logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 26/07/2014 lúc 11:31:38(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chữ “Minh Triết” ở đây nó hàm ý sâu rộng với nghĩa cô đọng là khả năng đạt đến sự tối ưu của nhận thức và sự hiểu biết để phân định rõ đâu là phải trái, đúng sai. Nó đồng nghĩa với thông thái, thông tuệ, sáng suốt... gói gọn lại là vậy chứ phân tích đến nơi đến chốn thì cụm từ “Minh Triết” nó còn sâu xa và bao hàm nhiều ý nghĩa.


Ở đây nói về XHVN thời đồ đểu. Thời điểm cuối tuần trong một sáng đẹp trời ánh vàng như ngàn lụa trải nơi nơi... chuyện trong một quán cà phê cóc ở đầu hẻm xóm lao động thuộc huyện vùng ven thành Hồ. Nói đến “Minh Triết” thì chắc chắn nhiều người không ai ở những xóm “chạy cơm từng bữa” này hiểu theo nghĩa ở trên mà người ta nghĩ ngay đến tên của một ai đó, một vị nào đó... mập mờ trong trí nhớ vì họ ít khi quan tâm đến thời sự có lòng thòng “chính chị, chính em...” mà nhất là chính chị thời “thổ tả” theo như nhiều người dân ở đây ví von như vậy cho nên dù là Minh Triết già hay Minh Triết trẻ thì hai kẻ cũng chung một “chuồng”.


Nơi quán cà phê cóc nói trên có hai người đàn ông đang tán chuyện nhưng có vẻ úp úp mở mở… với nhau rằng:


- Ông ạ. Sao dạo này xóm mình có nhiều tên lưu manh có máu “vĩ cuồng” (từ này tui ăn cắp, học lóm ở đâu đó), có thằng đang manh động sang ao dzườn nhà tui thò vòi hút móc, bươi xới mà còn muốn ôm luôn cái “cương thổ” (đồi đất) của tui đã chăm sóc bao năm... Đến khi tui phát giác ra thì nó khề khà… nói Tiều nói Quảng… nửa đe nẹt, nửa ve vãn tỏ ra láng giềng thân thiện... rồi rỉ nhỏ vào tai tui rằng “ Đừng la lớn! để yên mình cùng nhau khai thác nhé!” là sao dzậy ông?


- Ông nói toạc ra chứ cứ nói xa nói gần tui đếch hiểu gì sấc! Thằng lưu manh nào đòi ôm cái “cương thổ” nhà ông mà khi bại lộ thì bịt mồm ông và đòi khai thác chung là sao?


- Nơi quán xá nói rõ nghe kỳ. Xích lại tui nói nhỏ ông nghe... đó là thằng nhà giàu lắm của người đông… lại mang máu tham lam cộng với chứng “thèm của lạ”... nhất là hám cái “cương thổ lum lúp” nhà tui trầm tích nhiều thứ qui quí... ấy mà!


- Ồ tui hiểu rùi. Nói trắng ra là nó muốn cướp tất những gì ông có phải không? Nó léng phéng rình mò “móc túi ái tình”. Muốn cào bàn thờ, mồ mả cha ông rồi rinh luôn cái “cương thổ” là “cái í…” của nhà ông chứ gì???


- Suỵt… Nói khẽ thui, người ta nghe nhục lắm! bởi mình là đàn ông. Cho dù là cái chòi cũng phải có “tứ trụ” làm căn bản chứ ông! Nhưng ngược lại mình đớn hèn, bạc nhược để cho nó “ôm” cái “hầm mỏ” chứa nước quí của riêng mình mà hút mà chích… khi bại lộ thì đòi “khai thác chung” mà mình không làm được gì nó sấc! té ra mình là “cái trụ mục” mà nhiều người nói rằng đó là bịnh “bất lực” hay “trên bảo dưới không nghe”… úi trời trời… đấng mày râu mà nói tới “chuyện í ” thì nhạy cảm và xấu hổ dzô cùng ông ạ. Thui thui tui xin ông khe khẽ dùm cho.


- Síc… nhạy với cảm! xấu với hổ! ông có biết nhịn là nhục không? Theo tui việc í đã rõ mười mươi như ông nói thì nên đưa ra tổ dân phố hay phường xã quận quyện… để người ta hiểu biết pháp luật hơn mình mà có hướng xử lý cho chứ cứ ươn hèn, nhu nhược câm họng, á khẩu… thì ai biết chỗ mô ngứa mà gãi??? Rùi không khéo người ta cho rằng ông “ăn xôi chùa ngậm miệng” hoặc giả ông đồng lòng một giuộc… với nó thì sao?. Thời buổi bây giờ “cá lớn nuốt cá bé” ỷ mạnh hiếp yêu, cướp bóc công khai mà nhất là cướp “cái của quí” thì không còn chỗ đứng nữa ông à.


- Nhưng nghiệt một nỗi… khó quá ông!


- Nghiệt gì… gì… cũng giải quyết được chứ chẵng lẽ hèn đến nỗi phải nuốt lệ, cắn móng tay mà đứng nhìn cảnh “nhà mình nó ở, con mình nó sai rồi vợ mình nó xài…” sao ha?


- Ông hiểu dùm tui chứ nhà tui nghèo rách mồng tơi mà nhất là tui dốt văn dát chữ. Cha tui chưa học qua lớp 4 trường làng mà ông. À có cái này tui nói nhỏ dzới ông thui nhé! Theo tui hiểu lờ mờ thì gốc nhà tui là họ Nguyễn nhưng không hiểu sao cha tui tự dưng đổi ra họ “Lê” để “bám đít voi hít bã mía “của ông tổ họ Lê nào đó mãi bên xứ “bạch dương” xa tít… Rồi đến đời tui, tui quyết lấy lại họ Nguyễn. Nhưng thật ra cha tui là ai, là ngưu đầu mã diện nào tui cũng không biết đích xác nữa. Thui không dzông dài dziễn dzông chi. Tui nói cái khó xử của tui là vì nghèo và dốt nên bị cái thằng láng giềng vừa mạnh vừa giàu, xấu bụng nó đè đầu và sai khiến rồi lợi dụng quá đáng còn tệ hơn là tá điền thuở trước. Nhất là trong những lúc nhà tui gặp cảnh éo le, khốn cùng… như “vợ đẻ, con đau…” thì tui đành phải cúi đầu bò qua nhà nó mà van xin cứu trợ chút ít thành ra tui bị nó xỏ mũ dắt đi, lệ thuộc nặng nề. Trong thâm tâm tui cứ nghĩ là tui đã đem cả nhà tui làm nô lệ cho nó rùi thì chắc là “hòn đất trao qua thì hòn chì trao lại” thế là xong. Nhưng có ngờ đâu dzừa rùi nó đưa ra một bảng phong thần dài thườn thượt công nợ của nhà tui lên đến cả núi tiền mà phải là tiền Mỹ nó mới chịu ông à!


- Ái dzà… cái ni cũng nghiệt thiệt. Nhưng ông à, theo tui thì “Tiền bạc phân minh-Ái tình dứt khoát” chứ không “lấy cái nọ xọ cái kia” mập mờ đánh lận con đen. Như hồi trước có nhà kia nợ nó chỉ có 1 con bò bởi xui ruổi làm sao í mà làm chết con bò của nó, mà nó nói là con bò cái đang mang thai mà là song thai nữa mới ác chứ! Thành ra nợ nó tới 3 con bò trước sau. Nhưng vì thế cô, thấp cổ bé họng, phụ thuộc đủ điều… rùi nhà ấy cũng đành ngậm bù hòn làm ngọt, gồng lưng ra mà chịu dzậy!. Thật là cái lý của cường quyền. Rùi có nhà nọ bị nó cướp rẫy cướp nương nhưng cái “trụ cột” nhà í quá ươn hèn không dzám hé miệng đòi mà đổ lên đầu con cháu đời sau phải đòi và đòi cho được. Rõ là nhà í mơ bắt đàn vịt trời. Bây giờ đến nước này ông phải tỉnh táo và dũng cảm lên một chút, nợ nần đời ông không trả nổi thì qua đời con, đời cháu ông sẽ trả tiếp nếu đó là món nợ phân minh, chính đáng chứ không thể để nó “úm cái ngọn đồi” rồi “chài mồi đám ruộng xéo” ngay trong nhà ông được. Rùi nợ vẫn hoàn nợ sao? Sao ông “Lú và hèn” quá dzậy? Tui nghe nói Tổ Tiên nhà ông không thiếu anh hùng, đã bao phen đánh đuổi cha ông nhà nó phải cụp đuôi chạy dzìa Phương Bắc cũng vì cái tội tham và dâm có phải không?


- Xưa khác, nay khác ông ui… nhắc làm gì cho thêm “hổ thẹn với tiền nhân”. Hơn 50 mấy năm qua tui lêu lỏng ham chơi chẳng học chẳng hành, mù quáng theo bọn côn đồ, du thủ du thực… vào rừng bắn chim bắt chuột… rồi làm nô bộc cho bọn chúng nên cái “tự trọng” tui đánh rớt ở đầm bãi nào tui chẳng biết. Thui ông có kế sách gì hay thì mách bảo cho tui chứ ông cứ đem chiện dziễn dzông… hàng xóm đâu đâu… cùng ba mớ “hào khí” cũ xưa, cái “hào quang cổ tích” của Tổ Tiên nhà tui làm cho tui đã rối lại càng rối thêm.


- Thật tình tui nghe ông nói mà dzỡn tóc gáy, nổi da gà! Chạnh nghĩ đến nhà tui mà phát sốt.


- Ủa… nhà ông sao?


- Nếu tui không lấy cái gương nhà ông thì không khéo một ngày nào đó nó cũng rình mò… lấp ló ở cửa nhà tui thui. Trong lúc mình bương chải tháng, năm… tìm cái ăn cái mặc cho vợ con thì nó thừa cơ đột nhập thò vòi… đêm hôm “úm ba la… chúng ta cùng hút…” như nhà ông thì chết mẹ tui luôn.


- Ừ, thiệt đấy ông à. Vậy ông có cao kiến gì nói thử!


- Thui tui tạm nghĩ dzầy nhé. Chuyện nợ nần, ân oán nhà ông dzới nó tui dzô phương… nhưng từ nay thì…


- Thì sao? Ông nói đi tui sốt ruột quá.


- Thì từ nay mình chia phiên ra canh giữ cái “cương thổ, ao hồ” nhà mình chứ sao? Hễ đêm nay tui thức thì ông ngủ. Rùi hôm sau tui ngủ thì ông thức để canh gác… trước là bảo toàn cái giang sơn xương máu của mình sau là “an bình” cho phường xã. Ông thấy có được không? Cũng bởi cái ông “Phù Đổng” ngày xưa sớm dzìa dzườn dzui thú điền dziên quá chứ nếu còn ổng đây thì 10 lần thằng hàng xóm xấu bụng nhà ông cũng không là cái đinh gì sấc! Ổng ham làm thánh quá nên nông nỗi! Cũng như bây giờ có lão già “bạch mi” nào đó không biết ai phong cho mà cũng tự dưng thành thánh chui dzào miếu ngồi chung dzới “Thành Hoàng” rùi thấy không ai nói gì lại nhảy dzô chùa trơ mặt ngồi chung dzới Phật, chia oản dzới sư, dzới sãi… nữa chứ! Đúng là thời quỉ lộng trần gian… Nghe đâu bọn đầu trộm đuôi cướp dựng hắn ta lên làm bình phong để núp bóng mà “vét vơ, bốc hốt” dài dài…


- Thui mình lo chiện mình đi ông! Buôn thánh bán thần, bốc hốt chè xôi, bịt tai, che mắt lừa bịp ai ai kệ thây chúng nó. Phần mình cứ tạm thời như dzậy nhé! Hễ tui thức thì ông ngủ thay nhau. Nhưng mà mình canh giữ “non nước” cho nhau thui. Phần ai của nấy ông nhệ!


- Hà hà… Ông mải đi dzới ma mà hoài nghi tâm Phật ha? Rõ chán! Thui mình dzìa chứ trời trưa đứng bóng rùi. Không khéo giờ này nó đang ở trong buồng nhà ông đấy!


Ngày 26.7.2014

David Thiên Ngọc
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.083 giây.