logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 07/08/2014 lúc 08:00:40(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Đợt vượt biên gần đây nhất : 10 người Cuba xin tỵ nạn sau khi cập bến đảo Cayman - REUTERS / Immigration Department, Cayman Brac

Đối mặt với các điều kiện sống khó khăn, người Cuba tiếp tục di tản hàng loạt, hai mươi năm sau « cuộc khủng hoảng balsero ». Đây là tên gọi dành cho những người Cuba vượt biên trên những chiếc tàu tạm bợ để đi sang Mỹ quốc – có 37.000 người đã ra đi như thế.
Đợt vượt biên năm ấy diễn ra vào thời điểm tồi tệ nhất của nền kinh tế Cuba, sau khi Liên Xô bị sụp đổ năm 1991, kéo theo làn sóng phản kháng quy mô đầu tiên của dân chúng chống lại chế độ Fidel Castro, nắm quyền từ 35 năm qua. Tình hình này cũng dẫn đến các cuộc thương lượng bí mật với Washington để thiết lập chính sách nhập cư vẫn còn áp dụng cho tới hôm nay.

Ngày nay, cho dù cuộc khủng hoảng kinh tế tệ hại nhất đã trôi qua, nhưng mỗi năm vẫn có khoảng 40.000 người Cuba tìm cách ra nước ngoài sinh sống, hầu hết là bất hợp pháp.

« Lý do chính để ra đi là kinh tế. Ngay cả khi có trình độ học vấn cao, có tay nghề giỏi, làm việc tích cực, vẫn không thể sống nổi với mức thu nhập ». Một giáo viên 34 tuổi giấu tên giải thích với AFP như trên, khi đang làm hồ sơ nhập cư vào Canada.

Người nữ giáo viên có lương tháng khoảng 20 đô la cho biết : « Tôi thấy cha mẹ tôi, những người hoạt động cách mạng về hưu nay đang sống trong những điều kiện tồi tệ. Tôi không thể chịu đựng được cảnh này, thực sự tôi không thể chịu đựng nổi ! »

Kế tục ông anh Fidel vào năm 2006, Raul Castro đã tiến hành những cải cách, trong đó tạo điều kiện cho việc xuất cảnh. Ngày nay, người đi xuất cảnh không bị mất toàn bộ tài sản khi rời Cuba như trước đây. Một đạo luật mới có hiệu lực từ tháng Giêng năm 2013 cho phép người dân được tự do ra ngoại quốc mà không cần xin phép với các thủ tục rắc rối như trước, có thể ở lại nước ngoài lâu hơn và sau đó trở lại Cuba.

Một kỹ thuật viên xét nghiệm dược phẩm 55 tuổi, đã nhận được visa nhập cảnh của một quốc gia Trung Mỹ, và hy vọng từ đó sẽ sang được Hoa Kỳ, nói với AFP : « Tôi đi sang bên đó để ở với hai con gái, từ tháng 11 năm ngoái đã sống tại Miami cùng với vợ tôi ».

Miami và Florida, nơi có 1,5 triệu người Cuba và con cháu sinh sống, tức gần hai phần ba cộng đồng Cuba hải ngoại, là một hướng đến hàng đầu. Nhưng ngày càng có thêm nhiều người Cuba chọn lựa đến sống ở Tây Ban Nha hay châu Mỹ la-tinh.

Từ sau cuộc khủng hoảng « balsero », khoảng 600.000 người Cuba rời khỏi đảo quốc này một cách bất hợp pháp. Trong khi đó dân số Cuba có khoảng 11,1 triệu người và ngày càng sụt giảm.

Theo thỏa thuận đạt được từ thương lượng giữa Fidel Castro và cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, mỗi năm Hoa Kỳ cấp 20.000 visa nhập cảnh cho người Cuba. Các nước khác như Canada và Tây Ban Nha cũng có những chương trình nhập cư.

Cho dù đã được tạo điều kiện như trên, nhưng nhiều người dân Cuba vẫn không có khả năng xin được visa, cũng không có đủ tiền mua vé máy bay và đóng phí passport. Thế nên họ phải liều mình lên những chiếc « balsa », những chiếc bè thô sơ khó thể tránh được những luồng nước mạnh và lũ cá mập, để vượt 150 km ngăn cách giữa Cuba và Florida. Một số khác chọn ra đi từ bờ biển Mêhicô hay các nước Trung Mỹ.

Về mặt chính thức kể từ năm 1994, Hoa Kỳ áp dụng chính sách tạm dịch là « chân ướt, chân khô ». Có nghĩa là nếu người vượt biên lên được đất liền, thì sẽ có cơ hội ở lại trên đất Mỹ. Nhưng nếu họ bị bắt lúc đang lênh đênh trên biển, thì sẽ bị gởi trở lại Cuba.

Không có con số chính thức nào về « balsero », những người vượt biên bất hợp pháp đến được Hoa Kỳ hay bị trả về Cuba được công bố. Tuy nhiên thường xuyên có những thông tin về những người Cuba vượt biển thành công được loan báo.

Cũng thường có tin tức về những trường hợp nghệ sĩ hay vận động viên Cuba lợi dụng lúc đi biểu diễn, thi đấu ở nước ngoài để bỏ trốn, không quay trở lại đất nước. Nhưng không hề có thông tin nào về những người Cuba bất hạnh, đã rời đảo quốc trên những con thuyền mong manh và vĩnh viễn mất tích trong eo biển Florida hay ở vịnh Mêhicô.

Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.051 giây.