logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 07/08/2014 lúc 10:53:07(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
MELBOURNE, Aus. (NV) - Trong một lệnh cấm không được phổ biến công khai, Tòa Thượng Thẩm của tiểu bang Victoria, Úc, không cho báo chí nước này nêu tên 4 lãnh đạo cao cấp của Việt Nam.

Bốn ông này gồm 2 người đương quyền là Trương Tấn Sang, chủ tịch nước, và Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng. Hai người đã về hưu là Nông Ðức Mạnh (cựu tổng bí thư đảng CSVN) và Lê Ðức Thúy (cựu thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước).

UserPostedImage
Nông Ðức Mạnh (giữa) và Nguyễn Tấn Dũng (phải), hai trong số 4 nhân vật mà tòa án tiểu bang Victoria cấm báo chí không được nhắc tên. (Hình: Getty Images)


Lệnh cấm nằm trong một văn bản của Tòa Thượng Thẩm Úc đề ngày 19 tháng 6, 2014 bị tổ chức Wikileaks bật mí hôm 29 tháng 7, 2014 vừa qua nhưng không được nhiều người để ý cho tới mới đây.

Tổ chức này đưa ra cả bản 'PDF' trên đó tòa án cấm báo chí không được nêu tên tổng cộng 17 lãnh tụ và quan chức chóp bu, đương quyền hay đã nghỉ hưu, của ba nước Indonesia, Malaysia và Việt Nam, khi đề cập đến tin tức vụ án hối lộ in tiền giấy nhựa polymer.

Mục đích của lệnh cấm đưa tin, theo văn bản của Tòa án Úc là “ngăn chặn tổn hại đến mối quan hệ quốc tế gây ra bởi việc phổ biến các tài liệu có thể gây tổn hại thanh danh của những người được nêu tên vốn không phải là đối tượng bị truy tố trong vụ án.”

Lệnh cấm này có giá trị hiệu lực 5 năm kể từ ngày ra lệnh, trừ phi được bãi bỏ.

Bảy viên chức tại Note Printing Australia Pty Ltd (công ty in tiền của chính phủ Úc), và công ty môi giới dịch vụ in tiền Securency (vốn của RBA một nửa và tư nhân Anh quốc một nửa) bị kết án xong thì tòa án Úc đưa ngay ra lệnh cấm nói trên.

Ngay sau khi vụ việc bị Wikileaks xì ra, hôm đầu tháng, chính phủ Indonesia lên tiếng đòi Úc giải thích. Chính phủ Úc vội vàng đưa ra một bản tuyên bố nói rằng “cả hai ông tổng thống đương quyền và cựu tổng thống của Indonesia không là đối tượng của vụ án” tức không liên can nên báo chí bị cấm nêu tên.

Nhà cầm quyền Hà Nội cho lệnh Bộ Ngoại Giao, hôm Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014, lên tiếng “yêu cầu Australia giải thích về lệnh kiểm duyệt liên quan vụ in tiền.”

Theo Thông Tấn Xã Việt Nam, “Ngày 7 tháng 8, Bộ Ngoại Giao đã mời đại sứ Australia tại Hà Nội lên để trao công hàm phản đối về lệnh kiểm duyệt này. Công hàm của Bộ Ngoại Giao Việt Nam nêu rõ, Việt Nam cực lực phản đối việc Tòa án Tối cao bang Victoria của Australia ban hành lệnh kiểm duyệt liên quan đến vụ in tiền polymer có nêu tên một số quan chức cấp cao nước ngoài trong đó có Việt Nam.”

Hà Nội kêu rằng, “Việc làm này xúc phạm danh dự cá nhân lãnh đạo Việt Nam cũng như hình ảnh đất nước Việt Nam. Việt Nam yêu cầu Australia giải thích nghiêm chỉnh lệnh kiểm duyệt này và công khai khách quan về vụ án để mọi người hiểu đúng sự thật.”

Chẳng đợi tới nhà cầm quyền Indonesia, CSVN đòi bạch hóa vụ việc, Wikileaks đã phổ biến văn bản của Tòa Thượng Thẩm bang Victoria tại địa chỉ https://wikileaks.org/au...n-suppression-order.pdf.
Theo báo Người Việt
xuong  
#2 Đã gửi : 08/08/2014 lúc 08:17:16(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
VN phản đối lệnh kiểm duyệt của tòa Australia nêu tên lãnh đạo cấp cao VN

UserPostedImage
Việt Nam phản đối Australia về việc tòa án tối cao bang Victoria nêu tên các lãnh đạo cấp cao của chính phủ Hà Nội nhận hối lộ từ một công ty Australia in tiền polymer cho Việt Nam.

Truyền thông nhà nước ngày 8/8 cho hay Bộ Ngoại giao trao công hàm cho đại sứ Australia và yêu cầu giải thích về lệnh kiểm duyệt liên quan tới vụ án in tiền polymer do Tòa án Tối cao Victoria ban hành ngày 19/6 bị tiết lộ trên trang Wikileaks hôm 29/7.

Lệnh của tòa hiệu lực 5 năm cấm báo chí không được nêu tên các quan chức của 3 nước Việt Nam, Indonesia, và Malaysia khi đưa tin về vụ án hối lộ in tiền polymer để tránh làm phương hại các mối quan hệ quốc tế của Australia.

Trong danh sách có tên 4 lãnh đạo Việt Nam là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cựu Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh, và cựu Thống đốc Ngân hàng nhà nước Lê Đức Thúy.

Công hàm của Bộ Ngoại giao nói Việt Nam cực lực phản đối lệnh kiểm duyệt vừa ban vì "Việc làm này xúc phạm danh dự cá nhân Lãnh đạo Việt Nam cũng như hình ảnh đất nước Việt Nam. Việt Nam yêu cầu Australia giải thích nghiêm chỉnh Lệnh kiểm duyệt này và công khai khách quan về vụ án để mọi người hiểu đúng sự thật."

Chưa có phản hồi chính thức từ phía đại sứ quán Australia.

Báo chí Australia những năm gần đây phanh phui tham nhũng trong các hợp đồng in tiền polymer do công ty Securency thuộc Ngân hàng Trung ương Australia trúng thầu.

Australia đã kết án một số viên chức liên quan đến vụ bê bối này, nhưng chưa có vụ xử lý nào từ phía Việt Nam. Bộ Công An Việt Nam kết luận chưa phát hiện tham nhũng dù Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng nói đã tích cực chỉ đạo điều tra.

Nguồn: VNA/VNExpress
xuong  
#3 Đã gửi : 08/08/2014 lúc 08:21:32(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Kẻ cắp già mồm

Một rừng lá chắn báo chí lập tức cực lực phản đối và bao bọc cho những kẻ cắp tình nghi có lùm xùm trong vụ hợp tác in tiền Polimer với Úc, phản đối Tòa án tối cao bang Victoria của Australia nêu tên một số quan chức cấp cao Việt Nam khi ban hành lệnh kiểm duyệt liên quan tới vụ in tiền polymer. VTV1 trưa không đưa tin.


Quan chức cấp cao Việt Nam lớn cỡ nào không ai dám nêu đích danh.


Hàng trăm bài báo có cỡ trong hệ thống tuyên huấn đảng cầm quyền VN nhân bản một cách đáng kinh ngạc cả về tốc độ và nội dung thông tin này.


Dù sao thì cũng phải hết sức bình tĩnh, trước sau thì kẻ cắp cũng phải gặp bà già, hữu xạ tự nhiên hương, ở dơ tự nhiên thối.


Một số báo đưa bài sớm nhất:


- Vovworld.vn/vi -Việt Nam cực lực phản đối Lệnh kiểm duyệt liên quan đến vụ in tiền polyme tại Australia


- Báo Đất Việt ‎- Việt Nam phản đối lệnh kiểm duyệt vụ in tiền của Australia


- Tiền Phong Online‎ - Việt Nam phản đối lệnh kiểm duyệt liên quan in tiền polymer


- Vtc.vn - Việt Nam phản đối Lệnh kiểm duyệt liên quan vụ in tiền polymer


- Vnexpress.net/ -Việt Nam phản đối lệnh kiểm duyệt liên quan đến vụ tiền polymer


- www.thanhnien.com.vn -Việt Nam phản đối tòa án Úc ra lệnh kiểm duyệt trong vụ in tiền polymer.
UserPostedImage

Kịch bản 16 tỷ đồng ăn hối lộ từ nhà thầu JTC Nhật Bản còn đó, một bầy hạm đội ăn bẩn thề thốt chối nhem nhẻm trong sạch, cuối cùng phải đối mặt với đất nước Nhật minh bạch về pháp luật, bài học nhớ đời cho những loại cán bộ đảng viên chung lòng tàn phá đất nước và một hệ thống bao che sống chung với trộm cướp.


Xem thêm: https://wikileaks.org/au...ression-order/press.html


Trần Văn Trộn
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.076 giây.