỉ huy trận Thất Khê, đánh Pháp, năm Một chín năm mươi.

Tiếng quái vật lai sang sảng:

“Đổi mới là gì?”

“Đổi mới là đổi mới. Là đổi chim, đổi bướm. Đổi cái tã lót của người này sang cho người kia và ngược lại".

Lần nay, có lẽ cậu tôi trả lời chưa đúng hẳn, nên tôi thấy cánh tay của Bạch Tuộc chỉ nới lỏng vòng xiết trên thân thể

cậu mà không rã rời tan thành nước rồi chảy về sông Cầu Chày như các lần trước.

Chính vì vậy mà cậu như bực mình cáu lên:

"Hỏi chi, hỏi lắm. Cha tụi bay. Việc người, người làm, việc chó chó biết. Hỏi chi, hỏi lắm".

Ác quỷ như bị cậu trêu tức, lại ra sức xiết cậu chặt hơn. Rồi tôi thấy cậu tôi im lặng, ác quỷ lại xiết chặt thân thể của

cậu tôi chặt thêm nữa, đến mức cậu đành phải buông cái câu liêm đang cầm trên tay ra, mặc cho nó rơi xuống đất.

Tôi hét lên:

“Đổi mới của Cộng sản là phết sơn, choàng lụa mỏng lên cái đã cũ. Lấy đâu sa líp của người này đổi cho người kia.

Trả lời đi. Cậu Cao Công Thắng, hãy trả lời đi. Cậu hãy đọc to câu thơ này lên:

Ngày xưa chày nhỏ cối to

Bây giờ đổi mới cối to hơn chày.

Hình như cậu tôi không nghe bất kỳ một tiếng nói nào của tôi, nên cậu cứ đứng như trời trồng giữa đồng xanh, lúa

xanh trên quê hương gió đang thổi lồng lộng; thổi nghiêng, thổi ngửa những ngọn lá xanh. Tôi có cảm nhận, chừng

như cậu tôi đang bị nghẹt thở.

Tôi vội chạy đến, đưa tay lấy cái câu liêm để đưa cho cậu, nhưng cậu lại dẫm chân vào tay tôi, không cho tôi lấy.”



Quý vị vừa theo dõi một trích đoạn trong tiểu thuyết “Cò hồn xã nghĩa” của nhà văn Phạm Thành. Tiểu thuyết này

đang được lưu hành tuy nhiên không bán ngoài thị trường sách Việt Nam vì không được cấp phép xuất bản. Mặc

Lâm một lần nữa trân trọng giới thiệu đến người yêu sách và hy vọng rằng quý vị sẽ tìm ra tác phẩm này qua bạn bè

yêu văn học phản kháng.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.217 giây.