logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 13/08/2014 lúc 06:39:01(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Có lẽ trong mỗi người chúng ta đều có ước mơ thầm kín là có được một người bạn – sẵn sàng làm cái thùng rác cho chúng ta trút bỏ những muộn phiền của đời sống, tâm tư, tình cảm… Và lẽ công bằng của những người đã nghĩ đến điều đó là chính chúng ta cũng sẵn sàng làm cái thùng rác cho bạn khi bạn cần trút bầu tâm sự. Người bạn không có tuổi ấy vì hai người thật trẻ mà thân nhau vẫn giới thiệu với người thứ ba “đây là bạn già của tôi”. (Chữ “già” nói lên sự gắn gó, thân thiết, không phải tuổi tác của người được giới thiệu). Tại sao chúng ta lại cần một người bạn thân mà từ bình dân gọi là “bạn già”; từ ngữ văn chương gọi là bạn tri âm, tri kỷ… như sự tích Bá Nha-Tử Kỳ ngày xưa; Tử Kỳ chết thì Bá Nha đập đàn vì trên đời có rất nhiều người nghe được tiếng đàn của ông, nhưng hiểu được Bá Nha thì chỉ có Tử Kỳ.

Có lẽ hơn là không phải nói thêm về đời sống vì sao phải cần đến cái thùng rác mới trút bỏ hết được muộn phiền. Có người cho là chúng ta sống (nhằm phải) thời buổi khoa học kỹ thuật phát triển quá nhanh, khiến cho những trào lưu văn hóa được cập nhật từng giờ, từng phút –làm cho chúng ta nắm bắt không kịp– nên phát sinh muộn phiền. -Đơn giản như khi còn ở Việt nam, người đàn ông lạ nào ôm vợ mình thì lớn chuyện ngay. Nhưng hội nhập với đời sống Mỹ, chuyện ấy bình thường vì đó là phép xã giao trong xã hội Mỹ. Điều ấy đã diễn ra trong tâm thức người đàn ông Việt sau một khoản thời gian hội nhập ngắn hay dài là tùy, người sớm biết nhập gia tùy tục, hay thuộc loại bảo thủ. Nhưng cho dù là người đã có nhiều năm sống ở Mỹ, đàn ông Việt vẫn thường chau mày, nhăn mặt, bĩu môi khi nghe nói tới “câu lạc bộ đổi vợ một đêm”.

Đó là một trong những “trào máu văn hóa” chứ không phải trào lưu gì sất! Người bất bình ấy là nạn nhân của trào lưu, hay một người lạc hậu–cần đưa vô bảo tàng? Chỉ biết người đem sự muộn phiền ấy giấu vào tâm khảm thì dễ thành trầm cảm; mất hứng sống vì nghĩ mình đã lầm khi chọn nơi đây làm quê hương thứ hai sau quê hương đổ nát. Chuyện ấy có thể thủ thỉ cùng vợ xem phản ứng của đàng ấy ra sao không? Chắc là không thể thỏ thẻ gì hết vì sợ vợ hiểu lầm mình muốn làm thành viên “câu lạc… thú” ấy nên ngỏ lời… Hậu quả sẽ ra sao? Nhỡ gặp cô (bà) vợ nghe xong sáng mắt, chạy bay đi điền đơn làm hội viên câu …lạc thú thì sao?

Đó chính là nhu cầu về một người bạn mà ta có thể tâm sự (hết) về những ray rứt, những suy tư, tình cảm của mình trước cuộc sống, gia đình, xã hội… Nhưng lại không phải người bạn đẹp nhất trong tiếng Việt là: “bạn đời–chỉ người phối ngẫu”. Từ ấy vừa chính xác nói lên quan hệ suốt đời, ngoài cái nghĩa đen cụ thể ấy ra; nghĩa bóng tùy hiểu đến sự chia sẻ cay đắng mặn nồng, ấm lạnh có nhau của tình vợ chồng. Nhưng với người bạn đời –người chia sẻ và gần gũi với nhau hơn hết những tình bạn khác, vẫn tồn đọng những điều không nói nên lời được với nhau như trên. Vì thế mà người ta cần một người bạn thân (cái thùng rác) cùng giới tính là tốt nhất vì chuyện tâm tư, tình cảm riêng tư được thổ lộ giữa hai người khác phái rất dễ phát sinh tình cảm nam-nữ– lại trở thành một đôi vợ chồng để chất chứa thêm những điều khó nói nữa hay sao?

Ông cần một thằng bạn già; bà cần một con bạn già để có thể mày-tao mà không liên lụy đến tư cách hay tiếng tăm gì sất, bất chấp giàu-nghèo, nghề nghiệp, già-trẻ… Nhưng người bạn ấy thật quá khó có trong đời sợ lộ chân tướng hơn gì hết bây giờ! Có bà nào dám tâm sự với con bạn già chuyện lỡ dại ngày còn trẻ của mình trước hôn nhân; có ông nào dám tâm sự với thằng bạn già về chuyện phòng the của mình bị chê dở ẹt! Nói một cách khác là lòng nghi ngại; sự đề phòng con người của chính con người phát triển nhanh không thua gì khoa học kỹ thuật ngày nay; cái máy điện toán được cho là hiện đại nhất chợ máy –chỉ vài năm sau nó đã không hiểu được cái máy điện toán hàng cháu nội của nó; người hôm qua gặp trong tình thân thì mai đã thành thù từ hôm nay xung đột quyền lợi.

Như vậy, có nên tiếp tục dõi theo những tình bạn trên màn ảnh, trên trang sách, ngoài đời… để những muộn phiền thôi tiếp tục len lỏi vào đêm-ta. Đêm với ta như duyên tiền kiếp, hễ ngày mai không phải đi làm thì y như đêm nay thức khuya hơn. Vì thế, tôi đã gặp một tình bạn trên trang mạng xã luận, nghe tựa đề đã choáng váng, chới với. Dù dân trong nghề dư biết những tựa đề thật kêu thường là thùng rỗng kêu to. Nhưng thùng bao lớn, kêu to ngần nào cũng lại là một thắc mắc của người tò mò. Tôi tò mò đọc thử. Chuyện dài nên xin tóm tắt cho ngắn bớt.

Có hai người bạn gái thân nhau từ nhỏ, lớn lên cùng vô chung đại học, nhưng hoàn cảnh khác nhau. Người tạm gọi là cô A, là người học giỏi, nhà nghèo, hơi kém nhan sắc, nhưng vì mê một anh bạn trai đã đi đại học đó nên cô quyết chí vô cho bằng được cùng trường với anh bằng tài năng bản thân, chuyện thầm kín tính sau. Người thứ hai tạm gọi là cô B. Cô này học lực kém hơn, nhưng nhan sắc có phần trội hơn cô A, gia đình có tiền hơn nên chạy chọt cho cô vào trường đại học mê trai vì người con trai cô chấm lại chính là anh bạn chung của hai người…

Ba người họ thân nhau, tình cảm đằng sau giao hảo tay ba như kim giấu trong gối vải. Khi cô B thố lộ tâm tình với bạn già (là cô A) về quan hệ của mình với người bạn trai chung của hai người, tạm gọi là anh C.

Cô A nửa lòng buồn phiền vì thất tình anh C; nửa lòng mừng cho bạn B gặp được người tử tế cũng là anh. Tình cảm của B và C phát triển tốt đẹp đến ra trường; họ xin về làm chung một cơ quan. Sự có mặt của cô A ở cùng cơ quan ấy để lại tiếp tục bộ ba (hai gái một trai) mà hai gái thân nhau từ nhỏ đã đầy đọa tâm hồn cô A trong cảm giác tội lỗi. Vì tình bạn thân với B thì cô không muốn mất; nhưng tình yêu với anh C cô cũng không muốn trắng tay…

Cô A làm cái bóng bên lề cuộc tình đơm hoa kết trái của B và C. (Đọc đến đây, tôi không có cảm giác oán trách gì cô A vì có yêu một người không trọn vẹn thì mới thông cảm được cho cô A. Cái lý trí dù minh mẫn cách mấy cũng đầu hàng trái tim mù lòa khi đã thuộc về một người…)
Gay cấn của câu chuyện từ chuyến công tác chung của cô A với anh C. Mọi việc xuôi theo tự nhiên của hoàn cảnh (dù do cố ý riêng của cô A), cô và anh C ngủ chung phòng khách sạn – sau bữa tối có rượu bia quá trớn của hai người.
Sáng ra, anh C nói với cô A, “Sao yêu anh mà không nói từ sớm. Chuyện đêm qua… quên đi. Và đừng bao giờ để diễn ra lần nữa!”
Cô A mang lòng ân hận thầm kín với bạn già B của mình, mang lòng trắc ẩn thâu canh với anh C… Nước mắt trong đêm dài của cô gái bất hạnh không rửa được hình hài đứa bé đã có tim thai trong bụng cô – lại vừa lúc anh C qua đời vì tai nạn giao thông.
Anh C là con trai một trong gia đình, đã cưới cô B hai năm nhưng chưa có con. Nay đứa bé trong bụng cô A nếu là trai thì thằng bé đúng là nối dõi tông đường nhà anh C…

Cô A cầu cứu mọi người từ “Chuyện có thật của đời tôi” để nghe những lời khuyên giải.
Điều tôi ghi nhận được từ độc giả trong nước, chia làm ba luồng: 1. Phá thai cho xong chuyện; 2. Cần nói rõ với gia đình anh C, vì không thể vô trách nhiệm với giọt máu cuối cùng của cả dòng tộc người ta. Với cô bạn già B… thì người đã đi rồi! Bạn muốn “xử” tôi (là cô A) sao cũng được. Nhưng hiểu cho khi quá chén, cả tôi và anh C đều không kiểm soát được mình! 3. Im lặng là tốt nhất (khi cô đã quyết định không thể phá thai vì tình yêu thầm kín nhưng không ngừng mãnh liệt của cô dành cho anh C đã nhiều năm, và hơn bất cứ tiền tài danh vọng gì trên đời…). Vậy thì cô im lặng nuôi đứa bé tới lớn khôn rồi hãy cho gia đình anh C hay là họ có đứa cháu nội để nối dõi tông đường; hay chí ít cũng tới khi cô B đi bước nữa thì hãy nói ra sự tình riêng mang của cô… Hiện tại im lặng là vàng vì nói ra cũng chẳng giải quyết được gì…
Tôi rời trang chữ trên màn hình laptop, không ngờ tắt máy lại rơi hồn vào tim đêm, thần thánh không ai tại vị để cứu rỗi những linh hồn bơ vơ trong đêm sâu…

Cái tình bạn từ nhỏ của cô A và cô B chỉ có giá trị thời gian, không có giá trị nhân phẩm. Bởi cô B đã lợi dụng sự khá giả của gia đình, nhan sắc bản thân để chinh phục anh C (dù biết trước là bạn già A của mình cũng kết anh chàng này như mình). Thử hỏi tình bạn của cô có đáng trân trọng không?
Với cô A, thông cảm hoàn cảnh và trái tim mù lòa của con người khi yêu ai thì còn tạm chấp nhận được. Nhưng cú sắp xếp vô tình có chủ đích của cô thật cũng khó tha thứ – nhất là cô trong tình bạn thân với cô B.

Với anh C, miễn bàn cho kẻ làm đàn ông không dám đối mặt với trách nhiệm sau sai lầm. Dù chẳng ai trách người đã chết, nhưng chết đâu đã hết dư âm còn lại của dương thế của một con người…

Và trên hết là con người. Thời thế có thay đổi, khí hậu có thay đổi, khoa học kỹ thuật có lấn sân tôn giáo và chi phối tâm linh con người vốn dễ hoài nghi càng e dè những chuẩn mực đạo đức thường được rêu rao trong thánh đường, chùa chiền… nhưng dư luận muôn đời vẫn vô tội vạ khi phán xét người khác, (việc của người khác). Đó là cội rễ của xã hội đương đại, cái gốc của khổ đau mà mỗi người đều chịu trừng phạt công bằng là đánh mất lòng tin ở người khác nên không có bạn già như Bá Nha có Tử Kỳ.
Hay lần vào kho tối đầy màng nhện của lòng yêu riêng ta – nơi chúng ta cất giữ những chuyện hay, lòng nghĩa hiệp, tình bằng hữu đáng quý…, những tuyệt tác không màu theo năm tháng nhạt phai của lòng người ngày càng đố kỵ, ganh ăn ghét ở, chụp mũ vô lương…

Có đây cô Sue và Johnsy, hai nữ họa sĩ trẻ sống trong cùng khu nhà trọ. Behrman là một họa sĩ già cũng sống ở đó; cả đời cụ khao khát vẽ được một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được. Mùa đông năm ấy, Johnsy bị bệnh sưng phổi rất nặng. Bệnh tật khiến cô tuyệt vọng và nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống sẽ là lúc mình lìa đời. Sue vô cùng lo lắng và hết lòng chạy chữa cho bạn nhưng vô ích. Biết được ý nghĩ điên rồ đó của Johnsy, cụ Behrman âm thầm thức suốt đêm mưa gió để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá cuối cùng đã không rụng trong đêm bão lớn khiến Johnsy nghĩ lại, cô hy vọng và muốn được sống. Tuy nhiên, cụ Behrman lại chết vì bệnh sưng phổi sau một đêm đội mưa đội gió để vẽ hình chiếc lá cuối cùng lên tường nhằm cứu Johnsy.

Sau khi Sue được thông báo rằng Johnsy đã thoát khỏi nguy hiểm, cô lặng lẽ đến bên bạn báo cho bạn về cái chết của cụ Behrman và bí mật của chiếc lá cuối cùng.

Câu chuyện hư cấu hay có thật, hay sự thật vài chục phần trăm, đã được thiên tài O’Henry dùng phép thuật để bắt những con chữ vô nghĩa kết nối tình người khốn cùng của giới “sĩ” đời nào cũng nghèo như đời nào, nhưng phi thường cá tính. Truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng – The last leaf” có thể để lại cho mỗi chúng ta những suy tư riêng về tình bạn; vì thế tôi nghĩ riêng cho mình một lối suy tư về việc quá khao khát thành tựu to lớn để thất vọng vì sức người có hạn – thậm chí nhỏ bé so với thời gian. Hãy sống trọn đời bình thường đã là một kiệt tác khó ai sánh được vì ai chẳng lao theo tiền tài, danh vọng trong đời thường, để có câu “tráng sĩ bạch đầu bi hướng thiên”. Câu thơ được nhiều người ca tụng về ý chí nhưng ở một góc nhìn nào đó thì có lẽ nhiều người hiểu cho lòng tham không đáy của kẻ bất tài.

Dù sao câu chuyện cảm động về tình nghệ sĩ trong truyện Chiếc lá cuối cùng cũng xứng đáng đi vào văn học thế giới để mọi thế hệ đều rút tỉa ra được bài học cho bản thân từng người trong thời đại đi qua, văn minh đi… về đâu, khoa học thì ngày càng mở ra những bức màn thần bí của các tôn giáo mà nhiều đời của loài người đã tin theo…

Tình bạn rải rác trên những trang chữ mà tôi góp nhặt được vào thư viện riêng trong bộ óc mình còn có tình bạn sẵn lòng làm cho bạn được hạnh phúc, bất chấp nỗi khổ của riêng mình như hai người đàn ông nọ đều bệnh nặng, ở chung một phòng với nhau trong bệnh viện. Một người được phép ngồi dậy mỗi ngày một giờ vào buổi chiều để thông khí trong phổi. Giường ông nằm sát cái cửa sổ duy nhất của căn phòng. Trong khi người kia phải nằm suốt ngày trong góc tối, và không ngồi dậy nổi.

Hai người đã nói với nhau rất nhiều về vợ con, gia đình, nhà cửa, công việc, những năm tháng trong quân đội và cả những kỳ nghỉ đã trải qua.

Mỗi chiều, khi được ngồi dậy, người đàn ông cạnh cửa sổ dành hết thời gian để tả lại cho bạn cùng phòng những gì ông thấy được ngoài cửa sổ.
Người kia, mỗi chiều lại chờ đợi “một tiếng đồng hồ được sống ngoài cửa sổ” với sinh hoạt đời thường mà bạn ông kể lại cho nghe…

Cái cửa sổ nhìn ra công viên, có hồ nhỏ xinh đẹp. Vịt, ngỗng đùa giỡn trên mặt hồ trong khi trẻ con thả những chiếc thuyền giấy. Cùng với tuổi thơ của bọn nhỏ là những cặp tình nhân tay trong tay… đi dưới những cây cổ thụ tỏa bóng mát, và xa xa là đường chân trời báo hiệu ngày sắp tàn…
Khi người đàn ông bên cửa sổ mô tả đến những chi tiết nhỏ nhặt, người kia có thể nhắm mắt và tưởng tượng ra cho riêng mình một bức tranh sống động…

Một chiều, người đàn ông bên cửa sổ mô tả một đoàn diễn hành đi ngang qua. Dù không nghe được tiếng nhạc, người kia vẫn như nhìn thấy được một đoàn quân danh dự trong trang phục đại lễ…
Ngày tháng êm trôi… Đến một sáng, khi mang thức ăn sáng đến phòng cho họ, cô y tá phát giác người đàn ông bên cửa sổ đã qua đời êm ái trong giấc ngủ. Cô báo cho người nhà đến mang ông ta về để chôn cất.

Một ngày buồn… tiếp một ngày buồn, người đàn ông còn lại yêu cầu được chuyển đến cạnh cửa sổ. Cô y tá đồng ý để ông được yên tĩnh một mình. Ông gắng sức nhổm dậy ngắm nhìn thế giới bên ngoài cửa sổ. Nhưng chỉ là một bức tường xám.

Ông từ tốn chuyển đổi cảm giác bị lường gạt sang trạng thái chấp nhận để hỏi cô y tá cái gì khiến cho người bạn cùng phòng của ông đã mô tả cho ông nghe những điều tuyệt diệu qua cửa sổ.
Cô y tá cho biết, người đàn ông đó bị mù và thậm chí ông ta cũng không thấy được bức tường nữa. Nhưng trong những lời cô nói, có điều nên nghe: “Có lẽ ông ta muốn bạn mình được vui và có thêm hy vọng để sống”.

Khép cuốn sách lại, cảm giác cảm động về tình bạn của một người mù không có chỗ mấy trong tim đen vì trái tim thời đại của tôi đã ngập tràn xấu hổ vì vừa nói láo người bạn này buổi sáng để từ chối lời mời đi ăn sáng; lại nói dối người bạn kia buổi trưa để được ở nhà xem đá banh thay vì sang giúp người bạn – mù tịt về điện, cách nhận ra và gạt lại cầu chì bị overload ngoài vách tường; Chiều đến lại dối vợ, “anh đi họp cộng đồng…” để bù khú với những người âm mưu cướp cái chức vị to đùng của cộng đồng, tuy hữu danh vô thực nhưng cái chức danh thùng rỗng kêu to ấy đã làm nên bao chuyện mã tầm mã ngưu tầm ngưu…
Đổ lỗi cho hoàn cảnh thì mỗi người sống trên đời đều là một kịch sĩ tài ba. Nhưng đổ lỗi cho chính mình để thay đổi thì cũng giành nhau cái hèn của tôi mới là nhất! Vì thế người ta có bạn đời để duy trì nói giống hơn là một người bạn thực sự biết lắng nghe và chia sẻ. Người ta cần một bạn già để bổ khuyết cho bạn đời ở những chuyện khó nói nên lời với người chung chăn. Người bạn già tuy không đình đám, ồn ã như bạn đời.

Nhưng lại có chỗ đứng không thua bạn đời trong từng người chúng ta. Chỉ là tìm bạn đời đã khó thì tìm bạn già khó hơn vì chơi với bạn già là chấp nhận cho đi; trong khi ai cũng muốn nhận về phần mình nhiều hơn để không bị thiệt. Nên người bạn già mãi ngủ yên trong mơ, để “bè”, để “lũ” với nhau trong đời thường trí trá danh xưng là bạn hữu. Thực chất kết bè trong đời sống là điều không nên thì ai cũng biết nhưng vì sự sống thì ai cũng tự dối mình là bạn. Thật ra khác vì tình bạn không cần gặp cũng được, hiểu nhau qua con chữ từ nửa vòng trái đất vẫn là bạn nhau được, thân thiết được. Trong khi bè chỉ là những người chia chung quyền lợi, khi quyền lợi ấy hết, bè tự động rã là chuyện thường ngày ở huyện.
Đâu phải mâm cao cỗ đầy, ly cao, rượu ngọt mới là bạn. Có hai người bạn đi trong sa mạc. Buổi sáng, vì bất đồng ý kiến với nhau. Người này tát vào mặt người bạn kia. Người bị tát lặng lẽ khỏa cát, viết lên cát phẳng: “Hôm nay, người bạn thân nhất của tôi đã đánh tôi”.

Buổi chiều, người bị tát chìm lún trong vũng lầy khi thấy được nước uống. Người tát bạn ban sáng nhanh chân tìm được cành cây đến cứu bạn.

Người bị tát ban sáng sau khi thoát hiểm đã khắc lên đá bằng lưỡi dao hộ thân dòng chữ: “Hôm nay, người bạn thân nhất của tôi đã cứu tôi”.

Điều không phải của người bạn nóng nảy thì hãy để gió cuốn đi nên chỉ viết trên cát; nhưng điều anh ta làm đúng đắn với tình bạn, nhất là lúc nguy nan thì phải khắc lên đá để ghi nhớ muôn đời…

Đọc câu truyện ngắn ngủi, khô khan như sa mạc. Nhưng nhìn lại mình và tự hỏi khi bị người bạn tát tai – mình viết lên cát hay khắc lên đá; khi được bạn cứu, mình cố tìm cách cho nó đừng kể ơn thì phải! Mình trách ai cũng như mọi người đang trách mình không cho nhau tình thân đủ để trút bầu tâm sự mà chỉ cho nhau hoài nghi, đề phòng nhau tốt hơn trong đời trở mặt như trở bánh tráng nướng.

Chỉ còn người bạn chân thành là những con chữ vô nghĩa của người không quen và ta cũng là một người không quen của những người bạn gặp nhau qua con chữ vô tình đồng cảm.

Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.138 giây.