logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 12/12/2012 lúc 09:56:23(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Báo The Epoch Times xuất bản tại Hoa Kỳ vừa ra một danh sách 10 quốc gia, nơi chính quyền bị cáo buộc thường xuyên nghe lén điện thoại di động của công dân.
UserPostedImage
Danh sách này được tập hợp dựa trên thông tin của một số tổ chức theo dõi nhân quyền như Freedom House. BBCVietnamese xin giới thiệu để quý vị tham khảo:

Trung Quốc
Chính quyền Trung Quốc lâu nay đã kiểm duyệt internet, nhất là các mạng xã hội, bằng tường lửa và hệ thống từ khóa bao gồm các từ nhạy cảm về chính trị.

Trung Quốc cũng vận hành một hệ thống theo dõi khổng lồ đối với thị trưởng điện thoại di động đang ngày càng lớn ở trong nước.

Tổ chức Freedom House nói thị trường điện thoại di động của Trung Quốc thuộc loại “bị kiểm soát chặt nhất” trên thế giới, với hơn 672 triệu thuê bao của mạng China Mobile, 212 triệu của China Unicom, và 138 triệu của mạng China Telecom. Cả ba nhà cung cấp này đều do nhà nước quản lý.

Theo sau các vụ tự thiêu của người Tây Tạng, chính phủ Trung Quốc đã cắt sóng điện thoại di động tại các khu vực ở Tây Tạng, theo tổ chức Reporters Without Borders.

Belarus
Belarus, quốc gia được mô tả như chính thể độc tài cuối cùng còn sót lại ở châu Âu vì chính sách cầm quyền hà khắc của Tổng thống Alexander Lukashenko, thực ra cấm không được theo dõi liên lạc bằng điện thoại.

Thế nhưng giới chức nước này vẫn thực hiện công việc trái pháp luật này với lý do "bảo vệ an ninh quốc gia". Năm 2001, ông Lukashenko đưa ra chỉ thị đặt internet vào danh sách các mối nguy cơ, cho phép nhà chức trách theo dõi các hoạt động trên mạng của người dân.

Freedom House cho hay rằng các tin nhắn SMS hay các cuộc gọp của giới bị cho là bất đồng chính kiến ở Belarus thường xuyên bị theo dõi.

Syria

Trong 20 tháng qua, tình hình ở Syria ngày càng trở nên tồi tệ, ngày càng giống một cuộc nội chiến giữa các phe nhóm phiến quân và chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad.

Một số lớn các nhân vật đấu tranh chống chính phủ đã bị bắt sau khi điện thoại di động của họ bị an ninh Syria theo dõi và dò tìm.

Chỉ có hai hãng điện thoại di động ở Syria, trong đó lớn nhất là Syria Tel của chính phủ. Hãng này nay đã chặn các từ khóa nhạy cảm trên các tin nhắn SMS, trong có các từ “biểu tình” và “cách mạng”.

Chính phủ sử dụng kỹ thuật Blue Coat để sàng lọc các điện thoại di động cũng như các ISP cố định. Nhiều nhà hoạt động Syria và phiến quân đã dùng điện thoại di động để quay phim rồi tung lên YouTube hay các website tương tự.

Chính quyền Syria thường xuyên chặn các kênh liên lạc như intenet và điện thoại di động để lọc thông tin mà họ cho là khơi gợi biểu tình.

Iran

Cộng hòa Hồi giáo Iran là một trong các nước tự cô lập nhất thế giới, với mạng internet bị kiểm soát chặt.

Các blogger, nhà đấu tranh nhân quyền và phóng viên thường xuyên bị an ninh quấy nhiễu, nhiều người bị tra tấn và đối xử tàn tệ.

Hãng tin Reuters hồi tháng Ba cáo giác rằng tập đoàn viễn thông Trung Quốc ZTE đã bán một hệ thống theo dõi hết sức tinh vi cho tập đoàn Viễn thông nhà nước Iran nhằm nghe lén điện thoại kể cả điện thoại di động và kiểm soát internet. Reuters dẫn nguồn giấu tên làm việc cho dự án này nói nhà cầm quyền nay có thể theo dõi các cuộc điện đàm, tin nhắn và internet.

Phe đấu tranh dân chủ nói có nhiều trường hợp chính phủ Iran dò bắt được các nhà hoạt động dựa trên các cuộc trò chuyện trên điện thoại và hoạt động của họ trên internet.

Việt Nam
Với sự bùng nổ của mạng internet ở Việt Nam, chính quyền cộng sản đã gia tăng sàng lọc thông tin bằng các phương cách hợp pháp và các quy định.
Mục tiêu theo dõi là các tài liệu bị cho là đe dọa cho an ninh quốc gia hay cho chế độ.

Theo Freedom House, giới chức Việt Nam "nghe trộm các cuộc đàm thoại và theo dõi cuộc gọi từ các số mà họ cho vào danh sách đen", như của các nhà bất đồng chính kiến hay các tổ chức chống đối.
UserPostedImage
Trung Quốc đi đầu về các hệ thống theo dõi

Dịch vụ điện thoại di động của những người bị cho là phản động cũng thường xuyên bị cắt.

Hồi tháng Chín, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng công khai đe dọa sẽ trừng phạt các blogger chống đối. Nhiều người đăng tải bài viết chống chính phủ trên internet bị liệt vào diện khủng bộ. Theo Reporters Without Borders, 24 nhà báo và blogger hiện đang bị bắt giữ ở Việt Nam.

Uzbekistan

Quốc gia Trung Á Uzbekistan là một trong các quốc gia có quy định kiểm duyệt nghiêm khắc nhất thế giới, tuy chính phủ trong nước luôn bác bỏ điều này.
UserPostedImage
Uzbekistan sử dụng các cơ chế khá tinh vi để kiểm soát internet và có tin rằng chính phủ có thể yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ internet công bố chi tiết về người sử dụng, bao gồm cả tên họ, địa chỉ... Nhiều website chứa thông tin đối lập bị đóng cửa.

Freedom House nói chính phủ cũng có thể đòi cá chãng điện thoại di động cung cấp chi tiết cụ thể về các thuê bao, ngay cả khi họ không làm gì sai phạm.

Ethiopia

Tiếp cận internet ở Ethiopia còn hạn chế, chỉ có chưa đầy 400.000 người truy cập được mạng internet trong năm 2009. Tuy nhiên nhiều blogger cho rằng họ bị theo dõi.

Nhiều cafe internet trong nước bị đóng cửa vì cung cấp dịch vụ liên lạc qua internet, như Skype.

Cả Skype và Tor đều bị cấm ở trong nước và những người vi phạm có thể bị tù tới 15 năm.

Cho dù Hiến pháp quy định quyền tự do báo chí, chính phủ Ethiopia vẫn tiếp tục kiểm soát chặt chẽ internet và các báo mạng.
Bắc Triều Tiên

Một điều không gây ngạc nhiên là quốc gia ẩn dật nhất thế giới, Bắc Hàn, cũng kiểm soát internet và báo chí một cách chặt chẽ nhất. Người dân phải đưa lậu thông tin qua biên giới với Trung Quốc.

Điều gây ngạc nhiên là ngày càng nhiều người Bắc Hàn sở hữu điện thoại di động trong những năm gần đây, nay con số đã lên tới hơn 1 triệu, theo Wall Street Journal.

Người Bắc Hàn buôn lậu điện thoại di động qua biên giới từ Trung Quốc, nhưng gần đây lãnh đạo Kim Jong-un ra lệnh trấn áp hoạt động này.

Một nguồn tin ở vùng biên với Trung Quốc cho Đài Châu Tự do biết rằng một khi thấy tín hiệu thì các nhân viên điều tra của chính quyền sẽ tới nơi ngay lập tức để tìm kiếm người vi phạm.

Cuba

Cuba mới vừa bỏ lệnh cấm người dân sử dụng điện thoại di động cùng với một số hàng tiêu dùng khác vào tháng Ba 2008.

Năm 2011, Tổ chức Bảo vệ các nhà báo nói việc kiểm duyệt được quy định thành luật và chính quyền thường xuyên sách nhiễu, bắt bớ và theo dõi các nhà báo chỉ trích.

Mới đây có tin rằng các đường dây điện thoại nối với Hablalo Sin Miedo — một tổ chức truyền thông dám thách thức bộ máy kiểm duyệt, đã bị công ty viễn thông nhà nước Cuba cắt đứt.

Turkmenistan
Tại Turkmenistan internet là đặc ân dành cho một số ít người thuộc tầng lớp trên của xã hội.

Tổ chức OpenNet đánh giá nước này có tỷ lệ tiếp cận internet thấp nhất nhưng kiểm soát trực tiếp lại cao nhất thế giới.

Turkmenistan không có báo chí tư nhân và các nhà báo nước ngoài bị hạn chế nhập cảnh.

Theo OneNet, chỉ có một hãng của nhà nước quản lý toàn bộ hệ thống viễn thông và tổng cộng 10 điểm truy cập internet ở Turkmenistan.
Source: BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.099 giây.