logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 28/07/2014 lúc 08:36:59(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Không ai 'bật đèn xanh' tưởng niệm trận Vị Xuyên

Không có sự 'bật đèn xanh' nào từ phía chính quyền và Ban tuyên giáo Việt Nam trong việc các thương binh, liệt sỹ Việt Nam trong trận chiến Vị Xuyên (tỉnh Hà Giang) ba mươi năm về trước được vinh danh đồng loạt nhân ngày 27/7 năm nay như phản ánh trên nhiều phương tiện truyền thông và báo chí ở Việt Nam, theo một nhà sử học từ Hà Nội.

Hôm Chủ nhật 27/7, Giáo sư Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Sử học Việt Nam, nguyên thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương của Đảng Cộng sản VN nói với BBC việc tưởng niệm các liệt sỹ tử nạn trong trận chiến ác liệt tròn 30 năm về trước (7/1984 và 7/2014) giữa quân Trung Quốc và các lực lượng phòng ngự của Việt Nam ở Biên giới phía Bắc chỉ là một nghĩa cử 'tri ân' những người có công với đất nước.

'Cần rút kinh nghiệm'

UserPostedImage
VN tưởng niệm trận chiến Vị Xuyên chống TQ ngày 12/7/2014 lần đầu tiên sau hàng chục năm.

Tuy nhiên, theo nhà sử học này đã có những thay đổi to lớn trong quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc hiện nay, đặc biệt sau vụ Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền như vùng đặc quyền kinh tế, cũng như lãnh hải của mình trên Biển Đông.

Theo ông Giang, do quan hệ đã thay đổi trước việc Trung Quốc thể hiện rõ "bản chất và dã tâm độc chiếm, thôn tính Biển Đông" mà chỉ đạo của các nhà quản lý đưa tin về các sự kiện chiến tranh, xung đột trong mấy chục năm qua giữa Trung Quốc với Việt Nam, mà ông gọi là các cuộc chiến chống "quân xâm lược Trung Quốc" đã khác trước ở chỗ "khách quan" và đúng với 'sự thực lịch sử khách quan' hơn.

Song nhà sử học, nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng nói với BBC rõ ràng trong mấy chục năm qua, đã có những thiếu sót cần phải rút kinh nghiệm trong việc phản ánh các cuộc chiến tranh Việt - Trung này, mà hệ quả đã dẫn tới việc nhiều người, đặc biệt trong đó là các thanh niên, học sinh Việt Nam, không hề biết tới các cuộc xung đột như Chiến tranh Biên giới ác liệt nổ ra hôm 17/2/1979, hay trận chiến đẫm máu ở Vị Xuyên hôm 12/7/1984 mới vài chục năm trước đây.
Theo BBC

Sửa bởi người viết 28/07/2014 lúc 08:40:40(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#2 Đã gửi : 28/07/2014 lúc 08:42:37(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tưởng niệm chiến tranh biên giới với Trung Quốc tại Vị Xuyên

HÀ GIANG 27-7 (NV) -“Nước mắt hòa cùng nước mưa, hàng nghìn người run run thắp từng ngọn nến, cắm từng nén hương trước mộ các liệt sĩ đã hi sinh trong cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược.”


UserPostedImage
Ngày 26 Tháng Bảy, đoàn cán bộ Tỉnh Ủy, ĐBQH, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh Hà Giang đã tới dâng vòng hoa, thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ tại nghĩa trang liệt sỹ Vị Xuyên. (Hình: Kiến Thức)


Lần đầu tiên từ khi Việt Nam nối lại bang giao với Trung Quốc năm 1990, người ta thấy một số tờ báo ở Việt Nam đưa tin về lễ tưởng niệm các người lính CSVN đã chết trong cuộc chiến nêu đích danh chống Trung Quốc xâm lược ở vùng núi rừng biên giới huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

Cuộc chiến khốc liệt kéo dài suốt nhiều năm, từ 1984 đến 1989 ở Hà Giang không hề được công bố các con số thống kê cho biết sự thiệt hại. Chỉ thấy tài liệu viết về cuộc chiến này trên báo điện tử VNExpress ngày 25 Tháng Bảy nói rằng: “Trong năm năm, tỷ lệ thương vong hỏa tuyến cao nhất là sư đoàn 313. Ở sư đoàn này, trung bình mỗi ngày có 3 thương binh, ngày cao nhất là 23 thương binh. Trên toàn mặt trận Vị Xuyên, ngày cao nhất có 820 người bị thương (12 Tháng Bảy, 1984), trong đó chỉ riêng sư đoàn 356 đã có khoảng 600 người hy sinh.”

Nhiều phần, vì thiệt hại quân số quá lớn không thể tái bổ sung kịp thời nên “Năm 1989, sư (đoàn) 356 giải thể” như VNExpress kể.

VNExpress kể rằng: “Số lượng đạn, pháo cối địch sử dụng trung bình mỗi ngày từ 10,000 đến 20,000 quả. Có ngày tới trên 65,000 quả (7 Tháng Giêng, 1987). Trong hơn 5 năm (1984-1989), số lượng pháo Trung Quốc bắn vào Hà Tuyên là trên 2 triệu quả, trong đó 60% là đạn cối. Phạm vi địch bắn phá tập trung vào hai xã Thanh Đức, Thanh Thuỷ trong khoảng diện tích 20 km2.”

Trung Quốc đã xua quân lấn chiếm một số khu vực ở Hà Giang, chiếm giữ những cao điểm 226, 233, 1509, 1030, 772, 685, lấn sâu vào nội địa Việt Nam từ 500 mét đến 2km mà những nơi này diễn ra những trận đánh kinh hoàng suốt nhiều năm.

VNExpress nói rằng: “Đã thành lệ, cứ dịp 27/7 hàng năm, Trung Ương Đoàn và tỉnh Hà Giang lại tổ chức chuỗi hoạt động nhằm tưởng nhớ, tri ân hàng nghìn người lính đã hi sinh để bảo vệ tổ quốc. 20h ngày 26 Tháng Bảy, lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ được tổ chức tại nghĩa trang quốc gia Vị Xuyên.”

Suốt 10 năm trời sau cuộc chiến biên giới kéo dài một tháng (từ 7 Tháng Hai, 1979 đến 16 Tháng Ba, 1979) dọc theo 6 tỉnh, các cuộc chiến biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn tiếp diễn nhưng không được đề cập nhiều trên báo chí tại Việt Nam. Khi hai nước tái lập bang giao thì tin tức bị bưng bít hoàn toàn.
UserPostedImage
Tấm bia kỷ niệm chiến thắng tại đầu cầu Khánh Khê – Lạng Sơn bị đục bỏ các chữ "Trung Quốc xâm lược” - (Hình: Thanh Niên)

Thậm chí, Tháng Hai, 2011, ký giả báo Thanh Niên có một ký sự đi thăm vùng biên giới từng xảy ra chiến trận với Trung Quốc tại tỉnh Lạng Sơn nói bóng gió rằng: “Những dấu tích của thời gian và con người đã xóa mờ một vài chỗ trên tấm bia” dựng ở đầu cầu Khánh Khê. Nhưng tấm hình chụp tấm bia kỷ niệm được đưa ra với nhiều chữ bị đục bỏ. Toàn thể nội dung tấm bia là 'Sư đoàn 33 đánh bại và chặn đứng quân Trung Quốc xâm lược.'"

Tại nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên, hiện chỉ có hơn 1,700 lính CSVN có nấm mộ, trong đó có nhiều nấm mộ bia vô danh. Trong bài viết ngày 25 Tháng Bảy, VNExpress thuật lời một cựu binh tên Nguyễn Văn Kim kể rằng anh là một trong những tân binh vưà mới được huấn luyện căn bản sơ sài “hơn một tháng” là đã bị đẩy ngay ra chiến trường Vị Xuyên vì nhu cầu “cấp bách”.

Ký giả Huy Đức đi thăm vùng biên giới phía Bắc thuộc tỉnh Lạng Sơn, viết bài ký sự có tựa đề “Tháng Hai Biên Giới” nhân dịp 30 năm cuộc chiến giữa hai nước Cộng Sản anh em, phổ biến trên tờ Sài Gòn Tiếp Thị ngày 9 Tháng Hai, 2009. Bài viết gồm 2 phần, mới đi được nửa đầu thì bị rút xuống. Ít lâu sau thì ông bị ép “tự nguyện” thôi việc ở tờ báo này, ngồi nhà viết Blog.

Mới ngày 16 Tháng Hai vừa qua, khi nhà cầm quyền Việt Nam biết tin một số người dân tổ chức đặt vòng hoa tưởng niệm các người lính đã hy sinh mạng sống bảo vệ biên giới phía Bắc chống Trung Quốc, một đoàn cán bộ đông đảo đã được huy động tới ca hát, nhảy múa loạn xạ, mục đích là cản trở, mở nhạc thật lớn, quấy rối những người muốn dâng hương, bày tỏ lòng tri ân các anh hùng vệ quốc.

Nay thì người ta thấy báo VNExpress đăng tải thoải mái một loạt mấy bài về cuộc chiến biên giới ở tỉnh Hà Giang và các buổi lễ tưởng niệm, các cuộc thăm viếng nghĩa trang vốn từng bị bỏ hoang phế những năm trước đây. Một số báo khác cũng loan tin về sự kiện kỷ niệm này.
Theo báo Người Việt

Sửa bởi người viết 28/07/2014 lúc 08:44:45(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#3 Đã gửi : 28/07/2014 lúc 08:46:36(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hàng nghìn chiến sĩ thương vong ngày cao điểm trận chiến Vị Xuyên

Ngày 12/7/1984, quân đội Việt Nam phản công giành lại những điểm cao bị Trung Quốc chiếm giữ ở Vị Xuyên (Hà Giang), 820 chiến sĩ đã bị thương, sư đoàn 356 có khoảng 600 người hy sinh.
Tháng 2/1979, Trung Quốc đồng loạt tấn công vào biên giới sáu tỉnh phía Bắc của Việt Nam. Trải qua 30 ngày chiến đấu ác liệt, các lực lượng vũ trang tại chỗ và đồng bào dân tộc 6 tỉnh biên giới Việt Nam đã dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân, lấy ít địch nhiều, đánh bại "chiến thuật biển người, thọc sâu phá hoại" của quân Trung Quốc, buộc họ phải rút khỏi Việt Nam vào ngày 18/3.

Dù Trung Quốc rút quân, nhưng trong thư gửi chiến sĩ, đồng bào các tỉnh biên giới quân khu 2, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng lúc bấy giờ nhấn mạnh: "chiến sĩ đồng bào cần nêu cao cảnh giác, vì kẻ địch còn ngoan cố và tiếp tục gây thêm nhiều tội ác mới. Cần tăng cường đoàn kết các dân tộc anh em, đoàn kết quân dân, đoàn kết phía trước và phía sau, thực hiện tốt hơn nữa cuộc vận động “phát huy bản chất tốt đẹp, nâng cao sức mạnh chiến đấu” của các lực lượng vũ trang nhân dân".

Đúng như lời dự đoán, Trung Quốc không hoàn toàn rút quân mà vẫn duy trì lực lượng ở biên giới và lãnh thổ Việt Nam khiến cho chiến sự tiếp diễn suốt 10 năm sau đó.

Thị xã Hà Giang đầu năm 1984, đường phố hối hả với đủ loại xe vận chuyển lương thực, thực phẩm, đạn dược… lên trận địa. Thanh niên các phường, xã hăng say luyện tập bên sườn núi. Hầm trú ẩn được xây dựng khắp nơi, từ trường học đến xí nghiệp, khu chợ. Học sinh nườm nượp đến đơn vị dân quân tự vệ đăng ký lên đường chiến đấu, phục vụ chiến trường biên giới.

Từ tháng 4/1984, súng nổ không ngừng ở biên giới Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang). Trung Quốc dùng cả bộ binh và pháo binh, tấn công chiếm một số điểm cao ở vùng núi Hà Tuyên. Lúc này, Hà Tuyên chia làm hai tuyến, tuyến trước là vùng chiến sự trong phạm vi tấn công lấn chiếm của Trung Quốc, trong tầm phá hoại của pháo binh, còn tuyến sau là những vùng tương đối ổn định phục vụ tuyến trước.

Lấn chiếm biên giới tại mặt trận Thanh Thuỷ, Vị Xuyên là một phần cuộc chiến tranh phá hoại mà Trung Quốc tiến hành từ sau thất bại của cuộc chiến xâm lược quy mô lớn trên các tỉnh biên giới phía Bắc tháng 2/1979. Đây là một dạng chiến tranh đặc biệt về phương thức tác chiến, vũ khí sử dụng, thời gian và không gian.

Trên hướng quân khu 2 mà trọng tâm là Vị Xuyên, Thanh Thuỷ, Trung Quốc tập trung một lực lượng binh, hoả lực lớn gồm 4 tập đoàn quân, 4 quân đoàn độc lập thuộc 8 đại quân khu: Côn Minh, Thành Đô, Nam Kinh, để lần lượt thay phiên tiến công lấn chiếm vùng biên.

Trung Quốc vừa dùng máy bay, thám báo, biệt kích luồn sâu sang đất Việt Nam nắm tình hình, vừa kết hợp bắn cấp tập pháo cối, chế áp các điểm cao, trục đường giao thông và lực lượng bộ binh tấn công lấn chiếm đất ta. Cách đánh của chúng không theo quy luật, không kể ngày đêm, tập trung mật độ lớn với mức độ huỷ diệt vào những khu vực trọng điểm như đồi Đài, Cô Ích, cao điểm 685, Cót Ép, khu 4 hầm. Số lượng đạn, pháo cối địch sử dụng trung bình mỗi ngày từ 10.000 đến 20.000 quả. Có ngày tới trên 65.000 quả (7/1/1987).
UserPostedImage
Phút nghỉ ngơi hiếm hoi sau trận chiến tại mặt trận Vị Xuyên tháng 7/1984. Ảnh: Người lao động.


Trong hơn 5 năm (1984-1989), số lượng pháo Trung Quốc bắn vào Hà Tuyên là trên 2 triệu quả, trong đó 60% là đạn cối. Phạm vi địch bắn phá tập trung vào hai xã Thanh Đức, Thanh Thuỷ trong khoảng diện tích 20 km2. Thị xã Hà Giang cách biên giới Thanh Thuỷ 20 km không bị bắn phá nên sinh hoạt vẫn diễn ra trong không khí thời bình.

Với cách đánh có chuẩn bị, Trung Quốc kết hợp tấn công chính diện với bao vây vu hồi, tiến công liên tục bằng nhiều thế đội, trung bình 3-5 lần mỗi ngày, thay phiên chiến đấu, thực hành chiến thuật lấn đẩy với lực lượng từ cấp đại đội đến sư đoàn trên các điểm tựa ở Thanh Thuỷ và Tây Sông Lô.

Từ ngày 2/4 đến 27/4/1984, Trung Quốc bắn pháo liên tục vào các trận địa phòng ngự của ta trên toàn tuyến biên giới. Ngày 28/4, Trung Quốc dùng lực lượng bộ binh đánh chiếm điểm cao 1509, 1030, 772. Năm 1984 ngoài 23 vụ khiêu khích trên toàn tuyến, địch tổ chức 3 đợt tấn công quy mô từ cấp đại đội, tiểu đoàn đến trung đoàn, lấn sâu vào đất ta 500-2.000 m.

Năm 1985 với 7 đợt tiến công lớn, Trung Quốc chiếm các cao điểm có vị trí quan trọng ở Thanh Thuỷ, Vị Xuyên như 1509, 685, 1100, 900, bình độ 300, 400, đồi Chuối, đồi Đài, Cô Ích, A6.

Bên cạnh tấn công bằng bộ binh, Trung Quốc sử dụng pháo cối bắn phá các điểm tựa và trục đường vận chuyển của Việt Nam.

Giành lại cao điểm

Để đối phó với âm mưu của Trung Quốc, Việt Nam tập hợp một lực lượng lớn gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Lực lượng vũ trang đóng ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc khoảng 30 vạn người. Riêng Vị Xuyên - hướng trọng điểm thường xuyên có 3 trung đoàn bộ binh và 2-3 sư đoàn.

Cuối tháng 6/1984, Việt Nam quyết định phản công. Trong trận chiến giành lại cao điểm 772, sư đoàn 356 đã tổ chức hàng chục đợt tấn công dưới sức ép hỏa lực địch từ trên xuống.

Trong năm năm, tỷ lệ thương vong hỏa tuyến cao nhất là sư đoàn 313. Ở sư đoàn này, trung bình mỗi ngày có 3 thương binh, ngày cao nhất là 23 thương binh. Trên toàn mặt trận Vị Xuyên, ngày cao nhất có 820 người bị thương (12/7/1984), trong đó chỉ riêng sư đoàn 356 đã có khoảng 600 người hy sinh. Năm 1989, sư 356 giải thể.

Do Trung Quốc khống chế các tuyến đường bộ nên quá trình vận chuyển thương binh ở hỏa tuyến rất khó khăn. Bộ đội vận tải phải qua vách đá, đèo dốc, nhiều chỗ phải trườn bò, dùng tời đưa thương binh xuống từng vách đá. Tỷ lệ thương vong của bộ đội vận tải tải thương chiếm 30% tổng số thương binh.

Việt Nam cũng 7 lần thay phiên chiến đấu cấp trung đoàn, sư đoàn. Thời gian mỗi đơn vị chiến đấu phòng ngự tại mặt trận Thanh Thuỷ, Vị Xuyên trung bình là 6-9 tháng (trước đó, cuộc chiến phòng ngự ở Thành cổ Quảng trị chỉ 82 ngày đêm, chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum 179 ngày). Hình thức chiến đấu của sư đoàn chủ yếu là phòng ngự, giữ từng mỏm đá, ngọn đồi và các điểm cao.

Mặt trận Vị Xuyên - Thanh Thuỷ được xác định là vùng chiến sự ác liệt nhất trong cuộc chiến tranh chống lấn chiếm biên giới phía Bắc 1984-1989. Trong vòng 4 tháng (4/1984 - 8/1984), Việt Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 7.500 quân Trung Quốc. Tuy vậy, đến nay chưa có tài liệu chính thức nào công bố tổng số người thương vong của hai phía. Cuộc chiến dù quy mô không lớn nhưng rất quyết liệt, căng thẳng và đau thương, như nhà thơ Lê Vân từng khắc khoải: Giặc Trung Quốc đánh Hà Tuyên/ Sông Nho Quế gầm lên bão sóng/ Súng trả lời với súng/ Xác quân thù chồng chất biên cương.

Hoàng Thuỳ
(Tư liệu)
Theo VNexpress
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.095 giây.