logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 31/07/2014 lúc 06:26:39(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thảm trạng không dám “thoát Cộng” rồi bây giờ không dám “thoát Trung” sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 tự do đến ngày 02/05 (2014) rồi thanh thản ra đi khỏi vùng biển Việt Nam ngày 15/07 (2014) đã cho ta thấy rõ cái não trạng sợ hãi và ươn hèn của đảng CSVN đối với nhiệm vụ bảo quyền lợi của dân và của nước bi thiết đến nhường nào?
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) từ Trung ương xuống Cơ sở đã bị “tê liệt thần kinh” bởi hai vi khuẩn “kiên định” và “định hướng” nên đất nước và người dân càng ngày càng lạc hậu, chậm tiến mà Đảng là “lực cản” thì cứ “ì ra” trước nguy cơ Bắc thuộc thêm lần nữa.



Trước hết là chuyện tiếp tục kiện định lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh đã phá sản để hão huyền xây dựng đất nước “quá độ lên xã hội chủ nghĩa”.


Ai cũng biết thế giới Cộng sản không còn từ khi Liên bang Xô viết chính thức tan rã năm 1991, tiếp theo sau hàng loạt các chính phủ Cộng sản Đông Âu bị nhân dân nổi lên lật đổ. Ngay tại nước Nga, nơi ra đời của Đế quốc Cộng sản để lãnh đạo một nửa Thế giới được ngụy danh là “khối các nước Xã hội Chủ nghĩa”, sau 70 năm thống trị, cũng đã phải đầu hàng trước sức mạnh vùng lên đạp đổ bạo quyền của người dân trong cuộc cách mạng không đổ máu năm 1990.


Bây giờ cả thế giới chỉ còn lại 4 nước Trung Hoa, Việt Nam, Bắc Triều Tiên và Cuba tiếp tục ôm lấy chủ nghĩa vô sản Mác-Lênin làm kim chỉ nam hành động, theo nhu cầu và điều kiện riêng của mỗi nước.


Riêng Trung Cộng, từ khi lãnh tụ tối cao Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping) lên nắm quyền lãnh đạo Trung Hoa từ trong bóng tối năm 1975, đã từ bỏ chủ trương của các Chính phủ tiền nhiệm thời Mao Trạch Đông để mở cửa cho Trung Hoa nhìn ra nước ngoài và mời Doanh nhân các nước Tư bản vào làm ăn để xây dựng đất nước.


Nhưng ông Đặng không làm kinh tế “hà khắc” theo Chủ nghĩa Mác-Lênin mà chủ trương một nước Trung Hoa phồn thịnh dựa vào “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”.


Không có sách vở hay tài liệu nào giải thích tường tận về thế nào là “đặc sắc Trung Quốc”, nhưng Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân (Jiang Zemin) khi cầm quyền từ ngày 24 tháng 6 năm 1989 (đến ngày 15 tháng 11 năm 2002), đã làm sáng tỏ chính sách mới của giai cấp lãnh đạo hậu Mao là làm theo chủ thuyết ba Đại diện: “Đảng cộng sản Trung Quốc đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, đại diện nền văn hóa tiên tiến và đại diện lợi ích của đông đảo nhân dân Trung Quốc.”


Chính sách vươn lên, hay còn được gọi là “trỗi dậy” của Trung Quốc khổng lồ có trên 1 tỷ dân đã được Tổng Bí thư đảng kiêm Chủ tịch Nhà nước Hồ Cẩm Đào, người thay thế Giang Trạch Dân và sau đó, từ năm 2012, đến phiên Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Tập Cận Bình tiếp tục khai phóng toàn diện trên tất cả mọi lĩnh vực trọng yếu gồm kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, ngoại giao và quốc phòng để đưa Trung Hoa lên hàng cường quốc kinh tế, chỉ đứng sau Hoa Kỳ và đang canh tân hóa quốc phòng để cạnh tranh với Nhật Bản ở Á Châu.


Trong khi đó thì hai nước cộng sản nhỏ Bắc Triều Tiên và Cuba còn tiếp tục chính sách độc tài một đảng cầm quyền vì sợ mở cửa cho Tư bản vào làm ăn sẽ mất quyền lãnh đạo. Họ chỉ tồn tại nhờ phần lớn vào sự giúp đỡ tài chính và đầu tư của Trung Cộng, Nga và viện trợ nhân đạo của Liên Hiệp Quốc.


Riêng Việt Nam Cộng sản thì đã có cơ hội “thoát Cộng” từ năm 1990, nhưng Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng) Đỗ Mười đã bỏ lỡ cơ hội ngàn vàng khi ăn phải bùa cùng chung bảo vệ “ ý thức hệ Cộng sản” của Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân tại Hội nghị bí mật ở Thành Đô (Tứ Xuyên) năm 1990.


Trong 2 ngày Hội nghị 03/09 - 04/09 (1990), phái đoàn Việt Nam còn có cố vấn Phạm Văn Đồng tham dự, đã hoang tưởng sa vào cạm bẫy để thỏa mãn theo yêu cầu và quyền lợi của Trung Quốc ở chiến trường Cao Miên và ở Việt Nam để được nối lại bang giao với Bắc Kinh, sau thời gian hai nước gián đoạn từ cuộc chiến tranh biên giới năm 1979.


Sau Hội nghị Thành Đô, hai nước không công bố bất cứ tin tức nào nhưng sau khi quân Việt Nam rút khỏi Cao Miên năm 1989 thì nước này đã “nằm gọn” vào tay Trung Quốc và sự lệ thuộc kinh tế và chính trị của Ai Lao vào Bắc Kinh sau đó cũng đã khiến cho Việt Nam bị Trung Quốc bao vây ở biên giới phía Tây.


Riêng đối với Việt Nam thì những nhượng bộ về biên giới, vịnh Bắc bộ, dự án khai thác Bauxite ở Tây Nguyên và sự có mặt của các Doanh nghiệp Trung Quốc trong 90% dự án kinh tế cũng đã quá đủ để trả lời câu hỏi: Tại sao lãnh đạo Việt Nam đã bị kiểm soát bởi Bắc Kinh.


Vì vậy, không có gì để ngạc nhiên khi thấy “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” được chấp thuận tại Đại hội đảng Khóa VII năm 1991 đưa ông Đỗ Mười thay Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã viết bằng giọng điệu hồ hởi: “Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ là tổn thất lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhưng một số nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam, vẫn kiên định mục tiêu, lý tưởng, tiến hành cải cách, đổi mới, giành được những thành tựu to lớn, tiếp tục phát triển; phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có những bước hồi phục.... Hiện tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra. Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản...”


Quan điểm chật hẹp và đầy hoang đường của đảng CSVN còn nói thêm rằng: “Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.”


Giờ đây, 24 năm sau Hội nghị Thành Đô mà lối suy luận mơ màng “loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội” vẫn còn được lập lại trong kỳ Đại hội đảng XI năm 2011 khi Cương lĩnh 1991 được “bổ sung, phát triển”.


Thái độ không thực tế và không chịu nhìn vào sự thật là thế giới ở Thế kỷ 21 không còn là thời kỳ “đồng đá” mà là thời đại của điện tử với mọi việc có thể thay đổi từng giây nên Lãnh đạo Cộng sản Việt Nam cứ tiếp tục ngủ quên trong giấc mơ hư ảo để “quá độ lên xã hội chủ nghĩa” mà vẫn chưa biết “cửa thiên đàng” ở đâu, sau khi đã “quá độ” từ thập niên 60!


Định hướng đi đâu?


Thảm trạng không dám “thoát Cộng” rồi bây giờ không dám “thoát Trung” sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 tự do đến ngày 02/05 (2014) rồi thanh thản ra đi khỏi vùng biển Việt Nam ngày 15/07 (2014) đã cho ta thấy rõ cái não trạng sợ hãi và ươn hèn của đảng CSVN đối với nhiệm vụ bảo quyền lợi của dân và của nước bi thiết đến nhường nào?


Một thái độ “im hơi lặng tiếng” đến lạnh người của đảng và nhà nước CSVN từ sau khi giàn khoan HD 981 rút về phía nam đảo Hải Nam (Trung Cộng) dường như đã phản ảnh sự hài lòng tự mãn của lãnh đạo vừa ra khỏi cơn ác mộng.


Cũng từ khi giàn khoan rút đi, không còn thấy Việt Nam bắn tiếng “đã chuẩn bị sẵn hồ sơ đấu tranh pháp lý” với Trung Quốc nữa.


Phản ứng về HD 981 rút lui đến sớm nhất từ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên họp của Chính phủ ngày 16/07/2014.


Bản tin của Chính phủ viết: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam luôn kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc bằng sức mạnh tổng hợp và các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế; yêu cầu Trung Quốc không tái diễn hành vi hạ đặt trái phép giàn khoan cũng như các hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên vùng biển của Việt Nam.”


Trong khi đó, tại cuộc họp báo thường lệ ngày 24/07/2014 khi được hỏi: “Trung Quốc di chuyển giàn khoan có khiến Việt Nam từ bỏ việc kiện Trung Quốc không? Việt Nam có theo dõi tiếp hành động của Trung Quốc ở Biển Đông?”


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Hải Bình, đáp: “Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của mình bằng biện pháp hòa bình. Hiện cơ quan chức năng Việt Nam đang theo dõi chặt chẽ hoạt động các bên liên quan ở Biển Đông.”


Phản ứng của các chuyên viên Việt Nam và nước ngoài trên các diễn đàn, kể cả tại cuộc Hội thảo Quốc tế về Biển Đông tại Đại học Tôn Đức Thắng ở Sài Gòn trong hai ngày 25 và 26/07/2014, đã khuyên Chính phủ Việt Nam nên nghĩ đến việc sử dụng luật pháp Quốc tế và Luật biển Liên Hiệp Quốc năm 1982 để bảo vệ quyền lợi của mình trước Tòa án Quốc tế, sau khi các giải pháp ngoại giao với Trung Cộng không đem lại kết quả.


Cho đến khi HD 981 rút đi, Việt Nam đã chủ động ít nhất 30 cuộc tiếp xúc với các cấp liên hệ của Trung Cộng nhưng thất bại, vậy mà Chính phủ Việt Nam vẫn không dám kiện thì phải có lý do tại sao họ sợ.


Lá bài tẩy của Trung Cộng có trong tay nhiều hay ít thì phải hỏi các nguyên Tổng Bí thư đảng CSVN Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh và đương kim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.


Họ là nhóm 6 người biết rõ mọi việc, không ai khác, hiểu rất rõ hai chữ “đại cục” là “những chuyện lớn” của hai nước Việt-Trung đã được thảo luận ở Thành Đô năm 1990 mà nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch từng cảnh báo: "Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu."


Đây là hậu quả nhãn tiền của Hội nghị Thành Đô khi các ông Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng đã bằng lòng với “lý tưởng tương đồng”, hay “cùng chung bảo vệ lý tưởng Cộng sản” để đẩy đất nước và dân tộc vào ổ khóa của Bắc Kinh từ đó đến nay mà vẫn chưa “tởn tóc gáy” với những phản bội của Trung Cộng ở chiến tranh biên giới 1979, cuộc chiến Trường Sa năm 1988 và đe dọa mất Biển Đông năm 2014.


Cũng với chiều hướng bị động này là chủ trương “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.”


Khác với nền kinh tế làm theo “chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc” của Bắc Kinh, kinh tế Việt Nam “theo định hướng xã hội chủ nghĩa” đích thực là nền kinh tế làm theo chủ nghĩa Tư Bản mà đảng CSVN không dám thừa nhận.


Sở dĩ nền kinh tế “giở giăng giở đèn” này của Việt Nam chưa được Hoa Kỳ và nhiều nước tư bản khác nhìn nhận là “nền kinh tế thị trường” để được hưởng các quyền lợi thuế quan khi xuất khẩu vì đảng CSVN chưa từ bỏ quyền “chủ quản” nền kinh tế và dành cho Doanh nghiệp Nhà nước nhiều đặc quyền và điều kiện kinh tế, tài chính, thuế khóa, thuê mướn mặt bằng hơn các công ty nước ngoài.


Chính sách đối xử của Nhà nước giữa các công ty nước ngoài, đặc biệt với các doanh nghiệp không phải của Trung Quốc cũng có nhiều chênh lệch, bất công.


Ngoài ra quyền của người lao động cũng không được bảo đàm trong nhiều lĩnh vực từ lương bổng đến điều kiện làm việc và nghiệp đoàn đều do Nhà nước quản lý qua Tổng Công đoàn Lao động Việt Nam.


Vì vậy, tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa X) về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN (Nghị quyết số 21-NQ/TW) ngày 14/07/2014, các diễn giả đã kết luận: "Chất lượng thể chế kinh tế chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới mạnh mẽ sang kinh tế thị trường, chưa trở thành động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia; nhận thức về phạm trù, nội hàm của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhất là định hướng XHCN còn chưa đủ rõ; chưa có đột phá lớn trong huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội theo cơ chế thị trường; môi trường kinh doanh, vẫn chưa thực sự đảm bảo cạnh tranh công bằng, lành mạnh giữa các doanh nghiệp, thành phần kinh tế; việc gia nhập, hoạt động và rút lui khỏi thị trường của doanh nghiệp còn gặp nhiều rào cản, chi phí gia nhập thị trường còn lớn; công tác quản lý, điều hành giá còn lúng túng, bất cập."


Bản tin của Cổng thông tin Chính phủ viết tiếp: “Nhiều ý kiến đề xuất cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; thực sự tạo “sân chơi” bình đẳng giữa các doanh nghiệp; dứt khoát thực hiện giá cả theo thị trường, tính đúng, tính đủ các yếu tố hình thành giá, đi liền với đó là thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ người nghèo, người yếu thế trong xã hội; từng bước thoát khỏi tư duy bao cấp trong xây dựng và thực thi thể chế kinh tế...”


“Phát biểu kết luận cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, báo cáo sơ kết phải bám sát nghị quyết để đánh giá những mặt được, những mặt chưa được, chỉ rõ nguyên nhân và đề ra mục tiêu, giải pháp theo tinh thần cái nào còn phù hợp tiếp tục khẳng định; mặt nào cần bổ sung, phải tiếp tục bổ sung.”


Ông Dũng nói: “Những gì làm chưa tốt phải chỉ đích danh, cụ thể, phải điểm mặt những gì chưa làm được theo nguyên tắc thị trường; những gì phải sửa, để thực sự là thị trường, thực sự là minh bạch, bình đẳng, cạnh tranh, nhất là vấn đề về giá, nếu chưa thực hiện theo thị trường phải tiến tới thực hiện giá thị trường; việc phân bổ nguồn lực cũng phải phân bổ theo nguyên tắc thị trường; đã là kinh tế thị trường phải vận hành đầy đủ theo quy luật thị trường.”


Như vậy đã hai năm rõ mười về tính “mơ hồ” và “đi trên mây trên gió” của những cái đầu Lãnh đạo CSCVN đối với những con vi khuẩn độc hại vê “kiên định” và “định hướng” chưa, hay còn phải thảo luận tiếp tại Hội nghị Trung ương 10 sắp tới và sau đó tại Đại hội đảng XII năm 2016 thì may ra “đảng ta” mới “sáng mắt sáng lòng”?


(07/014)
Phạm Trần
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.141 giây.