logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 11/08/2014 lúc 07:15:43(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hồi nhỏ tôi không thích xôi, đơn giản vì mẹ tôi bán xôi, mỗi khi bán ế, bà thường “mời” tôi ăn. Con nít ăn hoài một thứ ngán. Đôi khi tôi làm eo không ăn, bà chẳng nói gì. Rồi cũng có cách “gỡ” lại. Tôi vờ ốm, bỏ cơm. Bà hỏi tôi ăn cháo, tôi lắc đầu. Bà hỏi tôi ăn phở, tôi nín lặng. Thế là tôi có phở. Một tô phở thì chẳng nhằm nhò gì với thằng nhóc đang tuổi nghịch ngợm. Tôi lén bà xuống bếp xúc thêm cơm ăn với nước phở.

Mẹ tôi cưng nhưng không chiều. Tính tôi quậy phá, có bị nọc xuống phết vài roi cũng chẳng lấy gì oan ức. Tôi lỳ đòn. Ba tôi ít đánh, nhưng đánh đau, tôi gồng mình chịu, không kêu không khóc. Với mẹ tôi thì khác, roi chưa chạm đến mông tôi đã gào lên thảm thiết.

Tôi tự hào về mấy trò mánh mung của mình. Sau này có con, tôi mới hiểu đó là những trò rẻ tiền. Áo mặc sao qua khỏi đầu.

Nghề bán xôi coi vậy mà cực. Mẹ tôi phải thức dậy sớm từ 3 giờ sáng để nấu xôi. Thức sớm hơn, bà không dám ngủ lại, sợ ngủ quên, lỡ buổi bán. Hồi đó giờ Sài Gòn chạy sớm hơn giờ bây giờ một tiếng. Bà rời nhà với thúng xôi khi trời chưa sáng, và về nhà lúc 8 giờ dù bán hết hay không, vì xôi nguội.

Hồi thức khuya học thi, bà thường mang lên cho tôi ly càphê nóng, và trước khi quẩy thúng xôi đi, bà lại đem lên cho tôi khi tô mì gói, khi đĩa xôi nóng. Thức cả đêm, dồn hết năng lượng vào mấy bài tập toán – lý – hoá, món xôi nóng lúc đó dù phải ăn triền miên cũng không phải là điều quá tệ.

Mẹ tôi mù chữ (thứ thiệt), nhưng tính nhẩm… thầy chạy. Ba mất sớm, nên chuyện cúp cua, lêu lỏng, kể cả nhái chữ ký trong học bạ tôi qua mặt bà thoải mái. Không quản lý nổi việc học của thằng con, bà dồn sự quan tâm vào chuyện ăn uống, sức khoẻ và niềm vui của tôi. Chợ búa, bếp núc, giặt giũ… là những việc hầu như chẳng bao giờ tôi rớ tới.
Có hôm tôi dở chứng ngoan ngoãn quét nhà, bà cười mỉm. Lát sau thấy bà lặng lẽ quét lại. Giặt giũ cũng thế, quần áo ngâm chưa kịp giặt, bà chờ tôi đi, rồi vò lại cổ áo, gấu quần. Nấu nướng thì, bà luôn miệng nhắc nhở: “chờ mỡ sôi, rồi mới đập trứng vào”… Đại loại là thế. Nói theo cách mà bà vẫn thường “mắng” tôi là… thằng ăn hại. Tôi cũng chẳng vừa: “Con thấy mẹ vui khi “hầu” thằng ăn hại”. Bà cười, đập tay tôi: “Tôi đẻ ra anh, mà lại không biết anh thế nào à!” Tôi cười thầm: “Con từ trong bụng mẹ chui ra, sao lại không biết mẹ nghĩ gì!” Dĩ nhiên bà chẳng bao giờ nghe đượć.

Thật ra tôi cũng đâu đến nỗi vô tích sự như thế. Tết Đoan ngọ nào mẹ tôi cũng làm cơm rượu bằng nếp vàng. Cơm rượu bà làm thì ngon tuyệt, thơm, ngọt và hạt nếp mềm nhưng vẫn còn độ dẻo. Hồi sáu, bảy tuổi tôi vẫn lén ăn vụng cơm rượu khi nó chưa kịp ngấu, say xỉn đến nỗi bỏ cả học. Dạo sau bà than phiền, sao rượu mau chua quá. Tôi hứa sẽ giải quyết được. Bà nhìn tôi ngờ vực. Đó là lần duy nhất trong đời tôi đã dùng sở học của mình để giải quyết “việc nhà” cho bà. Nhưng “thành tích” này vẫn không đủ để bà thay đổi cái nhìn về tôi. Trong con mắt của bà, tôi chỉ là đứa con chưa trưởng thành. Dù các con tôi đã lớn, đã tốt nghiệp và đi làm, nhưng thằng cha chúng vẫn bị bà nội đưa vào diện cần quan tâm đặc biệt, ra ngoài vẫn bị nhắc nhở quên nón, mang theo áo mưa…

Hồi cuối thập niên 1970, buồn tình tôi mượn xe xích lô của bạn, cảo lai rai kiếm tiền xài vặt. Bà nắm tay tôi than thở, “Công lao mẹ nuôi con ăn học, học cho cố vào, bây giờ sao lại ra nông nỗi này…” Tôi cười gượng: “Con chỉ đạp chơi cho biết mùi đời thôi, còn ban ngày con vẫn làm ở phòng thí nghiệm mà”. Bà thở dài ngao ngán…

Những năm cuối đời, mẹ tôi đi lại khó khăn, xe lăn không chịu ngồi, nhưng được cái bà con chòm xóm hay tới chơi, giã trầu đưa chuyện với bà. Có lần vào siêu thị, thấy bày bán mấy chai nước mắm nhỏ cỡ 30ml, đạm cao, giá đắt, chắc là hàng chất lượng cao. Tôi mua 5 – 6 chai nhét túi quần mang về biếu bà. Quê mẹ tôi ở ven sông Hồng, ngoài đê, chỉ trồng bắp, không trồng lúa được, nên bà quý hạt gạo lắm. Bà bảo, ăn cơm với rau bí chấm nước mắm ngon còn hơn thịt cá.

Thấy thằng con trịnh trọng moi túi quần ra mấy chai nước mắm, bà nhìn tôi khâm phục. Tôi thì thầm: “Nước mắm thượng hạng đấy, để chấm với rau bí. Mẹ đừng dùng nêm nếm”. Bà giữ mấy chai nhỏ xíu đó kỹ lắm, mỗi ngày dùng một ít, và không quên khoe với mấy bà hàng xóm, nước mắm thượng hạng thằng con bà mua biếu.

Bẵng đi một vài tuần, tôi cao hứng nếm thử nước mắm. Trời đất như muốn sụp, tôi biết ngay mình bị bợm. Với cái đầu nghề nghiệp, tôi có thể đoán ngay ra nhà sản xuất đã giở những chiêu phép gì. Tôi phạm vào sai lầm hết sức sơ đẳng là đã không nếm thử trước khi đưa bà. Tôi như phát cuồng. Ăn học làm gì, bằng cấp làm gì mà mua chai nước mắm cho mẹ cũng không nên thân. Vậy mà cũng bày đặt đi dạy, viết báo về an toàn thực phẩm, khuyên người ta thế này thế nọ. Trời ơi! Sao mặt đất không nứt ra để tôi vùi mặt mình xuống. Tôi nài nỉ bà đổi loại khác ngon hơn, nhưng bà không chịu, “Nước mắm này ngon, anh thì biết gì mà cứ rộn lên”. Bà vẫn tiếp tục dùng mỗi ngày thứ nước mắm chết tiệt đó, vẫn tiếp tục khoe với mấy bà hàng xóm, mà không bao giờ mời họ nếm thử. Tiêu chuẩn chất lượng nước mắm của bà khác với đời thường.
Dạo này tôi mất ngủ, đúng hơn là ngủ ít. 2, 3 giờ sáng đã tỉnh dậy, không sao ngủ lại được. Tôi bước ra bàn thờ thắp nén nhang, đun nước pha ly càphê, rồi thả người xuống ghế salon đọc sách. Nửa đêm về sáng thế này, đôi lúc thèm ăn vặt một thứ gì đó, một gói xôi nóng hay một tô mì gói, nhưng cái tật lười biếng quen thói đã giữ chân tôi lại. Có khi tôi chột dạ, tưởng như bắt gặp ánh mắt vừa chế giễu, vừa trách móc của mẹ tôi từ di ảnh trên bàn thờ.
Đà Lạt mùa này mưa lạnh, mưa rả rích cả đêm. Nén nhang trên bàn thờ đã tàn quá nửa. Vậy là mẹ tôi mất cũng hơn ba năm rồi. Có lẽ giờ này bà đã bước vào cảnh giới nào đó, làm gì còn luẩn quẩn ở cõi ta bà này để trách móc thằng con ăn hại, nuôi mãi không lớn của bà.

Tóc tôi đã bạc quá nửa. Ngày nào rồi đó cũng phải ra đi. Không biết ở cảnh giới khác, hai mẹ con có gặp nhau không? Gặp nhau liệu có nhận ra nhau không? Tôi chắc mẹ tôi sẽ nhận ra tôi, bà nhận ra tôi bằng trái tim muôn kiếp của người mẹ. Còn tôi, tôi cũng sẽ nhận ra mẹ tôi, tôi nhận ra bà từ bản năng của thằng ăn hại.
Mùa Vu lan 2014

Vũ Thế Thành
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.050 giây.