logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 16/08/2014 lúc 08:53:49(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
KONTUM (NV) .- Hai nhà thầu Trung Quốc nhận xây dựng Thủy điện Thượng Kon Tum, ở huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã đồng loạt rút toàn bộ thiết bị và công nhân về Trung Quốc.
UserPostedImage
Thủy điện Thượng Kon Tum dở dang khi hai nhà thầu Trung Quốc rút về Trung Quốc. (Hình: Tuổi Trẻ)

Ông Võ Thành Trung, Tổng Giám đốc Công ty Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh, chủ đầu tư Thủy điện Thượng Kon Tum, cho biết, lý do Tập đoàn Thủy điện Trung Quốc và Công ty Cục Đường sắt Trung Quốc nại ra để bỏ dở việc xây dựng Thủy điện Thượng Kon Tum là lo ngại về tình hình an ninh và không thể đưa nhiều thiết bị từ Trung Quốc đến công trình xây dựng Thủy điện Thượng Kon Tum.

Ông Trung than rằng, trong quá trình xây dựng Thủy điện Thượng Kon Tum, hai nhà thầu Trung Quốc liên tục đưa ra hàng loạt yêu sách về chi phí vốn không hề có trong hợp đồng. Tính ra tổng số tiền mà hai nhà thầu này đòi chủ đầu tư phải trả thêm lên tới 800 tỉ đồng hay khoảng 40 triệu đô la.

Khi những yêu sách này bị bác bỏ, cả hai nhà thầu gửi văn bản thông báo ngưng xây dựng Thủy điện Thượng Kon Tum vì hai lý do như vừa kể. Đây không phải là lần đầu tiên các nhà thầu Trung Quốc “uốn éo” với chủ đầu tư các công trình tại Việt Nam.

Hồi tháng 4 vừa qua, công chúng và báo giới Việt Nam từng lên tiếng chỉ trích kịch liệt việc Bộ Giao thông – Vân tải Việt Nam tán thành yêu sách của nhà thầu Trung Quốc thực hiện dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Đòi nâng vốn đầu tư của dự án lên gần gấp đôi (từ 552 triệu Mỹ kim lên 891 triệu Mỹ kim).

Lý do phía nhà thầu Trung Quốc đòi tăng vốn đầu tư dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vì có nhiều “khoản phát sinh” trong chi phí xây dựng (tăng thêm 221 triệu Mỹ kim), chi phí giải phóng mặt bằng (tăng thêm 25 triệu Mỹ kim), chi phí thiết bị (tăng thêm 20 triệu Mỹ kim),…

Trong khi một viên Phó Thủ tướng của CSVN tên là Hoàng Trung Hải, chỉ yêu cầu Bộ Giao thông – Vân tải Việt Nam thẩm định, quyết định và chịu trách nhiệm vụ chi thêm 339 triệu Mỹ kim cho nhà thầu Trung Quốc, đồng thời yêu cầu các cơ quan có liên quan khác như Bộ Kế hoạch - Đầu tư làm việc với Trung Quốc để “bổ sung nguồn vốn ODA của Trung Quốc cho phần vốn tăng thêm của dự án” thì nhiều chuyên gia khẳng định, việc đáp ứng yêu cầu vừa kể của nhà thầu Trung Quốc là “không thể chấp nhận được”.

Ông Nguyễn Đình Thám, một tiến sĩ làm việc tại Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng của Đại học Xây dựng Hà Nội khẳng định: Không có cơ sở để tính “giá đội thầu” lên tới gần 100% tổng mức đầu tư ban đầu của dự án.

Ông Thám dẫn Luật Xây dựng (quy định nhà thầu chỉ được điều chỉnh vốn đầu tư dự án với mức tăng tối đa 10% tổng mức đầu tư) để chứng minh cho nhận định của ông. Theo ông Thám, nếu việc điều chỉnh vốn đầu tư dự án tăng quá 10% tổng mức đầu tư, phải thẩm định lại dự án và việc tăng thêm vốn chỉ được chấp nhận khi điều đó có lợi cho nhà đầu tư (trong dự án này là phía Việt Nam).

Lúc đầu, tổng vốn đầu tư cho dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông là 552 triệu Mỹ kim và Việt Nam vay của Trung Quốc 419/552 triệu Mỹ kim này. Nếu chấp nhận tăng thêm 339 triệu Mỹ kim theo đòi hỏi của nhà thầu Trung Quốc, Việt Nam sẽ phải vay thêm Trung Quốc khoản tiền đó. Theo thông lệ, nợ càng nhiều thì sức ép càng lớn và càng dễ nhương bộ.

Nhận xét về lý do khiến nhà thầu Trung Quốc yêu cầu tăng vốn trong dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, ông Nguyễn Đình Thám bảo rằng, việc xin điều chỉnh tổng vốn đầu tư với lý do chi phí thiết bị xây dựng tăng là “không thể chấp nhận” bởi chi phí đó đã được tính khi bỏ thầu, thành ra không thể điều chỉnh.

Theo dự kiến, lẽ ra tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông phải hoàn tất hồi tháng 11 năm 2013 nhưng đến nay vẫn “chưa đâu vào đâu’ và nhà thầu Trung Quốc đòi tăng vốn đầu tư để có thể “khai thác vào… tháng 6 năm 2015”!

Một chuyên gia giao thông tên là Nguyễn Xuân Thủy, công khai bày tỏ băn khoăn vì chi phí thực hiện dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông quá đắt. Ông Thủy bảo rằng, trên thế giới, chi phí đầu tư trung bình cho đường sắt chạy ở trên cao trong đô thị chỉ khoảng 20 triệu đến 30 triệu Mỹ kim/km. Nếu tổng vốn đầu tư được nâng lên theo yêu cầu của nhà thầu Trung Quốc thì mỗi cây số đường sắt trong dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông ngốn gần 70 triệu Mỹ kim. Cao hơn gấp đôi là quá phi lý.

Các chuyên gia không đồng tình còn vì chính quyền vay nhưng dân chúng phải trả và họ cùng thắc mắc là tại sao lại có “cơ sự thế này” nhưng không ai màng đến trách nhiệm.

Trên thực tế, khi tham gia tranh thầu tại Việt Nam, nhà thầu Trung Quốc chỉ bỏ thầu với giá tương đương 20% đến 30% so với các nhà thầu khác và gần như luôn luôn thắng thầu. Từng có một thống kê cho biết, 90% các “dự án trọng điểm” tại Việt Nam rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc. Sau đó, nhà thầu Trung Quốc chỉ thi công cầm chừng rồi đòi gia hạn thời gian thực hiện, kế đó đòi tăng vốn, thậm chí đòi thay đổi các yêu cầu của dự án.

Tuy điều này xảy ra thường xuyên ở khắp mọi nơi, trong một thời gian dài nhưng nhà thầu Trung Quốc vẫn tiếp tục thắng thầu. Tiếp tục có cơ hội đưa dân Trung Quốc tràn vào Việt Nam, với lý do cần nhân lực thực hiện các dự án mà họ nhận thầu. Tiếp tục đưa máy móc, thiết bị, vật liệu vào Việt Nam để thi công, bóp chết ngành công nghiệp Việt Nam vì không tiêu thụ được sản phẩm, khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam càng ngày càng phụ thuộc vào nguyên liệu, vật liệu, phụ liêu của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc ngừng xuất cảng chúng sang Việt Nam, sẽ có hàng loạt doanh nghiệp Việt Nam hấp hối vì không kịp ứng phó.

Chưa kể đó cũng là lý do làm cho nhập siêu từ Trung Quốc tăng liên tục. Chỉ trong 10 năm (2001 đến 2012) nhập siêu từ Trung Quốc đã tăng 76 lần, từ 210 triệu USD hồi 2001, thành 16 tỷ USD vào năm 2012. Đẩy kinh tế Việt Nam đến tình trạng càng ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc.
Theo báo Người Việt

Sửa bởi người viết 16/08/2014 lúc 12:24:55(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.057 giây.