logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 09/08/2014 lúc 09:09:16(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Bích chương quảng cáo Tác phẩm Đèn Cù. Hình do tác giả cung cấp
Trong chương trình VHNT hôm nay Mặc Lâm xin giới thiệu tác phẩm Đèn Cù của nhà văn nhà báo Trần Đĩnh. Sách dày 600 trang sẽ được nhà xuất bản Ngưởi Việt phát hành vào hạ tuần tháng 8 này.

Tác giả Đèn Cù là nhà báo kỳ cựu của tờ Sự Thật từ những ngày đầu tiên khi báo này thành lập do Trường Chinh làm Tổng biên tập. Ông sinh năm 1930 và tham gia Việt Minh vào năm 1946 tức lúc mới 16 tuổi, Trần Đĩnh thuộc lớp đảng viên tiên phong gia nhập đảng cộng sản Việt Nam từ năm 1948. Ông là người chấp bút tiểu sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chấp bút những tự truyện của nhiều nhân vật như Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Bùi Lâm, Nguyễn Đức Thuận.

Những phân tích tinh tế
Do làm việc trong một cơ quan báo chí cao nhất của Đảng ông có cơ hội gặp gỡ hầu hết các khuôn mặt của chế độ từ Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, tới Lê Đức Thọ, Hoàng Tùng, Đỗ Mười … và những quan hệ này đã giúp ông sớm nhận ra khuôn mặt thật phía sau chiếc mặt nạ của các chóp bu cộng sản.

Sau khi vụ án “Xét lại chống đảng” diễn ra ông cũng là một nạn nhân tuy mức độ lao tù nhẹ hơn người khác nhưng đủ để ông thấy được sự đấu tranh gay gắt, sống còn giữa Mao Trạch Đông và Liên Xô cùng với nghị quyết 9 ra đời dẫn dắt cả hệ thống Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng rơi sâu vào vòng kềm tỏa của Trung Quốc.
UserPostedImage
Hình chụp tại tòa soạn báo Sự Thật năm 1948, từ trái sang: Diên Hồng, Nguyễn Địch Dũng, Kỳ Vân, Lê Quang Đạo, Trần Đĩnh, Trường Chinh, Lê Xuân Kỳ, Thép Mới, Hồng Vũ. Hình do Tác giả cung cấp

Là người theo học tại Bắc Kinh 5 năm trời, ông có những phân tích tinh tế trong “Đèn Cù” từ hành động tới cách đối xử của Mao đối với Lê Duẩn, Võ Nguyễn Giáp hay ngay cả Hồ Chí Minh trong những ngày chiến tranh chống Mỹ. Những ghi chép của ông tuy không phải là những bí mật to lớn nhưng cũng giúp cho lịch sử cận đại Việt Nam có cái nhìn chuẩn xác hơn về sự lệ thuộc của Việt Nam vào hai đầu tàu Cộng sản thế giới là Liên Xô và Trung Quốc.

Những ghi chép ấy nằm trong một văn phong tưởng chừng như hờ hững nhưng thật ra chất lửa tiềm ẩn từ trang đầu tiên tới những giòng cuối cùng. Trần Đĩnh tỏ ra không dễ dãi như cách kể chuyện của nhiều người, nhất là những người danh giá. Ông là nhà báo có cách viết của một nhà văn đậm chất trữ tình qua nhịp đập của trái tim thi sĩ.

Diễn tả sự việc cô đọng, nén thông tin đến mức có thể, nhà báo Trần Đĩnh tỏ ra rành rẽ kỹ thuật thông tin của thế kỷ 21 mặc dù ông là người đã cầm bút gần 70 năm từ ngày đầu tiên trình diện báo Sự Thật.

Khi đọc những giòng văn sau đây khó ai có thể nghĩ rằng tác giả Đèn Cù là một nhà báo, ông viết:
UserPostedImage
Hàng đầu từ trái qua: vợ Hà Xuân Trường, Lê Ðạt, Hồ Chí Minh, ngoài cùng bên phải là Trường Chinh, hàng sau đứng đầu bên trái là Hà Xuân Trường. Hình do Tác giả cung cấp
“Cuộn dây thừng trong tay anh tuột ra văng trên mặt nước như một lằn roi sáng quắc. Và chỉ một dìm xuống rồi một nhồi thúc lên là anh lính liền mất tăm. Khi anh dội ngược trở lên lần cuối, hai mắt anh mở đã dại đờ. Cái chết chớp nhoáng nhưng những nghi thức đi kèm nó lại từ tốn rất mực. Cặp mắt dại kia như mơ màng khép lại, tóc trên trán anh thong thả tách ra từng sợi lượn lờ rồi ngoan ngoãn theo nước mơn trớn phân chia để lần lượt rẽ trái rẽ phải hai bên, quá đều, quá phân miêng, khơi ra một đường ngôi quá thẳng, quá sạch, quá trắng ở chính ngay giữa đỉnh đầu anh. Tôi khẽ nấc và cắn chặt môi. Tôi thấy lại anh ba bốn tuổi đang ngửa mặt lên cho bàn tay mẹ định hình đường ngôi đầu tiên trong đời để anh giữ lấy mãi, đường ngôi mà nay con lũ trung thành đang tỉ mẩn xếp lại cho đúng nguyên mẫu ban đầu.”

Trong Đèn Cù không hiếm những câu văn tinh tế như vậy do đó khi đọc nó người ta thấy cảm xúc thi ca được vuốt ve và những hiện tượng chính trị thanh trừng, trù dập, bợm bãi với nhau trở nên dễ chấp nhận hơn đối với người khó tính.
UserPostedImage
Trần Đĩnh chụp cùng Tô Hoài. Hình do Tác giả cung cấp
Nhân chứng lịch sử
Trần Đĩnh viết trước hết cho ông, sau đó mới tới người đọc ông và cuối cùng là những thước phim tài liệu có khả năng đứng vững như nhân chứng lịch sử, lịch sử của dối trá và che dấu triệt để sự thật. Để che dấu nó, đảng Cộng sản Việt Nam rập khuôn Liên Xô và Trung Quốc, cơ quan báo chí quan trọng nhất phải có tên Sự Thật.
Xuyên suốt 600 trang của Đèn Cù là hai mảng quan trọng diễn ra sau khi cộng sản cướp chính quyền. Lần thứ nhất đấu tố địa chủ, cũng là dân chúng bị ép lên miễn cưỡng trở thành địa chủ qua “Cải cách ruộng đất”. Lần thứ hai đấu tố, giam cầm những đảng viên cộng sản có khuynh hướng thân Liên Xô và chống đối cuộc chiến tranh tương tàn qua tên gọi “Vụ án xét lại chống đảng”.

Trần Đĩnh không vẽ ra toàn cảnh bức tranh theo thứ tự thời gian sự kiện như thông thường. Ông kéo từng mảng nhỏ mà ông chứng kiến, tham gia ra miêu tả lại với những chi tiết sâu lắng dẫn dắt câu chuyện như mục tử nghêu ngao trên cánh đồng hoàng hôn đầy ắp những nhân chứng lịch sử. Họ tuần tự kể lại hay qua Trần Đĩnh, minh họa lại từng chi tiết với giọng văn tỉnh táo, trầm tư và rất thông minh của một cây viết kinh nghiệm lão luyện về tự thuật.
UserPostedImage
Nhà văn nhà báo Trần Đĩnh, ảnh chụp năm 1998. Hình do ông cung cấp.
Qua lời một người bạn thân theo chân Lê Duẩn sang Trung Quốc xin Bắc Kinh giải tỏa số hỏa tiển do Liên Xô viện trợ bị Trung Quốc chặn lại vì muốn dằn mặt Việt Nam, Trần Đĩnh nhìn thấy ở Lê Duẩn một sự ê chề, bị làm nhục vì dám sang Moskva trước khi tới Bắc Kinh.

Chính ông, vào năm 1958 khi học tại Trung Quốc đã chứng kiến tận mắt sự khinh bỉ của sinh viên Trung Quốc đối với chế độ Việt Nam qua câu chuyện rất ngắn nhưng gói ghém rất nhiều sự thật về tình đồng chí quốc tế vô sản, ông kể:

“Một hôm Chu Ân Lai, Lý Phú Xuân đến Bắc Kinh đại học nói chuyện với cả nghìn sinh viên. Bọn tôi nghe. Các mẩu câu hỏi, thắc mắc của sinh viên tới tấp truyền tay nhau đưa lên trên bàn Chu Ân Lai. Đến một mẩu, ông đọc to: Trung Quốc nghèo, dân Trung Quốc đói, sao cứ phải giúp Việt Nam?

Tôi thật tình xấu hổ. Sinh viên Trung quốc đòi chấm dứt viện trợ cho Việt Nam trước đông đủ các nước, nhất là trước sinh viên Hồi Giáo sáng sáng bốn năm giờ ra hành lang tụng kinh giập đầu thình thình xuống đất không ai ngủ nổi. Mà sao Chu Ân Lai không ỉm đi? Tôi hơi ức.

Chu Ân Lai giải đáp ngắn gọn, thẳng thắn. Viện trợ cho Việt Nam là nghĩa vụ quốc tế nhưng có lợi cho Trung Quốc: nên đẩy chiến tranh và đế quốc ra xa Trung Quốc hay để cho chúng nó áp sát bên cạnh?”

Trần Đĩnh chứng kiến việc Mao Trạch Đông giả vờ “Chỉnh đảng” để tiêu diệt thành phần chống đối với y. Báo chí được lệnh kêu gọi phải đốt rụi những gì mà đảng sai lầm, phải “thiêu cháy đảng” để đảng tái sinh…Thế là vô số người đứng lên làm theo sự kêu gọi này mà có hay đâu đó là mồi nhử những người có tư tưởng đòi thay đổi đảng. Mao Trạch Đông dưới mắt Trần Đĩnh là một gã đồ tể máu lạnh. Cử chỉ nhỏ nhẹ, ăn nói từ tốn nhưng là để đối phương có thời gian bày tỏ ngưỡng mộ hơn là bản chất của y, một gã cộng sản có dã tâm muốn thế giới biến động để Trung Quốc đứng giữa hưởng lợi.

Những con rối không tự biết mình là rối

Đèn Cù, ngay cái tên của tác phẩm đã nói lên sự vắt kiệt tư duy của tác giả vào quyển sách này.

Khi nói đến Đèn Cù người ta nghĩ ngay tới cái tên gốc của nó: Đèn kéo quân. Cái gốc đó phát xuất từ Tàu và người Việt sau nhiều thế kỷ đã làm theo nó một cách tự nguyện. Đèn Cù trở thành văn hóa Việt Nam, thay đổi chất liệu nhưng nội dung thì y như nguyên bản.

Nếu nhìn trên mặt bằng văn hóa thì Đèn Cù được diễn giải là hội nhập, là hòa tan và hàng chục khái niệm khác. Tuy nhiên đối với Trần Đĩnh, Đèn Cù được khai mở trong một ý niệm khác: Đảng cộng sản Việt Nam theo đuôi nhau chạy vòng tròn dưới bầu khí bị đốt lên bởi ánh nến ý thức hệ của đàn anh Trung Quốc. Họ như những con rối không tự biết mình là rối. Không những thế họ muốn mọi người phải như họ, tức là bịt tai, bịt mắt bịt cả tư duy để tin vào Trung Quốc một cách mù quáng. Sự mù quáng vì ý thức hệ sai khiến ấy trở thành bi kịch cho đất nước chỉ vì một nhóm nhỏ người lũng đoạn, thao túng mà phải chịu cảnh nồi da xáo thịt trong nhiều chục năm trời.

Trần Đĩnh không chấp nhận bị sai khiến và có chân trong cái đám đông tôn sùng Mao Trạch Đông của các lãnh đạo Việt Nam. Ông tách ra đứng riêng chấp nhận tư thế của một người ngoại cuộc, ngoại cuộc với sự tôn sùng lãnh tụ nhưng không ngoại cuộc với số phận Việt Nam:
“Sau năm năm du học tôi bắt đầu thấy đuợc một điều khôn lớn nhất: hãy cảnh giác với thần tượng và bỏ thần tượng! Do đó hãy tin trước hết ở lương tri, bản chất mình, gắng là chính mình, chớ nghe sai phái. Do đó dám phê phán, dám lên tiếng và dám chịu đựng... Cái đó nhờ phong trào phái hữu - mà tôi say sưa, sung suớng chứng kiến - phủ nhận chủ nghĩa xã hội, độc quyền lãnh đạo, những mỹ tự có tính bùa phép khiến một lớp người ít ỏi bỗng trở thành thần thánh.”

Những gì mà Trần Đĩnh tự nói với mình nhiều chục năm về trước vẫn theo đuổi suốt cuộc đời ông. Xóa dấu vết thần tượng Trung Quốc không quá khó đối với ông nhưng hai thần tượng khác bao vây trí tuệ nhà báo Trần Đĩnh thật không dễ xóa chút nào.

Người thứ nhất là Hồ Chí Minh và người thứ hai là Trường Chinh.

Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh rơi xuống trong lòng Trần Đĩnh vì tuy ông không ký vào nghị quyết 9 ủng hộ Trung Quốc nhưng trong tư cách lãnh tụ ông đã bị phe Lê Duẩn khống chế để không dám lên tiếng khiến Trần Đĩnh tỉnh ra trước sự thật này. Nghị quyết 9 chỉ là giọt nước tràn ly khi trước đó qua Phạm Văn Khoa, một người bạn của tác giả tháp tùng với Hồ Chủ tịch sang Trung Quốc về kể lại nguyên văn rằng: “Ông Cụ sang kiểm thảo với Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai!”.

Trường Chinh cũng thế, tuy là bậc thầy trong nghề báo đối với Trần Đĩnh nhưng tư cách tránh né vấn đề Cải cách ruộng đất cũng như hành xử trong đời sống đã làm sự kính trọng của ông dành cho Trường Chinh hoàn toàn phá sản.

Và rồi những diễn biến trong hậu trường chính trị của Đảng cộng sản Liên Xô và Trung Quốc đối với Việt Nam đã gây đổ vỡ hoàn toàn trong con người nhà báo Trần Đĩnh. Ông phát hiện ra rằng Mao Trạch Đông là người vận động Stalin thôi không có thái độ phủ nhận đối với Hồ Chí Minh trong cái gọi là cộng sản quốc tế. Chính Stalin đã phân công cho Trung Quốc “phụ trách” Việt Nam, mà trong ngôn ngữ công sản “phụ trách” đồng nghĩa với chỉ đạo, định hướng, kể cả ra lệnh.

Tác giả Đèn Cù viết: “Hệ lụy đã nằm lại sâu bền trong vô thức đảng viên cộng sản Việt Nam: vị trí đàn em, bên dưới, yên phận biết ơn đã thành nền móng cho một tư thế ứng xử với Trung Quốc. Xuân Trường cho biết Bác nhà mình chủ động khẳng định với Bác Mao quan hệ môi răng giữa Việt Nam và Trung Quốc.”

Sự lệ thuộc vào Trung Quốc như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt tác phẩm Đèn Cù. Do chạy theo một cách vô thức như những hình nhân mà nhiều đời Tổng bí thư sau Trường Chinh, Trung Quốc vẫn chiếm một vị trí cao chất ngất trong quan hệ giữa hai đảng kể cả sau cuộc chiến 1979 nhuốm đầy máu do Trung Quốc gây ra.
Do cùng thời với các danh tài như Nguyễn Tư Nghiêm, Tô Hoài, Quang Dũng, Lê Đạt, Nguyễn Hữu Đang, Xuân Diệu, Phan Kế An, Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng. Tế Hanh, Xuân Tửu, Đặng Thái Mai…Trần Đĩnh có cơ hội nhìn thấy cách ứng xử của từng cá nhân trong mỗi con người của họ. Chuyện sợ hãi của những người sống trong chế độ cộng sản đã trở thành quen thuộc nhưng ám ảnh sau vụ Cải cách ruộng đất như Tô Hoài thì có lẽ đã lên tới thể loại hài hước khó ngăn tiếng thở dài. Trần Đĩnh kể lại:

“Khoảng hai trăm tù binh phi công Mỹ xếp hàng đầy hết lòng đường đi tới. Quần áo bà ba mầu xám khói nhạt. Tôi giật mình: tất cả đoàn người bị trói kia sao quá giống hệt nhau? Ở chiều cao, ở khổ người, ở dáng đi, ở nét mặt, ở tư thế và thần thái. Lầm lũi ngửng đầu nhìn thẳng vào cái không gian bao quanh đằng đằng sát khí và tiếng la ó. Thoáng rất nhanh tôi ngỡ xem một tập quần tượng đài di động được một đạo diễn tài ba điều khiển. Nhà đạo diễn đó là ý thức về giá trị tự thân. Và rất nhanh lại nghĩ ai đó đã dựng nên tập thể điêu khắc này để đối lại tượng đài Nạn nhân các trại tập trung Quốc xã.

Dân hai bên đường hò hét, đánh đấm, ném đá. Những cái đầu tù binh quay ngoắt tránh đá, tránh đấm rất nhanh. Những con mắt không một lúc nào cầu van, nao núng...

Ba chúng tôi đứng lặng trên hè. Tương quan sức mạnh quá chênh nhau tự nhiên làm se lòng. Đoàn tù binh đã đến đoạn cuối, chợt Tô Hoài nhào xuống đường, nhảy vội lên đấm một cái trượt vào mặt một người tù binh đi ở ngoài cùng.

Anh trở lại, tôi hỏi khẽ: - Đánh người ta làm gì?

Xung quanh căm thù như thế chả lẽ ba đứa mình đứng yên? - Tô Hoài che miệng tủm tỉm cười.”

Cái mỉm cười của Tô Hoài sau đó thể hiện lại một cách sắc sảo qua các cuộc đấu tố trong tiểu thuyết “Ba người khác”.

Đọc Đèn Cù cần một sự kiên nhẫn. Kiên nhẫn như người nông phu cần mẫn nhặt từng hạt giống hư bỏ ra trước khi gieo giống. Những “hạt giống” trong Đèn Cù cũng vậy, có thể làm người đọc ngơ ngác vì nó tiết lộ những sự thật nao lòng, đến nỗi khó tin, nhưng tiếc thay nó lại là sự thật.

Thất tình Hồ Chí Minh?
Mặc Lâm: Tiếp tục về tác phẩm Đèn Cù xin nhà báo, nhà văn Trần Đĩnh vui lòng cho biết tại sao tới giờ này ông mới quyết định ra mắt tác phẩm này? Động lực nào đã giúp ông ngồi xuống tiếp tục viết những giòng cuối cùng của 600 trăm trang đầy ắp tư liệu lịch sử như thế?

Trần Đĩnh: “Lê Đạt là người khuyến khích, cổ động. Tôi đã định viết rồi và cũng đã viết rồi nhưng tôi không cho Lê Đạt biết là tôi đã viết. Tôi nói là viết phải cô đơn vì anh viết trong khi người ta mời anh cả ngày ra đồn, ra trạm thì anh không làm được gì cả. Phải hết sức khiêm tốn chứ tôi nói anh đừng có phổng mũi lên. Anh muốn đi đường xa thì phải chuẩn bị cho kỹ chứ đừng ầm ĩ lên thì anh sẽ thiệt. Cứ lặng lẽ, lặng lẽ như thế này. Tôi viết từ năm 1990 cho đến bây giờ, cứ lặng lẽ. Lê Đạt thấy tôi sống và viết như thế và nói “mày không viết thì tao là người thất bại” một cách để khuyến khích nhau thôi.”
Mặc Lâm: Trong Đèn Cù có đoạn ông đã tỏ ra thất vọng và than rằng ông đã thất tình với Trường Chinh và cả Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều gì đã làm ông tuyệt vọng về họ đến nỗi phải dùng hai từ thất tình để mà miêu tả như vậy?

Trần Đĩnh: “Thứ nhất là ông Trường Chinh ấy nói với tôi là ông ấy hoàn toàn tán thành vấn đề sống hòa bình dân chủ. Ông ấy nói với tôi rằng đồng chí Krouchev chủ trương hòa bình thì làm sao mà chửi đồng chí ấy? Cho đến lúc ông ấy gọi tôi viết hồi ký tôi biết là ông ấy nhắm tôi vì tôi với ông ấy nhiều cái hợp nhau. Thứ nhất là ông ấy thích văn tôi. Thứ hai là ông biết lập trường của tôi là giống ông ấy chứ không theo Lê Duẩn, cứng rắn theo Trung Quốc.

Lúc bấy giờ đảng Cộng sản Việt Nam đứng trước hai ngả đường: theo Liên Xô hay theo Trung Quốc? Lúc đó Trung Quốc kéo mạnh lắm, kéo người bên cạnh với sức quyết tâm rất mạnh. Hơn nữa là ông Stalin nói là để Mao Trạch Đông phụ trách Việt Nam cho nên là đã có đường mòn thế rồi. Anh nên nhớ Nghị quyết 9 cụ Hồ không bỏ phiếu. Không bỏ phiếu tức là không tán thành, coi tư tưởng Mao Trạch Đông là tư tưởng Lenin thời đại này. Ông Lê Duẩn cũng đã xác định trong quyển sách coi tư tưởng Mao Trạch Đông là tư tưởng của Lenin trong thời đại cách mạng này. Thế mà cụ Hồ không bỏ phiếu là không tán thành rồi.

Ông Trường Chinh thì tán thành và nói rằng Trung Quốc đã đấm 9 cú đấm Thôi sơn, đánh tan chủ nghĩa Krouchev. Tôi thấy ông ấy đi ngược lại mình nên tôi có cảm giác là thất tình! Bây giờ thì mình có tuổi nên cũng hiểu là con người ta cũng có lúc lắt léo thế này thế nọ. Cuối cùng ông ấy mới kiến nghị nên mới có cái đổi mới sau này đấy chứ. Đổi mới được một tí thì ông Lê Đức Thọ lại bắt ông ấy phải về. Cụ Hồ cũng thế. Tôi thần thánh cụ Hồ vì tôi tôi nghĩ cụ sẽ nói ra sự thật. Ai ngờ đâu cụ cũng im nốt. Té ra mình là thằng bướng bỉnh cứ nói. Thất tình là như thế!”

Mặc Lâm: Sau khi Lê Duẩn bị Trung Quốc làm cho ê mặt trong chuyến đi xin Bắc Kinh cho phép hỏa tiến viện trợ từ Nga được thông cảng sang Việt Nam, phải chăng Lê Duẩn rất căm Bắc Kinh và tỏ thái độ chống Trung Quốc một cách mạnh mẽ sau này thưa ông?
Trần Đĩnh: “Ông ấy chưa chống đâu, nhất định chưa chống đâu. Sau này khi Cách mạng Văn hóa thì ông ấy mới giật mình. Ông bảo không cẩn thận thì lôi thôi nhưng ông ấy cũng chưa chống. Sau này Trung Quốc lớn giọng quá ông ấy bắt đầu giật mình. Anh nên nhớ lúc bấy giờ tôi có viết là Việt Nam như gót giày Achilles, luôn luôn đứng dưới bóng đa bóng đề của Trung Quốc chứ không thể đứng một mình được. Chúng ta cứ nói là chúng ta anh hùng nhưng chúng ta thua thằng hèn là thế. Không thể đứng một mình được. Ngay đến bây giờ cần các ông ấy đứng một mình tức là anh dám đi một mình hay không, nhưng lại không dám nên vẫn nhìn ngó anh Trung Quốc. Cái bóng đó lớn đến nỗi chúng ta không thể ra khỏi nó được.”

Mặc Lâm: Lãnh đạo Việt Nam hôm nay có vẻ chưa rút ra được kinh nghiệm thân thiện với Trung Quốc cách nào đi nữa thì vẫn bị họ khinh thường, dẫn dắt theo quyền lợi của họ. Ông đã từng biết nhiều về việc Trung Quốc coi thường Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn thậm chí với chủ tịch Hồ Chí Minh, ông lý giải thế nào về hiện tượng lãnh đạo hôm nay?

Trần Đĩnh: “Lúc đầu cái chủ nghĩa Cộng sản Quốc tế nó làm cho người ta đinh ninh rằng phải có phe và có người đỡ lưng cho mình cho nên có gì thì cái xe vẫn phải chạy và có người lái vẫn phải đi tiếp. Vì vậy khi Đặng Tiểu Bình lên ta bắt đầu hy vọng. Đấy là những điều ảo tưởng hết. Đinh ninh rằng Việt Nam đã đứng trên cái xe thì phải có đầu tàu, hoặc Liên Xô hoặc Trung Quốc rồi thì chúng ta sẽ tiến lên. Trước mắt họ có làm xấu thì chắc họ sẽ phá ra được, cũng như Đặng Tiểu Bình đánh Mao Trạch Đông để lên đấy. Tất cả đều bị chủ nghĩa Quốc tế vô sản làm cho bị lóa đi. Cứ đinh ninh là như vậy nên không thể đứng một mình được.

Quả thật Việt Nam có bao giờ đứng một mình được đâu. Ngày xưa chưa có gì thì đảng Cộng sản Pháp phụ trách. Tất cả những ông lãnh đạo không biết tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, chỉ biết tiếng Pháp thôi. Nga giúp tiền cho mình thì lại qua Pháp. Sau này năm 1949 thì đi sang xin Trung Quốc. Mình không thể hiểu cái ràng buộc về ý thức hệ nó kinh khủng lắm. Con người ta không dám vượt khỏi cái ranh giới của ý thức hệ đã qui định được đâu. Anh phải có phe. Anh phải có đầu tàu, đầu tàu cách mạng ấy, Liên Xô lãnh đạo anh không được vi phạm không được phản bội. Anh nên nhớ ngày xưa trong đảng Cộng sản quốc tế, chi bộ của quốc tế là chi bộ của Liên Xô. Anh mà phản bội chi bộ ấy thì còn ra cái gì nữa, đúng không?

Cho nên cái tâm thức luôn luôn phục tùng, luôn luôn sợ hãi kỷ luật ấy làm cho người ta bị tù túng ghê lắm. Anh bị khống chế trước những quy luật tự anh đặt ra. Anh nên nhớ là bất kỳ một ông lãnh tụ cộng sản nào cũng đều không được phép tự lập ra đảng. Phải có Stalin bảo lập mới được lập. Anh mà tự lập anh chết ngay. Phải có sự xem xét của Stalin để nghiên cứu xem tay này được hay không. Ghê lắm. Đó là một uy lực kinh khủng.”

Mặc Lâm: Qua vụ án xét lại chống đảng, ông nhận xét thế nào về vai trò của hai ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ?

Trần Đĩnh: “Trước hết chính ông Duẩn xác định tư tưởng Lenin vào thời đại này. Ông Duẩn rất tán thành câu Mao Trạch Đông nói rằng “Thiên hạ đại loạn Trung Quốc được nhờ.” Có nghĩa là bạn bè mà đánh khắp thế giới, đại loạn thì chính Trung Quốc mới thoát được ra mà hưởng trong đại loạn ấy. Cái câu ấy đầy trong sách vở của Trung Quốc. Ngày xưa tôi ở Trung Quốc tôi biết. Ông Duẩn rất tâm đắc câu ấy. Bây giờ lái theo quĩ đạo ấy, chiến tranh các thứ... thì họ là người tổ chức còn ông ấy cứ theo đúng đường lối ấy. Tổ chức như vậy thì làm thế nào chống lại. Ông Thọ thì tính cách là người gian hùng làm dữ dằn lên. Bố vợ tôi do chính ông ấy giết chứ chả thấy xét lại gì cả. Có xét lại thì ông ấy cũng đã chết từ năm 46-47 rồi, Đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc ông ấy thịt hết. Ông Lê Giản chống tổng giám đốc công an xin khiếu nại mà không được.”

Anh hùng hay anh hèn?

Mặc Lâm: Trong gần cuối cuốn sách có một đoạn rất buồn: Ông khóc vì dân ta hèn và vì nghĩ như thế liên can tới cha mẹ nên ông bị mặc cảm là hỗn láo với tiền nhân, ông có thể chia sẻ thêm về việc này?

Trần Đĩnh: “Tôi nói dân ta hèn là vì như thế này: dân ta anh hùng nhưng sợ từ anh tổ trưởng sợ đi, sợ anh công an, sợ các thứ. Tôi cũng cảm thấy chính mình cũng hèn. Mình sợ nhiều thứ quá. Đấy là một tâm lý rất Việt. Bom đạn không sợ nhưng rất sợ quyền lực. Chính điều đó đẻ ra việc chúng ta khó có dân chủ là vì dân trí thấp. Chúng ta đinh ninh rằng chúng ta anh hùng trước mặt “kẻ thù” nhưng đụng đến chính quyền, đến nhà nước là ta im re hết. Tôi gọi hèn là vì vậy. Tại sao tôi khóc vì tôi cảm giác nhân dân như bố mẹ mình mà mình nói xúc phạm như vậy là mình có lỗi với bố mẹ mình. Bây giờ dần trưởng thành rồi mình cảm thấy không phải như vậy nữa.”

Mặc Lâm: Và nhìn lại hoàn cảnh sống hiện nay tại Việt Nam thì ông có cảm thấy sự hèn ấy có bớt đi phần nào hay không?

Trần Đĩnh: “Bây giờ bắt đầu khá lên đấy. Dân mình bắt đầu khá lên là vì sự thật đã được cởi tất. Theo tôi tất cả đều là sự thật hết. Người ta nhìn thấy ra sự thật, cái gì là nguyên nhân. Trước đây người ta thấy nguyên nhân là đế quốc nhưng dần dần thì không phải. Dần dần thì người ta thấy nguyên nhân chính là mất dân chủ nhân dân không được coi trọng. Nhân dân chỉ có tiếng là gốc, là chủ thôi chứ không hề có quyền lực gì hết. Người ta thấy ra sự thật thôi. Người ta thấy đảng đã tước quyền của người ta. Trong quyển sách, tôi có nói với anh cục trưởng cục A25 chuyên về an ninh văn hóa, tuyên truyền là đảng có yếu kém về trí tuệ. Tôi nói với các anh ấy là đảng rất yếu kém trí tuệ mà câu này không phải tôi sáng tạo ra mà chính đảng nhận như vậy. Đảng duy ý chí mà chính vì anh kém trí tuệ nên anh duy ý chí. Anh tưởng anh có thể cầm que diêm anh có thể đun nỗi ly nước, đó là anh duy ý chí hoặc là anh kém trí tuệ.

Đảng nhận, và tôi nói theo, đảng nhận nhưng đảng không bao giờ làm, đấy là bi kịch lớn nhất của đảng. Đảng nhận dân là gốc, là chủ nhưng không bao giờ coi dân là gốc, là chủ. Đảng nói là nhìn thẳng vào sự thật và nói thẳng sự thật nhưng đảng không bao giờ làm. Ai nói thẳng với đảng là bị đàn áp.

Tôi tin là nếu đảng có một tí khôn ngoan thì sẽ thấy cái nguy hiểm của mình. Cứ tiếp tục cái đà này thì không ai chịu nỗi. Anh nói một đàng, anh làm một nẻo. Anh thử tưởng tượng một show về thời của thế giới New York, Paris mà anh đưa ra người mẫu toàn bằng tre bằng nứa thì ai người ta chịu được. Ở cuộc đời, anh phải luôn luôn làm cho người ta tin. Tôi nghĩ đảng phải rút cái bài học này đấy. Nói thẳng sự thật mà ai người ta nói ra thì đàn áp luôn rồi nói rằng mày nói láo!”

Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.
Theo RFA
phai  
#2 Đã gửi : 14/08/2014 lúc 06:19:29(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đèn Cù giải thiêng cách mạng cộng sản Việt nam
UserPostedImage
Lê Đức Thọ​,tên thật là: Phan Đình Khải ​sinh ngày 10/10/1911,mất 13/10/1990

Điều mong mỏi nhất của người đọc khi cầm lên quyển sách tư liệu dày 600 trang của Trần Đĩnh có lẽ sẽ là những tiết lộ về những toan tính, những âm mưu chính trị bên trong đảng cộng sản Việt nam trong gần 70 năm qua từ khi đảng này bước lên thống lĩnh đời sống chính trị Việt nam. Mong mỏi đó ở người đọc không phải là điều gây ngạc nhiên vì chính nhân thân của tác giả, người làm việc nhiều năm tại cơ quan tuyên truyền của đảng là báo Nhân dân, và hơn thế nữa ông là người có cơ hội tiếp cận những nhân vật lớn của đảng như Hồ Chí Minh, Trường Chinh,…

600 trang sách dẫn độc giả đi từ những âm mưu nhỏ giành giật quyền lực ở cơ quan cho đến âm mưu mang tính toàn cầu, mà trong đó tác giả cũng phải mất nhiều thời gian để nhận ra. Và điều đáng buồn hơn hết chính là những âm mưu đó đã đưa đến cuộc chiến Việt nam tương tàn hơn hai mươi năm mà hệ lụy cho đến ngày nay dường như chưa chấm dứt.

Những lời đồn đoán về nền chính trị bí ẩn của đảng cộng sản Việt nam được tác giả xác nhận một cách rõ ràng, hoặc bởi chính mắt mình trông thấy, hoặc bởi những người trong cuộc kể lại.

Giải Thánh
Đó là chuyện ông vua không ngai Lê Đức Thọ, người chỉ giữ chức vụ khiêm tốn trưởng ban tổ chức trung ương, nhưng nắm trong tay quyền sinh quyền sát trên không những sinh mạng chính trị mà cả sinh mạng vật lý của hàng triệu đảng viên đảng cộng sản Việt nam và những người dân Việt nam.


Đó là chuyện các anh hùng của cuộc chiến tranh cách mạng do đảng cộng sản lãnh đạo, Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, thực chất đã không còn quyền lực gì từ những năm 60 của thế kỷ trước, mặc dù họ đã được đảng phong thánh.
UserPostedImage
Ông Võ Nguyên Giáp và lãnh tụ Hồ chí Minh năm 1945
Tác giả Trần Đĩnh đã giải thánh những anh hùng đó, giải thánh bằng những sự thật về cuộc sống bình thường của họ, mà tác giả mô tả một cách trần trụi nhất.

Hồ Chí Minh hóa ra không phải là một nhà cách mạng khắc kỷ bỏ hết mọi thứ riêng tư để hiến thân cho cách mạng và cho dân tộc. Qua lời kể của họa sĩ Phan Kế An, ông cũng có những đòi hỏi xác thịt bình thường nhất.

Hữu Thọ người đôi khi được báo chí chính thống hiện nay mô tả như một nhà báo đầy đạo dức và trách nhiệm nghề nghiệp, hóa ra là một kẻ bon chen, nhỏ nhen, làm tất cả để tiến thân trên những tầng nấc quyền lực của đảng.

Lê Duẩn, Tổng bí thư có quyền lực tuyệt đối của đảng cho đến chết, lại có những ý nghĩ rất ngộ nghĩnh về kinh tế quốc gia khi tuyên bố rằng cứ in tiền thoải mái vì nền kinh tế cộng sản của ông không hề có lạm phát. Cũng chính vị Tổng bí thư có vẻ bề ngoài điềm đạm ấy lại dùng vũ lực xốc cổ áo nhà triết học Trần Đức Thảo khi ông này nói rằng ông không hiểu những điều Tổng bí thư nói.

Qua việc giải thánh các nhân vật cách mạng, cuộc cách mạng cộng sản đã được giải thiêng, nó đơn giản trở thành một cuộc đấu tranh giành quyền lực của một nhóm người. Và cuộc đấu tranh quyền lực đó lại bị chi phối bởi một điều lạ lùng mang tên gọi Ý thức hệ.

Tác giả nói với chúng tôi về Ý thức hệ đó:

Mình không thể hiểu cái ràng buộc về ý thức hệ nó kinh khủng lắm. Con người ta không dám vượt khỏi cái ranh giới của ý thức hệ đã qui định được đâu. Anh phải có phe. Anh phải có đầu tàu, đầu tàu cách mạng ấy, Liên Xô lãnh đạo anh không được vi phạm không được phản bội. Anh nên nhớ ngày xưa trong đảng Cộng sản quốc tế, chi bộ của quốc tế là chi bộ của Liên Xô. Anh mà phản bội chi bộ ấy thì còn ra cái gì nữa, đúng không?
Âm mưu lớn đằng sau cuộc chiến tranh Việt nam

Chính Ý thức hệ này đã tạo nên một âm mưu lớn hơn mang tầm vóc toàn cầu, của những đồng chí phương Bắc của đảng cộng sản Việt nam, đó là nước Trung hoa cộng sản. Đây dường như là lần đầu tiên, một người trong lòng hệ thống là Trần Đĩnh xác định rõ rằng chính Trung Quốc đã đứng đằng sau lưng đảng cộng sản Việt Nam để khuấy động cuộc chiến tranh Việt Nam, mà tác giả không ngần ngại gọi nó là một cuộc nội chiến. Theo tác giả thì Trung quốc đã khuấy động chiến tranh bằng máu người Việt nam để đưa Trung Quốc ra đấu trường tranh giành quyền lợi của thế giới.

Phân tích của tác giả cho thấy rằng đảng cộng sản Việt Nam từ khi thành lập chưa bao giờ độc lập như họ thường tuyên bố. Trong cuộc chiến Việt nam huynh đệ tương tàn, đảng cộng sản Việt nam phụ thuộc vào Trung quốc. Chính vì lý do đó đã xảy ra vụ án Xét lại chống đảng mà những người được coi là thân Liên Xô như tác giả bị tống giam, thẩm tra bằng những bảng án miệng của Đảng. Rồi sau đó để làm vừa lòng Liên Xô, các nhân vật được xem là thân Trung quốc, đến phiên mình, lại bị tống giam không án.

Liên quan đến vụ án xét lại này, Trần Đĩnh cũng làm rõ rằng chính Lê Duẩn là người tôn vinh Mao Trạch Đông là lãnh tụ vô sản thế giới trong những năm 60, chứ không phải như dư luận từng xì xào trước đây rằng Trường Chinh là người thân Trung quốc vì ông chịu trách nhiệm những chết chóc đẫm máu của cuộc cải cách ruộng đất mà
Trung quốc đứng đằng sau lưng.

Và đến phiên mình, khi Trường Chinh đã mất quyền lực thì ông cũng đánh đu theo dòng chính thống thân Trung quốc.

Trong những tư tưởng thân bên này thân bên nọ ấy đương nhiên quyền lợi dân tộc Việt nam bị quên đi, từ những năm cuối thập niên 50 những người cộng sản Việt nam đã tin rằng Trung quốc sẽ giữ giùm quần đảo Hoàng Sa!

Kinh hoàng cải cách ruộng đất

Và cuối cùng, trong những sự thật trần trụi mà tác giả mô tả, là sự thật chết chóc của cải cách ruộng đất dưới vỏ bọc mỹ miều đấu tranh giai cấp. Nếu trong Bên Thắng Cuộc của nhà báo Huy Đức, những thảm cảnh trên đường vượt biển tìm tự do của người Việt sau năm 1975 được mô tả rõ ràng như chì đen trên giấy trắng không kèm theo lời bình luận, thì thảm sát cải cách ruộng đất lại được Trần Đĩnh cất lên đầy thê lương như những câu hờ tang tóc trên đồng bằng Bắc bộ.
Và ai là người chịu trách nhiệm về cuộc giết chóc hoang tàn mà chính đảng cộng sản Việt Nam cũng thừa nhận rằng đó là sai lầm? Cái nhìn cận cảnh của tác giả về Hồ Chí Minh, lãnh tụ lớn nhất của đảng lúc ấy, sau những cái chết của những địa chủ có công với cách mạng như bà Nguyễn Thị Năm, Cụ Cử Cáp,… làm cho người đọc nghĩ rằng những giọt nước mắt của Hồ Chí Minh mà nhiều người thấy qua hình ảnh từ trước đến nay không hoàn toàn là những giọt nước mắt.

Một đặc trưng cơ bản của chế độ cộng sản là tính toàn trị của nó. Nó muốn kiểm soát hết mọi thứ, kể cả suy nghĩ của người dân. Đèn Cù của Trần Đĩnh miêu tả những náo loạn tinh thần mà chủ nghĩa cộng sản đem lại cho một xã hội bình thường vì sự mong muốn toàn trị của nó.

Trong sự mong muốn toàn trị ấy, chủ nghĩa cộng sản bỏ qua cá nhân con người. Trần Đĩnh viết rằng định nghĩa về con người dưới chế độ cộng sản là một tổng hòa các mối quan hệ xã hội, và vì thế chính bản thân con người là không quan trọng nữa.

Trong xã hội mà đảng lãnh đạo nổi lên như một tổ chức siêu quyền lực. Mọi quan hệ giữa người và người với nhau như tình bạn cũng không quan trọng cái mà Trần Đĩnh gọi là tình đảng, vì tình đảng ấy cho những người cảm tình của nó đủ thứ, bảo vệ và che chắn cho những người có tình đảng ấy.

Theo tác giả, chủ nghĩa cộng sản đã lợi dụng hai góc tối tăm nhất của con người là nỗi sợ và lòng tham để thống trị họ. Ông lấy bản thân làm ví dụ. Ông biết rằng ông viết theo chỉ thị của ai đó, của đảng là một việc không nên làm, và khi đã lờ mờ nhận thấy thì cũng khó lòng bứt khỏi nó.

Và tôi bắt đầu lờ mờ nhận thấy ngoài bồi bút, tôi mang hai bộ mặt lệch nhau: om xòm ở tư cách kẻ lên án và câm nín với vai tội phạm bị đàn áp man rợ của chính bản thân.

Mà không phải chỉ có ông, một nhà báo không có vai vế trong đảng. Một vị đại công thần là Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng sợ hãi những cố vấn Trung quốc, vị Đại tướng phải nhắn nhủ các người thân tín của mình là phải dè chừng sự sưu tra lý lịch của những viên cố vấn ấy. Guồng máy cộng sản nội địa và cộng sản quốc tế luôn đè nặng một nỗi sợ lên những thành viên của họ.

Một loại xã hội mới được mà đảng cộng sản xây dựng nên được Trần Đĩnh mô tả: Đảng tạo ra hẳn một xã hội mới toanh cho loài người bất cần loài người có bằng lòng hay không. Đọc đoạn này độc giả dễ dàng liên tưởng đến tác phẩm gây chấn động ý thức hệ cộng sản vào những năm 50 của thế kỷ trước của Milovan Djilas mang tên Giai cấp mới, trong đó nhân vật số hai của đảng cộng sản Nam tư mô tả một giai cấp mới là gia cấp cộng sản lên ngôi nắm mọi quyền lực và quyền lợi. Nay Trần Đĩnh viết rằng trong sự bất cần loài người có đồng ý hay không ấy thì luật pháp chẳng có ý nghĩa gì cả.

Những nhân vật có thật trong Đèn Cù, từ những văn nghệ sĩ, trí giả như Đặng Thai Mai, Chế Lan Viên, đến những nhân vật chính trị đều hành xử trong một tình đảng và không pháp luật ấy. Mà ngay chính bản thân tác giả, ông cũng cho rằng có những lúc ông đã hành xử rất “cộng sản,” đó là khi ông đến gặp ông Trường Chinh, và được ông này khoe đứa cháu còn ẵm ngữa:

Bây giờ, ở trang giấy này, tôi thành thật xin lỗi người ông và người cháu đích tôn. Tôi đã phản ứng sặc mùi cộng sản: oán hận dai bền. Hôm ấy Trường Chinh có tình người hơn tôi. Nay tôi thật lòng xấu hổ. Nhất là khi đọc Cioran: “Hận thù có thể khiến con người dũng cảm nhưng chỉ bao dung mới làm cho con người có đạo đức.”


Mang những hận thù, oán hận ấy để đi giải phóng loài người như mục tiêu cao cả mà những nhà tư tưởng cộng sản đầu tiên đề ra thì quả là khó, Trần Đĩnh viết tiếp


Giải phóng con người là một thứ ngoa ngôn sặc mùi tâm thần. Giải phóng cho bản thân bình đẳng với dân còn làm không nổi, nói gì giải phóng loài người?

Và những mục đích cao đẹp đó chỉ đem vào cho chủ nghĩa cộng sản một đặc tính mà Trần Đĩnh dùng một danh từ của đầu thế kỷ 21 để miêu tả, đó là một loại thuốc lắc, ý thức hệ gây lắc, như những cơn điên lọan ở vũ trường.
Trong cơn lắc say sưa đó, chế độ cộng sản trở nên, như Trần Đĩnh mô tả, là một chế độ hỗn hào, nó cho mình là đứng lên hết thảy mọi thứ. Điều này giải thích cho sự ngạc nhiên cách đây gần 40 năm khi những người dân miền Nam lần đầu tiên tiếp xúc với ngôn ngữ tuyên truyền từ những người cộng sản, khi họ gọi tất cả những nhân vật, những quốc gia không thuộc về phe của họ bằng những từ miệt thị, từ những viên tướng Mỹ, Pháp cho đến những nhà lãnh đạo chế độ Việt nam cộng hòa vừa sụp đổ.

Giữ mình và thoát cộng

Trong khung cảnh mờ mịch đầy kích động do đảng tạo ra ấy, vẫn còn có những con người bám víu được những mảnh lý lẽ, lương tri cuối cùng của mình.

Nguyễn Trung Thành, nhân vật đã giúp Lê Đức Thọ dựng nên vụ án xét lại chống đảng đã cố gắng đòi hỏi minh oan cho những nạn nhân. Vù là sự minh oan đó vẫn còn nằm dưới…công lý của Đảng.

Bản thân Trần Đĩnh cũng giải thích ông đã phải giữ mình như thế nào

Tôi đã giữ được y tứ với bản thân trước hết. May sao cái chất thú hoang nó đã giúp tôi giữ lấy nhân cách cho mình, cái nhân cách hết sức mong manh trong vòng vây của chủ nghĩa tập thể, cái chủ nghĩa nó không biết đến nhân cách. Cái gì dính đến nhân - con người - là nó ghét lắm.

Có lúc ông vẫn hy vọng là cứu giúp đảng cộng sản, mà ông đã tham gia vào thuở thanh niên hăng hái tưởng rằng đó là một lý tưởng sống. Cho đến sau khi cuộc chiến mà ông không ngần ngại gọi là cuộc nội chiến kết thúc. Khi bị khai trừ ra khỏi đảng cộng sản, ông trích lời bố ông rằng đó là một sự kiện vĩ đại của cuộc đời ông.

Cuốn sách được Trần Đĩnh hoàn thành vào năm 2014 của thế kỷ 21. Nhìn lại tư tưởng ủng hộ Liên Xô của ông và các đồng chí vào những năm chiến tranh lạnh, đối đầu với chủ nghĩa Mao, ông viết:

Có lẽ trong những người phản đối cộng sản, có một số rất ghét xét lại chúng tôi vì là “tay sai Liên Xô.” Họ nghe Ðảng nên không hiểu là do kiên trì phản đối nội chiến, chúng tôi đã bị khép tội chống Ðảng, phản động trong bóng tối bí mật bao la của Ðảng.

Lúc đó với chúng tôi, đào đâu ra Human Right Watch, ra Internet, ra Hạ viện Mỹ thông qua nghị quyết đòi Việt Nam tôn trọng nhân quyền, đào đâu ra các thứ blogs ngày ngày đòi thả chúng tôi v. v.?.

Điều này không khác những người cộng sản Đông Âu trước khi bức tường Bá Linh sụp đổ cũng từng hy vọng rằng họ có thể làm cho chủ nghĩa cộng sản trở nên có một khuôn mặt mang tính người hơn.

Và trước khi hoàn tất quyển sách này, Trần Đĩnh vẫn còn đề đạt những gì ông cho là nên làm với chính quyền hiện tại, vẫn còn mang tên cộng sản, nhưng đã tiến hành một cuộc hôn nhân nhiều gai góc với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Theo RFA
song  
#3 Đã gửi : 20/08/2014 lúc 06:35:42(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Chính thức phát hành tác phẩm 'Đèn Cù' của Trần Đĩnh
WESTMINSTER, California (NV) – Nhiều độc giả ở Little Saigon đã tìm đến tòa soạn đón mua tác phẩm “Đèn Cù” của Trần Đĩnh, vừa được nhật báo Người Việt chính thức phát hành hôm Thứ Tư, 20 Tháng Tám, 2014.

UserPostedImage
Ông Thọ Nguyễn, 60 tuổi, cựu cảnh sát Quốc Gia ở Quảng Trị, độc giả ở Westminster, đến tòa soạn mua tác phẩm Đèn Cù của Trần Đĩnh, do Người Việt phát hành hôm Thứ Tư, 20 tháng 8. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)



'Đèn Cù' là cuốn sách ghi lại những cảm nghĩ, các sự kiện lịch sử, của một một nhà báo từng là Phó trưởng ban tuyên truyền Văn Nghệ báo Nhân Dân, nhằm nói lên sự thật cuộc sống của con người trong chế độ cộng sản tại Việt Nam.

“Đèn Cù, khi đọc xong mới hiểu tại sao tác giả không gọi nó là 'hồi ký', là 'tự truyện', mà cũng không phải là tiểu thuyết,” theo bình luận gia Ngô Nhân Dụng khi giới thiệu về cuốn sách mới này.

Nội dung cuốn sách không phải là tiểu thuyết vì chứa đầy những sự kiện được tác giả Trần Đĩnh mô tả mà những người đương thời có kinh nghiệm trải qua, biết chắc là sự thật. Cuốn sách ghi lại những nhân vật như Phan Kế An, như Thúy -người vợ nhà thơ Lê Đạt, bà Lợi Quyền -một nhà tư sản, v.v... qua những quan sát, những rung cảm, nhưng vẫn giữ nguyên sự thật của nhân vật và hoàn cảnh xung quanh.

Đọc ' Đèn Cù' để biết về những “tiết lộ về Hồ Chí Minh khi tới quan sát cuộc đấu tố đầu tiên ở Đồng Bầm, hóa trang che bộ râu để không ai nhận ra,” hay “Trường Chinh đeo kiếng đen tới dự, để rút kinh nghiệm mà rèn luyện các đội cải cách cho đúng tiêu chuẩn thù ghét,” hay “các bài của Hồ Chí Minh ký tắt CB trên báo Nhân Dân để cổ động cán bộ học tập kinh nghiệm của Trung Cộng,” đều được tác giả ghi lại khiến người đọc không thể ngừng được.

Sách còn cho thấy tác giả “Trần Đĩnh là nhân chứng đầu tiên cho biết đã nghe Hồ Chí Minh nói thông thạo tiếng Hẹ và đoán rằng nhân vật chóp bu này đã hoạt động cùng các đảng viên cộng sản ở Móng Cái từ trước.”

Tác giả cho biết ông từng được Hồ Chí Minh, Trường Chinh nhờ viết hồi ký. Rồi câu chuyện Nguyễn Đức Thuận, người tù Côn Đảo tranh đấu trong tù, từ Nam ra Bắc và nhiều nhân vật khác và quan hệ Việt Nam - Trung Cộng, và chứng kiến cảnh các tù binh Mỹ bị bắt, đi diễu trên đường phố Hà Nội.

Sách dày trên 200 trang do Nhà xuất bản Người Việt ấn hành, giá bán $25/cuốn, có thể mua tại tòa soạn nhật báo Người Việt, 14771Moran St., Westminster, CA 92683. Qua online tại www.nguoivietshop.com hay tại các nhà sách Tự Lực (714) 531-5290, Văn Bút (714) 895-7080, hay Tú Quỳnh (714) 531-4284.
Theo báo Người Việt
xuong  
#4 Đã gửi : 01/09/2014 lúc 07:24:55(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
'Đèn Cù là tiếng kêu đau' của tôi
Những ngày gần đây, dư luận đang chú ý một cuốn sách, được in tại Mỹ, của tác giả Trần Đĩnh, viết về chính trị nội bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cuốn sách Bấm Đèn Cù, được công bố dịp này ở hải ngoại là một 'lời kêu đau' của người viết, theo nhà văn Trần Đĩnh, tác giả cuốn tự truyện vốn đề cập nhiều chi tiết được cho là 'thâm cung bí sử' về Đảng Cộng sản Việt Nam và các 'góc khuất' trong đời tư của cố Chủ tịch Việt Nam, ông Hồ Chí Minh.

Trao đổi với BBC hôm 01/9/2014 từ Việt Nam, ông Trần Đĩnh giải thích lý do và dự định viết và công bố cuốn sách, mà theo ông đã được khởi thảo từ năm 1991 để hưởng ứng lời kêu gọi của cố Tổng Bí thư ông Nguyễn Văn Linh về 'phá tan sự im lặng đáng sợ'.

Tác giả cũng nói ông quyết định hoàn tất cuốn sách để gửi ra hải ngoại công bố, vào thời điểm Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 ở Biển Đông vào đầu tháng 5 năm nay để gửi một thông điệp cho Đảng.

Sự thực
Ông Trần Đĩnh cũng nói do nội dung của cuốn sách có nhiều thông tin được cho là nhạy cảm, mà sách của ông không thể công bố trong nước, và ông buộc phải gửi ra hải ngoại, sau lần chỉnh sửa, bổ sung cuối cùng vào đầu tháng 5/2014.

Ông Trần Đĩnh, sinh năm 1930, ở Hải Hưng, nguyên nhà báo của các cơ quan báo chí của Đảng như Sự Thật, báo Nhân Dân.

Ông là cây bút chuyên được đặt hàng hoặc mời viết tiểu sử, tự truyện, hồi ký cho các nhân vật cao cấp trong Đảng, trong đó có ông Hồ Chí Minh, ông Trường Chinh, cố Tổng bí thư Đảng.

Nói với BBC, ông khẳng định những gì ông viết là sự thật từ chính những gì ông chứng kiến, hoặc được các nhân chứng lịch sử chia sẻ.
Theo BBC
phai  
#5 Đã gửi : 05/09/2014 lúc 08:10:56(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
'Lúc đầu tôi cũng rất mến ông Hồ'
UserPostedImage
Cuốn Đèn Cù đưa ra nhiều chi tiết mới gợi ý 'thâm cung bí sử' về lãnh tụ và Đảng CS Việt Nam

Tác giả cuốn tự truyện 'Bấm Đèn Cù' nói với BBC lúc đầu ông đã 'rất mến' ông Hồ Chí Minh, trước khi vị cố Chủ tịch của Việt Nam thay đổi 'lập trường' và ngả theo ông Lê Duẩn cùng các lãnh đạo lớp đàn em.

Trao đổi với BBC, nhà văn Trần Đĩnh, một cây bút từng viết cho các tờ Sự Thật, Nhân Dân của Đảng Cộng sản Việt Nam, nói:

"Ông Hồ mà tôi đi theo thì lúc đầu tôi rất mến ông ấy, nhưng mà cuối cùng tôi nói thật tôi tâm sự là 'thất tình' trong quyển ấy."

Nhà văn giải thích lý do làm ông 'thất vọng' với vị cựu lãnh tụ cộng sản.

"Bởi vì tôi thấy cuối cùng ông Hồ thua ông Lê Duẩn. Ở ngoài cuộc rất khó hiểu. Mới đầu hội nghị Trung ương lần thứ 9, tức là Hội nghị Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Lê Duẩn, Tổng Bí thư bắt đầu ngả theo đường lối Trung Quốc để đánh, phát động chiến tranh.

"Thì lúc đầu cụ Hồ, ông Hồ ông không tán thành. Cụ Hồ không biểu quyết mà đó bắt đầu bi kịch của cụ.

"Nhưng mà tôi đinh ninh cụ phải là người kiên cường đấu tranh chống lại, thì cụ không."
Người từng được giao chấp bút tiểu sử chính thức hay các dự án hồi ký, tự truyện của nhiều lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản, trong đó có cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, giải thích thêm về quan điểm riêng của ông về cố lãnh tụ.

"Thực ra đối với con người, tôi không có gì gọi là ác cảm, không có chuyện gì đâu, nhưng vấn đề bắt đầu là khi đứng trước những cái lớn, tôi đinh ninh cụ sẽ là người đứng ra cầm trịch, thì cuối cùng cụ cũng để cho bị ông Lê Duẩn ông kéo theo."

Vẫn theo tác giả Đèn Cù, một số lãnh tụ khác của Đảng Cộng sản, như ông Trường Chinh, cố Tổng Bí thư Đảng Cộng sản VN, cũng 'ngả' lập trường như trường hợp của cố Chủ tịch Việt Nam.

Ông Trần Đĩnh nói thêm: "Ông Trường Chinh rủ tôi đi viết hồi ký cho ông ấy, mà lúc bấy giờ tôi quan niệm ông ấy viết hồi ký là ông ấy định tập hợp lực lượng, ông ấy không bằng lòng ngả theo Trung Quốc.

"Cuối cùng ông ấy chính ông ấy lại là người tán thành Trung Quốc đúng. Tôi cũng lại dứt tình với ông Trường Chinh."

'Thâm cung bí sử'
Trong cuốn sách mới được xuất bản ở hải ngoại, tác giả Trần Đĩnh đã đề cập nhiều chi tiết được cho là có tính 'thâm cung bí sử' về nội bộ Đảng Cộng sản, trong đó có nhiều thông tin liên quan các 'góc khuất' về nhân cách, đời tư của nhiều lãnh tụ, từ ông Hồ Chí Minh, tới ông Lê Duẩn, Trường Chinh, Lê Đức Thọ v.v...

Về cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, một số thông tin trong cuốn sách gợi ý rằng ông Hồ chính là người đã cải trang 'đeo râu' theo dõi vụ đấu tố địa chủ đầu tiên ở Việt Nam.

Và chính lãnh tụ này là người đã trực tiếp 'viết báo kết tội đích danh' một nữ địa chủ kháng chiến, bà Nguyễn Thị Năm, cũng như đã đả kích giai cấp địa chủ, chứ không phải là 'vô can', hay 'không hề biết' như vẫn được báo chí và lịch sử đảng Việt Nam 'tuyên truyền', giải thích.

Một số chi tiết khác gợi ý cố lãnh tụ này có các mối quan hệ với một số phụ nữ, điều chưa bao giờ được các tài liệu, văn kiện, báo chí của Đảng Cộng sản Việt Nam công bố hoặc đề cập.

Khi được hỏi về tính chân thực và căn cứ của các 'sự thực' này, nhà văn Trần Đĩnh nói:
UserPostedImage
Trần Đĩnh có nhiều cơ hội tiếp cận các lãnh tụ ở đỉnh cao quyền lực của Đảng CSVN một thời.

"Tôi sống lúc ấy thì tôi biết chứ, ví dụ như chuyện Cụ có những cái này, cái nọ thì bạn bè tôi nói, thì biết thôi. Chứ còn bây giờ nói lại thì thực là khó.

"Hiện nay tôi còn có người bạn là Phan Kế An, con cụ Phan Kế Toại, họa sỹ, anh ấy biết chuyện, anh ấy đến vẽ cho cụ.

"Anh đến vẽ cho cụ, thì anh ấy nói chuyện. Hiện nay anh Phan Kế An vẫn sống."

Trao đổi BBC mới đây về Trần Đĩnh, nhân sự kiện cuốn Đèn Cù ra mắt ở hải ngoại, nhà văn Vũ Thư Hiên, tác giả "Đêm giữa ban ngày" và dịch giả "Bông Hồng vàng" nói:

"Ông Trần Đĩnh là một người viết báo từ trước, làm nhiều ở báo Nhân dân, có một thời gian ông ấy làm việc trong văn phòng của ông Trường Chinh.
"Chúng tôi quen nhau cũng khá lâu và sau khi có vụ Xét lại chống Đảng nảy ra thì ông Trần Đĩnh, lúc đó đang làm ở báo Nhân dân, cũng bị trấn áp, nhưng không bị đi tù như chúng tôi mà người ta chỉ bắt đi lao động, bắt đi làm những công việc khác thôi.

"Ông Trần Đĩnh là người viết nhiều mà thường thường viết cho những người cầm quyền cao cấp, đối với họ, ông Trần Đĩnh là một người được tín nhiệm, viết rất là tốt."

'Kiểm chứng sự thực'
Về tính chân thực và cơ sở của những 'sự thực' được ông Trần Đĩnh đề cập, như những chi tiết 'góc khuất' về đời tư của Hồ Chủ tịch, ông Vũ Thư Hiên bình luận:

"Thực sự ra tất cả những việc đó nó nằm trong vòng bí mật của Đảng, nếu chúng ta tìm văn bản thì không có đâu, nhưng với những người ở trong giai đoạn đó mà ở gần với các vị ở đỉnh cao quyền lực, thì chắc chắn ông Trần Đĩnh là người có thể đưa ra được những thông tin khá xác thực để moi người có thể tin cậy rằng đấy là những nguồn đáng tin.
UserPostedImage
Trần Đĩnh (thứ năm, trái sang) từng được ông Trường Chinh (thứ sáu) mời viết hồi ký.

"Bởi vì thực sự bây giờ nếu chúng ta muốn tìm hiểu những con người ở trong giai đoạn đó thì chỉ có sự kể lại của các nhân chứng, chứ còn nếu chúng ta cứ đòi hỏi có một văn bản như là trong văn bản học, thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ đạt được tới điều đó, với lại cách hành xử với lịch sử của Đảng Cộng sản."

Có ý kiến cho rằng có thể không lâu nữa, nhiều bí mật được cho là "thâm cung bí sử", "tuyệt mật" của Đảng, như góc khuất trong đời tư, nhân cách của nhiều cựu, cố lãnh đạo Đảng, cùng các cuộc 'tranh chấp quyền lực' nội bộ, hay những "sai lầm nghiêm trọng" của Đảng, Chính quyền theo nhiều con đường khác nhau sẽ được công bố, bạch hóa.
Trước câu hỏi, nếu có chuyện đó, thì khi ấy việc xác lập lại 'sự thực lịch sử', nhất là trong mắt các thế hệ trẻ, thế hệ tương lai và người dân Việt Nam có dễ dàng hay không, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội nhà Văn Hà Nội, nhân dịp này nói với BBC:

"Giống như 'Đèn Cù' hoặc là cuốn trước đây của Vũ Thư Hiên 'Đêm giữa ban ngày', rồi 'Mặt thật' và nhiều cuốn khác nữa, thì thứ nhất, tôi phải nói đến chữ 'cần thiết', vì được nói ra ở những người có thẩm quyền, ở những người gần với cơ chế quyền lực, gần với sự thật nhất.

"Cho nên tính khả tín, tính xác thực của nó là cao. Và một việc như vậy sẽ giúp soi rọi nhiều vấn đề của lịch sử, và nó cũng sẽ giúp cho việc bạch hóa cũng như là việc làm sáng tỏ, rõ ràng những vấn đề.

"Điều đó bây giờ là một nhu cầu, nhu cầu của thời đại, nhu cầu của người dân, nhu cầu được thông tin và tiếp cận thông tin, và các thông tin được nói ra ở những người hoặc những cấp có thẩm quyền," nhà phê bình nói với BBC.
Theo BBC
phai  
#6 Đã gửi : 05/09/2014 lúc 08:28:57(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tết Trung Thu em đọc Đèn Cù
Tết Trung Thu đọc Đèn Cù là thú vui đặc biệt hấp dẫn trong dịp lễ truyền thống năm nay.


Bao năm qua Tết Trung Thu đến là em nghĩ đến bánh Trung Thu, nhưng bây giờ hầu hết bánh kẹo bán ngoài chợ đều nhập từ Tàu đầy hóa chất độc hại, em không còn tha thiết gì đến thứ bánh chờ cả năm mới được ăn một lần này nữa, ngoại trừ bánh Trung Thu mà em biết chắc chắn là do người Việt mình làm. Tuy nhiên không phải vì miếng bánh mà em mất vui trong “ba ngày lễ lớn”. Em có món ăn tinh thần rất lành và làm sáng mắt: “Đèn Cù”.


Xưa nay, trong đám đèn Trung Thu có đèn cá chép, đèn ông sao, đèn chú thỏ, đèn cù - còn gọi là đèn kéo quân - v.v... em thích đèn cù hơn cả, vì nó biết chạy.


“Khen ai khéo vẽ (ôi a) đèn cù. Voi giấy (ôi a) ngựa giấy, vòng quanh nó chạy tít mù”.


Đèn cù, không chỉ con nít thích, người lớn cũng thích. Thích vì những hình ảnh người ta vẽ chạy vòng vòng, “cứ chạy vòng quanh”. Nhưng Trung Thu năm 2014, càng thú vị hơn khi được nhìn thấy những bộ mặt thật bị bóc trần son phấn trong “Đèn Cù”, tự truyện của người đi theo Việt Minh /CS từ lúc 16 tuổi, một người từng viết tiểu sử Hồ Chí Minh, là ông Trần Đĩnh.


Em tin tưởng tuyệt đối những gì được viết trong Đèn Cù, vì tác giả không phải là bọn phản động chuyên đi chọc phá tổ Cuốc, bêu xấu bác và đảng, nhưng tác giả chính là người từng sống bên cạnh bác Hồ và được giao nhiệm vụ viết tiểu sử vị “cha già dân tộc”.


Em không “ưa chính trị”, em chỉ yêu bác Hồ và học tập đạo đức bác nên em chỉ thích những gì liên quan đến cá nhân bác. Chẳng hạn những “sự cố lịch sử” về bác trong cuốn Đèn Cù xoay mù mắt dân Việt suốt hơn nửa thế kỷ qua em đọc được vài trong phạm vi ngắn gọn của trang báo, em xin trích vài “sự cố “sau đây.


Một là, Bác Hồ bịt râu để giấu mặt đi xem đấu tố người từng là đại ân nhân của bác và đảng, cụ bà Nguyễn Thị Năm/ Cát Hanh Long. Bà Năm bị giết và đưa vào cái áo quan quá nhỏ nên “Du kích mấy người bèn đặt bà ta nằm trên miểng cỗ áo rồi nhảy lên vừa dẫm vừa hô “Chết còn ngoan cố này, ngoan cố nổi với các ông không này?” Nghe xương kêu răng rắc mà tớ không dám chạy, sợ bị quy là thương địa chủ. Cuối cùng bà ta cũng vào lọt, nằm vẹo vọ như con rối gẩy vậy.” ( ĐC/ trg 86)


“Sự cố” bác bịt râu giấu mặt để tận mắt chứng kiến cảnh đấu tố bà Năm chứng tỏ Hoàng Tùng đã ba sạo trong hồi ký của Hoàng Tùng khi viết về mười nỗi buồn của bác Hồ rằng, “bác không tán thành đấu Nguyễn Thị Năm, nhưng phải nghe Trung Quốc”. “Sự cố” bác bịt râu giấu mặt này rất là phù hợp với vài báo “Địa chủ ác ghê” ký tên C.B sau này bị lật tẩy chính là bác Hồ.


Hai là, “Một dạo Phan Kế An hàng ngày đến vẽ Cụ Hồ. Một chiều về sớm hơn, An nói:” À, cái P.M (Phương Mai) tự nhiên mang ba lô, chăn chiếu đến chỗ Ông Cụ, tớ được xua về sớm.” Vài tháng sau, An lại về muộn. Hỏi vì sao thì An nói không thấy P.M (Phương Mai) đến nữa. “Chắc máy cụ yếu!”, giải đáp thuần túy sinh học. Không tính đến sở thích, gu của cụ.” (ĐC/ trg 30)


Ba là, “Chuẩn bị cải cách ruộng đất, từ giữa tháng 7 đến tháng 9-1953, trung ương mở một lớp chính huấn cho các trí thức trong cũng như ngoài đảng và các đoàn thể trung ương... Cụ Hồ cách nhật, có khi liền ngày đến xem điện ảnh, liên hoan với học viên. Cụ có mấy câu nổi tiếng trong hội trường “Bác Hồ muốn nằm” khi mọi người hô “Hồ Chủ tịch muôn năm.” Rồi tay chỉ vào đầu:” Từ đây thì Bác già, nhưng từ đây (tay chỉ vào bụng) thì Bác trẻ”. Một hôm Bác nói: “Các cô các chú không sợ người ta kêu mình kém trí thức, ít lý luận. Họ kêu thì bảo họ rằng tôi lú nhưng chú tôi khôn. Chú tôi là Stalin, Mao trạch Đông.” (ĐC/trg 72)


Bác già đầu nhưng phần dưới bụng “thì Bác trẻ” là “đúng quá rồi chứ còn gì nữa” Không khỏe mà họa sĩ Phan Kế An “hàng ngày đến vẽ Cụ Hồ” lại bị đuổi về sớm hàng ngày để Cụ cùng Cháu (P.M) hành quân trước khi trời tối suốt “vài tháng”. Cứ rúc vào hang Pắc Bó suốt như vậy, “bác” không lú sao được. Lú nên mọi sự giao cho Tàu cả, ngoài biển lẫn đất liền.


Em thích đọc Đèn Cù vì nó lù lù mọi sự thật, nhất là những sự thật về đạo đức bác mà em đang quyết tâm thi đua học tập để giành giải thưởng cuối mùa.

Nguyễn Bá Chổi
phai  
#7 Đã gửi : 07/09/2014 lúc 05:56:43(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Khi lãnh tụ cộng sản nổi máu côn đồ

Cố tổng bí thư Lê Duẩn được đảng cộng sản gọi là ‘người học trò xuất sắc của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại’. Trong 26 năm giữ quyền lực tối thượng cho đến lúc chết, TBT Lê Duẩn có lúc được bộ máy tuyên truyền CS tô vẽ là nhân vật ‘vĩ đại’ ngang tầm ông Hồ Chí Minh.


Dù vậy, bộ mặt thật của ‘lãnh tụ kiệt xuất’ Lê Duẩn vừa tiếp tục bị lột trần bởi nhà văn Trần Đĩnh qua tác phẩm Đèn Cù. Trong đó có chi tiết kể lại việc Lê Duẩn đã trực tiếp ra tay hành xử côn đồ đối với triết gia Trần Đức Thảo, một trí thức uyên bác bị cộng sản lừa gạt.


Vụ việc đã được nhà văn Trần Đĩnh kể lại một cách chân thực như sau:


Chỉ một chi tiết trên cũng đủ để thấy được bản chất côn đồ đã ăn sâu trong máu của những người cộng sản. Đó là chưa nói đến việc ra tay hành hung đối với một người trí thức bị xem là hành vi thấp hèn.


Chế độ cộng sản vẫn hay bị xem là chế độ côn đồ cũng vì thế.


Cho đến nay, nhiều vị tự nhận là ‘nhân sỹ’ hay đảng viên lão thành vẫn hay ngụy biện rằng: đảng cộng sản ngày xưa tốt, nhưng ngày nay ‘không tốt’ vì bị một số lãnh đạo đảng làm sai (!?).


Thiệt hết biết!


Hy vọng rằng sau khi đọc xong tác phẩm Đèn Cù, các vị đảng viên phản tỉnh có thể nhận rõ bản chất của cộng sản đã xấu từ lúc sinh ra, mau chóng vứt đi cái thẻ đảng đã lừa dối các vị suốt bao năm nay.


Bản thảo điện tử tác phẩm Đèn Cù của nhà văn Trần Đĩnh hiện đang được lan truyền trên các mạng xã hội. Phiên bản điện tử chính thức của quyển sách dự kiến sẽ sớm được công bố trong thời gian gần đây.


Bạn đọc Danlambao
song  
#8 Đã gửi : 08/09/2014 lúc 08:12:09(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhà văn Vũ Thư Hiên nói về cuốn Đèn Cù

Nhà văn Vũ Thư Hiên chia sẻ với BBC về Trần Đĩnh, nhân dịp tác giả này vừa công bố tại hải ngoại cuốn tự truyện của mình với đầu đề "Đèn Cù".

Đây là cuốn sách hiện được lưu truyền trên mạng Internet với nhiều tư liệu được cho là 'thâm cung bí sử' về Đảng Cộng sản Việt Nam và các lãnh tụ của Đảng.

Theo tác giả "Đêm Giữa Ban Ngày", cuốn sách của Trần Đĩnh là một tư liệu có thể cung cấp các thông tin khá xác thực và đáng tin cậy về Đảng Cộng sản Việt Nam trong một số giai đoạn quan trọng từ trước.

Về tính chân thực trong các tư liệu mà cuốn Đèn Cù đề cập, nhà văn Vũ Thư Hiên nói:

'Đáng tin cậy'
"Thực sự ra tất cả những việc đó nó nằm trong vòng bí mật của Đảng, nếu chúng ta tìm văn bản thì không có đâu, nhưng với những người ở trong giai đoạn đó mà ở gần với các vị ở đỉnh cao quyền lực, thì chắc chắn ông Trần Đĩnh là người có thể đưa ra được những thông tin khá xác thực để mọi người có thể tin cậy rằng đấy là những nguồn đáng tin.

"Bởi vì thực sự bây giờ nếu chúng ta muốn tìm hiểu những con người ở trong giai đoạn đó thì chỉ có sự kể lại của các nhân chứng, chứ còn nếu chúng ta cứ đòi hỏi có một văn bản như là trong văn bản học, thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ đạt được tới điều đó, với lại cách hành xử với lịch sử của Đảng Cộng sản."

Mở đầu cuộc trao đổi với BBC, ông Vũ Thư Hiên kể lại những gì ông biết về ông Trần Đĩnh trong thời kỳ nhà văn này còn làm việc cho các cơ quan báo chí, truyền thông quan trọng của Đảng, cho tới các giai đoạn khác về sau, trong đó có giai đoạn chính quyền ở miền Bắc trừng phạt nhóm "Xét lại chống Đảng".
Theo BBC
xuong  
#9 Đã gửi : 10/09/2014 lúc 07:22:24(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nhà xuất bản nói về tác động của tác phẩm Đèn cù

Cuối tháng Tám 2014 tác phẩm Đèn Cù của nhà văn Trần Đĩnh được nhật báo Người Việt xuất bản tại miền Nam California, Hoa Kỳ. Nhà báo Đinh Quang Anh Thái cho biết nhận định của ông về tác động của quyển sách này lên chính trị và xã hội Việt nam.

Kính Hòa: Đứng ở góc nhìn của nhà xuất bản, trong đợt ấn hành đầu tiên này ông nhận thấy sự quan tâm của công chúng trong và ngoài nước về tác phẩm này như thế nào?

Ông Đinh Quang Anh Thái: Thưa quý thính giả của Đài Á châu tự do, với hầu hết những độc giả đã mua quyển sách Đèn cù mà chúng tôi có dịp gặp gỡ tiếp chuyện, thì họ đều thích thú ở quyển Đèn cù ở hai điểm chính. Điểm đầu tiên là về những sự kiện mà tác giả Trần Đĩnh đưa ra trong quyển này. Những sự kiện này thì có nhiều cái không xa lạ với người đọc, nhưng những nguồn tin khác thì thường là trích dẫn chứ không phải trực tiêp như tác giả Trần Đĩnh. Chúng tôi có thể đưa ra ít nhất là hai ví dụ sau đây.

Thứ nhất là người ta có thể đọc ở nhiều quyển sách khác về chuyện trong đợt vận động cải cách ruộng đất thì nhà nước cộng sản Việt nam đã bắn người đầu tiên là bà Nguyễn Thị Năm là một người đàn bà giàu có ở miền Bắc, đã nuôi không biết bao nhiêu bộ đội Việt minh trong công cuộc kháng Pháp từ năm 1940. Nhưng ít ai kể lại chuyện bà Năm bị bắn như thế nào. Việc ông Trần Đĩnh mô tả sau khi bà Năm bị bắn xong thì thân xác quá lớn so với cổ quan tài bằng gỗ nhỏ, thì ba người trong đội cải cách đứng dậy dùng chân đạp nát bà cụ Long này vào trong quan tài.
Cái sự việc thứ hai là người ta thường nói ông Hồ Chí Minh chỉ vì chịu áp lực của Trung quốc mà bắn bà Năm mà thôi bởi vì bà Năm từng nuôi những cán bộ cao cấp nhất của đảng từ ông Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Lương Bằng, v.v… Nhưng ông Trần Đĩnh đưa ra một tài liệu hiếm có đăng trên tờ Sự thật mà lúc đó ông là biên tập viên, là một bài viết dưới bút danh CB là bút danh của ông Hồ Chí Minh. Nội dung bài viết là lên án địa chủ và lên án đích danh bà Nguyễn Thị Năm. Điều đó cho thấy dù là bị áp lực hay là tự ý, ông Hồ Chí Minh cũng là người chủ mưu trong việc bắn một người có công rất lớn trong công cuộc kháng Pháp. Đó là chưa kể bà Long (hay là bà Năm) còn có hai người con trai mà một người lên đến cấp trung đoàn trưởng trong trận đánh Điện Biên Phủ.

Một sự kiện nữa là từ trước tới giờ người ta hay nói ông Lê Duẫn, Tổng bí thư đảng cộng sản Việt nam là người kiên quyết chống Trung quốc qua cuộc chiến tranh 1979. Nhưng theo tài liệu của Trần Đĩnh thì người ta thấy từ những năm 1950 thì Lê Duẫn là người hết lòng theo Trung quốc, ông Lê Duẫn có viết rằng Mao Trạch Đông là Lê Nin của phương Đông. Và tất cả những gì của Trung quốc là mẫu mực mà đảng cộng sản Việt nam phải theo. Chính ông Lê Duẫn là người đã ra lệnh bắt giữ những người thuộc nhóm gọi là xét lại chống đảng, tức là chống lại nghị quyết số 9 của đảng cộng sản Việt nam muốn tấn công miền Nam bằng võ lực.

Thưa quí thính giả là phản ứng của người đọc là họ cảm ơn tác giả Đèn cù là ông Trần Đĩnh. Một điều nữa là những nhà văn, những người cầm bút tại hải ngoại khi đọc Trần Đĩnh đều nói là rất tiếc ông sinh ra trong một đất nước chiến tranh như vậy, chứ bình thời mà ông dùng khả năng của mình để viết thôi thì ông đã trở thành một nhà văn lớn. Vì ông có một văn phong rất đặc biệt không có người nào có cả. Ông có một văn tài mà những người cầm bút mà chúng tôi tiếp xúc ở quận Cam, miền Nam California đều thán phục.
Kính Hòa: Theo ông thì tác động của quyển sách này lên hiện trạng xã hội Việt nam hiện nay sẽ như thế nào không?

Ông Đinh Quang Anh Thái: Có một blogger từ Việt nam viết thư cho chúng tôi nói rằng khi họ đọc Đèn Cù trên mạng Internet, thì họ nghĩ đến một điều là trong tình hình Việt nam hiện nay dưới áp lực nặng nề của cộng sản Trung quốc, xâm lấn biển đảo của Việt nam thì một số đông dân chúng Việt nam căm phẫn và muốn chống lại bằng cách thoát Trung mà thôi.

Thoát Trung tức là thoát ra khỏi ảnh hưởng của cộng sản Trung quốc. Nhưng blogger này nói là trong những dịp trao đổi với bằng hữu ở Việt nam thì họ nói là cuốn Đèn cù lại là một tư liệu nữa, cho thấy là người dân Việt nam phải dứt khoát một điều là muốn thoát Trung thì phải thoát khỏi chế độ cộng sản hiện nay. Theo những người đọc trong nước mà chúng tôi biết được qua mạng xã hội và blog thì cuốn Đèn Cù là một tư liệu quan trọng để cho người dân Việt nam không còn một chút mơ hồ gì nữa về đảng cộng sản cũng như chính sách của họ đối với Trung quốc.

Kính Hòa: Xin cám ơn nhà báo Đinh Quang Anh Thái dành cho chúng tôi thời gian thực hiện buổi phỏng vấn này
Theo RFA
xuong  
#10 Đã gửi : 12/09/2014 lúc 07:01:01(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đèn Cù, cù đúng vào vùng kín nhạy cảm nhất của chế độ cộng sản Việt Nam

Bỗng dưng tôi nhận được Đèn Cù qua email, bản Final.pdf, tuy có vài chỗ còn highlight màu vàng. Vừa vào truyện đã gặp ngay một số phương ngữ, với cả tiếng lóng của thời đó và đôi chỗ hình như viết mà không muốn diễn đạt theo lối văn bình thường, nên bị lúng túng không ít. Cứ như đang thả hồn theo dòng suối êm ả giữa thiên nhiên hoang dã Việt Bắc bỗng gặp một nơi nước bị tung lên bất ngờ. Chắc chắn là nhờ lòng suối nơi đó có một viên đá cuội cản dòng nhưng lại trở nên sinh động. Đẹp. Và cứ theo cái đẹp đó mà lần mò. Lần mò, vừa để coi mình có hiểu đúng ngữ/nghĩa đặc thù hay không, vừa muốn theo dõi nội dung chuyện về những nhân vật cao cấp nhất đảng cộng sản Việt Nam trong thời còn phôi thai.

Từ trước đến nay giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam luôn luôn tự thần thánh hóa. Thí dụ chỉ một chuyện, thật nhỏ. Chuyện ông Hồ Chí Minh và cục gạch. Buổi sáng khi đi làm ông đem một cục gạch để cạnh lò bánh mì để được nung nóng rồi đêm đêm ông ôm về ngủ giữa kinh thành ánh sáng Paris, vì phòng không có lò sưởi! Chuyện huyễn nhưng ông Hồ vẫn cứ cho in thành sách để tuyên truyền. Có lẽ dưới mắt ông dân trí Việt Nam quá kém. Kém đến độ gần như ngu ngốc, nói sao tin vậy. Vì thế ông Hồ đã nặn tượng chính mình. Rồi huyền thoại đẻ ra huyền thoại. Những nhân vật lãnh đạo đảng cũng thế, mỗi ngày được sơn phết thêm để thành Thánh, đến độ bất khả xâm phạm!

Như mới đây thôi, cũng tại miền Bắc, có ông sư trẻ lặng lẽ thay tượng Phật bằng tượng chính mình đem để lên bàn thờ. Bị dân làng phát hiện và áp lực, buộc ông phải nhảy xuống sông lặn tìm lại tượng Phật cũ của chùa đã bị ông ném xuống.

“Tượng” của ông Hồ và các lãnh đạo cao cấp nhất đảng cộng sản Việt Nam hiện cũng đang bị “dân làng thế giới phẳng” phát hiện thêm nhiều chi tiết, có thể nói là từng ngày!

Bây giờ, tác giả Đèn Cù, người được coi như sống và làm việc gần gũi nhất với hầu hết những lãnh đạo đảng cao cấp nhất thời kỳ đó, kể lại. Kể hấp dẫn giống như người đang tán gẫu giữa bạn bè. Không dàn bài. Không dẫn chứng nguồn. Không hàn lâm. Bộc bạch gần như nhớ đâu kể đấy! Chính tính dân dã nầy đã lôi cuốn được người đọc và lan truyền nhanh.

Giới bình dân ngày trước thì cả tin để hôm nay có dịp suy gẫm. Và, dĩ nhiên, chính giới thỏa mãn nhất, vì đang có được một bữa thịt chó nguyên chất ‘nai đồng quê’ với đầy đủ gia vị!

Nghệ sĩ đang trình diễn trên sân khấu có bao giờ không đẹp? Nhưng hậu trường là sự thật. Sự thật không hẳn xấu nhưng mới đúng với con người thật. Một con người lột bỏ được lớp son phấn mới trở về thực chất.

Một cụ đồ xứ Quảng ngày trước đã vịnh về đào kép Hát Bội tại miền Trung thế nầy:

“Mượn màu son phấn ông tê nọ

Cởi lớp cân đai chú điếm đàng

Tuy chẳng ra chi nhưng cũng sướng

Đã từng trợn mắt lại phùng mang”.

Cho nên, những nhân vật trong Đèn Cù đều là những con người trần trụi. Nguyên chất. Còn mức độ chính xác đến đâu thì dành cho giới nghiên cứu kiểm chứng. Vì tốt/xấu là chuyện thường tình, nhưng lột bỏ được son phấn huyền thoại để trả những nhân vật đó trở lại đời thường, làm con người sinh học tự nhiên, thì tự nó đã quý. Rất quý!

Đèn Cù kể khá chi tiết về nguyên ủy Cải Cách Ruộng Đất tại Việt Nam, những lệnh và những người nhận lệnh từ cộng sản quốc tế, từ Stalin, Mao Trạch Đông để thi hành. Đặc biệt trường hợp đấu tố bà Nguyễn Thị Năm Cát Hanh Long, một người phụ nữ đã có công lớn đóng góp cho Kháng chiến ngay từ đầu. Là người mà lẽ ra chính ông Hồ Chí Minh và giới lãnh đạo cao cấp nhất của đảng cộng sản Việt Nam phải mang ơn suốt đời lại bị đem ra làm tấm bia thịt cho tiếng súng khởi đầu đấu tố địa chủ: Chương trình Cải Cách Ruộng Đất! Những người đã viết, hoặc kể về giai đoạn lịch sử nầy rất nhiều, khó có thể nhớ hết. Như Hồi ký Đoàn Duy Thành, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng – Hoàng Tùng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương – Bùi Tín, Phó Tổng biên tập nhật báo Nhân Dân ghi lại chuyện kể của ông Hoàng Quốc Việt – Giáo sư Trần Quốc Vượng – Thi sĩ Hữu Loan với nhận xét “Thà giết lầm 10 người vô tội còn hơn để thoát một kẻ thù” … Bây giờ có thêm một nhân chứng mới, Trần Đĩnh với tác phẩm Đèn Cù!

Đèn Cù ghi lại việc ông Hồ bịt râu, để ngụy trang, đến trực tiếp theo dõi đấu tố bà Nguyễn Thị Năm, còn ông Hoàng Quốc Việt thì đeo kính râm suốt buổi.

Tiêu biểu nhất là bài viết Địa Chủ Ác Ghê của CB được báo Nhân Dân đăng ngay sau ngày xử bắn bà Nguyễn Thị Năm, báo đăng ngày 21/7/1953, với câu kết luận:

“Mẹ con Cát-hanh-Long không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác hại nước hại dân. Thật là: Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng. Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!”

Tác giả CB bị phát hiện là Của Bác, tức ông Hồ Chí Minh!

Chuyện cũ 60 năm bỗng dậy sóng!

Hà Nội đang tổ chức triển lãm về “thành tựu” 60 năm chương trình Cải Cách Ruộng Đất mà theo ông Giám đốc viện Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia đã trả lời phỏng vấn của BBC như sau:

“Tại triển lãm này chúng tôi cũng muốn đưa đến cho công chúng một cái nhìn đa chiều và toàn diện hơn, những thành tựu trong giai đoạn đó, cũng có những bước đi sai lầm trong việc tổ chức thực hiện ở cơ sở thì cũng đã có những chỉ đạo từ trung ương trong việc chấn chỉnh khắc phục sai lầm, oan sai.” [1]

Tin mới nhất, là Thông Báo tại nơi triển lãm cho biết “đang gặp sự cố điện” nên tạm đóng cửa “vì lý do ánh sáng” vào chiều thứ Năm 11/9. Ngay tại đó, ngay vào thời điểm đó, Dân oan Dương Nội muốn vào xem triển lãm bị bắt buộc phải cởi áo có nội dung khiếu kiện. Mặc dù họ đã chấp nhận lệnh phi pháp đó nhưng lại gặp “sự cố” khác: “Sự cố điện” “vì lý do ánh sáng”! [2]

Triển lãm về Cải Cách Ruộng Đất “…đưa đến cho công chúng một cái nhìn đa chiều và toàn diện hơn, những thành tựu trong giai đoạn đó…” như lời ông Giám đốc viện Bảo tàng nói thì tại sao lại không cho những nông dân chân chính Dương Nội vào xem“thành tựu” để ca ngợi đảng?

Một sự trùng hợp khá lạ lùng là khi tác phẩm Đèn Cù phát hành tại hải ngoại và trên hệ thống Internet, vô tình lại cùng một thời điểm với Triển lãm Cải Cách Ruộng Đất tại Hà Nội!

Người Việt Nam đang cảnh giác cao độ và lên án mạnh mẽ chế độ cộng sản trước hiểm họa Tàu cộng xâm lược. Vì thế nội bộ đảng cộng sản Việt Nam đang chia rẽ trầm trọng. Trong số họ vẫn có người còn lấn cấn việc bỏ đảng vì “thần tượng Hồ Chí Minh”, “vì công lao của đảng” cho dù vụ án Cải Cách Ruộng Đất là một vết nhơ bao trùm chế độ mà chính ông Hồ Chí Minh và đảng của ông đã ra sức che đậy từ hơn nửa thế kỷ.

Che đậy đến độ như mồ đã yên, mả đã đẹp nhưng tại sao bỗng dưng lại đem ra “Triển lãm”?

Phải chăng vì ngại Tàu cộng nghi ngờ lòng trung thành của đảng cộng sản Việt Nam trước những diễn biến chính trị dồn dập, liên hệ con thoi giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, nên chế độ cho thực hiện triển lãm về Cải Cách Ruộng Đất như là một nhắc nhở tính “môi hở răng lạnh” từ thời Mao để trấn an đàn anh, là dù gì thì cộng sản Việt Nam cũng bất chấp mọi hậu quả để trung thành với phương Bắc?

Phải chăng thế lực nhóm “Thoát Trung” đứng đàng sau nội vụ? Với mục đích trưng ra sự thật về Cải Cách Ruộng Đất, là một bước sau cùng, để đánh sụp hoàn toàn “thần tượng Hồ Chí Minh” và “công trạng” đảng cộng sản Việt Nam cho những đảng viên còn lấn cấn, đồng thời để giới trẻ (đang chiếm gần ¾ dân số) từng bị nhồi nhét về “thành tích” và “công lao” của đảng, có cơ hội biết sự thật về lịch sử, với hy vọng thức tỉnh mọi người sớm quay lại cội nguồn trước khi quá muộn?

Nhưng dẫu gì thì vùng kín nhạy cảm nhất của chế độ, của sự thật “thần tượng” Hồ Chí Minh cũng như đảng cộng sản Việt Nam đang phơi bày tênh hênh ra đó, không còn cách gì có thể che đậy trở lại.

Có thể nói Triển lãm Cải Cách Ruộng Đất đang là một trái bom lớn do chính chế độ khủng bố cộng sản Việt Nam gây nổ ngay giữa lòng Hà Nội!

Sept 12, 2014

Kong Kong
________________
[1]http://www.bbc.co.uk/vie...h_ruongdat_closure.shtml

[2]http://www.bbc.co.uk/vie...h_ruongdat_closure.shtml
phai  
#11 Đã gửi : 14/10/2014 lúc 05:30:01(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hai cách ngắm Đèn Cù

Trên mạng Dân Làm Báo vừa có bài ‘Những hạn chế của Đèn Cù’ của tác giả Phan Châu Thành, chỉ ra 8 điểm yếu kém của tác phẩm mới trình làng của Trần Đĩnh.

Ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về một cuốn sách là chuyện thường tình trong cuốc sống văn học- chính trị. Trao đổi, tranh luận, cọ xát chính kiến làm cho xã hội tiếp cận với lẽ phái, với cái đẹp, cái tiến bộ, cái có ích, cũng như lắng nghe nhau, tôn trọng ý kiến khác nhau là động lực thúc đẩy cuộc sống văn hóa và học thuật.

Tôi thấy tác giả Phan Châu Thành có phần quá lời khi cảnh báo rằng cuốn sách của Trần Đĩnh có thể ‘nguy hiểm‘(!), ‘không có ích gì cho phong trào dân chủ’(!) , ‘có thể gây nhiều ngộ nhận’, ‘ không nói được cái gì mới ‘, ‘ chỉ là một cuốn sách tù mù, luẩn quẩn, không mới, không đặc sắc, như một chiếc đèn cù tầm thường ngoài đời vậy ‘.

Tôi e rằng ông Phan Châu Thành chưa nắm chắc được phương pháp, nguyên tắc thưởng thức một tác phẩm văn học nghệ thuật hay chính trị. Thật đáng tiếc.

Trước hết, người đọc cần đặt mình vào trong điều kiện, môi trường, hoàn cảnh sống của người viết để đánh giá nhân sinh quan, lẽ sống, chính kiến của người viết; hai là cần có thái độ công bằng, khoan dung, khiêm tốn, không yêu cầu người viết phải có quan điểm, bút pháp giống hệt mình, y như mình mong muốn, cần theo quan điểm đa nguyên, mỗi người có quyền được giống và khác người ; ba là tự mình biết gạn đục khơi trong, biết nhận ra, thưởng thức những cái hay, cái đẹp, cái thiện tiềm ẩn, có khi đó không phải là chủ định của người viết. Cuối cùng là phát hiện thông điệp chính, cái thần của tác phẩm.

Phan Châu Thành còn đi quá xa sự thật, khi cho rằng những Trần Đĩnh, Trần Đức Thảo, Vũ Thư Hiên, Bùi Tín đều vẫn còn thuộc hàng ngũ ‘ Hồ-Nhều ’ cả. Đã gần 10 năm nay tôi đã nhiều lần nói, viết, khẳng định rằng sau khi nghiền ngẫm kỹ, nghiên cứu thấu đáo tôi đã đi đến kết luận như đinh đóng cột rằng : « ông Hồ là 1 nhân vật tiêu cực, có hại cho đất nước, nếu cho điểm tôi sẽ cho điểm âm, dưới zéro » ; rằng : « sẽ là may mắn cho dân tộc nếu như ông Hồ không sang Pháp, vào đảng Xã hội, rồi vào đảng Cộng sản Pháp, không sang Nga học nghề tình báo của đệ Tam Quốc tế CS, không sang Tàu gia nhập đệ Bát Lộ quân của Mao … để rồi về nước áp dụng một chế độ độc đoán phi dân chủ, phản dân chủ đến tận ngày nay ». Tôi không bao giờ đạp giày lên ảnh ông Hồ như có người thách thức, tôi không gọi ông Hồ là thằng, là lão, là tên, theo cái kiểu Phan Châu Thành không hài lòng khi thấy triết gia Trần Đức Thảo và Trần Đĩnh vẫn gọi ông Hồ là ‘ ông Cụ ‘. Một kiểu chống Cộng sơ đẳng, ấu trĩ, không nên có ở một người làm chính trị đứng đắn, có tư cách, tôn trọng độc giả. Nhà báo lương thiện không hồ đồ, suy diễn.



Tôi biết Phan Châu Thành có lần bộc lộ trên mạng mong muốn cao nhất của anh là giải ảo về nhân vật Hồ Chí Minh, với bài : ‘Giải ảo về HCM như thế nào ?’. Anh nhận định rất đúng rằng lãnh đạo giáo điều bảo thủ hiện nay chỉ còn bám víu hão huyền vào nhân vật thành ‘huyền thọai ‘ này. Thế mà anh không nhận ra ‘Những lời trăng trối’ và ‘ Đèn Cù’ thực tế chính là những nhát xẻng sắc đã an táng ông Hồ xuống mấy tầng đất đen. Vâng, chôn về tinh thần, nhân cách, còn sâu sắc hơn là chôn cơ thể, con người.

Trần Đĩnh nói gì ? Rằng ông Hồ bịt râu ra tận hiện trường xã Đồng Bẩm tham dự cuộc đấu tố và xử tử bà Nguyễn Thị Năm, còn tự mình viết bản cáo trạng vu cáo bà Năm giết hàng trăm nông dân, ký tên C.B. là ‘của Bác’ – ‘bác Hồ’, để đăng trên trang nhất báo Nhân Dân. Đã vậy còn giả dối nói với ông Hòang Tùng là « không thể bắn chết một phụ nữ mở màn cho Cải cách ruộng đất, cũng như không thể đánh một phụ nữ dù bằng một cành hoa -, theo cách nói nịnh đầm của dân thượng lưu Pháp ». Ông Hồ còn hứa hão với ông Hoàng Quốc Việt là sẽ can thiệp với cố vấn Tàu để không bắn bà Năm. Trần Đĩnh vốn kiệm lời, tin ở bạn đọc thừa đủ biết cách đọc. Để làm vỡ lẽ là ông Hồ lá mặt, lá trái, tàn ác, giả dối đến độ nào. Nói thẳng ra là đểu giả, mất dạy đến độ nào. Đạo đức nào như thế. Học đạo đức ‘bác’ thì cả dân tộc, cả thế hệ trẻ sẽ thành một dân tộc lừa lọc, bịp bợm.

Một đọan rất ngắn, 1, 2 lưỡi xẻng sắc thừa đủ chôn vùi uy danh, nhân cách của ông Hồ.

Đã có ai lật mặt ông Hồ có sức thuyết phục, đau đến thế, không cãi được đến thế ? Sao lại bảo Trần Đĩnh còn ‘ Hồ nhều’, vu cáo thế là phải tội đấy. Đúng là TĐ có nói : lúc đầu tôi cũng mến ông Hồ, nhưng xin chú ý, chỉ ‘lúc đầu’ thôi. Sau ông đã ‘dứt tình’ kia mà.

Còn triết gia Trần Đức Thảo ? ‘Hồ-Nhều’ ư ? chỉ vì 2 chữ ‘ông Cụ’(!)? . Hơn một chục lần TĐT gia công giải mã ‘ông Cụ’. Sâu và cay không ai hơn được. Xin mời anh Phan Châu Thành và các bạn xem lại vài đọan trong cuốn ‘Những lời trăng trối’, có thể coi là công trình triết học sâu sắc về giải mã nhân vật Hồ Chí Minh.

- Cụ Hồ là một nhân vật vô cùng phức tạp, vô cùng thông minh, rất mưu trí, một

con người sắt đá đến mức vô cảm, vô tình, sẵn sàng chụp bắt mọi cơ hội để thành đạt. Một ý chí thành đạt không gì lay chuyển. Đây là một Tào Tháo muôn mặt của muôn đời (trang 318)

- Phải hiểu rằng ‘ông cụ’ có tâm thức mình là bên trên tất cả, là một bậc kỳ lão gia

trưởng luôn luôn tỏa sáng bởi một thứ hào quang thần thoại đúng với truyền thuyết lịch sử ‘ con Rồng cháu Tiên ‘. Và đám quần thần chung quanh ‘ông cụ’ không tha thứ cho một ai dám tỏ mình là ngang hàng với ‘ Người’. Từ những tay nổi tiếng tâm huyết như Nguyễn An Ninh, Phan văn Hùm, … cho tới kẻ được đào tạo chính quy như Trần Văn Giàu, và biết bao nhiêu trí thức có uy tín khác nữa… đều là nạn nhân của thái độ như thế. Tất cả đều bị lọai bỏ một cách tàn nhẫn và vĩnh viễn. Người ta ưa kể cho nhau nghe rằng Tạ Thu Thâu chết mất xác vì câu nói: ‘ngòai Bắc có cụ, trong Nam có … tôi’(261).

- Phải biết rằng huyền thọai và vóc dáng lãnh tụ của ‘bác Hồ’ là tác phẩm của cả một công trình nghệ thuật hóa trang cao độ, một công trình điểm tô, giàn dựng, để công kênh ‘ông cụ’ lên thành một nhà lãnh đạo uy nghi, kiệt xuất, như là bậc thần bậc thánh

để dân chúng một lòng ngưỡng mộ mà sùng bái. ‘Ông cụ’ được tôn vinh làm bác, làm cha dân tộc. Họ dạy cho dân tiêu chuẩn lý tưởng, cái gì có giá trị thì cũng phải là của ‘bác Hồ, của ‘cụ Hồ’. Nào là ‘cháu ngoan bác Hồ’, ‘cây vú sữa bác Hồ’, ‘nhà sàn bác Hồ’ cho tới ‘anh bộ đội cụ Hồ’ (262).

- Guồng máy tuyên truyền cách mạng dạy dân :’ Phải sống và làm việc theo gương

‘bác Hồ’ ! Nhưng làm sao một người bình thường có thể sống với tung tích không rõ rệt, gốc gác đầy bí ẩn, nhiều tên họ lung tung, với đường lối muôn mặt như ‘bác Hồ’ được.

Hành trình gập ghềnh, khúc khuỷu của ‘bác Hồ’ thì khó có ai có thể đi theo. Từ một chú bé học chữ nho ở trong làng, từ một cậu học trò nghèo sống ở Huế, từ một ông thày giáo quèn ở Phan Thiết, từ một anh bồi hầu hạ quan Tây trên tàu thủy, từ một anh thợ chụp ảnh dạo ở Paris, từ một kẻ mượn danh một nhóm ái quốc ‘An Nam’ viết báo, viết kiến nghị gửi hội nghị quốc tế, từ một đảng viên đảng Xã hội Pháp, nay bỗng xuất hiện ở Nga, mai lại là cán bộ ở bên Tàu, nay bị đệ Tam quốc tế khai trừ vì có ’đầu óc quốc gia hẹp hòi’, mai lại thấy chạy về ẩn náu ở Trung Quốc, ở Xiêm… rồi sau lại thấy xuất hiện trở lại ở Liên Xô, nhưng chỉ được chầu rìa bên lề Đại hội kỳ 5 của đệ Tam Quốc tế… Rồi sau lại thấy ‘bác’ xuất hiện với bộ áo cà sa ở Xiêm, rồi là trong bộ quân phục Giải phóng quân Trung quốc, khi được nhận vào làm việc trong Bát Lộ Quân của đảng CS Trung quốc… Sau biết bao truân chuyên, thì rồi bỗng ‘bác’ nổi bật như một nhà chính trị của mọi cơ hội, một lãnh tụ của cách mạng ! Một con người đa năng, muôn mặt, muôn ý, muôn hướng phức tạp như thế, ai mà làm theo, noi theo tấm gương ấy được (268)

- Xét rộng ra thì tầng lớp lãnh đạo sau này chỉ là cái đuôi … của tuyên truyền giáo điều máy móc, thiếu biện chứng, phản biện chứng ! Vấn đề là không thể bắt buộc noi gương ‘bác Hồ’. Bởi cách sống muôn mặt, đa phương, đa nguyên của ‘bác’ đâu có phải là gương sáng ? Bởi những điều ‘bác’ đã làm nó rất khác, rất trái ngược với những điều ‘bác‘ dạy ! Bởi đảng, nhà nước đã hành động muôn mặt như ‘bác’ nên xã hội đã loạn. Trong thực tế đâu có ai sống theo lời dạy của ‘bác’?(273)

Chỉ qua vài đọan trên có thể thấy triết gia Trần Đức Thảo đã khắc họa ‘ông Hồ’ đậm nét, trúng phóc ra sao. Bộ máy tuyên huấn tháng 5 và tháng 9 vừa qua nhân kỷ niệm ngày sinh và ngày mất của ‘ông Hồ’ vẫn còn ra rả kêu gọi thanh niên, đảng viên học tập đạo đức của ‘bác Hồ’, để theo như triết gia nói, cả nước hóa thành Tào Tháo lừa lọc nhau cả ư ? rồi các em sẽ khai ngày và năm sinh tùy tiện, mỗi em mang hàng chục bí danh, sống đạo dức giả hết hay sao. Rồi các em có vợ có con sẽ không nhận vợ, nhận con, còn lấy con gái nuôi của chính mình cho dù chênh nhau hơn 40 tuổi, rồi để cô ta bị đập vỡ sọ vẫn dửng dưng. Học làm theo ‘bác’ như thế sẽ rối lọan to.

Riêng công trình ‘giải mã ông cụ’ của triết gia Trần Đức Thảo qua những lời trăng trối đã xứng đáng được vinh danh là công trình xuất sắc hạ bệ một thần tượng giả, dỏm, tệ hại cho toàn dân tộc. Huống gì triết gia còn triệt để phủ định chủ nghĩa Mác, kết luận nó sai, sai từ gốc đến ngọn, trong khi cương lĩnh hiện tại của đảng CS vẫn coi là cơ sở lý luận, cũng là một đòn chí tử nữa, một cống hiến đúng lúc khi đảng CS chuẩn bị Đại hội XII.

TĐT còn phủ định cả chế độ, cả đảng CS đến mức triệt để, khó ai có thể triệt để hơn, khi nói về công trình của mình:«Đây là những kinh nghiệm sống động để có thể hiểu rõ nguồn gốc của thảm kịch vẫn đang bao phủ lên thân phận dân tộc. Nó đưa tới tình trạng suy đồi đạo lý trong xã hội ta ngày nay.Một xã hội đang bị ung thối bởi căn bệnh trầm kha bất trị, căn bệnh xảo trá, căn bệnh thủ đọan của đảng » (trang 72).

Còn nhà báo Trần Đĩnh đâu phải chỉ muốn minh oan cho cánh Xét lại, theo đường lối của Liên Xô hồi đó. Đường lối ấy nếu như ông Hồ, ông Trường Chinh từng cam kết tán thành tại cuộc họp lớn 81 đảng CS ở Moscow và thuyết phục được ban chấp hành trung ương thì VN sẽ kiên trì thi đua hòa bình như giữa Tây Đức và Đông Đức, tránh việc dùng bạo lực và chiến tranh, tránh bao nhiêu sinh mạng bị hủy diệt trong cuộc huynh đệ tương tàn. Kết thúc sẽ có thể khác, dù sao vẫn còn hơn tình thế hiện nay.

Hai là minh oan cho vụ án hoang tưởng ấy còn là xây dựng nhà nước pháp quyền, lỗ hổng lớn của chế độ độc đảng phi pháp hiện nay, buộc phải xét lại cả những vụ án nhằm làm hài lòng Liên Xô khi chống Tàu, mà chính Lê Duẩn xoay trở cờ, như vụ án Chu Văn Tấn ‘ tay sai của Bắc Kinh’ (thượng tướng tư lệnh quân khu I) chết trong trại giam.

Ba là như nhà báo Trần Đĩnh nhận xét, họ không dám xét lại vụ án xét lại vì như vậy sẽ đổ vỡ, lan rộng, tóe loe ra hết, lớn nhất là vụ Tổng Cục II, vụ Lê Đức Anh chui vào đảng, 2 vụ đã được một tiểu ban kết luận nhưng tổng bí thư Nông Đức Mạnh quyết định ỉm đi, hủy đi với đa số đồng tình của bộ chính trị. Nhưng nay bộ chính trị và ban chấp hành trung ương hiện vẫn có quyền hồi tố đưa ra xem xét lại.

Vậy mà anh Phan Châu Thành cảnh báo rằng coi chừng Đèn Cù không chống Cộng, không chống chế độ hiện tại, nó có thể ‘nguy hiểm nữa’. Thưởng thức văn học, có khi nên biết đọc giữa 2 hàng chữ, sau những hàng chữ, ‘ý tại ngôn ngọai ‘. Bàn về chủ nghĩa tập thể theo kiểu cộng sản, Trần Đĩnh nói về ‘ chất thú hoang dã, về vòng vây của chủ nghĩa tập thể, cái chủ nghĩa nó không biết nhân cách’. Anh thêm: ‘ Cái gì đụng đến Người – con Người – là nó ghét lắm. Nhân cách chống cộng của Trần Đĩnh thể hiện ở câu nói: « Thà làm con đom đóm lập lòe tý chút ánh sáng của riêng nó, cái ánh sáng nhỏ mọn, nhưng làm nổi bật lên bóng tối bao la hãi hùng vây quanh nó ».

Anh Phan Châu Thành có nghe Trần Đĩnh mượn lời một cô gái thốt lên: ’ước gì Mỹ thả bom cho tan nát hết đi !’. Đó, chế độ CS dẫn đến một xã hội tan hoang không còn đáng sống. Và hãy nghe anh kể khoan khoái ra sao khi nhận được câu chúc mừng của cụ thân sinh từ Sài gòn gửi ra Hà Nội khi được tin anh bị (được) khai trừ khỏi đảng CS : « il faut célébrer la grande sortie de Đĩnh -, phải ăn mừng cuộc giải thóat lớn của Đĩnh ».

Tôi mong rằng đông đảo bạn đọc tận thưởng 2 chuỗi ngọc quý ‘Trăng trối’ và ‘ Đèn Cù’. Vẫn còn khá nhiều hạt ngọc ẩn hiện trong đó. Miễn là không định kiến, không ganh ghét, không dèm pha, công bằng và tĩnh trí. Và biết cách thưởng thức những thông điệp tâm huyết thầm kín của tác giả. Tôi thích thú mong đợi tập II của Đèn Cù.


Bùi Tín

Sửa bởi người viết 14/10/2014 lúc 05:31:03(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#12 Đã gửi : 17/10/2014 lúc 05:24:54(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Người ‘đẹp’ nhất trong Đèn Cù

Cuốn Đèn Cù của Trần Đĩnh đang được phổ biến ngày càng rộng trong và ngoài nước.

Với tôi cuốn sách giúp nhớ lại biết bao cảnh cũ người xưa. Do hoàn cảnh lịch sử tôi đã có một số cuộc gặp Hồ Chí Minh, khá nhiều lần gặp làm việc với Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Lương Bằng, Đỗ Mười, Nguyễn Cơ Thạch, Tố Hữu…, cũng rất nhiều lần làm việc với các tướng Võ Nguyên Giáp, Chu Huy Mân, Văn Tiến Dũng, Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh, Nguyễn Hữu An, Vũ Lăng…

Tôi cũng từng ở trong tòa soạn báo Nhân Dân 2 lần, lần đầu trong cả năm 1972, lần sau trong hơn 8 năm (tháng 2/1982 – 8/1990), cùng một cơ quan với nhà báo Trần Đĩnh, khi Trần Đĩnh đã bị kỷ luật khai trừ khỏi đảng rồi đi lao động cải tạo ở nhà in báo Nhân Dân, hàng ngày khuân các cuốn giấy in từ ngoài đường lên tầng 3 nhà in và đúc lại các chữ chì cho máy in. Trong 8 năm sau, tôi tham gia đảng ủy Ban biên tập, dự họp các buổi giao ban hằng tuần, họp Biên ủy hàng tháng, hằng năm, bàn bạc đủ chuyện - xem xét khen thưởng, kỷ luật, đảng viên tiên tiến, lên cấp, lên lương, xét đi học nước ngoài, đi họp quốc tế, cấp nhà mới, tuyển phóng viên…Tôi thận trọng, ngồi nghe, suy ngẫm, vì vẫn còn xa lạ, nhưng vẫn hiểu ra sự thật.

Tôi có thể chứng thực những điều Trần Đĩnh viết ra là chân thực, 2 tuyến nhân vật, một bên là bầy nịnh thần, bầy đàn «ngu trung» của chế độ độc đảng sùng bái Mao, sùng bái bạo lực, một bên là những người có tư duy độc lập, có tư duy đòi xét lại chủ nghĩa Mác - Lênin, xây dựng một kiểu chủ nghĩa xã hội có bộ mặt Người, chủ trương tranh đua hòa bình giữa các chế độ xã hội khác nhau. Số này bị lên án, bị vu cáo tay sai đế quốc, sợ gian khổ, sợ hy sinh. Phần lớn bị khai trừ ra khỏi đảng, bị tù không có án, bị đưa đi cải tạo lao động, chăn dê, chăn bò, đi lao động ở nhà in, mỏ than, con cái bị phân biệt đối xử.

Có một vài người lúc đầu hăng hái theo Xét lại, chống sùng bái cá nhân, ca ngợi con đường đấu tranh không bạo động, cổ vũ biện pháp đấu tranh của Mahatma Gandhi, của Nelson Mandela, nhưng về sau chuyển hẳn sang thành đồ đệ trung thành của Mao-ít. Nổi bật nhất là 2 anh em nhà báo, anh ruột là Thép Mới nhà báo cột trụ của báo Sự Thật và báo Nhân Dân. Trong loạt bài “Thời thắng Mỹ”, Thép Mới từng ca ngợi hết mức ông Lê Duẩn, rằng “anh Ba đã sáng láng hơn cả bác Hồ, bản lĩnh hơn bác Hồ”. Ông em Hồng Hà còn hơn ông anh nữa, xoay lập trường 180 độ, được lọt vào mắt nâu của cả 2 ông họ Lê, còn kế thừa ông Hoàng Tùng làm tổng biên tập báo Nhân Dân, từ đó lên chức Trưởng Ban đối ngoại trung ương. Hồng Hà là nhân vật trung tâm cùng tướng Lê Đức Anh cán thu xếp cuộc gặp lịch sử ở Thành Đô tháng 9/1990, “đánh dấu thời kỳ Bắc thuộc mới cực kỳ nguy hiểm”, như ông Nguyễn Cơ Thạch cảnh báo ngay lúc ấy.

Khuôn mặt thứ 3 đáng nhớ là nhà báo Hữu Thọ, một nhân vật thâm hiểm của phái “Mao-nhều” (theo cách gọi của Trần Đĩnh) ở báo Nhân Dân. Trần Đĩnh đã nhiều lần dùng ngòi bút trào lộng khắc họa lại nhân cách đáng thương của ông này, một tay cơ hội lắm mẹo vặt, leo lên đến chức tổng biên tập báo Nhân Dân, rồi Trưởng ban tư tưởng và văn hóa - để dạy bảo đạo đức bác Hồ cho toàn đảng vào dịp “45 năm học Bác” tháng 9 /2014 mới đây, khi ông đã về hưu hơn 10 năm nay.

Bên cạnh vài ba nhân vật “Mao-nhều” khá lý thú có thể nhận rõ mặt trên đây có một nhân vật đứng giữa, không theo Mao mà cũng không chống Mao, nhưng nổi bật, được tác giả Trần Đĩnh nói đến rất nhiều trong Đèn Cù với lòng quý mến đặc biệt. Tôi muốn nói riêng về ông trong bài báo này.

Đó là ông Nguyễn Trung Thành (NTT), một thời là cánh tay phải của Lê Đức Thọ, nắm chức vụ then chốt về nhân sự - Vụ trưởng Vụ bảo vệ chính trị trong Ban Tổ chức trung ương do ông Thọ làm trưởng ban. Ông NTT là nhân vật nắm trọn hồ sơ của 36 người dính vào vụ án “Xét lại chống đảng” mà danh sách có khá đầy đủ trong Đèn Cù, cùng với tất cả các vụ án chính trị khác. Sau khi đã về hưu vào năm 1990, ông NTT đọc lại toàn bộ hồ sơ của các vụ án, xem kỹ các lời phản cung, kêu oan, đặc biệt là các lời trần tình của các ông Hoàng Minh Chính, Hoàng Thế Dũng, Vũ Đình Huỳnh, Lê Liêm (khi 2 ông này còn sống), gặp và lắng nghe ông Lê Hồng Hà, từng là Chánh văn phòng bộ Công an, cũng bị bắt giam trong vụ án «Xét lại chống đảng làm gián điệp cho nước ngoài» .

Theo Trần Đĩnh thuật lại trong Đèn Cù, với lòng ngay thẳng NTT bắt đầu hoài nghi về kết luận vũ đoán của toàn vụ án, nhận ra bản thân đã mù quáng a dua theo định kiến của cấp trên là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ, gây nên quá nhiều bất công. Thức tỉnh, hối hận sâu sắc, năm 1993 ông thảo ra thư gửi cho Tổng bí thư Đỗ Mười và thường trực ban bí thư Phan Diễn, trình bày rành rọt những sai lầm của vụ án làm hàm oan 36 đảng viên cấp cao của đảng, những người không hề làm gián điệp cho nước ngoài, họ chỉ sử dụng quyền có ý kiến khác với lãnh đạo do có tư duy độc lập. Tất cả những lời kết tội đều mang tính chất định kiến, suy diễn, và khiên cưỡng. Nhưng Đảng vẫn một mực im lặng. Năm 1996, NTT lại đến gặp Tổng bí thư Đỗ Mười, trình bày rõ ý kiến về vụ án do ông thụ lý và nói rõ chính kiến của mình là minh oan, xóa án cho người ngay là việc đúng đắn, nên làm, sẽ được lòng đông đảo đảng viên và toàn dân. NTT đề nghị lập một tiểu ban thẩm tra để đi đến kết luận lại vụ án. Đỗ Mười trừng mắt, lắc đầu buông ra một câu: «về hưu rồi sắp đi chơi với giun rồi, sao còn viết kiến nghị gửi vung lên?».

Vẫn theo Trần Đĩnh, NTT biết là hỏng rồi, nhưng vẫn cưỡng lại. Ông nói với Đỗ Mười: “Anh đã 78 tuổi, hơn tôi 6 tuổi còn làm việc mà. Tôi thấy đồng chí mình bị oan, không thể bỏ mặc được”. Ngay sau đó NTT bị khai trừ, bị trả thù cay độc, bị đuổi ra khỏi đảng, tước mọi khen thưởng cũ, không còn lương, phụ cấp ngang cấp thứ trưởng, sống trong cô đơn đạm bạc đến tận nay. Không rõ nay NTT còn sống hay đã đi xa.

Điều quan trọng là NTT được Trần Đĩnh nói đến khá nhiều trong Đèn Cù. Thật rất hiếm trong đảng CS có một con người như vậy. Giữa một hồ đầy bùn vẫn giữ mình trong sạch. Con người có lương tri, không a dua theo quyền lực, danh vị, có lòng nhân ái sâu đậm, sống ngay thật, biết nhận ra sai lầm, hối hận và có ý chí sửa chữa sai lầm.

Tôi mong rằng với cuốn Đèn Cù, vụ án “Xét lại chống đảng làm gián điệp cho nước ngoài” sẽ không bị dìm chết trong quên lãng. Nó sẽ bật dậy sống lại trong dư luận xã hội, trong lương tâm của đông đảo đảng viên CS bình thường khi Đại hội XII đang đến gần. Không thể để chậm nữa. Cho dù phần lớn nạn nhân đã chết uất ức oan uổng. Chậm vẫn còn hơn không.

Mong rằng trong đảng CS sẽ vang lên nhiều tiếng nói yêu cầu đảng CS thực hiện mong muốn cao đẹp của NTT, xem xét lại vụ án «Xét lại chống đảng» đã tồn tại quá lâu. Tuy thật đáng buồn là có tin NTT đã không còn nữa, nhưng cũng may là một số nhân vật khác vẫn còn sống - còn Trần Đĩnh, còn nhân chứng Lê Hồng Hà, và theo tôi được biết, còn các ông Lê Trọng Nghĩa, Phan Thế Văn, Phùng Mỹ đang sống ở Hà Nội. Ở nước ngoài còn có các ông Nguyễn Minh Cần, nguyên phó chủ tịch Ủy ban nhân dân Hà Nội, sống ở Nga; còn nhà văn Vũ Thư Hiên sống ở Pháp…Và vẫn còn những người lãnh đạo chịu trách nhiệm kế tiếp về vụ án cực lớn ấy như: Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng… Họ không thể phủi trách nhiệm. Chính họ đã mù quáng theo đường lối của Mao, dẫn dắt đất nước vào thảm họa huynh đệ tương tàn, cố tình chà đạp “quyền tự quyết thiêng liêng của nhân dân miền Nam VN” được ghi rõ trên 2 Hiệp định Genève và Paris, mà họ đã long trọng ký kết. Để dẫn đến đất nước lạc hậu, tan hoang, không pháp luật ngày nay.

Vợ con, gia đình, con cháu, chắt, bạn bè của 36 nạn nhân vụ án chắc chắn sẽ cảm thấy vui lòng, được an ủi, xoa dịu niềm đau đã kéo dài hơn nửa thế kỷ, một khi vụ án được minh oan một cách công khai, theo «một nền pháp quyền nghiêm minh» mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hứa hẹn từ đầu năm, nhưng đến nay vẫn chưa thấy tăm hơi. Đây có thể là dịp tốt.

Theo Blog của Nhà báo Bùi Tín (VOA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 1.001 giây.