logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 15/08/2014 lúc 08:27:24(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tháng Chín tới này dân Scotland sẽ bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý xem có tách ra khỏi Vương quốc Thống nhất Anh và Scotland hay không.

Cho đến nay dân Scotland vẫn còn chia thành hai phái, ở lại và rút ra. Phe muốn tách ra thành một quốc gia Scotland độc lập do đảng Quốc Gia Scotland SNP của Thủ Hiến Alex Salmond cầm đầu, gọi là phe “yes” cho đến nay vẫn còn thua xa phe ủng hộ ở lại trong vương quốc gọi là phe “no.” Thành ra khi đài truyền hình BBC đề nghị tổ chức một cuộc tranh luận về nên hay không nên rút ra khỏi vương quốc thống nhất thì phe “yes” vui mừng đồng ý. Ðối với họ một cuộc tranh luận như vậy là ăn chắc.

Phe “yes” vẫn được coi là hăng hái hơn, nhiều năng lực hơn và có tài ăn nói hơn. Người đại diện phe này trong cuộc tranh luận, ông Alex Salmond vốn được tiếng là một diễn giả có tài ăn nói và là một chính trị gia biết kích động quần chúng. Trong khi đó, phe “no” vẫn bị chỉ trích là tiêu cực, không biết nói rõ ra cho người ta thấy giá trị của những lý luận của mình.

Người đại diện cho phe “no” trong cuộc tranh luận này, ông Alistair Darling, cựu bộ trưởng tài chánh của chính phủ Lao Ðộng trước chính phủ Anh hiện nay, không phải là một người có tài ăn nói, trái lại, ông Darling còn bị chỉ trích là ăn nói như kiểu một ông kế toán già. Thành ra trong một cuộc khảo sát ý kiến trước cuộc tranh luận của tổ chức Survation, chỉ có 23% người trả lời nói rằng họ hy vọng là ông Darling có thể ăn nói ngang ngửa với ông Salmond.

Người ta e ngại như vậy là cũng phải vì trong một cuộc tranh luận tương tự vào Tháng Tư năm nay về Anh Quốc có nên tiếp tục ở trong Liên Hiệp Châu Âu hay không, phía thủ tướng chính phủ hiện tại Nick Clegg đã bị lu mờ bởi lãnh tụ đảng chống Liên Hiệp Châu Âu UKIP, ông Nigel Farage. Căn cứ vào những tiền lệ như vậy, những người thuộc phe “yes” đã khoe khoang rằng cuộc tranh luận này sẽ là trận Bannockburn của họ. Bannockburn là trận đánh vào năm 1314 trong đó quân đội Scotland đánh đại bại quân đội Anh.

Nhưng khi cuộc tranh luận xảy ra thì mọi chuyện lại trái hẳn. Thay vì Bannockburn người ta thấy Waterloo (Waterloo là trận đánh trong đó quân Anh đánh bại Napoleon chấm dứt đệ nhất đế chế của Pháp). Ông Darling đã nổi bật trong cuộc tranh luận. Ông năng nổ và không dè dặt. Giống như một luật sư tài giỏi vặn hỏi nhân chứng trước tòa án, ông đã không để ông Salmond có chút cơ hội nào tránh né không trả lời những câu hỏi hầu như không trả lời được tỷ như ông có kế hoạch “B” nào sẵn sàng không nếu Luân Ðôn từ chối không chịu cho một nước Scotland độc lập tiếp tục dùng đồng bảng Anh? Quan trọng hơn nữa ông đã làm người ta ngạc nhiên khi chứng tỏ có một giọng điệu hài hước nhẹ nhàng giúp ông kéo cuộc tranh luận trở lại đề tài chính mỗi khi ông Salmond tìm cách lái nó đi sang đường hướng khác. Chẳng hạn như khi ông Salmond nói rằng Scotland không muốn bị cai trị bởi đảng Bảo Thủ tại Luân Ðôn vì Scotland không hề bỏ phiếu cho đảng Bảo Thủ thì ông Darling trả lời một cách khôi hài nhẹ nhàng rằng ông cũng chưa bao giờ bỏ phiếu cho ông Salmond và đảng của ông cả. Và khi ông Salmond nhắc đi nhắc lại một số luận điệu cũ thì bị ông chặn lại ngay “Oh come on!”

Trong khi đó ông Salmond lại buồn tẻ một cách đáng ngạc nhiên. Và trong khoảng thời gian dành cho hai đối thủ dùng để chất vấn nhau, ông đã tỏ ra không chuẩn bị gì hết. Trong lúc ông Darling đưa ra những câu hỏi hóc búa về những vấn đề có liên quan mật thiết tới tương lai Scotland và sự sống của dân chúng thì ông Salmond đã không hiểu tại sao lại dùng thời gian này để than phiền về những chuyện lặt vặt của phe “no,” bỏ lỡ một cơ hội quý giá phản bác những luận điệu của phe này.

Tại sao lại có thể xảy ra một tình trạng như vậy? Một giải thích khả dĩ là ông Salmond quá quen áp đảo những đối thủ chính trị của mình tại Scotland thuộc hai đảng Lao Ðộng và Tự Do vốn đóng vai đối lập trong Quốc Hội Scotland (đó là vì đa số những người này chỉ là những chính trị gia hạng nhì, những người lỗi lạc nhất trong bọn họ không ở Edinburgh mà về Luân Ðôn) thành ra ông không quen tranh luận với một người ngang cỡ với mình. Có thể rằng ông đánh giá quá thấp ông Darling. Cũng có thể rằng ông Salmond đóng quá nhiều vai trò thành ra quá mệt.

Cuộc tranh luận này có thể có một tác động quyết định đối với tương lai Scotland. Các cuộc thăm dò cho thấy khoảng một phần ba dân chúng nước này vẫn còn chưa quyết định dứt khoát bỏ phiếu “yes” hay là “no.” Các cuộc thăm dò dư luận cũng cho thấy rằng yếu tố kinh tế sẽ là yếu tố then chốt cho sự lựa chọn của họ. Ðiều đó giải thích tại sao ông Salmond dự trù dành phần còn lại của thời gian trước khi trưng cầu dân ý tập trung vào vấn đề công ăn việc làm. Nhưng việc ông không trả lời được những câu hỏi chính về kinh tế trong cuộc tranh luận và mơ hồ ngay cả trong đề tài ưa thích của ông, trữ lượng dầu dưới đáy biển của Scotland đã không giúp gì cho ông thuyết phục những người còn chưa dứt khoát. Một cuộc khảo sát của tổ chức ICM sau cuộc tranh luận cho thấy rằng ông Darling được coi như là đã chiến thắng bởi 56% các người coi cuộc tranh luận này.

Kết quả của cuộc tranh luận này bao hàm một bài học cho các nhà chính trị tại Anh cũng như là những nước khác. Nếu ông Darling thành công trong việc thách thức một nhà chính trị có tài mỵ dân như ông Salmond trong lúc ông Nick Clegg thất bại trước ông Farage đó là vì ông đã nhất quán theo đuổi những câu hỏi chính, bất chấp những cố gắng nhằm đánh lạc hướng của đối phương. Và khi làm vậy ông đã lột trần cơ sở của những lý luận của đối phương hoàn toàn dựa trên “võ đoán, khẳng định không bằng chứng và ảo vọng.” Và việc ông làm vậy một cách nhẹ nhàng và trào phúng lại càng làm cho nó có ảnh hưởng hơn. Và những người mà sẽ phải đối phó với những kẻ mỵ dân khác tỷ như nhóm Tea Party tại Mỹ cũng cần phải học bài học này.
Lê Mạnh Hùng
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.069 giây.