logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 11/08/2014 lúc 06:43:18(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Khi hỏi anh/chị có quan tâm đến chính trị không, câu trả lời thường gặp nhất là “Không!” hoặc “Tôi không muốn liên hệ tới chính trị.”
UserPostedImage
Việt Nam đang có hơn 700 tờ báo nhưng 'đánh mất niềm tin của bạn đọc.' (Hình: Getty Images)


Người ta vô cảm với chính trị vì sợ hãi, muốn được yên thân, nhưng tâm lý vì sợ hãi mà né tránh thì thực chất có muốn hay không bạn cũng đang bị áp lực của chính trị chi phối.

Chính trị là thứ quấn lấy ta, ràng buộc ta, ảnh hưởng trực tiếp lên đời sống của ta. Hàng ngày. Cho nên chỉ những người nhắm mắt buông xuôi, phó mặc số phận mới vô cảm chính trị.

Vậy chính trị là cái gì mà người ta nói chung có vẻ xa lánh như vậy?

Khái niệm về chính trị có nguồn gốc từ các ngành khoa học xã hội có thể được diễn giải và hiểu theo nhiều cách khác nhau. Khái niệm này đã có từ thời cổ đại. Triết Gia Hy Lạp Aristotle (384-322 Trước Công Nguyên) quả quyết rằng, về bản chất, con người là một động vật chính trị. Chính trị là loại hình của nghệ thuật quản lý nhà nước. Ông cho rằng luân thường và chính trị có liên kết chặt chẽ với nhau, và một đời sống thật sự đạo đức chỉ có thể có ở những người tham gia vào chính trị.

Giống như Plato, Aristotle thấy rằng có nhiều hình thức nhà nước khác nhau, và theo ông, hình thức “đúng” của một nhà nước có thể biến thành một hình thức nhà nước “lệch lạc,” nơi mà thể chế bị mục nát. Chế độ quân chủ, có một người cai trị, sẽ biến thành chuyên chế; chế độ quý tộc, với một nhóm nhỏ người cai trị, sẽ biến thành chính thể đầu sỏ, tài phiệt; và xã hội có tổ chức (polity) do nhiều người dân cùng cai trị thì sẽ biến thành chế độ dân chủ. Trong ý nghĩa này, Aristotle không dùng từ “democracy” mang nghĩa rộng, nhưng có nghĩa đen là do “demos,” hay thường dân cai trị. Một cái nhìn chính xác hơn về dân chủ mà Aristotle đề cập đến chỉ là chính quyền quần chúng (ochlocracy), theo Wikipedia.

Khi có quá trình dân chủ hóa trong thời hiện đại, khái niệm về chính trị bắt đầu từ từ thay đổi ý nghĩa và định nghĩa của nó cũng đã thay đổi. Chính trị được hiểu là những hành động làm hài hòa xung đột lợi ích của các nhóm xã hội khác nhau. Stephen D. Tansey cho rằng chính trị là hoạt động chung của những người có quyền lợi đối lập nhằm đạt được các mục tiêu, mà trong một số trường hợp giống nhau, và có lúc đối kháng nhau - người ta cạnh tranh với nhau thông qua những thao tác, thỏa hiệp, ép buộc, và đôi khi bạo lực.

Ngày nay, định nghĩa chính trị được công nhận chuẩn nhất có lẽ là của Max Weber. Max Weber là người Ðức, một nhà xã hội học, nhà kinh tế và luật sư. Ông nghiên cứu lý thuyết chính trị. Theo ông, chính trị là sự mong muốn tham gia vào quyền lực hoặc ảnh hưởng đến sự phân chia quyền lực: giữa các quốc gia, trong phạm vi một nước hay giữa các nhóm người đã tạo nên quốc gia này. Chính trị đóng vai trò rất quan trọng, nó góp phần thúc đẩy hoạt động đúng đắn của nhà nước, cho phép người dân chăm sóc quyền lợi của họ, đấu tranh cho nhân quyền. Nhờ chính nó mà nhà chức trách được phân công những trách nhiệm cụ thể. Không có chính trị nhà nước không thể tồn tại.

Chính trị hiểu theo một nghĩa rộng hơn là hoạt động của con người nhằm làm ra, gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung mà những luật lệ này tác động trực tiếp lên cuộc sống của những người góp phần làm ra, gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung đó.

Với cách hiểu như thế thì trong xã hội nào chính trị vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng đối với từng con người cũng như toàn xã hội. Trong bất kỳ xã hội nào thì cũng cần những luật lệ chung để hoạt động nhịp nhàng và khoa học, tránh tình trạng vô tình hay cố ý xâm phạm quyền lợi, lợi ích, tài sản, sức khỏe hay thậm chí tính mạng của người khác hay của cộng đồng.

Rõ ràng như thế, ngoại trừ những tờ báo chuyên ngành mang tính giải trí, vô thưởng vô phạt, ví dụ như tạp chí về trang trí nội thất nhà cửa, thời trang hay khoa học, các tờ báo nói chung đều có khuynh hướng chính trị. Có khi là tả khuynh, hữu khuynh, cũng có thể trung dung giữa hai khuynh hướng hay cực đoan. Do đó làm nghề viết báo cho những cơ quan truyền thông này đồng nghĩa với làm chính trị.

Có tờ báo chỉ muốn chuyển tải đến người đọc thông tin trung thực, đa chiều, tưởng như vậy là khách quan, phi chính trị nhưng không phải, đó chẳng qua là thái độ của tờ báo. Thực chất, khi đưa tin, bình luận, dù có cái nhìn từ phía nào, là liên quan đến chính trị rồi.

Trong chế độ dân chủ tự do, báo chí truyền thông cởi mở, chấp nhận mọi khuynh hướng, xung đột và cạnh tranh nhau bình đẳng. Thông tin như một bữa ăn buffet, khách hàng tùy nghi lựa chọn món nào hợp với khẩu vị của mình. Món nào càng ngon, có nghĩa là thông tin chính xác, bổ ích, thì có uy tín, càng được nhiều người thưởng thức. Báo chí truyền thông tự do tạo ra ảnh hưởng và lành mạnh hóa xã hội.

Hiểu rõ tầm quan trọng của thông tin là tri thức thúc đẩy sự thay đổi xã hội, các chế độ độc tài xem báo chí truyền thông là công cụ phục vụ cho việc cầm quyền, nên kiểm soát và kiểm duyệt chặt chẽ. Các thông tin thông thường phản ảnh theo hướng có lợi cho nhà cầm quyền. Những thông tin bất lợi đều bị che giấu, hoặc đánh tráo, làm cho thiên lệch và dối trá.

Trong cuốn “A History of Reading,” Alberto Manguel, nhà văn Argentina, viết, “Chế độ độc tài không muốn chúng ta suy nghĩ, nên ngăn cấm, đe dọa và kiểm duyệt. Trước và sau đều nhằm mục đích làm chúng ta ngu ngốc và cam phận với sự xuống cấp về sự hiểu biết của mình.”

Ðảng Cộng Sản Việt Nam (ÐCSVN) cũng không ngoại lệ. Họ đàn áp, bắt giữ và xử tù những người có tư tưởng dân chủ, dám phê phán chế độ bằng các bài viết, như Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Văn Hải (Ðiếu Cày), Tạ Phong Tần, Trương Duy Nhất, Phạm Viết Ðào, v.v...

ÐCSVN cũng chính thức xem không gian điện tử là “trận địa thông tin” và công khai tuyên chiến với người sử dụng Internet. Họ nuôi dưỡng hàng chục ngàn dư luận viên xâm nhập nhằm định hướng và phá hoại trên mạng xã hội. Họ thường xuyên sử dụng lực lượng kỹ thuật để vô hiệu hóa các trang web không nằm trong hệ thống kiểm duyệt.

Trong Tuyên Ngôn Ðộc lập của Internet (Declaration of the Independence of Cyberspace) ngày 8 tháng 02, 1996, John Perry Barlow nói rằng, “Các nhà cầm quyền là những gã khổng lồ mệt mỏi, sẽ không có quyền lực trên không gian điện tử, và khái niệm pháp lý về cách thể hiện tư tưởng không thể áp đặt nổi lên người sử dụng.”
Rốt cuộc, hơn 700 tờ báo, 67 đài phát thanh truyền hình, hàng trăm trang tin, báo điện tử, hàng ngàn trang tin của các bộ, ngành, 17 ngàn nhà báo của chế độ cộng sản
Việt Nam là những món ăn nhàm chán, được nấu đi nấu lại, không lôi cuốn thực khách.

Ðỗ Quý Doãn, thứ trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông cũng đã thú nhận, “Tại sao chúng ta có một hệ thống hơn 700 tờ báo, 67 đài phát thanh truyền hình, hàng trăm trang tin, báo điện tử, hàng ngàn trang tin của các bộ, ngành. Có tới 17 ngàn nhà báo, trong đó có nhiều cây bút có đủ khả năng làm lay động bạn đọc mà thông tin lưu truyền trong xã hội lại là thông tin từ blog cá nhân. Báo chí đang đánh mất niềm tin của bạn đọc.” (“Trận địa thông tin” Lao Ðộng 10 tháng 1, 2013).

Xông xáo vào các ngõ ngách của xã hội, phản ánh sinh hoạt, đời sống của cộng đồng,những người cầm bút mặc nhiên gánh vác sứ mệnh chính trị.

Adam Michnik, một nhà tranh đấu dân chủ nổi tiếng của Ba Lan, người nằm trong danh sách “50 anh hùng của tự do báo chí” công bố ngày 3 tháng 5, 2000 của Viện Quốc Tế Báo Chí (IPI) và “20 nhà báo có ảnh hưởng nhất của thế giới” do tờ “Financial Times” bình chọn, hiện là tổng biên tập nhật báo lớn nhất Ba Lan “Gazeta Wyborcza,” viết, “Trí thức phải là tiếng nói của xã hội đã bị bịt miệng. Ðối với người trí thức thì chính trị là lựa chọn mang tính đạo đức. Người trí thức bước vào chính trị là để lấy sự thật chống lại dối trá của bộ máy, lấy sức mạnh của niềm tin chống lại thói vô nguyên tắc của bộ máy.”

Ðiều Adam Michnik nói cũng trùng hợp với ý của triết gia cổ đại Hy Lạp Aristotle rằng, “Một đời sống thật sự đạo đức chỉ có thể có ở những người tham gia vào chính trị.” Người làm báo, vì thế, nếu trốn tránh chính trị thì xem như đã không ý thức thực sự về nghề nghiệp của mình!


Lê Diễn Ðức
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.148 giây.