logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 13/08/2014 lúc 06:37:40(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Lâu đời đã thành truyền thống, ngày nay ai cũng gọi Tết Trung Thu là Tết Nhi Đồng, Tết dành cho trẻ em vui chơi. Đó là một nét văn hóa đáng yêu mà chúng ta cần gìn giữ ở hải ngoại. Đó cũng là lý do viết bài này, hy vọng các cháu hiểu thêm về ngày Tết của mình.

Đêm 15 tháng 8 âm lịch, thường gọi là đêm rằm tháng 8, trăng sáng nhất và tròn nhất so với tất cả những đêm rằm của các tháng khác. Chúng ta thường nghe câu hát xẩm:

Sáng trăng vằng vặc đêm răm
Nửa đêm về sáng trăng bằng ngọn tre.

Khoa học thì giải thích rằng: Ngày ấy là ngày “thu phân”, mặt trời rọi thẳng vào mặt trăng nên mặt trăng nhận được nhiều ánh sáng nhất trong năm. Chúng ta từ trái đất nhìn lên, tất nhiên thấy trăng sáng nhất và tròn nhất.

Nhưng người xưa, cả Hoa lẫn Việt đều chưa biết nhiều về khoa học, lại thích chế ra những huyền thoại để kể cho nhau nghe, đồng thời cũng là cách bày tỏ những mơ ước xa xôi, cố gắn liền đời sống thực tại đầy gian nan với cõi tiên đầy hoa mộng. Một thí dụ điển hình là chuyện Lưu Thần và Nguyễn Triệu đi hái thuốc trong rừng, rồi lạc vào động Thiên Thai, cưới vợ tiên! Ở với vợ tiên được 2 năm thì hai ông thấy nhớ vợ trần gian quá, nên làm đơn ly dị rồi đón xe đò trở về!

Rõ ràng cổ nhân lúc nào cũng muốn nối liền cõi tiên và cõi tục, nối liền con người với thần thánh.

Chuyện Trung Thu cũng thế. Truyền thuyết kể rằng: Vào một đêm rằm tháng 8, Đường Minh Hoàng ngồi uống rượu ngắm trăng cùng với đạo sĩ La Công Viễn. Trong lúc ngà ngà say, Đường Minh Hoàng tưởng tượng trên cung trăng chắc phải đẹp lắm. Cung đình của Đường Minh Hoàng cực kỳ xa hoa, nhưng chắc vẫn không sánh nổi với cung trăng. Sở dĩ Đường Minh Hoàng tin như vậy là vì sách Hoài Nam Tử của Lưu An thời Hậu Hán, tức là trước đời Đường cả 700 năm, đã kể rằng: Hằng Nga là vợ Hậu Nghệ, lén lấy thuốc trường sinh của Tây Vương Mẫu, uống vào rồi thành tiên, bay lên ở luôn trên cung trăng và càng ngày càng đẹp ra. Từ đó người ta gọi trăng là “Cung Hằng” hoặc “Hằng Nga” hoặc “Chị Hằng”. Tản Đà viết:

Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi.

Đường Minh Hoàng tin chắc trên cung trăng có nàng Hằng Nga thật, lại nghe nói nàng đẹp nhất thế gian, nên Đường Minh Hoàng muốn lên nhìn mặt, mặc dầu quanh ông đã có 10 ngàn cung phi và mặc dầu tuổi ông đã gần 70!

Đạo sĩ La Công Viễn thấy vua muốn lên gặp Hằng Nga, liền quăng cây gậy trúc làm bùa phép. Lập tức cây gậy biến thành chiếc cầu dài thăm thẳm, giống như thang máy cuốn (escalator) ở các cao ốc thời bây giờ, để đưa Đường Minh Hoàng lên cung trăng!

Đặt chân tới nơi, Đường Minh Hoàng thấy ở cửa chính của cung trăng có viết mấy chữ “Quảng Hàn thanh hư phủ”. Vì tích này, về sau, người ta cũng gọi cung trăng là “Cung Quảng”.

Quả nhiên Đường Minh Hoàng gặp được Hằng Nga, thấy Hằng Nga đẹp tuyệt vời. Dưới thế gian, Đường Minh Hoàng đang có nàng Dương Quí Phi ông rất sủng ái vì nàng nằm trong “tứ đại mỹ nhân” tức là 4 người đẹp nhất trong lịch sử cổ kim Trung Hoa, gồm Tây Thi, Chiêu Quân, Điêu Thuyền và Dương Quí Phi. Dương Quí Phi, tức Dương Ngọc Hoàn, vốn là con dâu của Đường Minh Hoàng, vợ hoàng tử Lý Dục. Nhưng Lý Dục lờ đờ và nhút nhát quá nên cận thần tìm cách đưa Dương Ngọc Hoàn vào cung vua cha để khỏi bỏ phí một giai nhân tuyệt thế. Gặp Dương Ngọc Hoàn, Đường Minh Hoàng quên hết tất cả các mỹ nữ khác, phong nàng làm quí phi và suốt ngày chỉ vui chơi với người đẹp mới.

Người xưa thường thích nét đẹp ẻo lả và mảnh mai của phụ nữ. Thời Đông Châu Liệt Quốc, Sở Linh Vương chỉ yêu những cô gái gầy gò và eo thật nhỏ. Để được vua sủng ái, nhiều cung nữ tự nhịn ăn đến độ chết đói trong cung! Vua cũng mê một tiểu thiếp gầy ốm quá đến độ phải làm nhà chắn gió cho nàng ở vì sợ gió thổi bay mất người yêu! Nhưng đời Đường thì lại thích nét đẹp mũm mĩm, đẫy đà. Dương Quí Phi người tròn trịa, phốp pháp, nếu sống thời bây giờ thì chắc chắn phải tập thể dục, hút mỡ bụng và uống thuốc giảm cân! Vậy mà Đường Minh Hoàng lại quá say mê. Ngày nay, bên Trung Hoa còn để lại mấy bức tranh vẽ Dương Quí Phi tắm suối, khiến nhiều bà nhiều cô cảm thấy tiếc mình đã không sinh ra vào đời Đường, khỏi phải “diet”!

Lên cung trăng một mình, Đường Minh Hoàng được Hằng Nga đón tiếp rất thân tình, vì Hằng Nga vốn cũng là người từ trần gian. Hằng Nga cho vũ đoàn ra múa hát và mời vua ăn bánh hình tròn biểu tượng cho mặt trăng.

Trở về trần, Đường Minh Hoàng cố nhớ lại những vũ điệu trên cung trăng để dạy lại cho cung phi của ông múa hát. Ông cũng cố nhớ những trang phục mà đoàn vũ của Hằng Nga đã mặc, rồi ông cho người design giống như vậy để cung nữ của ông mặc khi múa hát, gọi là vũ khúc Nghê Thường. Từ đó, mỗi đêm trăng sáng, ông và Dương Quí Phi ra lệnh bày tiệc, ăn bánh ngắm trăng, xem ca múa. Tục lệ Tết Trung Thu ra đời từ đấy.

Nếu câu chuyện chỉ có thế thì chả liên quan gì đến Tết Thiếu Nhi bởi thiếu nhi đâu có cần vũ khúc Nghê Thường, xiêm y lộng lẫy!

Sách Tàu lại kể thêm một câu chuyện nữa như sau: Nhà Hán, kể từ vua đầu là Lưu Bang, truyền được khoảng 200 năm thì bị Vương Mãng cướp ngôi. Đó là năm 23 sau CN, tức là trước Đường Minh Hoàng khoảng hơn 700 năm. Tôn thất nhà Hán có Lưu Tú khởi binh chống Vương Mãng để giành lại ngai vàng cho họ Lưu. Lúc ấy quân Vương Mãng còn rất mạnh, vây chặt thành của Lưu Tú. Lâu ngày không được giải cứu, trong thành cạn hết lương thực, Lưu Tú cùng quân dân than khóc, lập đàn cầu trời cứu giúp. Quả nhiên trời thương, ngày hôm sau trong thành mọc lên bao nhiêu vườn khoai môn, quân lính chỉ việc đào lấy củ đem luộc mà ăn. Nhưng vì ăn quá nhiều nên cả thành đều bị đau bụng. Lưu Tú và dân quân lại cầu trời và trời lại thương, cho mọc mấy vườn bưởi, chỉ việc hái xuống mà ăn, vừa đỡ khát nước, vừa khỏi bệnh! Hôm ấy đúng vào ngày rằm tháng 8.

Sau này khi lấy lại giang sơn từ tay Vương Mãng, Lưu Tú lên ngôi xưng là Hán Quang Vũ. Nhớ lại chuyện cũ, Hán Quang Vũ ra lệnh cứ đêm rằm tháng 8 là cúng trăng, tạ ơn trời đất đã giúp mình. Cúng trăng bằng khoai môn và bưởi. Rồi lại làm thêm bánh hình tròn tượng trưng cho mặt trăng. Từ đó có tục lệ Tết Trung Thu.

Câu chuyện này lại hoang đường mà cũng chả dính dáng gì đến Tết Thiếu Nhi.

Lại thêm một chuyện thứ ba nữa, kể rằng:
Cuối đời nhà Nguyên (Mông Cổ) bên Trung Hoa, hào kiệt khắp nơi nổi lên. Trong đám đó có Chu Nguyên Chương là mạnh nhất, nhờ quân sư Lưu Bá Ôn đa mưu túc trí, giúp Chu Nguyên Chương chiếm được thành Nam Kinh làm bàn đạp. Chu Nguyên Chương tự xưng Vương, soạn hịch hô hào toàn dân cùng đánh đuổi quân Mông Cổ ra khỏi bờ cõi. Nhờ bám lấy chính nghĩa ấy, Chu Nguyên Chương đánh lên miền Bắc dễ dàng. Trước đêm rằm tháng 8, quân sư Lưu Bá Ôn bí mật cho quân lính làm hàng ngàn cái bánh trung thu, đem phát cho dân hoặc bán rẻ ngoài chợ. Dân chúng đem về, bẻ bánh ra thì trong nhân bánh có mẩu giấy nhỏ ghi hàng chữ: “Đêm rằm tháng 8, Đức Phật sẽ giáng thế. Hãy cầm đèn lồng đi rước”. Dân chúng thời xưa đầu óc đơn giản, tưởng đó là điềm trời báo trước, nên tất cả đều hăm hở sắm đèn lồng và nửa đêm đốt đèn ùn ùn kéo nhau đi rước Đức Phật, mong Đức Phật phù hộ cho họ thoát ách đô hộ của Mông Cổ.

Vua Thuận Đế nhà Nguyên không hề đề phòng vì tưởng đó là phong tục đêm trung thu của người Hán, nên vua cùng bá quan điềm nhiên lên lầu cao, hân hoan đứng nhìn đường phố chật ních người cầm đèn đi như trẩy hội. Vua cũng ra lệnh mở tiệc đón trăng để bá quan cùng dự.

Trong đám người cầm đèn đêm ấy tất nhiên có rất đông quân của Chu Nguyên Chương giả dạng thường dân. Quá canh 3, vua Thuận Đế cùng bá quan và cung nữ đang yến tiệc vui vẻ thì quân Chu Nguyên Chương trà trộn trong đám dân rước đèn, nhất loạt quăng đèn, cầm kiếm xông vào. Vì quá bất ngờ, vua Mông Cổ chỉ còn cách lên ngựa, bỏ chạy. Chu Nguyên Chương chiếm lại thành trì, lập nên nhà Minh, chấm dứt gần 100 năm cai trị của quân Mông Cổ.

Chuyện này chắc chắn cũng do người đời sau bịa đặt cho vui thôi chứ không liên quan gì đến Tết Thiếu Nhi.

Ngày nay, đa số sử sách đều ghi rằng: Tết Trung Thu bắt nguồn từ chuyện “Đường Minh Hoàng du nguyệt điện” như tôi đã kể ở trên. Nhưng một số nhà nghiên cứu đứng đắn cho rằng, phong tục ăn bánh trung thu thật ra đã có nguồn rất xa xưa từ việc sùng bái mặt trăng của người dân thời thượng cổ. Điều này xem ra hợp lý bởi đầu óc người xưa rất đơn giản, chưa có ý niệm gì về khoa học, nên lúc nào cũng sợ hãi trước thiên nhiên và thường coi thiên nhiên là thần thánh. Thí dụ: Cháy rừng hay cháy nhà là vì Hỏa Thần nổi giận. Nước sông dâng lên làm ngập lụt là do Thủy Thần trách phạt. Cũng vì vậy dân gian Việt Nam mới có đạo Tam Phủ hay Tứ Phủ, thờ Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Địa, Mẫu Thiên. Nghĩa là bốn cõi Rừng, Nước, Đất, Trời đều là những người Mẹ ban phát ân huệ cho thế gian. Cha ông ta không coi Rừng, Nước, Đất, Trời là Thần mà coi là Mẹ, bởi Thần có lúc ban phúc, có khi giáng họa. Còn mẹ thì lúc nào cũng che chở con cái. Đó là ý nghĩa của đạo thờ Mẫu, tín ngưỡng dân gian lâu đời của Việt Nam.
Trong cái nhìn đơn giản ấy, Mặt Trời và Mặt Trăng tất nhiên phải là hình ảnh thần linh ngự trị trong lòng mỗi người. Cần hình dung lại thời xa xưa, nước ta cũng như Trung Hoa, chưa có nhiều đô thị, đại đa số lãnh thổ đều là nông thôn mà lại không có điện, chi nên rất nhiều sinh hoạt hằng ngày được diễn ra dưới ánh trăng. Hội hè đình đám, chèo thuyền, đập lúa, giã gạo, mò cua bắt ốc, và thậm chí trai gái hẹn hò… đều nhờ vào ánh sáng của mặt trăng. Thi sĩ Bàng Bá Lân viết:

Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi!

Hoặc câu ca dao quen thuộc:

Sáng trăng trải chiếu hai hàng
Bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ.

Chỉ cần đọc những câu thơ tương tự như thế, chúng ta có thể hình dung ngay ra được đêm trăng sáng ở nông thôn quí giá như thế nào! Cho nên cha ông ta thân mật gọi là “ông trăng” để nói lên sự gần gũi và hiền lành của mặt trăng:

Ông giẳng ông giăng
Xuống chơi với tôi
Có bầu có bạn
Có ván cơm xôi
Có nồi cơm nếp…

Hoặc như trong bài hát của Phạm Duy:

Ông trăng xuống chơi cây cau thì cau sẽ cho hoa,
Ông trăng xuống chơi vườn cà thì vườn cà cho trái.

Nhà nông xưa thường ngắm trăng rằm để tiên đoán sự thành bại của mùa màng sắp tới, bởi theo Ngũ Hành thì Trăng là hành Thủy, gắn liền với nông nghiệp. Dựa vào kinh nghiệm đời này qua đời khác, cha ông ta nhận xét: Nếu trăng vàng thì mùa tằm tơ sẽ rất tốt. Nếu trăng xanh thì năm tới có thể gặp thiên tai.
Ca dao có câu:

Tỏ trăng mười bốn được tằm
Tỏ trăng hôm rằm thì được lúa chiêm.

Hoặc:

Muốn ăn lúa tháng năm
Trông trăng rằm tháng 8.

vì tin “Ông Trăng” có quyền năng như thế cho nên các đế vương thời cổ Trung Hoa, trước Đường Minh Hoàng rất xa, đã có tục lệ cúng trăng mà lúc nào cũng bằng bánh hình tròn tượng trưng cho mặt trăng. Cúng trăng để tạ ơn trăng đã ban cho loài người biết bao nhiêu điều lợi ích, đồng thời cũng để cầu xin “Ông Trăng” ban cho sự an lành thịnh vượng. Dân giả cũng theo vua mà cúng trăng vì trăng rất cần thiết ở nông thôn.

Dần dà, đêm Trung Thu trở thành buổi họp mặt gia đình, nhất là nhà nông được dịp nghỉ ngơi, ăn bánh ngắm trăng tròn. Dọn cỗ trung thu bao giờ cũng gồm bánh nướng và bánh dẻo, bên cạnh những quả bưởi, quả hồng. Đèn lồng, đèn kéo quân ngũ sắc, đèn ông sao, là những thứ không thể thiếu trong đêm rằm.
Nhiều nhà giàu, hoặc xóm làng cùng tổ chức đón trăng, còn cho múa Lân để không khí nhộn nhịp hơn. Bánh, trái, đèn lồng và múa lân, toàn những thứ thu hút trẻ con mãnh liệt dưới đêm trăng. Từ đó, theo thời gian, Tết Trung Thu mới trở thành Tết của các em.

Sống ở thành thị, người ta dễ quên sự hiện diện của vầng trăng. Sống ở hải ngoại lại càng chẳng có mấy ai nhớ đến trăng khi mà quanh ta đèn điện luôn rực sáng và hầu như suốt ngày suốt đêm chúng ta chỉ ở trong nhà. Nhưng văn hóa truyền thống thì không thể bỏ qua. Quanh năm, chúng ta có quá nhiều ngày lễ ngày hội cho người lớn mà chỉ có một ngày Tết Trung Thu cho trẻ em, không tạo điều kiện cho các em gặp nhau để vui chơi thì xem chừng… hơi bất công!

Sắp tới đây, Hội Phụ Nữ Việt Nam Toronto sẽ tổ chức Tết Trung Thu một cách qui mô cho các em cùng gia đình tham dự, với tất cả các trò chơi truyền thống, các món ăn thuần túy Việt hấp dẫn và thời trang áo dài do nhà thiết kế nổi thiếng Thiện Lê. Đó là một ngày hội lớn, vào cửa tự do, không nên bỏ qua. Xin ghi ngay vào lịch: Thứ bảy, 23 tháng 8, từ 2g chiều đến 8g tối, tại số 300 Steeles Ave, East, ở Markham. Xin mời mọi gia đình cùng đưa các em các cháu đến chung vui.

Nguyễn Ngọc Ngạn

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.117 giây.