logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 30/07/2014 lúc 07:04:11(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Họp Báo Công Khai Thông Báo Kết Quả Sơ Bộ Chuyến Thăm Của Báo Cáo Viên Đặc Biệt Về Tự Do Tôn Giáo Và Tín Ngưỡng

Như Dân Luận đã đưa tin, Báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo và tín ngưỡng của Liên Hiệp Quốc, ông Heiner Bielefeldt đã tới Việt Nam để tìm hiểu về việc tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng tại đây. Chuyến viếng thăm diễn ra từ ngày 21/7 tới 31/7, trong đó ông sẽ gặp gỡ cả hai bên: các quan chức chính phủ Việt Nam lẫn các cộng đồng tôn giáo, tổ chức xã hội dân sự và cá nhân có liên quan đến đề tài này.

Ngày mai, 31/7/2014, ông Heiner Bielefeldt sẽ có buổi họp báo công khai lúc 12:00 giờ tại Phòng họp Rose, Trụ sở UNDP Hà Nội, 25-29 phố Phan Bội Châu, Hà Nội. Trong cuộc họp báo này, một thông cáo báo chí tóm lược những phát hiện chính của chuyến thăm sẽ được công bố, và ông sẽ trả lời một số câu hỏi từ những người tham gia. Báo cáo chính thức sau chuyến đi sẽ được đệ trình lên Liên Hiệp Quốc vào năm sau.

Cần phải nói thêm rằng Báo cáo viên đặc biệt (Special Rapporteur) là những chuyên gia độc lập làm việc cho Liên Hiệp Quốc để kiểm tra, giám sát, tư vấn và báo cáo công khai về các vấn đề quyền con người theo từng chủ đề hoặc theo từng quốc gia. Hiện tại Liên Hiệp Quốc có 14 báo cáo viên đặc biệt chuyên theo dõi các quốc gia có nhiều vi phạm nhân quyền nhất thế giới, và 37 báo cáo viên khác chuyên theo dõi từng chủ đề quyền con người cụ thể. Ông Heiner Bielefeldt là một trong 37 báo cáo viên này, và lĩnh vực của ông là tự do tôn giáo và tín ngưỡng.

Sau khi Việt Nam thực hiện việc báo cáo theo cơ chế Kiểm Điểm Phổ Quát Định Kỳ (UPR) tại Hội đồng Nhân Quyền vào năm 2009, đã có một số báo cáo viên đến Việt Nam theo lời mời, cụ thể là: Báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo (trong năm 1998), Chuyên gia độc lập của về các vấn đề người thiểu số, Chuyên gia độc lập về nhân quyền và đói nghèo (trong năm 2010), Chuyên gia độc lập về tác động của nợ nước ngoài với việc thụ hưởng quyền con người, ông Anand Grover phụ trách lĩnh vực sức khỏe (năm 2011), bà Farida Shaheed phụ trách lĩnh vực văn hóa (18-29 tháng 11 năm 2013) và bây giờ là ông Heiner Bielefeldt. Các báo cáo viên khác đã nhiều lần gửi lời đề nghị được ghé thăm để tìm hiểu tình hình đều đã bị từ chối hoặc không nhận được trả lời từ phía chính phủ. Trong đó phải kể đến báo cáo viên đặc biệt về các lĩnh vực như chống tra tấn, tình hình của những Người bảo vệ nhân quyền, quyền hội họp và lập hội ôn hòa, và tự do ngôn luận.

Nếu bạn muốn tham dự để nghe về những phát hiện của ông Heiner Bielefeldt, xin hãy in bản tin sau và cầm theo:

http://www.ohchr.org/EN/...ewsID=14882&LangID=E

Hãy có mặt trước 15 phút và nếu gặp vấn đề không vào dự được hãy gọi cho ông Chian Yew Lim theo số: + 41 79 201 0119.

Trước đó các công dân Việt Nam được mời tiếp xúc với báo cáo viên LHQ đã bị ngăn chặn. Xem bài viết đây của TS Phạm Chí Dũng: " Lãnh đạo nào của Việt Nam chỉ đạo ngăn chặn công dân tiếp xúc Báo cáo viên Liên hiệp quốc?"


Phạm Chí Dũng
Tác giả gửi tới Dân Luận

Vụ việc Công an TP.HCM và công an một số địa phương ngăn chặn không cho ra khỏi nhà đối với những người đấu tranh dân chủ vào ngày 25/7/2014 và cả một số ngày sau đó là bằng chứng mới nhất, sống động nhất và cũng lộ liễu nhất về việc “Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền con người”.

Ngày 25/7 cũng là thời điểm mà một đoàn giám sát về tự do tôn giáo của Liên hiệp quốc dẫn đầu bởi ông Heiner Biederfeldt, Báo cáo viên đặc biệt của LHQ, vào TP. HCM để gặp gỡ một số chức sắc tôn giáo và nhân chứng, nhằm kiểm chứng tính thực chất về việc “Việt Nam chấp nhận các khuyến nghị của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc” là như thế nào.

Không chỉ bác sĩ Nguyễn Đan Quế, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, bà Dương Thị Tân (vợ tù nhân Điếu Cày Nguyễn Văn Hải), cựu tù nhân chính trị Phạm Bá Hải, mà hai mục sư Tin Lành là Nguyễn Hoàng Hoa và Nguyễn Mạnh Hùng cũng bị công an địa phương ngăn chặn ngay tại nhà riêng nhằm không cho tiếp xúc với ông Heiner Biederfeldt – Báo cáo viên đặc biệt của LHQ. Bất cứ động tác nào của công dân hợp pháp muốn rời khỏi nhà đều bị nhân viên an ninh và cảnh sát xô đẩy bằng hành vi thô bạo và hoàn toàn bất hợp pháp.

Vi phạm cam kết

Trước khi được chấp thuận tham gia chính thức vào Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc, Nhà nước Việt Nam đã cam kết trước chủ tịch Hội đồng nhân quyền 14 điều, trong đó có nội dung sẽ mời báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về tự do tôn giáo đến Việt Nam, và “sẽ tạo điều kiện tốt nhất” để báo cáo viên này được tiếp xúc với những ai mà Liên hiệp quốc thấy cần gặp.

Vào nửa đầu năm 2014, cam kết trên được giới lãnh đạo cao cấp Việt Nam là ông Trương Tấn Sang – Chủ tịch nước, và ông Nguyễn Tấn Dũng – Thủ tướng chính phủ, cùng Bộ Ngoại giao và Bộ Công an Việt Nam nhiệt tình lặp lại trong những cuộc làm việc với Thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman và Cố vấn đặc biệt của Chính phủ Hoa Kỳ. Cam kết về tự do tôn giáo cũng được đưa vào báo cáo chính thức của Phái đoàn Việt Nam tại buổi xem xét báo cáo đầu ra của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc vào tháng 6/2014 tại Thụy Sĩ.

Một ủy viên Bộ chính trị khác và được xem là ứng viên tiềm tàng cho cương vị Tổng bí thư tại đại hội đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 vào năm 2016 – ông Phạm Quang Nghị – cũng vừa đưa ra khẩu hiệu “Việt Nam luôn bảo đảm nhân quyền” trong chuyến công du của ông ở Hoa Kỳ vào thời gian này.

Để có được sự thuận thảo của các quốc gia trong khối Hiệp định đối tác thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP), Nhà nước Việt Nam đã chấp nhận tham gia vào Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc cùng các điều kiện về nhân quyền và dân chủ hợp lý mà cộng đồng quốc tế đòi hỏi. Tuy nhiên, bằng chứng ngăn chặn công dân mới nhất vừa nêu đã cho thấy đối với giới lãnh đạo cao cấp Việt Nam, nói và làm vẫn là hai hành vi khác nhau về bản chất, không chỉ bản chất chính trị mà cả về tư cách chính khách.

Tư cách chính khách?
Sự khác biệt quá cơ bản về bản chất trên có lẽ đã là nguyên do đủ nặng ký để Nhà nước Úc, dù trước đây khá nhã nhặn với chính quyền Việt Nam, nay cũng phải tỏ thái độ kiên quyết hơn trong việc đòi hỏi Việt Nam phải tôn trọng hơn nữa các quyền con người.

Ngay trước thềm cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Úc sẽ diễn ra vào cuối tháng 7/2014, chính quyền Việt Nam lại ghi thêm một điểm rất xấu về “thành tích” vi phạm nhân quyền. Việc vi phạm không chỉ lần đầu và mang tính hệ thống như thế tất yếu dẫn đến những câu hỏi không thể lảng tránh:

1. Việc ngăn chặn bất hợp pháp đối với công dân như trên là do Công an TP. HCM và công an một số địa phương “chủ động biện pháp nghiệp vụ”, hay những cơ quan công an này được chỉ đạo bởi những cấp lãnh đạo nào?

2. Nếu cơ quan công an được chỉ đạo, vậy những lãnh đạo nào của Việt Nam đã chỉ đạo ngăn chặn công dân tiếp xúc với Báo cáo viên Liên hiệp quốc về tự do tôn giáo?

3. Nếu việc chỉ đạo ngăn chặn công dân như thế thuộc về trách nhiệm của lãnh đạo Việt Nam – những người vẫn thường ra mặt hứa hẹn với Liên hiệp quốc và Hoa Kỳ 14 điều cam kết về nhân quyền, liệu Liên hiệp quốc và chính giới phương Tây nên có cái nhìn sâu xa và rạch ròi đến mức nào đối với những lãnh đạo ấy, kể cả một cái nhìn liên đới với hai dự luật Nhân quyền Việt Nam và Chế tài nhân quyền Việt Nam còn đang treo ở Thượng nghị viện Mỹ?

Phạm Chí Dũng
Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam
Phát ngôn viên Hội Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam
Thành viên Diễn đàn Xã hội dân sự Việt Nam
* * *
Pham Chi Dung - What government leaders of Vietnam ordered to prevent citizens from meeting UN Rapporteur?

Ho Chi Minh City Department of Police and some local policemen barred some pro-democracy activists from going out of home from July 25, 2014 to some days later it’s the latest, liveliest and most blatant example about “State of Vietnam always respects and guarantees human rights.”

On July 25, Mr. Heiner Biederfeldt, the UN Special Rapporteur on freedom of religion arrived HCM city to meet a number of religious leaders and witnesses to verify how the nature of the “Vietnam accepted the recommendations of the Human Rights Council of the United Nations” is.

Not only Dr. Nguyen Dan Que, independent journalist Pham Chi Dung, Mrs. Duong Thi Tan (ex-wife prisoner Nguyen Van Hai Dieu Cay), former prisoner of conscience Pham Ba Hai were prevented at their home gate, but also two Protestant pastor Nguyen Hoang Hoa and Nguyen Manh Hung did. Any movement of legitimate citizens to go out one’s houses was pushed inside by security policemen rudely and entirely illegally.

Breached its Commitment

Before being formally approved to be a member of the Human Rights Council of the UN, the Vietnam authorities committed 14 conditions, including inviting the UN special rapporteurs of religious freedom to Vietnam, and “creating the best conditions” so that he can meet anyone necessarily.

In the first half of 2014, the above commitment was reiterated by the high-level leaders, President Truong Tan Sang, PM. Nguyen Tan Dung, the Foreign Ministry and the Ministry of Public Security in the meeting with U.S. Deputy Secretary of State Wendy Sherman and Special Advisor to the Government of the United States. Commitment to religious freedom also integrated in the official report of the Vietnam delegation at the UN Human Rights Council in June 2014, Switzerland.

One other member of Politburo Mr. Pham Quang Nghi, considered as a potential candidate for General Secretary of the Communist party in the 12th congress in 2016, also just launched the slogan “Vietnam always ensures human rights” in his tour to the United States recently.

By the agreement of nations within Trans-Pacific Partnership (TPP), the State of Vietnam was accepted to participate in the Human Rights Council at the United Nations with condition that it meets human rights and democracy the international community requires. However, the most last evidence to prevent citizens mentioned has shown that to senior leaders in Vietnam, “say and do” are still two different acts, politically and morally.

Morality of politician?

The said difference may be the reason that Australia, though formerly quite courteous to the government of Vietnam, expressed their stronger stance in demanding the Vietnam state should respect more human rights.

Ahead of the human rights dialogue between Vietnam and Australia on late July 2014, Vietnam government scored a very bad point about the “achievement” of human rights violations. Such not-to-be-the-first violation but systemic, inevitably leads to questions can not be avoided:

1. Illegal prevention with “actively operational measures” to the above citizens executed by either themselves – the HCMC police and some local police or order from the higher levels?

2. If the police was directed, so what leaders of Vietnam have instructed to prevent citizens contacting with the UN Rapporteur on freedom of religion?

3. If such direction to prevent citizens is the responsibility of Vietnam’s leaders who often come out promising with the UN and the U.S. about 14 commitments on human rights, what extend the UN and the Western world should have a deep and sharp look at these leaders, including a link with two bills, Vietnam human Rights Act and the Vietnam Human Rights Sanctions, are still pending in U.S. Senate?

Pham Chi Dung, PhD.
President of Independent Journalists Association of Vietnam
Spokesman of Former Vietnamese Prisoner of Conscience
Member of Vietnam’s Civil Society Forum

Translated by Trang Thien Long
xuong  
#2 Đã gửi : 31/07/2014 lúc 08:52:40(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Họp báo về tự do tôn giáo: Vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo đang diễn ra ở Việt Nam

VRNs (31.07.2014) – Hà Nội – “Những cáo buộc mà tôi được nghe đều chính xác. Tôi cho rằng vẫn còn có sự hạn chế, có thái độ tiêu cực với nhóm tôn giáo độc lập. Vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo đang diễn ra ở Việt Nam” là lời phát biểu của ông Heiner Bielefeldt trong buổi họp báo vừa diễn ra và kết thúc trưa nay, 31.07.2014.

Buổi họp báo có khoảng 100 tham dự viên đến từ các cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài nước, một số đại diện của các đại sứ quán tại Hà Nội, đại diện phía chính phủ Việt Nam và một số tổ chức xã hội dân sự độc lập. Phóng viên VRNs cũng có mặt trong cuộc họp báo này.

Buổi họp bắt đầu lúc 12h trưa giờ Việt Nam ngày 31.07 tại trụ sở của Tổ chức phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) số 25-29 Phan Bội Châu, Hà Nội.

Đi thẳng vào nội dung chính, vị Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về tự do tôn giáo tín ngưỡng, ông Heiner Bielefeldt cho biết ông sẽ thông báo về 9 điểm đặc biệt sau chuyến thăm lần này do chính ông ghi nhận được.

UserPostedImage
Ông Heiner Bielefeldt trình bày báo cáo sơ bộ – Ảnh VRNs

Điều đầu tiên ông nhân mạnh một điểm trong đoạn bốn của bản tuyên cáo nguyên văn như sau:

“Dự định đi thăm An Giang, Gia Lai và Kontum của đoan không may đã bị gián đoạn từ ngày 28 đến ngày 30 tháng 7. Tôi nhận được những thông tin đang tin cậy là một só cá nhân tôi muốn gặp đã bị đặt dưới sự theo dõi chặt chẽ, cảnh cáo, đe dọa, sách nhiễu hoặc bị công an ngăn cản việc đi lại. Ngay cả những người đã gặp được tôi cũng không tránh khỏi việc bị công an theo dõi hoặc chất vấn ở một mức độ nhất định. Ngoài ra, việc di chuyển của chúng tôi cũng bị giám sát chặt bởi “những cán bộ an ninh hoặc công an” mà chúng tôi không được thông báo rõ, đồng thời sự riêng tư và bảo mật của một số cuộc gặp gỡ cũng bị ảnh hưởng. Những việc này là sự vi phạm rõ ràng các điều khoản tham chiếu của bất kỳ chuyến thăm quốc gia nào”.

Đây chỉ là bản tuyên cáo sơ bộ, còn bản báo cáo chính thức của ông Heiner Bielefelt sẽ hoàn thiện vào tháng 3 năm 2015 để trình bày trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Bản báo cáo sẽ dựa vào nhiều nguồn thông tin khác nhau để hoàn tất các nội dung liên quan đến tình hình tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam.

Điểm thứ hai ông nhận định: Đã có sự cải thiện hơn so với trước đây, các cộng đồng tôn giáo đã có không gian sinh hoạt nhưng một số vùng nông thôn vẫn còn bị hạn chế về cơ sở thờ tự và không gian sinh hoạt tôn giáo chưa được tạo điều kiện đầy đủ.

Ông cũng cho biết: Ông biết Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo và hầu hết các tôn giáo này đều tồn tại một cách hòa bình, không có sự mâu thuẫn đáng kể nào và hầu hết dưới sự quản lý của chính phủ.

Điểm thứ ba ông nhận đinh: Cần nhấn mạnh hơn về các tổ chức tôn giáo độc lập không nằm trong các tôn giáo được công nhận của chính phủ như Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hỏa hay Phật giáo Việt Nam Thống Nhất… Như vậy câu hỏi mà ông muốn được giải thích ở đây là: Có mức độ nào hay tiêu chí nào cho một tổ chức tôn giáo độc lập được công nhận và đi vào hoạt động chính thức ở Việt Nam?

Ông cho biêt ông cần một lời giải thích cụ thể về vấn đề này. Ông nhấn mạnh rằng: Khi chúng ta coi quyền tự do tôn giáo như một quyền phổ quát thì nó phải được thực thi trước khi được công nhận. Tôn trọng nhân phẩm và nhân quyền vượt qua mọi nguyên tắc về hành vi, hành chính…

Ông đặt vấn đề những nhóm không nằm trong kênh chính thức đó, họ có được công nhận hay có được một tư cách pháp nhân nào hay không?

Điểm thứ tư về hạ tầng pháp lý: Ông chỉ ra một số trích dẫn đã ghi rõ trong thông cáo trong đó có điều 24 Pháp lệnh của chính phủ Việt Nam về quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng, điều 24 này còn nhiều hạn chế rộng. Văn bản hành chính này làm nhòe đi ranh giới của quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng. Quyết định từ trung ương xuống địa phương chưa được phổ biến triệt để nên còn nhiều hạn chế, dẫn đến việc báo cáo không rõ ràng, còn mơ hồ. Điểm đặc biệt cần nhấn mạnh khác liên quan đến điều 258 của bộ luật hình sự về lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Ông cho rằng điều luật này không rõ ràng về hành vi nhưng nhà nước Việt Nam lại đang sử dụng rộng rãi.
UserPostedImage
Phóng viên các hãng thông tấn, báo chí và nhân viên các tổ chức tham dự họp báo – Ảnh: VRNs

Điểm thứ năm đó là những thái độ và những hành vi tiêu cực đối với những nhóm không chính thức như: đạo Tin Lành, đạo Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo, Phật giáo Việt Nam Thống Nhất … Ông cũng cho biết thông qua các cuộc gặp gỡ với các cơ quan chính phủ, ông luôn nhận được cái nhìn tiêu cực đối với những nhóm không chính thức này với các lý do là các nhóm tôn giáo này được dẫn dắt bởi những lợi ích cá nhân nên không được xem xét. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là quy định pháp lý về tôn giáo vẫn bị giới hạn.

Điểm thứ sáu những cáo buộc liên quan đến việc bị cảnh cáo, theo dõi, bị mời “làm việc”, mất việc làm, gây áp lực với gia đình… điều này rất đang quan ngại. Ông khẳng định: “Tôi muốn nhận mạnh chuyến thăm này của tôi không thể đưa ra được thông tin đày đủ, nên cần có thời gian thu thập thêm. Những cáo buộc mà tôi được nghe đều có tính chính xác: tôi cho rằng vẫn còn có sự hạn chế, có thái độ tiêu cực với nhóm tôn giáo độc lập, vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo đang diễn ra ở Việt Nam”

Điểm thứ bảy: Ông Heiner cho biết: Tôi đã trao đổi và thảo luận với những người ở các tổ chức khác nhau có cả chính phủ, cả các tôn giáo độc lập và một số tổ chức xã hội dân sự tôi nhận thấy mọi người đều có nhận thức chung về quyền tự do tôn giáo. Tôi cũng được nghe về những vấn đề liên quan đến đất đai và cũng liên quan đến hoạt động của các tôn giáo độc lập hay những tôn giáo chưa được công nhận cũng xảy ra những vấn đề tương tự là chưa có sự thay đổi về pháp lý theo hướng phát triển. Cơ chế chưa hiệu quả và bị tắc nghẽn nên cần sớm thay đổi và hoàn thiện lại.

Một điểm đáng ngạc nhiên là thành biên của Tòa án nhân dân tối cao cũng cho biết chưa bao giờ nhận được một vụ việc nào. Đây là kết quả đáng ngạc nhiên và càng ngạc nhiên hơn khi trong thực tế có nhiều mâu thuẫn về đất đai mà ông được nghe…

Điểm thứ chín: một số điều có thể đáng hi vọng trong thời gian tới, chúng tôi cùng chính phủ Việt Nam đang dự kiến và chuẩn bị cho việc cải cách pháp lý xây dựng một bộ luật riêng về quyền Tự do tôn giáo tín ngưỡng. Đây liệu có là một cơ hội cho tất cả? Tiến trình sẽ được bắt dầu vào năm tới và hoàn thiện vào năm 2016.

Trong cuộc gặp mặt với đại diện Ban tôn giáo chính phủ, vị này cho biết khi các Pháp lệnh được thông qua ở trung ương nhưng lại không được thực thi triệt để ở địa phương. Ông báo cáo viên LHQ cho rằng sự diễn giải này chưa được rõ ràng cần thực hiện ngay những giải pháp để điều chỉn và cải cách, đây là hi vọng.

Điểm thứ chín: Kết thúc chuyến đi Việt Nam này ông cho biết: Tôi không đổ lỗi cho cơ quan nào cả, nhưng có những sự việc diễn ra mà tôi cần phải nói ra về những điều tôi được chứng kiến. Chính phủ cũng mong muốn làm những điều luật mới, xây dựng cơ sở tôn giáo, và tôi có nghe về việc sắp tới sẽ mở trường Đại học Công giáo đầu tiên ở Việt Nam. Tôi cho rằng Việt Nam không nên bỏ lỡ điều này để tỏ rõ vị thế của mình là một quốc gia thành viên của hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc.

Sau phần trình bày là phần trả lời một số các câu hỏi đến từ các cơ quan báo chí và các đại diện của các tổ chức xã hội dân sự. Có rất nhiều câu hỏi được đưa ra cho vị báo cáo viên và ông cũng thận trọng nhắc lại bản tuyên cáo trong buổi họp báo ngày hôm nay không phải là bản báo cáo chính thức của ông trong tháng 3 năm 2015. Thời gian này đến lúc đó ông cần nghe thêm nhiều thông tin nữa để hoàn thiện bảo báo cáo chính thức của ông. Và tất nhiên nguồn thông tin của ông sẽ rất đa dạng, ông cũng có những nguồn thông tin riêng ngoài chính phủ, và ông muốn chính phủ chắc chắn và đảm bảo an toàn cho những người đã có cuộc gặp gỡ với ông.
UserPostedImage
Anh Paolô Thành Nguyễn, đại diện Mạng lưới blogger Việt Nam hỏi Ông báo cáo viên LHQ – Ảnh: VRNs
Cuối cùng trong buổi họp báo ông dành lời cho vị đại diện bên phía chính phủ Việt Nam thuộc Bộ ngoại giao phát biểu. Ông này không giới thiệu tên và chức vụ:

“Trước hết xin cảm ơn ông Heiner về chuyến viếng thăm này. Đây là một việc làm cho thấy sự nghiêm túc của chính phủ Việt Nam khi được tham gia vào Hội đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc”.

Ông cũng cho biết trong vòng bốn năm qua đã có sáu lần Việt Nam được tiếp đón những vị báo cáo viên đặc biệt về các lĩnh vực liên quan đến Nhân quyền, đây là điểm rất đáng ghi nhận của chính phủ Việt Nam. Còn những vấn đề ông Heiner vừa nêu trong bản tuyên cáo về việc bị gián đoạn có thể do “hiểu lầm” nào đó. Trong chuyến viếng thăm lần sau hi vọng ông báo cáo viên sẽ thấy sự thay đổi.

UserPostedImage
Vị đại diện Bộ ngoại giáo không giới thiệu tên với cử tọa- Ảnh: VRNs

Cuối cùng ông Heiner gửi lời cảm ơn đến Bộ ngoại giao về sự hợp tác. Ông cũng nhấn mạnh một lần nữa về sự bảo mật và sự riêng tư của ông chưa được trọn vẹn trong lần này. Nếu có lần sau ông cũng mong nhận được sự hợp tác hơn thế.

Buổi họp báo kết thúc lúc 13h30 phút.

Tin, ảnh: PV. VRNs tại Hà Nội

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.174 giây.