logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 04/08/2014 lúc 08:05:13(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nhân ngày Lễ Vu Lan, Rằm Tháng Bảy năm Giáp Ngọ này, tôi bỗng nhớ tới một kỷ niệm đặc biệt về mẹ tôi mà cho đến lúc phải rời khỏi thế giới này, tôi cũng sẽ không thể nào quên được. Đó là một câu chuyện buồn đã xảy ra với gia đình chúng tôi cách đây hơn 60 năm. Cuối năm 1954, mẹ tôi bị đội CCRĐ quy là địa chủ. Trong khi đó, cha tôi là một đảng viên 1930, đã bị Pháp bắt tù giam 5 năm tại các nhà tù Kon Tum và Ban Mê Thuột. Trong cuộc kháng chiến 9 năm, người thoát ly gia đình làm việc tại tỉnh Thanh Hóa, thời gian 1954-1956 người bị khai trừ khỏi đảng CSVN vì ông nội tôi bị quy là địa chủ phản động nên cha tôi đã bị bắt đi làm việc cưỡng bức tại Vĩnh Linh, bờ bắc sông Bến Hải.


Tháng 12 năm 1954, gia tài mẹ tôi bị đội CCRĐ tịch thu nên chúng tôi gồm mẹ và 5 anh em trai chúng tôi chỉ biết nằm chờ chết đói. Vào một buổi sáng sớm mùa đông giá lạnh, bất ngờ anh Hai tôi phát hiện mẹ tôi đã treo cổ tự tử. Vì thấy chân bà còn nóng nên chúng tôi đã hạ bà xuống đốt lửa sưởi, hô hấp nhân tạo và thắp nhang cầu cúng trời đất. Không biết do mẹ tôi chưa chết hẳn hay do cầu cúng trời đất mà bà đã sống trở lại. Sau đó mẹ tôi nói, bà đã định tự tử để đội CCRĐ trả lại khoai sắn cho gia đình tôi, mong anh em chúng tôi khỏi bị chết đói để còn đợi ngày gặp lại cha tôi cho đến khi người được trở vê.


Sau lần đó, 5 anh em tôi dắt díu nhau đi ăn xin rồi đi ở chăn trâu để khỏi bị chết đói. Mẹ tôi thì sống được thêm 52 năm nữa và đã qua đời năm 2007. Nhưng ông bà nội của chúng tôi thì đều đã bị chết đói năm 1955, chỉ một khoảng thời gian sau đó!


*


Câu Kiều xưa của Nguyễn Du xé lòng!
(Kính viếng hương hồn mẹ thân yêu nhân dịp Lễ Vu Lan)


Đêm đêm nghe tiếng mẹ ru
Câu Kiều xưa của Nguyễn Du xé lòng! (*)
Nhiều ngày gạo hết, khoai không
Em thơ khát sữa đêm đông nối dài!
Đớn đau thay một sáng mai
Nhìn ra thây mẹ treo ngoài mái hiên
Chúng con hoảng hốt gào lên
Cắt dây hạ mẹ xuống nền nhà ngang
Anh con đốt lửa vội vàng
Hà hơi thổi ngạt thắp nhang khấn trời
Mẹ mau sống lại mẹ ơi!
5 con thơ dại ai người dưỡng nuôi?
Phải chăng lời khấn thấu trời?
Mà dần mẹ đã phục hồi nhịp tim
Mẹ huơ tay như kiếm tìm
Đứa em út vẫn ngồi bên mẹ gào
Nhìn 5 con nước mắt trào
Mẹ rằng vì chẳng thể nào dưỡng nuôi
Thà là mẹ chết đi rồi
Đội Cải Cách sẽ không đòi tịch thu
Để đàn con dại ngây thơ
Còn khoai, còn gạo sống chờ đợi ba!
Bây giờ mẹ đã đi xa
Nhắc về chuyện cũ để mà nhớ thôi


Tảo tần lăn lộn một đời
5 con dần lớn mẹ nuôi đến trường
Chiến tranh tàn phá quê hương
Em Tư nhập ngũ sa trường xả thân
Mẹ đớn đau ngất mấy lần
Bởi em còn cả tuổi xuân huy hoàng!
4 con học lực giỏi giang
Đều vào đại học rời làng xa quê
Mỗi lần có dịp quay về
Nhìn đôi vai mẹ tái tê cõi lòng
Dù qua trăm núi nghìn sông
Làm sao quên được tấm lòng mẹ thương?


Nhớ Kiều xưa lúc đoạn trường
Liều thân mà vẫn còn vương tình người
Cao sang còn có mệnh trời
Phải đâu cướp được của người mà sang?
Chúng dù nhờ cả ngoại bang
Kéo về tàn phá xã làng xác xơ
Theo chân Trung cộng, Nga Xô
Tiến hành cải cách họ Hồ giết dân!
Bắn oan hàng vạn thân nhân
Những người kháng chiến 9 năm lẫy lừng!


Có lần mắt mẹ rưng rưng
Nhớ thương ông nội đã từng chết oan
Ông nào theo giặc làm quan
Chỉ theo Đề Thám, Cụ Phan suốt đời
Vậy mà cải cách vu Người
Theo Quốc Dân Đảng một thời giết dân!
Mẹ rằng sống phải có nhân
Phải yêu đất nước, quên thân vì người
Đừng theo Tàu cộng đười ươi
Dâng dần biển đảo, đất trời núi sông!
Lễ Vu Lan viếng mộ ông
Con dâng giùm mẹ một vòng hoa tươi!


Nay không còn mẹ trên đời
Con thề mãi mãi nhớ lời mẹ răn!




Hà Nội, 4/8/2014
Đặng Huy Văn
____________________
(*). Câu Kiều xưa của Nguyễn Du xé lòng:
“Đầy nhà vang tiếng ruồi xanh
“Rụng rời khung dệt, tan tành gối mai
“Đồ tế nhuyễn, của riêng tây
“Sạch sành vét cho đầy túi tham!”
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.052 giây.