logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
Lanba  
#1 Đã gửi : 25/02/2012 lúc 09:06:13(UTC)
Lanba

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 52

Được cảm ơn: 1 lần trong 1 bài viết
Việt Nam lâu nay đang đi trên con đường nào? Con đường đó có đúng không? Liệu Việt Nam có cần xem xét lại con đường của mình và định hướng lại theo một mô hình nào đó được cho là hợp lý hơn không?

Trong khi Nhà nước Việt Nam đang chủ trương 'xây dựng nền kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa', Giáo sư Tô Duy Hợp, chuyên gia nghiên cứu về mô hình từng làm việc nhiều năm tại Viện Triết học và Viện Xã hội học tại Hà Nội, qua cuộc trao đổi với BBC Việt ngữ, cho rằng cần phải có những xem xét lại về cách đặt vấn đề 'mô hình' cho tới nay của Việt Nam

GS. Tô Duy Hợp: Thời kỳ bao cấp trước đây, vì chỉ có một 'mô hình' nên người ta không được bàn tới mô hình. Sau đó Việt Nam đi vào thời kỳ đổi mới, nay là hội nhập, nên người ta đi vào quan điểm 'thống nhất trong đa dạng'. Phát triển là càng ngày phải càng đa dạng, chứ không thể phát triển càng ngày càng đơn nhất. Do đó mới có câu chuyện 'đa mô hình'.

Đa mô hình có nghĩa là để cho các nhóm xã hội, thậm chí các cá nhân lựa chọn được cái mà người ta cho là hợp lý. Và lúc bấy giờ phải đối thoại với nhau. Không thể còn tình trạng có một quan điểm độc quyền tiêu diệt các quan điểm khác nữa.

'Dò đá qua sông'
Hơn nữa, trong khoa học hiện nay, người ta cũng chấp nhận việc 'đa mô hình' với tư duy khoa học hiện đại là tư duy 'đa hệ thống'. Thực ra hai khái niệm mô hình và hệ thống liên hệ rất chặt chẽ với nhau. Theo quan điểm của tôi mô hình là cái người ta tạo ra để thao tác, còn vấn đề rút cục quan trọng nhất là phải biết lựa chọn mô hình nào là đúng đắn, hợp lý và phải thử nghiệm. Thử nghiệm nhiều lần. Ngay như ở Trung Quốc, ông Đặng Tiểu Bình rất giỏi, nhưng ông vẫn phải dùng một câu của dân gian là 'dò đá qua sông'. Cần lưu ý rằng khi thử mô hình thì tính 'thử và sai' là nhiều lắm.

BBC: Có ý kiến cho rằng Việt Nam nên đi theo mô hình phát triển của các quốc gia phát triển phương Tây, nhưng năm nay qua cuộc suy thoái toàn cầu với các hệ luỵ kinh tế - xã hội đang diễn ra, ông thấy việc tham khảo mô hình phát triển này với Việt Nam còn nên không?

GS. Tô Duy Hợp: Vừa rồi tôi có đọc một công trình của chuyên gia nông nghiệp, nông thôn, nông dân Đặng Kim Sơn. Trong đó, ông dự báo rằng Việt Nam sắp tới có thể đi theo hai hướng. Nếu cứ để tiếp tục phát triển như hiện nay mà không có điều chỉnh gì, thì nông thôn Việt Nam sẽ rất ảm đạm. Nhưng nếu học các mô hình của các nước, có lẽ sẽ có sự sáng sủa hơn. Ông đề xuất nhiều điều mà tôi cho là tốt, tức là không chỉ học phương Tây, mà cần học nhiều mô hình khác nhau. Ví dụ như học các mô hình các nước Đông Á như Hàn Quốc, Đài Loan hay mô hình một số nước tại Đông Nam Á; thậm chí như mô hình một số nước châu Mỹ La-tinh. Như vậy tức là phải mở rộng diện ra.

Hơn nữa, phương Tây rất xa với phương Đông về truyền thống văn hoá cũng như về định hướng tư duy. Trong khi đó có các nước cũng học phương Tây, nhưng đã chế tạo được mô hình thích hợp như trường hợp của Nhật Bản. Đây là hướng mà tôi cho là tốt với tinh thần học tập nhưng không nô lệ với mô hình nào cả. Cái khó là phải biết tích hợp các hạt nhân hợp lý. Vấn đề của Việt Nam hiện nay là vẫn chưa tìm được mô hình

BBC: Hiện nay Việt Nam nói đang theo mô hình nền kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa. Phải chăng đây cũng đã là một dạng mô hình tích hợp rồi?

Lý thuyết 'khinh trọng'
GS. Tô Duy Hợp: Trong quan điểm lý thuyết 'khinh trọng' mà tôi nghiên cứu và đặc biệt là trong mô hình 'xã hội lành mạnh' (good society), tôi cho rằng 'định hướng xã hội chủ nghĩa' chỉ là một mô hình mà không phải là duy nhất. Nhất là trong hội nhập quốc tế đa mô hình thì không còn duy nhất và độc quyền nữa. Cho nên không có nước nào duy nhất chỉ có chủ nghĩa xã hội (CNXH), cũng như không có nước nào duy nhất chỉ có chủ nghĩa tư bản (CNTB).

Bởi vì chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản đích thực đã tìm rất nhiều mô hình để có thể tổng tích hợp vào nhau. Hiện có thể có những mô hình coi trọng những đặc trưng XHCN hơn. Trường hợp của Venezuale thì đồng nghĩa CNXH với quốc hữu hoá cũng đang là một vấn đề. Trong khi đó Việt Nam và Trung Quốc đang đề cao tư nhân hoá. Nhưng tư nhân hoá ở đây đang bị kìm chế vì chủ yếu vẫn do nhà nước quản lý.

BBC: Ông là người chủ trương và sáng lập 'thuyết khinh trọng', xin ông cho biết vắn tắt về thuyết này và tại sao lại phải quan tâm tới quan điểm 'khinh trọng'?

GS. Tô Duy Hợp: Ở đây khái niệm 'khinh trọng' vốn tồn tại trong thực tế, trong dân gian, được nâng lên thành một phạm trù triết học ở tầm ý nghĩa phổ quát, phổ dụng. Khi được lý thuyết hoá, nó trở thành một phạm trù 'giả thuyết' hơn là lý thuyết vì cần được kiểm nghiệm liên tục khi vận dụng vào trong các khoa học tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế... Tinh thần của quan điểm 'khinh trọng' là tổng tích hợp các hạt nhân hợp lý của các lý thuyết khác nhau. Không có lý thuyết nào tuyệt đối đúng, cũng như tuyệt đối sai.

Kể cả các học thuyết tôn giáo cũng không có gì 'sai tuyệt đối' như người ta từng có thời nghĩ, vì đều có lý và có bằng chứng của người ta ở trong đó. Đó là các bằng chứng lịch sử, thực tế và có niềm tin. Và khi tổng tích hợp các hạt nhân hợp lý sẽ ra nhiều mô hình mà người ta có quyền lựa chọn. Lựa chọn cái nào thích hơn, hợp hơn và có thể bao gồm cả quá trình thay đổi trong đó. Không có gì bất biến cả. Tôi tin rằng quá trình nhận thức trên thực tế, nếu muốn hiệu quả, không thể cố chấp được. Cố chấp là chỉ có thất bại thôi. Không cố chấp tức là thay đổi quan điểm, tức là thay đổi 'khinh trọng'.

BBC: Từ quan điểm thuyết 'khinh trọng' có thể đánh giá gì về việc ở Việt Nam, Nhà nước vẫn nói vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản được quy định trong hiến pháp là một lựa chọn của lịch sử và con đường đi lên CNXH của Việt Nam là con đường đúng đắn và tất yếu?

'Bằng chứng cụ thể'
GS. Tô Duy Hợp: Khi Đảng cộng sản chưa ra đời, người dân chưa ai biết cộng sản là gì. Nhưng khi ông Hồ Chí Minh và đảng cộng sản lãnh đạo có nhiều thành tựu thì người dân càng ngày càng tin. Như vậy mọi niềm tin phải được dựa trên bằng chứng cụ thể. Đối với người dân, cái gì đem lại giá trị, quyền lợi cơ bản nhất cho người ta, thì người ta sẽ tin.

Nhưng sau này, vấn đề cơ bản nhất là bất cứ một đảng phái hay tập đoàn lãnh đạo nào cũng phải giữ chữ tín và phải làm tiếp tục. Còn nếu sau đó không đáp ứng thì người ta sẽ giảm sút niềm tin và thậm chí thay đổi niềm tin. Đó là câu chuyện tất yếu đang diễn ra và dẫn đến việc anh phải lấy lại niềm tin, phải nâng cao năng lực. Còn nếu không làm được như vậy thì nhân dân sẽ giải tán. Vua người ta cũng giải tán được.

BBC: Vẫn từ góc nhìn 'thuyết khinh trọng', liệu chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mà những người cộng sản tại Việt Nam vẫn tuyên bố là 'ưu việt', có ưu việt thực sự hay không?

GS. Tô Duy Hợp: Tôi quan niệm rằng bất cứ học thuyết nào cũng có ưu điểm của nó và chủ nghĩa cộng sản, CNXH cũng có ưu điểm. Nhưng việc tuyên truyền rằng hệ tư tưởng này là lựa chọn duy nhất và là ưu việt là không đúng. Và cũng không thuyết phục được ai nữa, vì nó đã đem lại rất nhiều những sai lầm và rất nhiều tai hoạ cho một số nước rồi. Cho nên không có câu chuyện là duy nhất đúng đắn, duy nhất tuyệt vời. Không có điều đó.

Giáo sư, Tiến sĩ Tô Duy Hợp từng phụ trách các phòng Lôgíc học, Viện Triết học và phòng Xã hội học Nông thôn, Viện Xã hội học tại Hà Nội trong nhiều năm. Ông có nhiều công trình về ứng dụng lý thuyết hệ thống, mô hình và phát triển trong xã hội và hiện đang chủ trương một lý thuyết mới có tên gọi 'khinh trọng'.

Cám ơn sự thẳng thắn của GS Hợp. Ông đã nói lên tâm tư, nguyện vọng của nhiều người, trong có có tôi. VN cần thay đổi ngay.

Không nên trì hoãn. Cũng không nên hồi tố những sai lầm trong vài chục năm qua. Huynh đệ tương tàn là mất thêm đất ngay. Đã xảy ra rồi đấy thôi.

Tôi không thích Đặng Tiểu Bình vì những gì ông ta gây ra cho VN 30 năm trước. Nhưng phải công nhận nhờ ông ta, TQ mới được như ngày hôm nay.

VN không có được đủ lãnh tụ giỏi để lèo lái liên tục trong suốt thời gian qua. Chúng ta đã tụt hậu. Nếu chúng ta cứ tiếp tục như thế này, hậu quả như thế nào thì nhiều vị ở đây cũng hình dung được.

Việc cần làm ở đây là: 1. Trả lại cho trí thức vai trò chủ đạo của họ để VN có thể chuyển mình thành quốc gia kỹ trị. 2. Cải cách chính trị. Việc này chỉ do các bác trong BCT quyết thôi. Các bác ấy biết hết tình hình đấy, chỉ có điều muốn thay đổi lúc này hay không thôi. Tôi nhắc lại. Phải thay đổi ngay, trễ hơn dẫn đến hậu quả xấu không lường trước cho dân tộc VN.

3. Cải cách luật pháp. Hướng tới một xã hội thật sự tuân thủ pháp lý. Chú ý: không hồi tố để các bác BCT quyết tâm thay đổi. Mô hình của Anh đáng tham khảo.

4. Cải cách giáo dục. Nhiều quý vị ở đây viết phần này tốt hơn tôi. Mô hình Singapore đáng học hỏi. 5. Cải cách y tế. Tôi nên để các chuyên gia làm việc này. Mô hình Canada, Úc đáng để học hỏi.

Kẻ Sĩ
Không một mô hình xã hội nào mà không phù hợp với dân tộc tính có thể tồn tại được bền lâu. Cho nên khi muốn định hình xã hội, trước nhất phải để người dân tự do bày tỏ nguyện vọng, sau đó tổ chức trưng cầu dân ý, lấy ý kiến của đại đa số người dân, xem xét, nghiên cứu mô hình.

Làm được như vậy, thì khi mô hình xuất phát từ lòng dân được ra đời, chắc chắn nó sẽ tồn tại và thích hợp với dân tộc tính.

Còn nếu như cứ sử dụng hoặc theo khuôn khổ mô hình của những dân tộc khác. Chúng ta thử nghĩ nó có thích hợp với dân tộc Việt nam không?

Lịch sử cũng đã cho thấy đảng cộng sản Việt nam từng sử dụng và áp đặt mô hình Xã Hội Chủ Nghĩa của Liên xô, và gần đây là mô hình Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa.

Nhưng cả hai mô hình này, không một mô hình nào thích hợp với đại đa số người dân Việt nam. Vì nó được chọn lựa bởi một thiểu số đảng viên say mê học thuyết Mác-Lê, chớ nó không phải được chọn lựa bởi những con người ý thức, khách quan và đại chúng Việt nam.

Rocket
Cái ông Lê Linh nói sao mà lạ. Bạn không giải thích tại sao lại ủng hộ chế độ độc Đảng sau đó Đảng phải tự thay đổi để vì dân hơn.

Cho Lê Linh biết nhé chẳng có nhân dân nào quan trọng hơn quyền lợi của Đảng đâu. Tốt nhất Đảng phải có đối lập để nếu có "phốt" thì dân có quyền chọn Đảng khác hoặc các Đảng đối lập sẽ phế truất CS.

Trên thế giới có vài nước độc Đảng mà vẫn phát triển như Sing chẳng hạn lý do là Đảng của họ làm quá tốt nên cho dù hiến pháp quy định có thể lập Đảng đối lập nhưng không ai làm. Còn ở VN thì chuyện đó là mơ thôi bạn ạ.

Lê Linh
Tôi ủng hộ cách suy nghĩ của tướng Trần Độ, vẫn duy trì một Đảng, thế nhưng phải tách rời việc áp đặt của Đảng với CQ lập pháp, tư pháp và hành pháp. Hãy lấy dân làm gốc, mọi việc phải từ dân, do dân và vì dân.

Có như thế thì dân mới ủng hộ. "Đẩy thuyền đi cũng là dân, làm lật thuyền cũng là dân" mà. Hãy xem chế độ Sài Gòn trước đây, họ thất bại cũng vì không được lòng dân. Mô hình nào cho Việt Nam ư? Cứ hỏi dân thì sẽ có.

Nhớ trong lịch sử sau Cách mạng tháng 8, Nhà nước không có bất cứ thứ gì chỉ có lòng tin của dân mà chúng ta đã vượt qua khó khăn thắng giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Bài học cũ mà không cũ.

Trước đây chúng ta có cần phải cơ cấu Đảng viên vào các chức lãnh đạo đâu như giáo sư Nguyễn Văn Huyên và nhiều người khác không là Đảng viên mà họ vẫn làm tốt công việc của mình đấy thôi. Hãy tin ở dân.

Còn một số các bạn tôi ngĩ các bạn không nên thù hằn với những người CS. Công tâm mà nói, họ có công lớn cho đất nước, tuy nhiên sai lầm cũng không ít nhưng so với tất cả các thể chế trước đây thì họ vẫn hơn hẳn.

Ngọc Lan
Thuyết Khinh Trọng của Gs. Tô Duy Hợp chỉ có thể giải quyết cho hiện tình xã hội, kinh tế mà chưa thể giải quyết được tình trạng chính trị, tôn giáo... và chưa có giải pháp giải quyết ổn thoả cho khối người Việt Nam lưu vong ở hải ngoại, nếu chính quyền Việt Nam vẫn còn gọi họ là "khúc ruột ngàn dặm".

Muốn giải quyết cho tình trạng Việt Nam được ổn định, tiến lên nhanh chóng và bắt kịp những nước tiên tiến... chỉ có thể có thuyết Dung Hợp.

Thuyết Dung Hợp còn có thể giải quyết sâu sa những bất đồng đang có giữa người cộng sản và người không cộng sản, đang tìềm ẩn giữa người dân bên trong nước và cán bộ nắm quyền, đang chờ cơ hội bùng nổ giữa các tôn giáo, v.v.

Do đó nếu được áp dụng, có thể nói thuyết Dung Hợp sẽ làm cho người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước tin tưởng thêm.

Quang Thiện
GS Hợp mới có một phần mạnh dạn. Ông vẫn còn sợ. Sợ cái gì? Sợ những nhà cầm quyền CS.

Phải nói mạnh dạn rằng, Đảng CSVN nên dũng cảm tổ chức cuộc trưng cầu ý dân xem nhân VN chọn CNTB hay CNCS.

Khi đó Hiến Pháp sẽ sọan theo ý nguyện của nhân dân, chứ không duy ý chí như hiện nay áp đặt cho nhân dân phải chọn XHCN.

Xã hội muốn tiến bộ phải đổi thay. Chứ còn cứ khư khư bảo mình duy nhất đúng thì dân vẫn cứ tiến theo cách của họ và nhà cầm quyền cứ đứng đó mà nhìn rồi cấm đóan, đàn áp là độc tài.

Bình, Việt Nam
Cách đây 15 năm tôi đã nghe đến việc lựa chọn mô hình. Vậy mà đến bây giờ vẫn 'dò đá qua sông'?

Liệu 200 năm nữa có bằng người Thái không? Người ta vẫn mang "mô hình" của Thái Lan qua mấy vụ biểu tình vừa rồi để doạ dân ta đấy.

Someone
Tôi không dám bàn về vấn đề đúng sai của CNXH nhưng rõ ràng là CNXH không phù hợp với hoàn cảnh hiện tại và trong thời gian tới.

Dù là chủ nghĩa gì thì cũng là phương tiện để phát triển đất nước, để dân tộc giàu mạnh chứ không phải để chúng ta tôn thờ bất chấp tất cả; chủ nghĩa cũng giống chiếc áo giữ ấm chúng ta, khi cơ thể phát triển thì phải thay chiến áo khác!

Mỗi dân tộc cũng như cá nhân mỗi con người; có một nền văn hóa riêng, có một cấu trúc cơ thể - vị trí địa lý khác biệt nên không thể sao chép được mà chúng ta chỉ có thể dựa vào sự trải nghiệm của hệ thống có sẵn và đều chỉnh để sử dụng hiệu quả nhất.

Nếu ta không thể cầm cờ chạy trước; thì hãy chạy theo người cầm cờ nhanh và sớm nhất.

Tôi nghĩ trên bàn làm việc mỗi quan chức nên có biểu tượng về hình ảnh HS-TS của VN đã mất, nợ nước ngoài bao nhiêu tỷ đô và hình ảnh còng lưng của đa số người dân ngèo khổ (quan càng to thì hình càng lớn); như tôi lâu lâu về quê để thấy cái vất vả ngèo khó của mẹ cha mà phấn đấu, bớt xài tiền lãng phí.

Vũ Duệ, Quảng Trị
Đảng cần dân chủ hơn nữa, nhất là dân chủ ngay trong Đảng, dân chủ với đội ngũ trí thức, nhằm tích hợp được tối đa trí tuệ của cả dân tộc để cùng chèo lái con tàu dân tộc vượt lên. Chúng ta cũng không cần phải "nhập khẩu" lãnh đạo, mà đội ngũ lãnh đạo đất nước cũng lanh quanh đâu đó trong 80 triệu người Việt này thôi! Hãy mạnh dạn tìm tòi, chọn lựa. Mà việc này xem ra càng do nhiều người tìm tòi, chọn lựa thì độ chính xác ắt sẽ cao hơn bởi chỉ do một nhóm người?

Bàn thảo về mô hình cho đất nước cũng vậy, càng nhiều ý kiến, càng nhiều đối chứng so sánh ắt tốt hơn. Ngaỳ xưa cụ Nguyễn Du cũng đã viết "Rằng trong chân lý có người, có ta", vậy mọi người hãy tôn trọng nhau, tôn trọng quá trình tồn tại của nhau. Bởi cái gì đã tồn tại, mà tồn tại hàng chục, hàng trăm năm, thì ắt có "cái lý" của nó. Cảm ơn giáo sư Tô Duy Hợp. Tôi mong được có dịp tiếp xúc trực tiếp để nghe ông.

Kick, Bà Rịa - Vũng Tàu
Sau hơn 30 năm được độc lập, thống nhất mà nay lại còn phải dò dẫm để tìm một mô hình cho sự phát triển của đất nước liệu có quá cay đắng không?

"Dò đá qua sông" một cách nghĩ vẫn mang tính may rủi. Sao không làm 'cầu' để qua sông hoặc đóng 'thuyền'... để qua sông?

Người VN thật sự rất cần một mô hình hay nói cách khác là một con đường mạch lạc và phải đi đến thành công chứ không mong đợi sẽ là một "dã tràng se cát ".

KO, Hà Nội
Theo tôi CNXH là đúng, là tất yếu. Tuy nhiên, sứ mệnh của Đảng CSVN là dẫn dắt, là đưa ra định hướng thì đang bị một bộ phận quan liêu, tham nhũng nằm trong đó, thao túng, làm cho người dân mất lòng tin vào XHCN mà các cụ Mác - Lênin đề xướng.Có thể chính quyền đang đi sai đường.

Trung, Toronto
Những ngày nghỉ cuối năm,mà được nghe những nhận định và ý kiến đưa ra phản ánh đúng sự thật về hiện tình chính trị và nhu cầu của đất nước, tôi ngưỡng mộ sự can đảm của GS Hợp, một sĩ phu Bắc Hà đúng nghĩa.

Thật là phản cảm và trống rỗng khi nghe những từ ngữ trong các khẩu hiệu như 'sáng tạo, ưu việt, linh hoạt, năng động' mà Đảng ra sức nhồi nhét vào đầu người dân.

Nhất là khi những cựu đồng chí của họ ở Nga, Đông Âu, Đức đã gần 20 năm thẳng thừng dứt bỏ vào sọt rác cái chủ nghĩa lỗi thời, không tưởng, thiếu nhân bản mà các 'đồng chí' VN mình hiện nay vẫn còn bám víu.

Lê Thức
Theo tôi sai lầm chính là ở suy nghĩ của đa số chúng ta. Đừng hỏi nhà nước con đường nào họ dẫn chúng ta đi, chính chúng ta phải quyết định con đường nào cần khai phá để hồi sinh tổ quốc mình.

Nhất
Muốn đất nước phát triển, cần thay đổi tận gốc của vấn đề, đó chính là hệ tư tưởng. Liệu những ai đang lãnh đạo đất nước có đủ dũng khí để từ bỏ quyền lực và sự giàu sang mà họ đang thụ hưởng. Hơn lúc nào hết, cả dân tộc cùng góp chung sức lực mới hy vọng có sự thay đổi.

Hung, SaiGon
Bài viết và ý kiến của giáo sư Hợp rất hay. Sáng tạo là rất hay và rất cần tuy nhiên không phải lúc nào cũng tốt.

Thực tế đã chứng minh mô hình chúng ta hiện nay là rất không tốt và cần phải thay đổi. Tuy nhiên để sửa và sai mãi thì VN sẽ về đâu?

Theo tôi nên học tập mô hình tư bản, rồi phong đảng cộng sản thành chức danh bất khả xâm phạm nào đó nhưng không có quyền lực (như vua của Thailand).

Rồi biến đất nước ta thành đất nước tự do dân chủ (nền cộng hoà thật sự mà cha ông mong ước). Đảng cộng sản hiện nay như đang ngồi lên lưng cọp; xuống thì cọp ăn thịt, còn ngồi mãi sẽ cản trở sự phát triển của đất nước. Đảng cộng sản nên có biện pháp rút lui trong danh dự để còn chút hình ảnh và giữ an toàn.

Nguyên, Sài Gòn
Mô hình nào thì cũng phải theo 'định hướng XHCN'! Thế là chúng ta tự giới hạn khả năng của mình rồi. Chúng ta không thể làm bánh pizza bằng nguyên liệu của bánh chưng được!

Ba Thái, Long An
Cảm ơn GS.TS. Tô Duy Hợp có một câu kết rất có ý nghĩa." Không có một câu chuyện là duy nhất đúng đắn, duy nhất tuyệt vời, không có điều đó. Rất thiết thực, chân lý luôn luôn lúc nào cũng hướng về lẽ phải mà thôi.

T.T.Nam
Tôi cho rằng Việt Nam sẽ không chọn được mô hình kinh tế vì ba nguyên nhân chính sau. Thứ nhất, xưa nay chưa bao giờ trong lịch sử VN lại ở trong tình trạng hòa bình và đang phát triển kinh tế như hiện nay. Cho nên người VN không hiểu mình trong hòa bình. Người VN vốn hiểu rõ mình trong chiến tranh và loạn lạc thôi. Vì không hiểu mình nên không biết mình muốn gì và hợp với cai gì, mô hình nào, thì lam sao tìm được cái mình không biết?

Thứ hai, VN vốn là một dân tộc mạnh về hành động xử lý tình thế trước, rồi tìm hiểu hay áp đặt lý thuyết sau. VN chưa bao giờ có các tư tưởng gia cho phát triển trong thời bình, mà chỉ có một số ít tư tưởng gia cho thời loạn mà Nguyễn Trãi hay Hồ Chí Minh là ví dụ xuất sắc. Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật hay Hàn Quốc đều có các tư tưởng gia trong thời bình.

Thứ ba, VN hiện nay nói là muốn tìm mô hình thành công để học theo nhưng trong đầu Nhà nước lại chỉ muốn tìm thấy mô hình theo định hướng XHCN, mà mô hình loại đó chưa có ở đâu thành công, kể cả ở Trung Quốc. Mô hình XHCN mà lãnh tụ Hồ Chí Minh chọn cho VN trước đây thực ra là muốn dùng kế "ve sầu lột xác" để mang lại nền dân chủ dân tộc cho VN. Tiếc rằng Chủ tịch HCM lại bị các đồng chí của mình dùng chính kế đó đáp lại: họ dùng chính tên tuổi, uy tín, đạo đức của ông như bình phong nhằm che đậy cho mô hình XHCN mà ông không thực muốn. Nói tóm lại, theo tôi, trong 5 năm tới VN sẽ không tìm được mô hình mình mong muốn.

Trinh, Sài Gòn
Hãy cứ ưu tiên phát triển giáo dục mở, kinh tế mở, ngoại giao trung lập. Xã hội sẽ tự thải loại nhanh trì trệ, lực cản và tiến tới thực sự dân chủ.

Vô danh
Các nguyên lý cơ bản kinh tế thế giới đã được thực nghiệm và cũng chưa thể gọi là hoàn chỉnh vì thỉnh thoảng vẫn còn có những lỗ hổng. Bằng cớ là đôi khi những cuộc khủng hoảng KT vẫn xảy ra và những học thuyết KT này vẫn còn phải vất vả để vá những lỗ hổng đó ngày càng hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, hiệu quả của các mô hình theo các nguyên lý này đã mang lại nhiều thành quả cho đất nước và người dân được hưởng. Đó là nói về các nước đã và đang dùng mô hình TBCN.

Còn ở ta , cái mô hình CNTB đang dãy chết không lẽ lại được dùng để áp dụng cho một đất nước sặc giáo điều XHCN vì thế cho nên mới có cái quái thai "kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" để nhằm độc tôn vai trò lãnh đạo của Đảng. Đau đớn thay, mô hình thử nghiệm này đã dẫn dắt đất nước tụt hậu thậm chí chỉ so sánh với Indonesia là 51 năm, Thái Lan gần thế kỷ và Singapore một thế kỷ rưỡi! Chẳng còn con đường thử nghiệm nào nữa ngoài việc từ bỏ CNCS, vai trò toàn trị của Đảng và hòa nhập vào các mô hình tiên tiến đã có sẵn từ các nước tiến bộ.

Ben, Sài Gòn
Mỗi cá nhân chúng ta chưa thể nói rằng mô hình nào cho Việt Nam là đúng nhưng hãy để "lá phiếu tự do" của người dân lựa chọn. Chỉ khi nào tiếng nói của dân chúng được tôn trọng thì đất nước này, dân tộc này mới có hy vọng "so vai" với cộng đồng quốc tế.

Mai Viết Tư
Nước Việt Nam không may mắn ở chỗ có những khúc sông bao nhiêu người qua ngon lành thì lại không qua, song lại đi kiếm mấy chỗ hiểm vừa dò đá vừa đi qua. Mấy chục năm rồi vẫn dò mãi mà chưa tìm được con đường qua sông sao? Xin đừng mị dân.

Tự do ngôn luận là bước đầu tiên để cho mỗi người VN được đóng góp vào sự thảo luận thật sự cho tương lai của đất nước. Cần một hội nghị Diên Hồng thật sự mà toàn dân tham gia ý kiến và quyết định qua trưng cầu dân ý một cách tự do về vận nước VN mến yêu của họ. Đấy mới là sức mạnh để đưa quốc gia đi lên đấy. Tại sao ông cha ta đã làm được trong quá khứ mà bây giờ đời con đời cháu không làm được?

Quang
Cảm ơn Giáo sư đã có những câu trả lời chân thực và thẳng thắng. Hy vọng giáo sư sẽ không bị phiền hà gì sau bài phỏng vấn nầy.

SAKURA, Nhật Bản
Tại sao thế? Qua hàng thế kỷ chiến tranh tàn khốc, giành độc lập dân tộc bằng mọi giá. Hòa bình mấy chục năm rồi, đến bây giờ mới đua ra được kết luận "Hiện nay,Việt Nam vẫn chưa có mô hình". Tội của ai đây? Ai đã kéo lùi lịch sử Việt Nam đến mức nhầm lẫn cả mô hình phát triển?

Lan Nguyễn, Pháp
Qua bài phỏng vấn này, rõ ràng Giáo sư đã có cái nhìn rất thực tế qua đoạn cuối: "Tôi quan niệm rằng bất cứ học thuyết nào cũng có ưu điểm của nó và chủ nghĩa cộng sản, CNXH cũng có ưu điểm.

Nhưng việc tuyên truyền rằng hệ tư tưởng này là lựa chọn duy nhất và là ưu việt là không đúng. Và cũng không thuyết phục được ai nữa...." Điều đó có nghĩa là ĐCS Việt Nam nên dừng lại và cần tìm mô hình khác để đưa đất nước đi lên mà nhân dân vẫn ủng hộ như thường.

SAKURA, Nhật Bản
Thật ra, Nhà nước và chính phủ Việt Nam biết rất rõ kết cục các chính sách của họ. Nhưng làm khác đi có nghĩa là họ "phải chết ngay tức khắc". Kèm theo là mất quyền lực và sự giàu có.Thảm họa, cũng chỉ vì tham quyền cố vị, ích kỉ. Không ai khác, theo tôi, họ là kẻ thù của sự phồn vinh của dân tộc.

PPT, Việt Nam
Ý kiến của GS Tô Duy Hợp là tâm huyết của các nhà trí thức có trình độ và thực lòng yêu nước ở Việt Nam. Cốt lõi của quan điểm này là đảng CS, nhà cầm quyền XHCN đừng tự tôn mình là duy nhất nữa để quảng đại dân chúng có quyền góp ý vào sách lược liên quan đến vận mệnh của họ, đến đất nước của họ. Người ta phản đối Đảng hay nhà cầm quyền chính vì hệ tư tưởng Cộng sản triệt tiêu mọi quyền dân chủ, sự tự do và cả nhân quyền. Việc lựa chọn một mô hình nào đó tốt hơn cũng bị cản trở bởi ba giới hạn nặng tính ý thức hệ này.

Nhưng vấn đề bây giờ không phải là chọn mô hình, và càng không phải là "thử nghiệm mô hình" của Trung Quốc vốn đã làm mất nhiều thời gian, đầy thất bại và những hi sinh mất mát nhất là cho dân nghèo. Mà vấn đề là đối sánh các mô hình, chọn phần hay, bỏ phần dở, và cuối cùng loại đi những rào cản định đặt ra bởi một hiến pháp lỗi thời khả dĩ vô hiệu hóa mọi mô hình phát triển có thể chọn lựa.

Mặt khác, nên bắt đầu bằng việc học hỏi thực tế. Hãy cử người tới tận nơi để học với tinh thần khiêm tốn, không coi mình là lí thuyết duy nhất. Hãy cử những con người thực hành chứ không chỉ lí luận xuông kẻo họ lại kéo lùi đất nước theo những lí thuyết chắp vá mông lung. Về nông nghiệp hãy bắt đầu bằng Thái Lan, về công nghiệp bằng Hàn Quốc nơi chịu cùng cảnh ngộ nam bắc như chúng ta, và về dịch vụ qua Singapore nơi mọi công dân đều biết khai thác ưu thế "kinh tế địa lí" (geo-economics)

Thắng, Hà Nội
Nền kinh tế Việt Nam có thể được ví như một người tàn tật mà vừa trải qua một cuộc đại phẫu để cấy ghép vậy. Nó quá yếu so với chính đồng loại của mình và lại cũng tự ti nữa, không dám tự đi trên đôi chân từng được ban tặng của ông anh Nga sau cuộc cải tổ.

Nhưng nó vẫn mang tư tưởng tàn tật mà không dám bước trên đôi chân của chính mình. Sẽ chẳng có con đường nào giống con đường nào và cũng sẽ chẳng có lối mòn nào nếu không có người mạnh dạn bước trên đó.

Đừng ngồi một chỗ mà dò đường, Việt Nam đã tụt hậu so với khu vực cả trăm năm rồi. Hãy mạnh dạn bước đi dù có vấp ngã, với chân lý "Mọi con đường đều dẫn tới thành Rome".

Mimoza, Sài Gòn
Tôi nghiên cứu về triết học rất nhiều năm nay, tôi rất đồng ý với tham luận của giáo sư Hợp. Trong hướng dẫn dắt cả một dân tộc đi lên tự do dân chủ , độc lập hạnh phúc, ấm no và giàu có , không nên khinh trọng bên nào, mà phải nhìn thoáng mọi vấn đề. Không bao giờ đặt ở chủ quan mà làm, mới thấy được cái hay cái dỡ ,diều tốt điều hay.

Hiện nay mà nói đảng cộng sản Việt Nam, chủ nghĩa xã hội trước đây thì có phần thích hợp, nhân dân còn hoan nghêng và đón nhận. Nhưng nay điều đó hết rồi và qua rồi. Dân chúng đang chán ngán. Ổ nơi đó chỉ chứa đựng sự độc quyền và độc đảng. Ở đó tự thân chỉ sản sinh ra sự tham nhũng , sự bất công và những thứ xấu khác nữa.

Đó là thực tế, mà cũng là lý do tại sao những nước trước đây đã theo thứ chủ nghĩa này mà phải bỏ và nó đã sụp đổ. Tóm lại dân chúng mà đã chán rồi thì dù muốn dù không, có bám víu, có tô son trét phấn cũng chẳng được đâu. Thức thời là tốt nhất và khôn ngoan nhất trong thời đaì hiên nay.

Teo,
Dưới chế độ đảng cống sản, không ai có quyền phát biểu khác với Đảng. Chỉ có Đảng mới cho phép đổi thay, chứ không phải là nhân dân. Quyền lực thuộc về Đảng cộng sản và không thuộc về nhân dân.

Vậy xin đừng ảo tưởng. Nếu muốn thay đổi, nhân dân Việt Nam cần làm một cuộc cách mạng kiểu như hoa hồng hay cách mạng nhung gì đó, may ra mới được.

Quốc Bảo, Alaska
Tôi nghĩ, mô hình cho Việt Nam hôm nay là hoà đồng vào quốc tế, như mô hình Nhật Bản, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan.

Việt Nam phải mở rộng tự do tôn giáo, báo chí, đa đảng và những gì đã ký kết với quốc tế về nhân quyền.

Cũng phải chấm dứt lệ thuộc vào ảnh hưởng của cộng sản Trung Quốc, đồng thời bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam.

Humbleman
Thuyết "khinh, trọng" của GS Hợp, qua sơ lược trình bày quan điểm của ông, ta nhận thấy đó chỉ là một thuyết lý "nhìn tương đối mọi vấn đề". Không có một mô hình chủ nghĩa nào hoàn toàn đúng và cũng không một mô hình nào hoàn toàn sai. CNTB cũng thế, CNXH cũng thế, có đúng và có sai- nghĩa là phải thay đổi để hoàn thiện hơn và thực tế đã có nhiều thay đổi ở hai thuyết lý này qua nhiều năm kinh nghiệm thực hiện.

GS Hợp đã dám nói sự thực hiện trạng CNXH ở VN và vai trò lãnh đạo của đảng CS trong xã hội, theo đó không thể nói mãi là "ưu việt", là "lựa chọn duy nhất", là "lựa chọn lịch sử", mà theo thời gian phải là "sự lựa chọn một cách khách quan, tự do" của toàn dân.

Những phê phán, nhận xét của GS liên quan đến tình hình chính trị xã hội của VN và các quốc gia khác trên thế giới hết sức thuyết phục người đọc. Quan điểm của GS đáng để mọi người suy ngẫm.

Thiển nghĩ, chắc cũng có các học giả, những nhà trí thức lớn nhỏ trong nước có những suy nghĩ không khác GS Hợp, chỉ có điều họ có can đảm để nói lên điều chân thật của lòng mình hay không?
Source: BBC

Sửa bởi quản trị viên 19/06/2012 lúc 11:22:14(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#2 Đã gửi : 13/06/2012 lúc 09:19:53(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
LỜI PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO CON ĐƯỜNG VIỆT NAM
Thưa quốc dân đồng bào,

Cách đây hơn 100 năm phong trào Đông Du, phong trào Duy Tân đã ra đời và được nhân dân ta hưởng ứng nhiệt thành. Nếu như chính quyền cai trị của Pháp lúc đó không đàn áp thành công các phong trào yêu nước này thì giờ đây tinh thần “Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh” đã đưa nước ta trở thành một quốc gia phát triển không thua kém gì Nhật Bản và các nước thuộc thế giới thứ nhất khác.

TIẾP CON ĐƯỜNG DUY TÂN

Tinh thần đó, nói một cách hiện đại chính là “Hiểu biết để Tự tin để Làm giàu cuộc sống” cho mình và mọi người. Phong trào Con đường Việt Nam xin được tiếp nối tinh thần này, tiếp quản sự nghiệp của tiền nhân, tiếp nhận hồn thiêng sông núi để tiếp tục một con đường đúng đắn mà dân tộc ta đã chưa đi đến đích. Chặng đường dở dang còn nhiều khó khăn nhưng chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua nó chỉ cần một hành trang: tự tin sử dụng quyền con người của mình.

Dưới chính quyền thực dân phong kiến, quyền con người của nhân dân ta bị tước đoạt trầm trọng. Nhưng từ khi thoát khỏi đô hộ của ngoại bang đến giờ các quyền mặc nhiên này của chúng ta chưa bao giờ được thực sự tôn trọng và bảo vệ. Đây chính là căn nguyên cốt lõi khiến nước ta đến giờ vẫn còn chậm tiến cho dù nhân dân ta đã rất vất vả, luôn cần cù chịu thương chịu khó và luôn khát vọng vươn lên đến cháy bỏng. Căn nguyên này được rút ra từ một quy luật mà chỉ khi tuân thủ nó – tức tôn trọng và bảo vệ đầy đủ quyền con người – thì xã hội loài người mới có thể phát triển công bằng, thịnh vượng và văn minh được.

BẰNG CON ĐƯỜNG VIỆT NAM

Do vậy phong trào Con đường Việt Nam xác định mục tiêu tối thượng phải hoàn thành là quyền con người phải được bảo vệ trên hết và bình đẳng ở đất nước chúng ta. Điều này có nghĩa rằng không có bất kỳ điều gì, bất kỳ ai, vì bất kỳ sự nhân danh nào được phép đứng trên các quyền con người thiêng liêng của chúng ta. Điều này cũng có nghĩa là mục đích cao nhất mà toàn bộ hệ thống pháp luật của đất nước ta phải bảo vệ chính là quyền con người bất khả xâm phạm của chúng ta chứ không phải bất kỳ tư tưởng chủ nghĩa, chủ thuyết, ý thức hệ nào hoặc bất kỳ ai hay tổ chức nào. Và như vậy mọi sự xâm phạm các quyền con người, từ quyền được sống đến quyền tự do, quyền được an toàn phải được ngăn chặn hiệu quả và phải bị trừng phạt nghiêm khắc nhất.

Chỉ có như thế thì mọi quyền lực nhà nước mới có thể thực sự thuộc về nhân dân. Nhà nước đó mới thực sự là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Những giá trị này không bao giờ có được do sự ban phát hay thiện ý của những người cầm quyền. Bất kỳ ai đó nếu đã có thể nghĩ, có thể nói mình làm được như vậy thì quyền lực đã thuộc về họ chứ không còn là của nhân dân nữa.

NỀN TẢNG DÂN LÀM GỐC

Chỉ có như thế thì đất nước ta mới có được một nền tảng chính trị vững chắc, thực sự lấy dân làm gốc để phát triển kinh tế – xã hội nhanh chóng và bền vững mang đến giàu sang và văn minh cho mọi người chứ không phải liên tục bất ổn như lâu nay.

Chỉ có như thế thì chúng ta mới vượt thoát được cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội trầm trọng hiện nay và tránh lặp lại trong tương lai để lại gây tai họa tiếp tục về sau.

Chỉ có như vậy thì chúng ta mới thực sự là những người tự do tự quyết định cuộc sống của mình để vươn lên mà không phải bị hạ thấp nhân phẩm vì sinh kế hay vì khát vọng làm giàu cho mình và cho mọi người.

Chỉ có như vậy thì chúng ta mới thực sự là những người chủ của đất nước để quyết định vận mệnh của mình và của dân tộc mà không phải sợ và lệ thuộc vào sức mạnh nào của cường quyền và bá quyền.

VẬN HỘI CỦA NGHÌN NĂM

Hỡi nhân dân yêu mến,

Hơn lúc nào hết, bây giờ là thời cơ tốt nhất để chúng ta thay đổi tận gốc rễ vấn đề thâm căn có nguồn gốc phong kiến kéo dài hàng ngàn năm làm nước ta lạc hậu đến tận ngày nay; là thiên thời để dân tộc ta đảo chiều sự gia tăng khoảng cách tụt hậu đang ngày càng lớn rồi nhanh chóng vượt lên khẳng định vị thế của chính mình trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay.

Hãy đừng nghĩ rằng chúng ta không thể làm được như thế hoặc ai đó sẽ tặng nó cho chúng ta. Hãy tin vào chính mình và hành động vì chính mình để có được đầy đủ và toàn vẹn các quyền con người không thể phân chia mà Tạo hóa trao cho chúng ta, chứ không ai có quyền ban phát chúng cho ai cả.

Hãy hưởng ứng phong trào Con đường Việt Nam để tiếp tục phong trào Duy Tân, làm cho nó lớn mạnh thành một hoạt động chính trị thực sự của nhân dân chứ không phải của bất kỳ đảng phái chính trị nào, vì bất kỳ một tư tưởng chủ nghĩa nào của bất kỳ ai để nói lên nguyện vọng của chúng ta, khẳng định mong muốn của chúng ta và đòi hỏi yêu cầu của chúng ta đối với bất kỳ thiết chế quyền lực nào muốn nhân danh nhân dân chúng ta.

CHÍNH NGHĨA VÀ THỊNH TRỊ

Hãy đừng ghét, sợ hoặc không thích chính trị mà xa lánh nó vì chính trị đúng đắn là những hành động chính nghĩa để mang lại một nền thái bình thịnh trị. Ở đâu người dân thờ ơ với chính trị thì ở đó đất nước sẽ suy thoái và những “trò chính trị” sẽ hoành hành và lên ngôi. Không chỉ có quan chức mới được làm chính trị mà bất kỳ thường dân nào cũng có thể, bằng cách biểu thị thái độ và lên tiếng nói cho nguyện vọng và yêu cầu chính đáng của mình đối với đất nước. Chính nghĩa là như vậy.

Hỡi con Hồng cháu Lạc,

Hãy tự tin và nhiệt thành tham gia các chương trình mà phong trào Con đường Việt Nam sẽ kêu gọi tới đây. Hãy tham gia làm người sáng lập, quản trị, điều hành, thành viên của phong trào sẽ được mở ra cho bất kỳ ai mà không có sự phân biệt. Hãy làm cố vấn, ủng hộ viên và tình nguyện viên cho phong trào. Hãy ra yêu cầu và đóng góp ý kiến cho phong trào để làm sao hoàn thành được mục tiêu tối thượng của nó là: “Quyền con người phải được tôn trọng và bảo vệ trên hết và bình đẳng tại đất nước Việt Nam”.

Và để khởi đầu, hãy giúp trả lời câu hỏi: “Làm sao để người dân tự tin sử dụng tất cả quyền con người của mình mà không phải đợi ai cho phép trong hoàn cảnh của đất nước hiện nay?”

Ý kiến xin gửi về email: [ghi email PT sẽ giao cho BOMD4]. Xin cảm ơn đồng bào và trân trọng kính chào.

Những người khởi xướng phong trào Con đường Việt Nam
Trần Huỳnh Duy Thức
Lê Thăng Long Lê Công Định

xuong  
#3 Đã gửi : 14/06/2012 lúc 09:07:24(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nhìn lại kinh nghiệm đối lập thời VNCH
Năm 1971, tôi là một Thiếu Tá Hải quân (VNCH) đang phục vụ tại trường Sĩ quan Hải Quân Nha Trang. Tôi quyết định ra ứng cử dân biểu quốc hội nhiệm kỳ 1971-1975.
Vào thời gian đó cuộc chiến tại Việt Nam đang dâng cao và cuộc hòa đàm tại Paris sắp kết thúc. Tôi muốn có một diễn đàn để đóng sức vào công cuộc xây dựng dân chủ cho miền Nam Việt Nam.

Qua cuộc bầu cử 1971, Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo quốc gia đã kiểm soát được quốc hội với đa số tuyệt đối dân biểu thân chính quyền. Phật giáo chiếm 19 ghế, phần còn lại cho nhóm ông Dương Văn Minh, cho Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) và Phong Trào Cấp Tiến (Đại Việt) của giáo sư Nguyễn Ngọc Huy.

Khối Dân Tộc Xã Hội

Sau khi đắc cử tại thành phố Nha Trang cùng với dân biểu Nguyễn Văn Cử, tôi gia nhập Khối đối lập Dân Tộc Xã Hội (DTXH) một kết hợp của Khối Xã Hội (XH) và Khối Dân tộc (DT).

Khối XH thành hình trong nhiệm kỳ 1967-1971 do dân biểu Phan Thiệp lãnh đạo gồm các dân biểu gốc VNQDĐ và một số dân biểu độc lập có khuynh hướng Phật giáo. Phật giáo không có đại diện chính thức vì tẩy chay cuộc bầu cử quốc hội 1967-71. Lập trường của Khối Xã Hội là chống chính quyền quân nhân (dưới lốt dân sự) của tổng thống Thiệu. Khối Dân Tộc gồm 19 dân biểu thân Phật giáo, đắc cử do sự ủng hộ của Phật Giáo miền Trung. Tôi là một trong 19 dân biểu được Phật giáo ủng hộ. Dân Biểu Đinh Xuân Dũng (Phan Thiết) ra tranh cử với tư cách độc lập. Vào Quốc hội ông gia nhập khối DTXH.

Sau thủ tục hợp thức hóa sự đắc cử của các dân biểu, Khối DT và XH nhập lại cho đủ túc số theo nội quy và thành lập khối đối lập Dân Tộc Xã Hội. Khối DTXH gồm 29 dân biểu, 19 thân Phật giáo, 10 dân biểu còn lại thuộc các đảng phái và những thành phần ủng hộ tướng Dương Văn Minh.

Lúc bầu trưởng khối của Khối DTXH, quý vị lãnh đạo Ấn Quang có ý chọn anh Lê Đình Duyên. Anh Duyên là con trai của bác sĩ Lê Đình Thám, người có công chấn hưng Phật giáo tại Việt Nam thập niên 1930. Nhưng sau khi cân nhắc hơn thiệt đề nghị của dân biểu Lý Trường Trân, quý vị đồng ý mời luật sư Trần Văn Tuyên, lãnh tụ VNQDĐ, một nhân vật có uy tín làm trưởng khối.

Sinh hoạt tại quốc hội trong bốn năm 1971 – 1975 cho thấy đây là một sự chọn lựa có viễn kiến. Khối đối lập có một khuôn mặt lãnh đạo có tầm vóc quốc tế, có lập trường chống Cộng vững chắc và với khéo léo và uy tín luật sư Trần Văn Tuyên đã giữ cho khối đối lập mà đa số chưa có kinh nghiệm sinh hoạt nghị trường không bị các khuynh hướng quá khích và thân Cộng sản lôi kéo.

Từ khi còn làm Phó thủ tướng, luật sư Tuyên đã biết rằng con đường cứu vãn VNCH là xây dựng một chế độ dân chủ được sự hậu thuẫn của toàn dân và một nền kinh tế tự lập. Ông nghĩ nếu Nam Hàn trong cùng cảnh ngộ tồn tại được thì tại sao VNCH không tồn tại được, nhất là VNCH được Hoa Kỳ viện trợ nhiều hơn Nam Hàn.
Nhưng có hai khác biệt căn bản: Nam Hàn có lãnh đạo tốt, trong khi VNCH không có. Các tướng lãnh của VNCH đều là sản phẩm của nền thống trị cuối mùa của Pháp để lại. Thứ hai tại Nam Hàn Hoa Kỳ quyết ở lại, trong khi tại Nam Việt Nam Hoa Kỳ muốn đi.

Sau Hiệp Định Paris, nhìn thấy trước mắt con đường liên hiệp, tâm lý các khối thế lực: Phật giáo, Công giáo, Đảng phái đều ra sức chống tổng thống Thiệu để dành chỗ làm cho tình hình trở nên rối ren hơn. Và chỉ có lợi cho cộng sản.

Trong giai đọan đó, 3 nhóm họp thành khối đối lập DTXH theo đuổi ba chương trình khác nhau:

(1) nhóm Phật giáo chống Thiệu và muốn Thiệu ra đi bằng mọi giá.

(2) nhóm Đảng phái (VNQDĐ, Đại Việt) lo cũng cố đảng

(3) nhóm thân tướng Minh muốn ông Dương Văn Minh thay thế Thiệu.

Trong thâm tâm hình như luật sư Trần Văn Tuyên nghĩ rằng tình hình vô vọng. Nhưng bản năng tự tồn loay hoay trong một ván bài không dễ thấy lời giải, làm cho ông nghĩ rằng có thể vì quyền lợi toàn cầu của ba thế lực Nga- Mỹ-Trung Quốc, và nhất là địa lý chính trị Á châu – Thái bình Dương, Hà Nội sẽ không thanh toán VNCH bằng vũ lực mà tìm một giải pháp ôn hòa. Kết luận: Minh thay Thiệu có thể là một giải pháp.

Khối Dân Tộc Xã Hội và tướng Dương Văn Minh

Với phân tích đó trong 2 năm sau cùng (1974, 1975), Khối DTXH đã ủng hộ giải pháp Dương Văn Minh. Đây là một sai lầm. Vì sau khi ký Hiệp Định Paris người Mỹ chỉ muốn rút lui khỏi Việt Nam an toàn không bị quân lực VNCH ngăn cản.

Từ năm 1972 đến năm 1974 có sự tranh chấp căng thăng giữa tổng thống Thiệu và đối lập do sự vận động của Hành pháp thông qua Luật Ủy quyền (1972) sau khi quân đội cộng sản tấn công qua Bến Hải chiếm nửa tỉnh Quảng Trị và đe dọa Huế, để ông Thiệu cai trị bằng sắc luật. Mục đích của ông Thiệu là đẩy đối lập ra ngoài sinh họat chính trị trong một thời gian để ông rãnh tay ban hành những sắc luật cần thiết để củng cố quyền lực mà ông cho là cần thiết trong giai đoạn khẩn trương
Căng thẳng khác là đầu năm 1974 ông Thiệu vận động tu chính Hiến pháp để ông ra ứng cử tổng thống nhiệm kỳ 3 (1975-1979). Theo ông phụ tá Nguyễn Văn Ngân tình hình bắt buộc vì “không ai thay ngựa giữa dòng”. Cuộc chiến nổ rộ toàn quốc, trong khi Hoa Kỳ đang cắt dần viện trợ.

Sau khi tu chính Hiến pháp tin tức Trung Quốc tấn chiếm quần đảo Hoàng Sa ngày 19/1/1974 tràn ngập và không ai còn thì giờ để lên án sự tham quyền của tổng thốngThiệu.

Trung Quốc chiếm Hoàng Sa

Những sự việc chung quanh vụ Hoàng Sa vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được trả lời. Quần đảo Hoàng Sa cách bờ biển Đà Nẵng 230 hải lý (379 km) do quân đội VNCH và một đơn vị Địa phương quân tỉnh Quảng Nam trấn giữ.

Tổng thống Thiệu không báo cáo nên Quốc hội không biết những gì đang diễn ra ngoài Hoàng Sa cho đến khi tin tức quốc tế loan báo Hải quân Trung Quốc đã đánh bại một Hải đội của Hải quân Việt Nam trong ngày 19/1/1074 và mấy hôm sau cho đổ bộ chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa. Gần 80 binh sĩ gồm biệt kích, thủy thủ, sĩ quan VNCH tử trận. Ông Gerald Kosh, một cựu sĩ quan Hoa Kỳ thuộc tòa lãnh sự Hoa Kỳ tại Đà Nẵng đi theo quan sát bị bắt.

Lệnh bảo vệ Hoàng Sa bằng sức mạnh vũ trang do chính tổng thống Thiệu ban ra. Tổng thống Thiệu không tham khảo ý kiến của tòa đại sứ Hoa Kỳ khi ban lệnh này.

Sau khi Hoàng Sa bị chiếm, Khối DTXH yêu cầu chính phủ điều trần, nhưng ông chủ tịch quốc hội Nguyễn Bá Cẩn không đưa vào nghị trình.

Chính phủ Thiệu lúng túng vì các đơn vị Hải quân Hoa Kỳ thuộc hạm đội 7 ở gần đó đã không đáp ứng lời kêu cứu của Bộ Tư Lệnh HQVN xin vớt thủy thủ Việt Nam của chiến hạm HQ 10 bị đánh chìm đang trôi dạt trên biển. Hình như có một sự đồng ý giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc để Trung Quốc chiếm Hoàng Sa.
Lúng túng

Khối DTXH lại có thêm một lần lúng túng khác khi lưỡng viện quốc hội họp ngày 27/4/1974 để thông qua một quyết nghị cho phép tổng thống Trần Văn Hương (vừa nhận quyền tổng thống ngày 21/4 khi tổng thốngThiệu từ chức) trao quyền tổng thống cho tướng Dương Văn Minh. Quyết nghị này vi hiến, nhưng khối DTXH quyết định bỏ phiếu thuận xem đây con đường duy nhất còn lại để có một giải pháp chính trị cho Việt Nam. Tướng Minh nhậm chức chiều ngày 28/4 cũng là lúc Không quân Bắc Việt oanh tạc phi trường Tân Sơn Nhất.

Cho đến phút kết thúc, luật sư Trần Văn Tuyên giữ đúng vai trò một lãnh tụ đối lập có lập trường chống Cộng kiên quyết. Luật sư Tuyên quyết định không bỏ nước ra đi dù tòa đại sứ Hoa Kỳ qua đệ nhất tham vụ Joe Bennett hẹn đưa ông và gia đình di tản.

Đầu tháng 5/1975, sau khi Hà Nội chiếm Sài Gòn, tướng Võ Nguyên Giáp gởi một sĩ quan cán bộ đến nhà cho biết ông ta sẽ can thiệp với Ủy ban Quân quản Sai Gòn Gia định cho phép ông khỏi đi trình diện học tập. Luật sư Tuyên cũng từ chối. Ông muốn chia sẻ số phận của người bại trận cùng với các đồng bào miền Nam và chiến sĩ của ông.

Sau đó luật sư Tuyên được tập trung cùng với 3000 quân cán chính VNCH tại trại Long Thành. Rồi cùng một số nhỏ được đưa qua nhà tù Thủ Đức. Mùa thu năm 1976 ông được đưa ra giam tại một trại giam trong tỉnh Hà Sơn Bình. Tại đây ngày 26/10 luật sư Tuyên đột trụy khi cùng với các tù nhân khác tham dự một buổi học tập tự phát biểu lập trường “đề cao cách mạng, nhục mạ chế độ VNCH, xỉ vả cá nhân tội lỗi của mình” như yêu cầu của ban quản trại. Ban quản trại cho rằng ông chỉ bị xâm xoàng, tiếp tục buổi học tập. Sau đó ban y tế trại mới cho xe chở ông đi bệnh viện tỉnh, và mấy hôm sau cho biết ông đã chết sáng ngày 28/10/1976.

Nhìn lại, luật sư Tuyên đã hiến trọn cuộc đời chống Pháp, chống Cộng sản để giành độc lập và tự do của Việt Nam. Ông đã không thành công, nhưng ông thành nhân.

Đóng góp

Khối DTXH đã đóng góp được gì trong công cuộc xây dựng dân chủ tại Việt Nam?

Yếu tố quan trọng nhất của sự thất bại của đối lập là thiếu kinh nghiệm dân chủ và sinh hoạt nghị trường. Cho đến đầu thập niên 1970 Việt Nam chưa bao giờ là một nước dân chủ. Thời gian 1946-1954 với chính phủ Bảo Đại, bên trên là một Ủy viên toàn quyền người Pháp. Chỉ là một chính quyền đô hộ Pháp với các vỏ quốc gia của cựu hoàng Bảo Đại. Dưới chính thể ông Ngô Đình Diệm, VNCH chỉ là một nước dân chủ trên giấy tờ. Và qua đệ nhị Cộng Hòa với hai nhiệm kỳ của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng vậy. Hiến pháp 1967 dân chủ hơn Hiến Pháp đệ nhất Cộng Hòa nhưng chỉ là hình thức.
Mục tiêu chiến lược của Hoa Kỳ đến giúp Nam Việt Nam xây dựng một miền nam độc lập, dân chủ và phú cường ngăn chận sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản trong thập niên 1960 là một chiến lược đúng. Chỉ vì lãnh đạo chiến tranh (của Hoa Kỳ) kém cỏi, và các nhà lãnh đạo sót lại tại miền Nam thiếu bản lãnh nên cuối cùng Hoa Kỳ phải chấp nhận thất bại, rút lui để bày một ván cờ khác.

Lý do địa phương cũng đóng góp không ít vào sự thất bại này. Miền Nam Việt Nam thiếu truyền thống dân chủ, lãnh tụ bất tài, và các chính trị gia – theo Thiệu hay chống Thiệu - thiếu khả năng. Chương trình của đối lập do sự thúc đẩy của Phật giáo là dân sự hóa chính quyền, nói chuyện với Mặt Trận Gỉai Phóng Miền Nam thay thế tổng thống Nguyễn Văn Thiệu để chấm dứt chiến tranh đã chứng tỏ là một đường lối sai lầm. Nó làm yếu chính quyền Thiệu thay vì đoàn kết các lực lượng chống Cộng và chống Thiệu thành một khối. Mặt khác Cộng sản cũng đã thành công xâm nhập vào mọi cơ cấu và định chế của VNCH.

Làm gì?

Sau 35 năm cục diện Á Châu thay đổi. Trung Quốc đang vươn lên thế siêu cường. Việt Nam đang chuyển đổi chính sách vì nhu cầu bảo vệ đất biển và an ninh quốc gia. Hoa Kỳ trở lại Á châu để bảo vệ vị trí siêu cường.

Trên bàn cờ Á châu lại xuất hiện những con cờ cũ. Và bên cạnh là một lực lượng đối lập.
Đối lập với chính quyền Việt Nam bây giờ là ai?
Là khối người Việt hải ngoại và thành phần đấu tranh dân chủ trong nước.

Chương trình của đối lập phải như thế nào để khỏi đi vào vết xe cũ?
Chúng ta rút tỉa được gì qua sinh hoạt của đối lập qua hai nền Cộng Hoà 1955- 1975?

Bài viết được rút ngắn từ một tham luận tác giả mang đến Hội luận tại đại học Cornell – Ithaca, New York, ngày 11 & 12, tháng Sáu 2012, của các nhân chứng Đệ Nhị Cộng Hòa.
©Trần Bình Nam

Sửa bởi người viết 14/06/2012 lúc 09:14:14(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.622 giây.