logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 31/07/2014 lúc 07:55:54(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chuyên gia về tự do tôn giáo của LHQ kết thúc chuyến thăm VN

UserPostedImage
Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp Báo cáo viên Đặc biệt về Tự do Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng của Liên hợp quốc ngày 22/7/2014, tại trụ sở Ban Tôn giáo Chính phủ (danluan.org)
Báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về tự do tôn giáo- tín ngưỡng hôm nay họp báo tại Hà Nội về chuyến công tác suốt 11 ngày qua ở Việt Nam.

Tin lề phải và lề trái
Truyền thông trong nước loan tin về việc tiếp đón của những bộ ngành và các tổ chức tôn giáo nằm trong hệ thống Nhà nước đối với phái đoàn do báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo- tín ngưỡng của Liên hiệp quốc, ông Heiner Bielefeldt, dẫn đầu đến làm việc ở Việt Nam từ ngày 21 đến 31 tháng 7.

Đó là những cuộc gặp ở Hà Nội vào các ngày đầu làm việc của phái đoàn với đại diện Bộ Tư Pháp, Bộ Giáo dục- Đào tạo Việt Nam, Ban Tôn giáo Chính phủ. Và tiếp đó là gặp Ủy ban Đoàn Kết Công giáo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Tuy nhiên, thông tin về những cuộc gặp của báo cáo viên đặc biệt Liên hiệp quốc với đại diện của những giáo hội không chịu sự quản lý của Nhà Nước chỉ có thể tìm thấy trên những trang mạng thông tin ‘lề trái’
Tại Sài Gòn, phái đoàn có cuộc gặp với đại diện của Hội đồng Liên tôn gồm các tôn giáo như Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Tin Lành Mennonite Tư gia, Công giáo. Một số vị thuộc hội đồng này đã không đến được cuộc gặp vì bị lực lượng an ninh ngăn chặn ngay tại nhà họ từ ngày hôm trước như các mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Hoàng Hoa…

Ngăn chặn gặp những nhóm giáo hội ngoài quốc doanh

Thông tin cho biết phái đoàn muốn về An Giang để gặp nhóm Phật giáo Hòa Hảo không theo Nhà Nước nhưng rồi phải quay về. Điều này được chính ông Heiner Beilefeldt nêu ra tại cuộc họp báo ngày 31 tháng 7 và anh Paolo Thành Nguyễn, một người tham dự, cho biết lại:

Từ ngày 28 đến 30 ông không được gặp những tôn giáo đó vì ông ta khẳng định là bị an ninh, công an theo dõi, ông nhấn mạnh đó là sự vi phạm nguyên tắc giữa đôi bên khi mời ông đến Việt Nam.

Chuyến đi thăm bà vợ của mục sư Tin Lành Lutheran Nguyễn Công Chính, người hiện đang phải thụ án tù 11 năm, cũng không thể thực hiện được như thông tin từ luật sư Nguyễn Văn Đài cho biết:

Vợ của mục sư Nguyễn Công Chính theo kế hoạch được ông đặc sứ Liên hiệp quốc về tự do tôn giáo tới thăm, nhưng chính quyền Gia Lai đã ngăn không cho ông này đến nhà bà mục sư Nguyễn Công Chính. Họ đe dọa những vùng như vậy còn Fulro…, nên không thể đến được.
.....Chúng tôi gặp và cũng nói nhận định chung về tình hình tôn giáo Việt Nam trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay. Đặc biệt là việc thực thi pháp luật và các điều ước quốc tế liên quan đến các quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo mà Việt Nam đã cam kết...nhưng không chịu thực hiệnMục sư Nguyễn Hồng Quang

Trình bày của những nhóm ngoài nhà nước

Tuy nhiên những người gặp được báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo- tín ngưỡng của Liên hiệp quốc đã thẳng thắn trình bày với ông này về những hành xử của nhà cầm quyền đối với những giáo phái không chịu sự kiểm soát của Hà Nội.

Mục sư Nguyễn Hồng Quang thuộc hội thánh Tin lành Mennonite Tư gia cho biết lại trình bày của ông với phái đoàn:

Chúng tôi gặp và cũng nói nhận định chung về tình hình tôn giáo Việt Nam trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay. Đặc biệt là việc thực thi pháp luật và các điều ước quốc tế liên quan đến các quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo mà Việt Nam đã cam kết, đã ký kết, đã nói rất nhiều hơn 60 năm qua từ năm 1946, trong Hiến Pháp, nhưng không chịu thực hiện hoặc thực hiện nửa vời, và thực hiện với chủ đich riêng của họ. Sự thực đó còn tồn tại những nhức nhối, đau khổ cho cộng đồng Tin Lành Mennonite nói riêng, và các cộng đồng tôn giáo thuần túy không có pháp nhân, không có liên hệ với chính quyền như giáo hội Mennonite, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy, hay Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất nói chung.

Mục sư Nguyễn Hồng Quang cũng cho biết quan tâm của phái đoàn do ông Heiner Beilefeldt dẫn đầu nêu ra trong cuộc gặp với những đại diện thuộc Hội đồng Liên Tôn:

Ông và phái đoàn có Phủ Cao ủy Liên Hiệp Quốc ở Thái Lan và Châu Âu, cũng rất quan tâm làm thế nào để những cộng đồng Tin Lành hay Phật Giáo tồn tại trong bối cảnh Nhà nước không hoan nghênh, đặt ra ngoài vòng pháp luật, cho là bất hợp pháp và thường xuyên có những đụng chạm nảy lửa ở các địa phương giữa các giáo hội không có pháp nhân với phía chính quyền. Và làm thế nào để huấn luyện các chức sắc tôn giáo để ra phục vụ trong những bối cảnh khắc nghiệt như vậy. Đó là những điều ông quan tâm nhất.
Họ có phổ biến cho chúng tôi một tờ bướm nói lên những hành vi nào là sỉ nhục, phân biệt đối xử với tôn giáo, xâm hại những nguyên tắc quốc tế, những hiến chương, điều luật quốc tế.

Chuyện đoàn chưa biết

Trong khi đoàn của báo cáo viên đặc biệt Liên hiệp quốc về tự do tôn giáo- tín ngưỡng đang còn có mặt tại Việt Nam, một sự việc xảy ra tại giáo xứ Đá Nện, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình vào chiều tối ngày 29 tháng 7 là linh mục chánh xứ Trương Văn Vút của giáo xứ này trên đường đi làm lễ đã bị chặn đánh. Trong số những kẻ đánh vị linh mục này có một người trưởng thôn.

Linh mục Nguyễn Minh Sáng cùng giáo hạt Minh Cầm với linh mục Trương Văn Vút cho biết nguyên do sự việc và biện pháp mà các linh mục thuộc giáo hạt Minh Cầm, giáo phận Vinh đang tiến hành:

Lâu lắm rồi nói chung có những cái nhìn không tốt. Tức các cha làm việc xây dựng giáo hội, xây dựng quê hương nên có lòng ganh tỵ. Cuối cùng có những việc làm không muốn có ảnh hưởng của linh mục trong đời sống dân chúng, không chỉ người Công giáo mà cả lương dân.

Vừa qua ngài có làm một nghĩa trang cho ông bà, tổ tiên trong vùng xứ đạo đó; có những nhìn nhận về phía chính quyền ‘không như ý’. Thì có những nhìn nhận như thế…bởi vì như riêng giáo xứ mà tôi đến làm mục vụ ở đây cũng vậy: trước đây cũng có việc ném đá, vào phá tán trong nhà thờ, rồi có những vụ đổ máu xảy ra.

Phía các cha trong giáo hạt có văn bản gửi cho Ủy ban Nhân dân tỉnh, Ban Tôn giáo tỉnh cũng như chính quyền huyện Tuyên Hóa, yêu cầu thứ nhất đây là hành động có tổ chức, có dự kiến trước thì yêu cầu phía chính quyền phải làm ra sự việc này để tránh sự mất đoàn kết lương- giá, cũng như cái nhìn về phía chính quyền. Trong giáo hạt và tại Quảng Bình đã có nhiều việc như thế rồi nên bây giờ các cha trong giáo hạt họp lại cực lực phản đối vấn đề này, cũng như làm tờ trình yêu cầu tỉnh, huyện giải quyết sự việc rõ ràng.

Nhiều người hẳn còn nhớ vụ việc tại giáo xứ Tam Tòa, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình hồi năm 2009. Lúc đó một linh mục do được chính quyền địa phương yêu cầu đến để giúp giải quyết vụ việc là linh mục Ngô Thế Bính cũng bị đánh trọng thương.

Sau chuyến làm việc tại Việt Nam, ông Heiner Beilefeldt-báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về tự do tôn giáo- tín ngưỡng- sẽ có văn bản trình cho Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc tại kỳ họp vào năm tới về những kết luận và khuyến nghị của ông qua chuyến làm việc tại Việt Nam từ ngày 21 đến 31 tháng 7 vừa rồi..
Theo RFA

Sửa bởi người viết 31/07/2014 lúc 07:58:27(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#2 Đã gửi : 31/07/2014 lúc 07:57:06(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Liên Hiệp Quốc cáo buộc Việt Nam vi phạm nghiêm trọng tự do tôn giáo

UserPostedImage
Ông Heiner Bielefeldt, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về tự do tôn giáo (ohchr.org)

Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng cáo buộc Việt Nam về những « vi phạm nghiêm trọng » quyền tự do tôn giáo của người dân, mặc dù đã có vài tiến bộ về việc giảm bớt sự kiểm soát của Nhà nước.
Trong cuộc họp báo tại Hà Nội hôm nay, 31/07/2014, sau khi kết thúc chuyến đi 10 ngày ở Việt Nam, Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, Heiner Bielefeldt cho biết là chuyến đi của ông đã bị gián đoạn và trong thời gian viếng thăm, ông đã bị các nhân viên an ninh và công an Việt Nam theo dõi sát và ông đã không thể nói chuyện tự do với người dân, trái với những điều kiện được đặt ra cho chuyến đi này.

Tuy nhấn mạnh là ông không thể có đánh giá toàn diện về các trường hợp cá nhân, ông Bielefeldt tuyên bố là « có những vụ vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo » ở Việt Nam. Các nhân chứng đã kể cho báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về những vụ vi phạm cụ thể, như thường xuyên mời lên công an, sách nhiễu, quản thúc tại gia, bỏ tù, phá hủy nơi thờ phượng, đánh đập.

Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc tuy vậy cũng ghi nhận một số tiến bộ, với việc không gian cho việc hành đạo đã được Nhà nước Việt Nam mở rộng một cách thận trọng.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình thì khẳng định với báo chí rằng chính phủ Việt Nam đã làm tất cả trong khả năng của mình để đáp ứng các yêu cầu của phái đoàn Liên Hiệp Quốc trong thời gian viếng thăm.

Nhưng ông Phil Robertson, Phó Giám đốc đặc trách Châu Á của tổ chức Human Rights Watch thì tố cáo Việt Nam vẫn ngăn không cho các nhà hoạt động vì tự do tôn giáo gặp báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, để ông không nghe được những điều khác với thông tin chính thức về tình tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam.
Theo RFI
xuong  
#3 Đã gửi : 31/07/2014 lúc 08:02:48(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hoa Kỳ công bố phúc trình về tình hình tự do tôn giáo thế giới
UserPostedImage
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry báo cáo bản phúc trình thường niên 2013 về tự do tôn giáo quốc tế tại Bộ Ngoại giao ở Washington, DC, ngày 28 tháng 7 2014. Courtesy Religionnews.com


Hôm thứ Hai ngày 28 Bộ Ngoại Giao Mỹ công bố phúc trình thường niên về tình hình tự do tôn giáo thế giới năm 2013, trong đó có tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam.

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam tại Hoa Kỳ đã có ý kiến về bản phúc trình này phần đề cập đến Việt Nam trong bài phỏng vấn do Thanh Trúc thực hiện. Ông Nguyễn Bá Tùng, trưởng ban phối hợp Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, nhận xét tổng quát:

Bản báo cáo năm này theo nhận xét sơ khởi của chúng tôi thì giọng điệu điệu cũng như những sự kiện đưa ra đã làm cho vấn đề sự thực về tự do tôn giáo ở Việt Nam có vẻ nhẹ nhàng hơn.
UserPostedImage
Ông Nguyễn Bá Tùng, trưởng ban phối hợp Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam
Chẳng hạn trong phần dẫn nhập, trước đây tên Việt Nam được nêu lên trong những quốc gia có vi phạm tự do tôn giáo, thì năm này tìm trong phần dẫn nhập đó không thấy tên Việt Nam. Năm 2006, tên Việt Nam được lấy ra khỏi danh sách những quốc gia đáng quan tâm vì thiếu tự do tôn giáo, dù vậy tên Việt Nam vẫn được nhắc đến trong phần dẫn nhập tổng quát của bản báo cáo như một trong những quốc gia có vấn đề, nhưng năm này thì không, đó là nhận xét sơ khởi của chúng tôi.

Thanh Trúc: Qua nhận xét sơ khởi đó phải chăng Bộ Ngoại Giao Mỹ đã không còn liệt Việt Nam vào những quốc gia cần được nhắc đến vì thiếu tự do tôn giáo ?

Ông Nguyễn Bá Tùng: Đúng, bản báo cáo nói rõ có những tiến bộ về tự do tôn giáo, cái đó là có giấy trắng mực đen. Tuy nhiên khi đọc chúng tôi cũng thấy có những điểm tích cực chẳng hạn báo cáo nói đến những khó khăn mà nhà nước đặt ra cho các tổ chức tôn giáo qua vấn đề pháp luật. Chẳng hạn Nghị Định 92 được nêu lên, trong đó báo cáo đưa ra nhận xét của các tổ chức tôn giáo, của những người đấu tranh tôn giáo, đối với Nghị Định này.
Điểm thứ hai, báo cáo nói rõ cố gắng của chính quyền Mỹ làm sao thúc đẩy nhà nước Việt Nam tôn trọng quyền tự do tôn giáo, tôn trong hoạt động của các tổ chức tôn giáo, qua việc họ thường xuyên gặp gỡ lãnh đạo các tôn giáo và những người đấu tranh cho tự do tôn giáo, cũng như họ không bỏ lỡ cơ hội nào khi tiếp xúc với nhà cầm quyền Việt Nam để đặt lại vấn đề. Đó là những điểm tích cực, thể hiện qua bản báo cáo về tự do tôn giáo thế giới năm này, đặc biệt phần của Việt Nam.

Thanh Trúc: Thế những điểm tiêu cực hay là chưa trung thực cần phải nói cho rõ hơn, thưa ông Nguyễn Bá Tùng?

Ông Nguyễn Bá Tùng: Dĩ nhiên có những điểm mà chúng tôi cảm thấy hoặc không đúng sự thực hoặc là thiếu sót. Chẳng hạn như bản báo cáo nói rõ không hề có vấn đề giao dục chủ nghĩa vô thần trong các trường học công. Cái đó hoàn toàn sai sự thực là vì chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam dựa trên duy vật vô thần. Chủ nghĩa duy vật vô thần bài bác tôn giáo, là chủ thuyết dẫn đạo của chế độ họ phải chấp nhận và bị nhồi sọ bởi chủ nghĩa đó. Không thể nói rằng không có vấn đề giáo dục về chủ nghĩa vô thần trong các trường học công lập ở Việt Nam.
Một chi tiết nhỏ thứ hai, báo cáo khi nói về vấn đề tự do thờ phượng của các tù nhân họ lại nói là có trường hợp các tù nhân được hành xử quyền tự do tôn giáo của mình trong các trại giam. Họ đơn cử trường hợp linh mục Nguyễn Văn Lý được phép cử hành thánh lễ và trao bánh thánh cho các bạn đồng tù. Chúng tôi có liên lạc với linh mục Phan Văn Lợi ở Việt Nam hôm qua. Linh mục Phan Văn Lợi, là người bạn chiến đấu của linh mục Nguyễn Văn Lý, xác nhận rằng linh mục Nguyễn Văn Lý hiện đang bị biệt giam thì làm sao mà có bạn tù để trao Mình Thánh Chúa?

Đó là những chi tiết nhỏ nhưng điều quan trọng hơn hết là ở chương thứ 3, họ nói rằng không hế có vấn đề phân biệt đối xử đối với những người có niềm tin tôn giáo. Nhận xét này hơi quá đáng và sai sự thực. Trong bản báo cáo của Mạng Lưới Nhân Quyền năm nay chúng tôi đã nói đến sự phân biệt đối xử dựa trên ba yếu tố: thứ nhất là chính trị, rồi phân biệt dựa trên yếu tố sắc tộc đối với đồng bào thiểu số, và quan trọng hơn hết là họ đã phân biệt đối xử với người dân dựa trên niềm tin tôn giáo của các người dân đó.

Ví dụ ở những nơi, chẳng hạn như ở tỉnh Đồng Nai, nơi tập trung cao số người theo Thiên Chúa giáo. Có đến 850,000 giáo dân tại tỉnh Đồng Nai tức một phần ba dân số của tỉnh đó, mà thử hỏi có người Công giáo nào làm đến chức cao hơn là chủ tịch ủy ban nhân dân xã hay không? Như vậy không phải vì vấn đề họ là người Công giáo họ không được tham dự vào chính quyền, không được tham dự vào guồng máy nhà nước, thì làm sao mà nói không có sự phân biệt đối xử dựa trên niềm tin tôn giáo? Đó là những điều sai sự thực.

Thanh Trúc: Bây giờ nói về những vấn đề ông gọi là thiếu sót trong báo cáo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về tự do tôn giáo thế giới. Phần riêng về Việt Nam ông thấy thiếu sót ở chỗ nào?

Ông Nguyễn Bá Tùng: Thiếu sót hoặc bất cập trước hết là khi họ đề cập đến các vụ đàn áp tôn giáo, họ bỏ qua hai vụ chúng tôi cho là lớn nhất trong năm 2013 tại Việt Nam. Thứ nhất, vụ đàn áp giao dân Công giáo tại Giáo xứ Mỹ Yên ở Giáo phân Vinh, trong đó có đến mấy chục người phải nhập viện vì bị thương do công an và các lực lượng an ninh khác gây nên.

Vụ án quan trọng nhất về tự do tôn giáo ở Việt Nam năm 2013 là vụ Hội Đồng Công Luật Công Án Bia Sơn ở Phú Yên. Có đến 22 người thuộc giao phái Hội Đồng Công Luật Công Án Bia Sơn bị xử án rất nặng nề. Đó là hai vụ mà chúng tôi cho rằng thể hiện sự đàn áp tự do tôn giáo tại Việt Nam rõ rệt nhất mà báo cáo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ năm này không đề cập đến một chi tiết nào cũng không nhắc đến tên.

Nhưng, một thiếu sót quan trọng nhất là khi đề cập đến các phương thức nhà nước dùng để kiểm soát các sinh hoạt tôn giáo, thì bản báo cáo chỉ nói đến các luật lệ mà bỏ quên hoạt động mà các tổ chức nhà nước dùng để kiểm soát các giáo hội.

Tôi muốn nói đến Ủy Ban Tôn Giáo Nhà Nước, Mặt Trận Tổ Quốc và các tổ chức lệ thuộc chẳng hạn như ủy ban Công giáo yêu nước hay ủy ban Phật giáo yêu nước vân vân…Đứng đầu tổ chức của Ủy Ban Tôn Giáo Nhà Nước là ai? Hiện bây giờ là trung tướng Phạm Dũng, từng là tổng cục trưởng Tổng Cục An Ninh 2 thuộc Bộ Công An. Một ông tướng công an đứng đầu một tổ chức lo về tôn giáo thì điều đó có nghĩa gì? Đặt câu hỏi như vậy thì đã có câu trả lời.

Báo cáo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố ngày 28 tháng Bảy 2014. Bản báo cáo của Mạng Lưới Nhân Quyền chúng tôi cũng như nhiều bản báo cáo khác về vấn đề tự do tôn giáo tại Việt Nam 2013 đã được công bố trước đó một thời gian khá dài. Như vậy rõ ràng không phải những người làm báo cáo không biết nhưng mà họ không đưa vào trong bàn báo cáo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Theo chúng tôi nhận xét sự bỏ sót này là sự bỏ sót cố ý.

Thanh Trúc: Xin cảm ơn ông Nguyễn Bá Tùng.
Theo RFA

Sửa bởi người viết 31/07/2014 lúc 08:03:49(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#4 Đã gửi : 31/07/2014 lúc 06:52:15(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Phỏng vấn tiến sĩ Heiner Bielefeldt, báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tự do tôn giáo
UserPostedImage
Tiến sĩ Heiner Bielefeld

Tiến sĩ Heiner Bielefeldt, Báo cáo viên LHQ Đặc nhiệm Tự do Tôn giáo vừa kết thúc chuyến viếng thăm điều tra tình hình tôn giáo tại Việt Nam, từ ngày 21 đến ngày 31.7.2014

Trong cuộc Họp báo trưa ngày 31.7 tại Hà Nội, ông xác nhận “những vi phạm trầm trọng tự do tôn giáo tại Việt Nam” và ông đã bị “ngăn cấm gặp gỡ một số người cần gặp trong chuyến đi”.

Liền sau cuộc họp báo của ông, từ Paris chúng tôi đã kết nối đường dây phỏng vấn ông khi ông đang ngồi trên xe ra phi trường rời Việt Nam về lại Âu châu. Xin mời quý thính giả theo dõi cuộc phỏng vấn :

Ỷ Lan : Xin chào Tiến sĩ Heiner Bielefeld. Xin ông vui lòng cho biết cảm tưởng sau khi kết thúc chuyến điều tra tình hình tôn giáo tại Việt Nam ?

Heiner Bielefeldt : Cảm tưởng thường rất phức tạp và lắm khi xung đột. Cho tôi rút ngắn rằng, cần phải biết đời sống tôn giáo đã phát triển tại Việt Nam như thế nào. Các thiết chế tôn giáo đa dạng đang có mặt, người ta thấy các kiến trúc tôn giáo, các tín đồ đi cúng lễ. Tuy nhiên, tất cả đó bị chính quyền kiểm soát chặt chẽ. Tín đồ tôn giáo bị thúc bách trong việc thực hành tín ngưỡng qua một số hình thái nào đó. Vì vậy, dù không gian cho sự thực hành này được mở rộng, nhưng nhìn từ viễn cảnh đặc thù nhân quyền và tự do tôn giáo, thì mọi sự tuỳ vào thiện chí của chính quyền. Chính quyền thi hành nhiều sự kiểm soát, nên tính hình tự do tôn giáo tại Việt Nam vẫn đặt ra nhiều vấn nạn.

Trong bản tuyên bố báo chí của tôi phổ biến tại cuộc Họp báo hôm nay, tôi nhận dạng những vi phạm trầm trọng trên đất nước này, đồng thời tôi cũng nhận biết một số thiện chí của chính quyền nhằm điều chỉnh tình hình, ví dụ như nắm lấy cơ hội cho việc sửa đổi pháp luật sắp tới để điều chỉnh cơ cấu hạ tầng.
Cuộc thăm viếng không phải lúc nào cũng trôi chảy. Đã có những sự cố khi những người muốn gặp tôi, bị sách nhiễu, hăm doạ, và ngăn cấm đến cuộc hẹn. Một vài cuộc gặp gỡ riêng tư bị theo dõi — chúng tôi nhận chân nhiều dấu hiệu theo dõi này. Kết quả là, cuộc thăm viếng phải bỏ dở. Do đó chúng tôi không thực hiện được nhiều phần quan trọng trong chương trình. Chúng tôi đã không thể giúp được họ vì muốn bảo vệ nguồn tin và đối tác của chúng tôi. Tôi đã nêu việc này với chính quyền Việt Nam, đồng thời phản ảnh qua bản tuyên bố báo chí của tôi.

Ỷ Lan : Ông có thể cho biết nhóm tôn giáo nào bị ngăn cản gặp ông ?

Heiner Bielefeldt : Một số rộng rãi các cộng đồng tôn giáo, các nhà hoạt động Xả hội dân sự — không riêng cho một nhóm tôn giáo nào, là điều xấu tệ hơn. Tôi không thể nói ai tạo ra các áp lực ấy, là điều tôi không thể nào biết được. Nhưng sự phá rối này rất trầm trọng, ảnh hưởng tới toàn bộ chuyến viếng thăm của tôi.
Ỷ Lan : Thưa ông, cuộc gặp gỡ song suốt của ông phải chăng là cuộc gặp gỡ Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền Viện ở Saigon ? Xin ông cho biết đôi chút về cuộc gặp này ?

Heiner Bielefeldt : Vâng. Một trong những khía cạnh quan trọng trong chuyến đi của tôi là tìm hiểu tình hình các cộng đồng tôn giáo ngoài luồng của Nhà nước, kể cả các cộng đồng tôn giáo không được nhà nước công nhận. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) là một ví dụ của một cộng đồng tôn giáo bị đẩy ra ngoài lề xã hội một cách có chủ tâm. Họ đã bị phi pháp hoá, bị đối diện với những sách nhiễu, hăm doạ trầm trọng, kể cả hình thức quản chế và cầm tù. Trong cuộc gặp ngài Thích Quảng Độ, chúng tôi đã có cuộc trao đổi, qua đó ngài trình bày rõ ràng hiện tình của ngài và Giáo hội ngài.

Ỷ Lan : Nói chung, ông thấy những chướng ngại nào cho tự do tôn giáo tại Việt Nam ?

Heiner Bielefeldt : Như tôi đã nói qua cuộc Họp báo, hệ thống pháp lý rất hạn định. Bản Hiến pháp mới năm 2013 bảo đảm tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, nhưng những hạn định lại bao trùm khắp nơi, cho phép nhà cầm quyền có nhiều uy quyền xâm phạm. Pháp lệnh về tôn giáo năm 2005 bắt buộc các tôn giáo phải đăng ký hoạt động và đệ trình chính phủ kế hoạch thường niên về mọi hoạt động. Bộ Luật Hình sự với những điều luật mơ hồ về “lợi dụng tự do dân chủ” được sử dụng rộng rãi để hạn chế tự do, kể cả tự do tôn giáo hay tín ngưỡng.

Tôi cũng chú ý tới não trạng thích viện dẫn những quyền lợi chính thống cho số đông, và thải hồi những đời hỏi của các nhóm tôn giáo “không được thừa nhận” bị coi như quyền lợi tư kỷ. Mọi cầu viện pháp lý không được vận hành. Chúng tôi gặp một số thành viên tư pháp, họ chẳng hề biết một trường hợp nào bị vi phạm quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng được đưa ra trước toà án. Như thế là đã có cấu trúc, thiết chế, và loại tâm thần gắn kết với các vấn nạn thật là một gói vấn đề ! Nhưng đồng thời, tôi luôn nhìn tới những điểm tích cực và nhìn xem các ý chí của chính quyền trong việc thay đổi nền pháp lý sắp tới cùng các cơ hội cho cuộc thảo luận thực thi tương lai.
Ỷ Lan : Ông có nghĩ rằng cuộc viếng thăm vừa qua sẽ đóng góp cho sự thực thi tôn trọng tự do tôn giáo tại Việt Nam không ?

Heiner Bielefeldt : Tôi luôn luôn hy vọng như thế. Chúng ta phải luôn luôn mang trong đầu ý nghĩ, rằng mọi cuộc thay đổi quan trọng phải đến từ lòng xã hội. Là Báo cáo viên đặc biệt và đại diện LHQ về nhân quyền quốc tế, tôi luôn có thể phụ giúp cách làm thế nào cấu tạo những không gian mới cho tự do tôn giáo, làm thế nào cho chính quyền chấp nhận đối thoại, vân vân. Đây là hoạt động thăng tiến, nhưng trong sâu thẳm, mọi cuộc đổi thay phải đến từ lòng xã hội. Điều này chưa có tại Việt Nam. Tôi luôn hy vọng điều ấy xẩy ra. Tại Việt Nam, tôi gặp một số người thực sự muốn thấy sự thay đổi, khiến tôi càng thêm hy vọng.

Ỷ Lan : Xin ông Báo cáo viên LHQ một câu hỏi chót. Cuộc phỏng vấn này sẽ được phát thanh về Việt Nam, và có thể một số người không được gặp ông cũng sẽ được nghe. Nếu có thông điệp gì nhắn gửi nhân dân Việt Nam, ông sẽ phát biểu như thế nào ?

Heiner Bielefeldt : Ô, ô… đây quả là một câu tra vấn ! Tôi không phải là hạng người thích “khẩu hiệu”. Nhưng nếu là thông điệp thì sẽ phải là : Hãy thực sự nắm bắt quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, hãy tuyên cao quyền ấy cho chính bạn, tôn trọng nó, và hãy biết rằng quyền này là quyền của mọi người, mà chẳng cần có sự chẩn thuận của chính quyền. Nhân phẩm đã có địa vị. Là điều mà ai cũng dễ hiểu. Nếu họ nhận chân họ được phú cho các quyền ấy, mà chẳng cần sự chuẩn thuẩn của chính phủ hay nhà cầm quyền, thì trong tinh thần ấy, mọi cuộc thay đổi sẽ hoàn thành.

Ỷ Lan : Xin cám ơn Tiến sĩ Heiner Bielefeldt cho cuộc phỏng vấn mà ông phải nhọc nhằn hồi đáp trên chuyến xe ra phi trường rời Việt Nam sau 11 ngày thăm viếng
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.159 giây.