logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 16/08/2014 lúc 11:12:03(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Một trăm năm kỷ niệm Thế Chiến Thứ Nhất, thế giới đang lo âu về chiến tranh vùng Trung Ðông khói lửa mịt mù cùng trận chiến tranh lạnh giữa Nga và Mỹ. Hoa Kỳ và Âu Châu tăng cấm vận thương mại với Nga. Tổng Thống Obama không xem lệnh cấm vận với sự trả đũa của Tổng Thống Nga Putin là chiến tranh lạnh nhưng 40 năm sau ngày Tổng Thống Richard Nixon từ chức, chiến tranh Iraq và Ukraine năm 2014 phảng phất không khí chiến tranh Việt Nam với chiến thuật khác, bối cảnh khác.

Quân ISIS (quốc gia Hồi Giáo Iraq và Syria) chiếm các vùng Ðông Bắc Iraq, chiếm Mosul thành phố lớn thứ nhì sau Baghdad, là kết quả của sự rút quân Hoa Kỳ sớm năm 2011 do chính sách của Tổng Thống Obama, một chính sách bất đồng ngay trong đảng Dân Chủ với sự chống đối của bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton. Cuộc chiến Iraq năm 2001 do tổng thống đảng Cộng Hòa George W. Bush khởi xướng. Hơn mười năm sau, đảng Dân Chủ và thành phần tiến bộ với tổng thống dân chủ Obama cố gắng chấm dứt chiến tranh của đảng Cộng Hòa. Người Mỹ giội bom Iraq theo lời yêu cầu của chính quyền Iraq với thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Iraq. Hoa Kỳ học bài học Việt Nam chỉ yểm trợ Không Quân còn quân đội Iraq phải tự bảo vệ lãnh thổ. Tổng Thống Obama với quyền tổng tư lệnh quân đội không nghe lời khuyên của các tướng lãnh. Những quyết định của Tổng Thống Obama về Iraq có tính cách chính trị, quân ISIS không định chiếm thành phố Baghdad vì vùng Baghdad đa số dân hồi Shiitte còn ISIS là Hồi Sunni. Mục đích của ISIS là chia ba Iraq. Quân Kurd đang lên khi Tổng Thống Obama cố ngăn chận quân ISIS.

Bốn mươi năm trước, ngày 8 tháng 8, 1974, Tổng Thống Richard Nixon từ chức sau vụ Watergate. Ðưa đơn từ chức lên Ngoại Trưởng Henry Kissinger, Tổng Thống Nixon phủi tay chiến tranh Việt Nam, một chiến tranh do đảng dân chủ khởi xướng với ý tưởng cao đẹp bảo vệ thế giới tự do của Tổng Thống John F. Kennedy. Hiệp Ðịnh Paris 1973, trong đó Hoa Kỳ hứa với Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu sẽ can thiệp nếu Bắc Việt và Việt Cộng xâm phạm hiệp định, trở thành tờ giấy lộn. Hiệp Ðịnh Paris năm 1973 với lời tuyên bố của Tổng Thống Richard Nixon “Hòa bình trong danh dự,” đem về ngay 600 tù binh Mỹ, trở thành mối nhục không xóa bỏ được của nước Mỹ. Quốc Hội Hoa Kỳ có cớ không can thiệp, không viện trợ quân sự hay giội bom Bắc Việt. Ngược với chiến tranh Iraq, trong chiến tranh Việt Nam Tướng Westmoreland không hề gặp vị tổng tư lệnh quân đội, Tổng Thống Lyndon B. Johnson! Từ sau Tổng Thống Nixon, Hoa Kỳ dưới sự ảnh hưởng bảo thủ của đảng Cộng Hòa, quên đi Việt Nam trong quá khứ để giải quyết vấn đề Xô Viết qua chính sách của Tổng Thống Ronald Reagan.

Ảnh hưởng của giới bảo thủ đi xuống trong những năm cầm quyền của Tổng Thống Barack Obama. Chủ thuyết Obama của tổng thống đảng Dân Chủ giữa nhiệm kỳ hai đảng bị chủ thuyết Putin của Nga thách thức cùng với sức mạnh đang lên của Trung Cộng trong thế cờ Tam Quốc. Bốn mươi năm sau ngày Tổng Thống Richard Nixon từ chức, để trả đũa Hoa Kỳ và Âu Châu cấm vận kinh tế, Nga biểu diễn thực tập quân sự vùng biên giới Ukraine với hạm đội hơn 100 chiến thuyền, phi cơ chiến đấu, phi cơ bỏ bom cùng với 20,000 quân. Hoa Kỳ rúng động trong một ngày. Ngày Nga chiếm đảo Crimea Hoa kỳ ngạc nhiên, trong suốt tháng trước đó tình báo Hoa Kỳ họp báo với giới báo chí quả quyết Nga sẽ không chiếm Crimea, nay Nga thay đổi chiến thuật nửa vờ nửa thật theo đúng binh thư Tôn Tử. Theo chiến thuật giống Hoa Kỳ, nay ở Ukraine, Nga sẽ can thiệp khi Ðông Ukraine yêu cầu.

Tình trạng bang giao giữa Hoa Kỳ và Nga xuống thấp nhất từ năm 1991. Khi Ngoại Trưởng Kerry đến Nga, Tổng Thống Putin đã lạnh lùng tiếp đón Kerry. Tổng Thống Putin nghi ngờ chính sách cấm vận Hoa Kỳ nhằm kiểm soát dầu và hơi đốt ở Ukraine cũng như Tổng Thống Putin đã buộc tội bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton xúi giục những cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Nga nhằm lật đổ chính quyền Putin. Bang giao Nga và Hoa Kỳ tốt đẹp khi ông Mededev làm tổng thống năm 2011 với Putin giữ vai trò thủ tướng. Nga cộng tác với Hoa Kỳ trên mọi lãnh vực từ thương mại đến chính sách kiểm soát vũ khí, chiến tranh chống khủng bố, chiến tranh A Phú Hãn và kiểm soát vũ khí nguyên tử của Iran nhưng khi Putin lên lại vai trò tổng thống vào tháng 3 năm 2012 và Medvedev về vai trò thủ tướng thì chủ thuyết Putin lớn mạnh theo nền kinh tế Nga. Tổng Thống Putin, cảm thấy giai cấp trung lưu Nga theo Tây Phương đã phản bội để yên cho Mỹ can thiệp vào nội tình nước Nga, dẫn Nga vào con đường chống Mỹ cao độ kể từ thập niên 1970 với chủ trương làm giàu, hiện đại hóa kinh tế, làm sống lại thời Xô Viết hùng mạnh với lòng yêu nước. Ðối với Tổng Thống Putin, sự sụp đổ của Xô Viết là một thảm họa về chính trị trong vùng. Cuộc cách mạng của Tổng Thống Yeltsin năm 1991, cuộc cách mạng nhung, đã không chôn vùi quá khứ Xô Viết, không lập ra những tòa án trừng phạt tội ác cộng sản nên dưới thời Putin 50% dân Nga bây giờ đã tin rằng Stalin là nhà lãnh đạo giỏi biết cai trị đất nước. Putin có giấc mộng lãnh tụ như Stalin lập lại đế quốc Nga. Putin là người may mắn, con người của thời cuộc, sống trong thời đại hậu cộng sản của một nước Nga cần lãnh tụ. Năm 1991, đế quốc Cộng Sản Xô Viết sụp đổ, nước Nga vừa mất đế quốc vừa mất một ý thức hệ. Nước Nga sống như một người bệnh bị chặt cụt tay chân, sống với hội chứng “tứ chi ma” (Phantom Limbs) thân thể người bệnh Nga thiếu tay chân gồm các nước Trung Á và các nước vùng Balkan. Năm 1996, Tổng Thống Yeltsin theo con đường dân chủ nhưng ý niệm dân chủ của ông Tổng Thống nghiện rượu chỉ làm vừa lòng Âu Mỹ. Những tiếng nói “Tân Ðế Quốc” trong nước Nga xem Tổng Thống Gorbachev yếu kém không biết giữ lại hệ thống Xô Viết vĩ đại còn Tổng Thống Yeltsin rỗng tuếch.

Lý thuyết gia về chính trị vùng (Geopolitics) của Nga, ông Alleksander Dugin xem thế giới chia hai phần: trên đất liền quyền lực Nga phải đứng đầu còn Anh và Mỹ là cường quốc trên biển cả giống như các đế quốc trong quá khứ La Mã và Carthage. Chiến tranh thế giới có xảy ra thì chiến tranh ấy cần thiết để chống lại “lực đen tối Mỹ Quốc”! Giới trí thức Nga đại diện là Prokhanov đã khơi cho Tổng Thống Putin ý niệm về lịch sử thế giới. Theo Pokhanov thế giới có năm thời kỳ. Thời kỳ thứ nhất là thời đại quân vương, trung tâm quyền lực đặt ở Kiev, Ukraine, đế quốc này sau đó bị rợ Tatar xâm chiếm vào thế kỷ 13. Thời kỳ thứ hai là đế quốc Nga với đại đế Ivan và sau đó là đại đế Peter vào thế kỷ thứ 18. Ba trăm năm sau đến thời đại Romanov, nước Nga vinh quang cho đến khi có cuộc cách mạng cộng sản Bolsheviks vào năm 1917. Thời kỳ thứ tư, một đế quốc Xô Viết vinh quang do Stalin xây dựng đã đánh thắng Ðức Quốc Xã cho đến năm 1991 đế quốc Xô Viết sụp đổ dẫn đến giai đoạn 10 năm, một “hố đen” không lãnh tụ, nước Nga yếu kém, bơ vơ bị Mỹ xỏ mũi trên khắp phương diện. Thời kỳ đen tối này đã qua để bước đến thời kỳ nước Nga với tinh thần đế quốc trong mấy ngàn năm lịch sử, đế quốc thứ năm với đại lãnh tụ Putin!

Thời kỳ Nga phải vâng lời Mỹ nay đang đi qua, Tổng Thống Putin đang xây dựng nước Nga hùng mạnh. Putin đã đổ tội cho Tổng Thống Govbachev làm Nga suy yếu, phá hủy Xô Viết khiến Âu Mỹ không còn kính trọng Nga. Sử gia Nga Richard Sakwa chia nước Nga hậu cộng sản ra hai giai đoạn, giai đoạn đầu với Tổng Thống Yeltsin chấm dứt cuộc cách mạng hậu cộng sản và giai đoạn hai với Tổng Thống Putin củng cố quyền hành như đại đế Napoleon tạo ra một trật tự mới cho thế giới kể từ sau Stalin năm 1928. Putin đã chứng tỏ cho thế giới thấy bàn tay sắt cần thiết để củng cố quyền hành. Dân Nga đa số đồng ý với chính sách của Tổng Thống Putin đối với Chechnya sau kỳ chiến tranh lần thứ hai. Lần đầu ở Moscow năm 2002, dựa vào chiến tranh chống khủng bố của Mỹ, Putin đã tàn nhẫn dùng hơi ngạt giết cả 129 con tin trong rạp hát Dubrovka và chính Putin đã dựng chuyện khủng bố Cheynya để gây ra chiến tranh.

Các tổng thống Hoa Kỳ đã nhầm về Tổng Thống Putin như Tổng Thống George W. Bush lần đầu gặp Putin: “Tôi đã nhìn thấy tâm hồn của ông qua đôi mắt.” Ðôi mắt của nhân viên tình báo KGB đã đánh lừa mọi người. Con người của thời đại, Putin đã sống qua các giai đoạn thăng trầm của nước Nga. Năm 1952, Vladimir Putin sanh ra trong gia đình công nhân, sống sót qua những năm thành phố Leningrad bị cô lập, hai anh trai của Putin chết trong thời kỳ này. Putin đứa con duy nhất sống sót, lớn lên theo băng đảng đến 13 tuổi mới đến lớp học đều và học võ Judo. Năm 16 tuổi, cậu bé Putin đã cố xin vào cơ quan KGB nhưng nhỏ tuổi quá chưa được nhận cho đến năm 23 tuổi mới được nhận vào. Cuộc đời Putin may mắn nhờ người đỡ đầu Anatoly Sobchak thị trưởng thành phố St. Petersburg. Năm 1991 khi Xô Viết sụp đổ, Yeltsin lên nắm quyền, Sobchak cử Putin làm phó thị trưởng. Với quá khứ sạch, Putin dần dần tạo uy tín, gương mặt lúc nào cũng lạnh lùng, bình tĩnh. Nổi tiếng lạnh nhất là vào ngày khi biết vợ con bị thương sau tai nạn xe, Putin vẫn dẫn Jane Fonda và Ted Turner đi xem thành phố St. Petersburg. Con người lạnh lùng lại trung thành với bạn nhờ vậy bạn bè giới thiệu làm việc với Yeltsin. Năm 1998 cầm đầu cơ quan FSB hậu thân của KGB, Putin trở thành “cái nhân” của gia đình mật vụ công an đến năm 1999 Yeltsin chọn Putin làm Thủ tướng sẽ thay thế Yeltsin làm tổng thống. Sống trong tinh thần “băng đảng” như Mafia nên Putin xem các đại công ty Oligarch ở Nga là kẻ thù của chế độ. Putin khi ấy đã nói nhiều về “độc tài của luật pháp,” luật đối với Putin là trật tự. “Trật tự” ấy đã khuyến khích cảnh sát đàn áp đối lập, công an xông vào văn phòng của các luật sư biện hộ, tịch thu hồ sơ của đối lập đòi nhân quyền.

Putin có tinh thần yêu nước quá khích, nhớ đến thời kỳ Xô Viết: “Nếu người Nga không nhớ lúc Xô Viết sụp đổ bị xé ra từng mảnh thì người Nga ấy không có trái tim!” Andrew Jack, tác giả về đời Putin viết, Putin có cá tính ấy là vì sinh ra quá trễ để thấy thời kỳ cách mạng Bolsheviks và quá sớm để cảm thấy văn hóa của thời kỳ hỗn loạn tham nhũng thập niên 1980. Trong hai nhiệm kỳ tổng thống đầu Vladimir Putin cắt quyền các thống đốc, đánh Chechnya, kiểm soát báo chí, truyền hình, đàn áp đối lập. Chủ thuyết của Putin là “Kết hợp đế quốc Nga và đế quốc Cộng sản mà không theo một chủ nghĩa nào.” Ðánh giá ổn định phải đặt lên hàng đầu, những người trong cơ quan KGB một thời như Putin năm 1999 đã cho rằng “cộng sản là hành lang “mù” đi xa ngoài xã hội văn minh.”

Nhờ giá năng lượng dầu hỏa tăng trong thập niên này, nên Tổng Thống Putin đã làm được những điều Tổng Thống Yeltsin không làm được: trả lương công nhân cao, ngân khoản thặng dư, tạo giai cấp trung lưu mới và tạo một đại công ty (Oligarch) riêng với tay chân thân tín từ thành phố Leningrad, giới báo chí gọi là công ty Kremlin.

Dân Nga sống dưới chế độ Putin lần đầu tiên cảm thấy thoải mái về kinh tế, mua nhà, sắm xe mới, đi nghỉ hè, mua Iphone. Những năm đầu tiên Tổng Thống Putin chưa ra mặt chống Mỹ, ghét NATO nhưng vẫn xem Nga là một phần của văn hóa Âu Châu. Năm 2004, NATO nhận 7 nước mới gồm Slovakie, Roma, Bulgaria, Slokenia và 3 nước Balkan đã làm Putin giận dữ cảm thấy bị Âu Châu đe dọa. Ðến cuối năm 2004, cách mạng Cam ở Ukraine đã làm Putin cảm thấy như chính cá nhân mình bị xúc phạm. Năm 2009 sau khi nhường quyền tổng thống cho Medvedev, Putin mới ra mặt đòi Tổng Thống Obama giao trả các quốc gia thuộc khối Xô Viết, ưu tiên là Ukraine và ghét Mỹ đã ỷ thế thắng chiến tranh lạnh ức hiếp Nga. Trở lại làm tổng thống năm 2012, Tổng Thống Putin đã tuyên bố: “Cho tôi hai mươi năm, thế giới sẽ không còn nhận ra nước Nga này,” lời tuyên bố ấy tương tự như lời của Thủ Tướng Pyotr Stolypin thời Nga Hoàng Nicholas II.

Mưu bá đồ vương, giấc mộng của Tổng Thống Nga Putin đã làm cho Tổng Thống Obama bạc đầu. Mục đích của Putin là làm yếu nước Mỹ nhưng giới đối lập với Putin như nhà báo Ben Judah đã cảnh cáo: “Putin xây lâu đài trên cát. Ðế quốc của Putin xây trên ăn cắp, cướp đoạt, che giấu của cải trên khắp thế giới từ Âu Mỹ sang đến Tokyo, Dubai, chế độ ấy không thể tồn tại.”
Việt Nguyên

Sửa bởi người viết 16/08/2014 lúc 11:21:33(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.110 giây.