logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 19/08/2014 lúc 09:01:37(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tác giả Lan Cao: "Cần phải nói về cuộc chiến Việt Nam theo cái nhìn của người Việt!"

LTS: Tác giả Lan Cao là một trong những người Mỹ gốc Việt viết sách tiếng Anh hiếm hoi được những nhà xuất bản có tiếng của Hoa Kỳ chọn in. Bà tên thật là Cao thị Phương Lan, và là ái nữ của cố đại tướng Cao Văn Viên, vị Tổng Tham Mưu Trưởng cuối cùng trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Tác giả Lan Cao vừa được Viking Penguin phát hành cuốn sách thứ hai, có tên “The Lotus and the Storm,” sau khi xuất bản cuốn “Monkey Bridge” rất nổi tiếng của bà vào năm 1997.

Tuy là một nhà văn, tác giả Lan Cao lại theo đuổi ngành luật, bà tốt nghiệp Yale Law School, và sau một thời gian hành nghề luật tại Nữu Ước, chuyển qua ngành dạy luật, hiện giờ là giáo sư giảng dậy môn luật kinh tế quốc tế tại Chapman University. Trong một chuyến viếng thăm nhật báo Người Việt, tác giả Lan Cao dành cho ký giả Hà Giang một cuộc phỏng vấn về tác phẩm "The Lotus and the Storm."

Hà Giang (NV): Thân chào tác giả Lan Cao, rất hân hạnh được gặp một nhà văn người Việt viết văn tiếng Anh rất hay. Là một nhà văn với những tác phẩm được một nhà xuất bản có tiếng phát hành, một điều không dễ đạt được, nhưng bà lại theo ngành luật, vậy trong hai con người, nhà văn và nhà giáo sư luật, con người nào là con người thật hơn của tác giả Lan Cao?

UserPostedImage
Hình bìa trước của tác phẩm The Lotus and the Storm của tác giả Lan Cao, sắp được ra mắt ở Barnes & Noble, ở 7881 Edinger, Huntington Beach (trong Bella Terra Shopping Center), lúc 3PM ngày 24 tháng Tám. (Hình: tác giả cung cấp)

Lan Cao: Hai phía, luật pháp và viết văn, đều quan trọng với cuộc sống và tâm hồn của tôi. Đến từ một nước có nhiều chiến tranh, tôi nghĩ đi luật rất là quan trọng, vì luật pháp cho chúng ta giải quyết những xung đột với nhau, có một chỗ, trước tòa, để hai bên có thể nói với nhau một cách hòa bình. Với việc dạy luật tôi cũng rất thích là bởi vì khi mình vào một lớp dạy luật, mình dậy xong là xong, và mình biết ngay là mình có thành công với học sinh của mình không, có làm cho học sinh hiểu được mình muốn giảng dạy không. Trái lại, viết sách là một việc rất cô đơn, mình làm một mình mình. Những chuyện mình viết là mình không muốn suy nghĩ trong cái bận rộn trong công việc hàng ngày. Những chuyện tôi muốn viết toàn là những chuyện chiến tranh, mình muốn đối diện với những chuyện màu đen trong tâm hồn của mình, thì mình mới vào thế giới viết sách. Có thể nói luật pháp với tôi là trên bờ, là mặt nước, còn viết là sự luân lưu của dòng nước, những gì mình suy nghĩ, mình băn khoăn mình muốn viết ra để cho mình hiểu hơn, thì mình viết. Cuốn sách The Lotus and the Storm (Hoa Sen và Bão Tố) này, tôi phải viết mười năm mới xong, mà trong thời gian viết mình rất bận rộn, cực nhọc, đâu có vui gì, nhưng vẫn phải viết.

NV: Tác phẩm đầu tay của bà, cuốn Monkey Bridge (Cầu Khỉ) sau khi ra đời đã thành công ngay, được nhiều người khen ngợi. Nhưng tại sao phải mười bẩy năm sau, mới có lý do gì, động cơ gì khiến bà viết thêm một cuốn sách nữa?

Lan Cao: Khi viết cuốn Cầu Khỉ Monkey Bridge thì tôi đang dạy ở New York, xong rồi chuyển qua dạy ở trường đại học khác ở Virginia. Lúc đó tôi chưa được làm giáo sư dạy toàn thời gian ở trường, nên rất bận rộn tập trung cho việc đạt được “tenure”, rồi sau đó có con, phải bận rộn với trách nhiệm gia đình, nên tôi không có thì giờ để viết gì nữa. Năm 2005, chiến tranh Iraq bắt đầu căng thẳng, lúc đó mọi đài truyền hình, mọi tờ báo ở Mỹ đều nói “lại thêm một chiến tranh Việt Nam,” rồi cho là không khéo Mỹ lại sa lầy ở Iraq như đã mắc kẹt ở Việt Nam, và chê người Iraq cũng như từng chê Việt Nam là bê bối, không biết làm gì hết, quân đội Mỹ kéo vào rồi làm thế nào đây. Việc Mỹ có nên vào cuộc trong chiến tranh Việt Nam không, không phải là điều tôi muốn nói trong cuốn sách, nhưng nếu đã vào rồi, thì phải có một trách nhiệm với nước đó, với dân tộc của đất nước đó, chứ không phải là khi nghĩ họ không cần dính líu gì tới mình nữa hết, thì bỏ đi, muốn vào thì vào, muốn đi thì đi. Tôi nghĩ là một cường quốc không nên làm như vậy. Cũng như là nhiều người Iraq họ hợp tác với Mỹ, gia đình họ, cuộc sống họ, đất nước họ tin cậy và tùy thuộc vào sự hợp tác đó, họ đâu có thể phủi tay bỏ phạch một cái, vì bây giờ khó khăn quá. Những hình ảnh đó trên truyền hình nó làm cho tôi suy nghĩ và nhớ lại những gì xẩy ra cho đất nước Việt Nam mình trước 1975, và tủi thân, rồi tự nhiên những xúc động đó thúc đẩy mình, làm cho mình muốn viết.

NV: Có vẻ như theo lời tả của tác giả, thì cuốn The Lotus and the Storm của bà giống như một lời trách Hoa Kỳ trong việc dính vào chiến tranh Việt Nam, làm cho cuộc chiến leo thang, rồi bỏ đi mà không làm hết bổn phận với người đồng minh đã gắn bó với mình phải không ạ?

Lan Cao: Vâng, đúng như vậy. Nếu mình nói về lịch sử thì ai cũng hiểu là không một nước nào có thể dính líu tới nước nào mãi mãi, và một lúc nào đó, cũng phải ra đi, nhưng mà cái cách ra đi cũng là quan trọng. Thí dụ như hiện giờ Hoa Kỳ vẫn còn giúp Nam Hàn, vẫn có lính ở những nước khác. Sau năm 1973, Hoa Kỳ muốn ra đi, họ vẫn có thể ra đi và vẫn có thể ủng hộ mình được, như họ đã cam kết trong hiệp định Paris năm 1973, nhưng họ đã không làm như vậy, thành ra nước của mình mới bị sụp đổ khi mà chiến tranh đã bị leo thang mà không có đạn dược, không có gì hết. Và sau khi bỏ rơi Việt Nam như vậy họ, những cây bút phải tìm cách giải thích tại sao bằng cách viết sách, viết lịch sử. Lịch sử nó cũng như là truyện là tiểu thuyết, và trong trường hợp chiến tranh Việt Nam, những người viết truyện người Mỹ chỉ kể ra những câu truyện để chứng tỏ là hành động của Mỹ là đúng, còn miền Nam sai, là không đáng được họ giúp nữa, cho nên miền Nam Việt Nam mới bị sụp đổ lẹ như vậy. Từ xưa đến giờ đa số sách về chiến tranh Việt Nam là chỉ do họ (tác giả Mỹ) viết thôi, còn người mình thì ít ai viết, cho nên tôi muốn viết sách để thay đổi điều đó một chút.

NV: Tác giả Lan Cao có thể tóm tắt sơ lược nội dung của cuốn The Lotus and the Storm và nói về những nhân vật chính trong cuốn sách này không?

Lan Cao: Cuốn sách này có hai nhân vật chính, một người đàn ông tên Minh, hồi xưa là lính nhẩy dù trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), và con gái của ông là một cô gái tên Mai, họ ở tiểu bang Virginia. Nhân vật người lính dĩ nhiên kể rất nhiều về đời lính của họ. Trong sách tôi nói đến tất cả những biến cố lớn trong lịch sử Việt Nam, chẳng hạn năm 1963, năm mà Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị đảo chánh, rồi năm 1965, lúc có nhiều lính Mỹ đến Việt Nam, rồi Tết Mậu Thân năm 1968, rồi 1973 với hiệp định Paris, rồi 1975 mất nước, và 1978 với những người vượt biên. Tất cả những biến cố rất quan trọng này đối với cộng đồng Việt Nam chúng ta, tôi viết với quan điểm của một người lính VNCH, vì hồi xưa đến giờ điều này chưa có trong những nhà xuất bản của Mỹ. Những ngày đó từ trước đến giờ toàn là do những người viết lịch sử của Mỹ viết từ quan điểm của người (lính) Mỹ. Còn chuyện của cô bé Mai, là tôi viết về những lịch sử riêng của Việt Nam, không dính gì về chiến tranh Việt Nam từ năm 1945 đến 1975. Qua nhân vật Mai tôi viết về thức ăn Việt Nam, văn hóa Việt Nam, nhạc Việt Nam, một đời sống bình thường của một người dân. Nói tóm lại, cuốn The Lotus and the Storm, có hai câu chuyện, một câu chuyện chiến tranh và một câu chuyện của một người dân bình thường, giống như một người dân của một nước bình nào khác.

UserPostedImage
Hình bìa sau của tác phẩm The Lotus and the Storm của tác giả Lan Cao, sắp được ra mắt ở Barnes & Noble, ở 7881 Edinger, Huntington Beach (trong Bella Terra Shopping Center), lúc 3PM ngày 24 tháng Tám. (Hình: tác giả cung cấp)

NV: Như vậy có phải nhân vật Mai chính là tác giả Lan Cao, và nhân vật Minh, người lính quân lực VNCH, là hình ảnh của thân phụ bà, cố đại tướng Cao Văn Viên không?

Lan Cao: Vâng, có chút chút ạ. Phần đông tác giả khi họ viết sách thì bao giờ cũng có một chút về cuộc đời của họ, nếu không là của họ, thì cũng là của người thân của họ. Đúng rồi, chuyện của nhân vật Mai thì hơi dính vào cuộc đời của tôi, và chuyện của người lính thì có một chút, và dựa vào cuộc đời của ba tôi.

NV: Ngoài việc kể lại những đau thương do chiến tranh gây ra, mục đích chính của bà khi viết cuốn The Lotus and the Storm về chiến tranh Việt Nam là gì, và làm sao để bà đo lường sự thành công của cuốn sách?

Lan Cao: Tôi muốn cho người Mỹ họ hiểu là những truyện, những sách họ viết không phải là những điều duy nhất, những quan điểm duy nhất mà thế giới được biết về Việt Nam và cuộc chiến Việt Nam, mà người Việt Nam có một cái nhìn khác. Những tác giả Mỹ khi họ muốn viết về chiến tranh Việt Nam, họ chỉ phỏng vấn những người lính của họ, rồi họ đi về Việt Nam họ phỏng vấn lính của Hà Nội, họ không hỏi gì, không để ý gì đến cộng đồng cả triệu người Việt Nam ngay ở nước Mỹ đây. Mục đích của tôi là để cho thấy người Việt Nam là một dân tộc có danh dự, và mình là một cộng đồng đã đóng góp rất nhiều cho nước Mỹ, để cho họ thấy là những người đã di cư qua nước này, tuy là đã thành người Mỹ, nhưng mà vẫn có riêng một lịch sử vinh dự ở đây. Người Việt mình phải có giọng nói của chính mình ở xã hội này, mình không thể chỉ để người ta nói về mình, mà mình phải nói ra.

NV: Sách vừa được phát hành vào ngày 14 tháng Tám, dự tính của bà để giới thiệu tác phẩm The Lotus and the Storm đến cộng đồng người Việt như thế nào, thưa bà?

Lan Cao: Cuốn Cầu Khỉ đã được cộng đồng người Việt rất ủng hộ. Những nhà xuất bản Mỹ họ kỳ vọng là khi xuất bản một cuốn sách về Việt Nam, nhất là do một người Việt viết, thì chắc chắn là có nhiều người Việt Nam muốn đọc, vì rất đông người Việt mình ở đây. Còn nếu người Việt mình không ai mua sách hết thì họ sẽ nghĩ là kỳ sau không xuất bản sách của người Việt viết nữa, vì cộng đồng của mình không ủng hộ. Hy vọng cuốn sách này cũng được cộng đồng mình ủng hộ, nhất là so với cuốn Monkey Bridge, cuốn này tập trung vào chiến tranh Việt Nam, vì nhân vật chính là một người lính VNCH, tả về chiến tranh Việt Nam qua cái nhìn của họ.

NV: Nhà xuất bản Viking Penguin có tổ chức những buổi đọc sách để giới thiệu tác phẩm The Lotus and the Storm đến độc giả ở quanh đây, tác giả Lan Cao có thể nói về những buổi giới thiệu sách này không?

Lan Cao: Vâng tôi rất may mắn được nhà xuất bản ủng hộ, nên họ tổ chức nhiều buổi ra mắt sách khắp nơi. Tại những buổi này, tôi sẽ đọc một số chương, ký tên lên sách, và trả lời câu hỏi của độc giả. Riêng ở những vùng quanh đây, thì có ba buổi giới thiệu sách:

Thứ Năm này, ngày 21 tháng Tám, lúc 7PM, tại Pages Bookstore, ở 904 Manhattan Avenue, Manhattan Beach.

Chủ Nhật ngày 24 tháng Tám, lúc 3PM, tại Barnes & Noble, ở 7881 Edinger, Huntington Beach (trong Bella Terra Shopping Center)

Thứ Ba ngày 2 tháng Chín, lúc 7:30PM, tại Skylight Book, ở 1818 North Vermont Avenue, Los Angeles.

Đặc biệt buổi ra mắt tại Huntington Beach vào Chủ Nhật này, có sự hỗ trợ của tổ chức VAALA.

NV: Cảm ơn tác giả Lan Cao đã dành thì giờ cho cuộc phỏng vấn, và chúc những buổi ra mắt sách được nhiều độc giả người Việt tham dự.


Hà Giang/Người Việt

Sửa bởi người viết 12/09/2014 lúc 06:38:40(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#2 Đã gửi : 30/08/2014 lúc 12:18:32(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hoa Sen và Bão tố

UserPostedImage
Nhà văn nhưng Lan Cao, tốt nghiệp Yale Law School tác giả hai cuốn Monkey Bridge (Cầu Khỉ) xuất bản năm 1997 và cuốn thứ hai “The Lotus and The Storm” (Hoa Sen và Bão Tố) năm 2014


Văn học lưu vong thế giới vừa tiếp nhận thêm một tác phẩm viết bởi một cô bé lưu lạc sang Mỹ năm 13 tuổi để rồi sau một chặng đường dài va đập với văn hóa Hoa Kỳ đã rất thành công trên con đường sự nghiệp và hơn thế, được giới văn chương Mỹ biết đến như một dấu ấn văn học di dân qua hai tác thẩm đều do một nhà xuất bản uy tín của Mỹ ấn hành.

Cuốn thứ nhất, Monkey Bridge (Cầu Khỉ) xuất bản năm 1997 và cuốn thứ hai “The Lotus and The Storm” (Hoa Sen và Bão Tố) vừa in ra vài tuần trước đây.

Tác giả Lan Cao tên thật Cao Thị Phương Lan, con gái của cố đại tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Là một nhà văn nhưng Lan Cao lại theo đuổi và thành đạt với ngành luật. Tốt nghiệp Yale Law School, sau một thời gian hành nghề luật tại New York bà chuyển qua dạy học và hiện nay là giáo sư môn luật kinh tế quốc tế tại Chapman University.

Trao đổi với chúng tôi về tác phẩm “Hoa sen và Bão tố” bà cho biết một số chi tiết lý thú khi sáng tác cũng như những gắn bó giữa người cha nổi tiếng trong quân đội và tác phẩm như thế nào. Mời quý vị theo dõi cuộc nói chuyện sau đây:

Mặc Lâm: Thưa bà, ký ức của bà về Việt Nam là một mảnh vỡ của sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa. Trong đó thời thiếu nữ cùng với hạnh phúc của một cô gái, bà được may mắn sống trong một gia đình nổi tiếng của Việt Nam Cộng Hòa có người cha là Đại tướng. Cảm giác về số phận và sự lìa bỏ Tổ quốc của bà ra sao để hình thành tác phẩm này, thưa bà?

Nhà văn Lan Cao: Lan nghĩ từ ngày mình qua đất Mỹ tới giờ, khi Lan qua là 13 tuổi thì phải vô xã hội Mỹ liền để vô trung học rồi đại học. Cha mẹ của Lan cũng như tất cả những cha mẹ người Việt khác, hay là những người tị nạn, bao giờ cũng muốn cho con mình thành công ở nước mới. Khi vào trung học và nhất là vào đại học của Mỹ thì mình bắt đầu thấy ngộ quá vì những người ở đại học họ nhìn sự sụp đổ của Việt Nam với con mắt rất khác với những cuộc đời thật của người Việt Nam.

Khi Lan ở đại học thì thấy người Mỹ mà mình quen rất tốt nhưng không biết vì lý do nào - có thể là do báo Mỹ, sách Mỹ hoặc là TV của Mỹ - những gì họ biết về sự sụp đổ của Việt Nam thì họ chỉ học và nghe qua con mắt của người Mỹ thôi. Thành ra Lan rất “shock”. Trong 13 năm mình ở Việt Nam thì kinh nghiệm của mình nó rất khác với những gì mình nghe người Mỹ nói về mình khi mình vô thế giới của họ.

Ví dụ như cha mẹ hay là người thế hệ lớn, họ không vào cộng đồng của Mỹ nhiều như là thế hệ của Lan hồi 75, họ chỉ ở trong cộng đồng Việt Nam. Chiến tranh của Việt Nam, họ không thấy gì khác hết vì họ chỉ ở trong cộng đồng thôi. Còn như Lan lúc đó còn nhỏ, vào với thế giới của Mỹ thì mình thấy rất khác. Họ nghĩ về nước Việt Nam khác với những gì mình nghĩ.

Họ nghĩ về sự sụp đổ của Việt Nam rất khác. Họ không biết nhiều những chuyện rất là phức tạp thành ra khi mình thấy như vầy: từ lúc Lan 13 tuổi cho đến bây giờ, nhất là khi học đại học,Lan đọc những cuốn sách Mỹ viết về Việt Nam, kể cả những tác giả Mỹ chống chiến tranh Lan cũng đọc rất nhiều để cho mình hiểu tại sao họ có những ý kiến như vậy.

Khi mình đọc, mình thấy rõ ràng là họ diễn dịch chiến tranh theo một ý nghĩ khác. Do vậy Lan muốn viết về chiến tranh bằng tiếng Anh để cho người Mỹ họ hiểu một bên khác, một ý nghĩ khác. Điều đó quan trọng cho cộng đồng của mình, Lan nghĩ như vậy.
Mặc Lâm: Thưa bà, nhân vật cô Mai trong Hoa Sen Và Bão Tố là một nhân vật nữ, có vẻ như không bị chiến tranh ám ảnh. Thật ra nó là một phiên bản của tác giả Lan Cao. Làm sao bà tách ra được giữa quá khứ khỏi sự ám ảnh trong nhân vật Mai để tạo ra nhân vật này có cuộc sống bình thường trong xã hội Mỹ mà không bì ám ảnh gì cả, thưa bà?

Nhà văn Lan Cao: Cô Mai là một trong hai nhân vật chính ở trong cuốn sách đó. Cô bé Mai trong những trang đầu là ngay trước năm 1963. Chiến tranh và đảo chánh đã vào thế giới cô bé đó nhưng chưa vào cuộc đời cô bé đó nhiều. Khi cuốn sách từ từ tiến tới, rồi khi qua Mỹ thì mình mới thấy là cô bé đó có bị ám ảnh bởi chiến tranh. Từ đó, mình sẽ thấy cũng như “Trauma” mà Mỹ họ kêu là “PTSD, Post Traumatic Stress Disorder” nó sẽ xảy ra. Cô bé này sẽ bị những chuyện đó.

Một trong những mục đích của Lan muốn nói trong cuốn sách là chuyện của một người bình thường bị ám ảnh bởi chiến tranh tìm cách để sống một cách hòa bình trong cuộc đời. Người đó cuối cùng trở về Việt Nam để kiếm hình ảnh nhà của mình. Cuốn sách cũng tả về psychology của người đó.

Mặc Lâm: Trong những năm qua, gia đình sau khi sang Mỹ bà nhận thấy tâm lý của Đại tướng diễn biến ra sao và những diễn biến ấy ảnh hưởng như thế nào trong tác phẩm Cầu Khỉ cũng như là Hoa Sen Và Bão Tố, thưa bà?

Nhà văn Lan Cao: Anh biết đây là tiểu thuyết nên tất cả những gì trong đó đều là thật sự xảy ra. Mình chỉ dùng vài chuyện xảy ra trong đời thật của mình và mình bắt đầu viết thêm chứ không phải là memoire. Ba của Lan khi qua bên đây rồi có một thời gian tất nhiên cũng giống như những người khác - cũng rất buồn, chán nản, nhất là khi thấy đất nước mình không được tiến lắm.

Trong 10 năm sau 75, khi nói chuyện với ba Lan thì ông nói rất nhiều. Ông muốn cho Lan, thế hệ mới, nếu tồn tại bên nay thì đừng cho chiến tranh ảnh hưởng quá cũng như đừng cho sự mất nước của mình ảnh hưởng quá. Ông có dùng cái câu đại ý là phải đóng cái màn đó đi. Tuy là mình nhớ, dĩ nhiên là bao giờ mình cũng nhớ, nhưng mình cũng mở cái màn mình đóng lại một chút. Đâu có thể nào mà quên hết được. Thành ra cũng có lúc bị ảnh hưởng.

Ba của Lan rất thích cuốn sách “Rashomon”. Đó là chuyện của ông bà đi qua một cái rừng (trúc) và trong cái rừng đó bị bọn ăn cướp nó đánh. Chuyện đó viết theo ý nghĩ cá nhân của mỗi người. Người ăn cướp tự viết. Ông chồng bị ăn cướp cũng viết. Bà vợ cũng viết. Một chuyện mà ba người viết riêng với nhau.

Ba của Lan có nói với Lan là viết về lịch sử chiến tranh cũng như chuyện Rashomon vậy. Thành ra khi mình thấy một bài, ví dụ như tết Mậu Thân, hãy compare (so sánh) như là ăn cướp nó tới thì tết Mậu Thân cũng như chuyện Rashomon đó được ba người viết. Ba người sẽ viết khác nhau. Thành ra khi mình nhìn lịch sử thì có thể mình nói nó có phải là chuyện thực tế không và nó có diễn dịch dưới ý nghĩa của mỗi cá nhân khác nhau không? Ba Lan có nói lịch sử Việt Nam của mình hiện giờ như là Rashomon, nó chỉ mang khía cạnh của người Mỹ viết thôi chứ khía cạnh khác thì sẽ hoàn toàn khác.

Thành ra Lan nghĩ chuyện Rashomon có điều đúng trong đó. Nếu mình muốn hiểu thì mình kể cái chuyện đó theo khía cạnh của mình.

Mặc Lâm: Thưa bà, trong toàn bộ tác phẩm Hoa Sen và Bão Tốbàng bạc những sự kiện có vẻ trách móc cách Hoa Kỳ đã đối xử với Việt Nam Cộng Hòa. Những kinh nghiệm này có phải bà nhận được từ cha với chức vụ và thẩm quyền cao nhất của miền Nam hay là qua sự nghiên cứu riêng tư cũng như đọc những tài liệu sau này mà bà có ý nghĩ như vậy?

Nhà văn Lan Cao: Lan nghĩ là cả hai. Khi Lan nói chuyện trong gia đình (cha mẹ, cậu, chú ... cho quyền những đứa bé có ý kiến riêng) trong những bữa cơm chiều hay khi gia đình cùng nói chuyện này nọ thì Lan nghe thấy được từ nhỏ đến lớn. Lan thấy những gì người lớn nói thì cũng đúng. Mình phải hiểu như thế này: đất nước nào cũng muốn có lợi cho mình. Khi Mỹ qua Việt Nam vì nó thấy có lợi cho nó lúc ban đầu. Nước Mỹ cũng chẳng khác gì với những nước khác. Khi nó vào thì nó thấy có lợi cho nó và khi nó đi thì cũng thấy có lợi cho nó. Nếu mà nói thẳng ra như vậy thì “O.K” vì nó là chuyện thật. Cuộc đời nó như thế đó.
UserPostedImage
Bìa trước và bìa sau cuốn The Lotus and the Storm
Tuy nhiên, cái mình không thích là một phần của nước Mỹ (chứ không phải là tất cả nước Mỹ). Người Mỹ, lính Mỹ có thể họ nói rất khác với chính phủ Mỹ, mình nói cũng phải công bằng là khi họ ra đi họ đã giấu vì khi họ đi thì họ không cần gì nữa ở Việt Nam. Nếu mà họ nói thẳng ra thì đó là chuyện thật nhưng mà nó nói là chuyện khác như là mình không đáng để nó giúp nữa, mình không giỏi, mình không biết đánh. Đó là không công bằng. Do vậy khi Lan nói một phần của nước Mỹ đối xử với Việt Nam không đúng là Lan muốn nói đến điều này chứ không phải là Lan nói là nước Mỹ phải ở Việt Nam suốt đời, hay nước Mỹ không thể rời Việt Nam được, hay nước Mỹ không có quyền theo quyền lợi của nước Mỹ nữa.

Dĩ nhiên là nước nào cũng như vậy. Tuy nhiên, cách nó đi và cách nó nói tại sao nó đi lại không đúng. Điều đó gia đình của Lan cũng suy nghĩ như vậy. Cũng không phải vì cha mẹ, gia đình nói như vậy mà Lan phải theo. Lan cũng nghiên cứu riêng. Hồi xưa tới giờ gia đình bao giờ cũng muốn cho con cháu có đầu óc riêng chứ không phải cha mẹ nói gì thì phải theo y nguyên như vậy. Khi mà Lan học đại học, Lan nghiên cứu điều này rất nhiều. Như Lan nói với anh đó, Lan đọc sách của người Mỹ, nhất là của những người chống chiến tranh, của lính Mỹ. Mình đọc và tự nghiên cứu một mình. Lan thấy điều đó như vậy đó.

Mặc Lâm: Vì thời gian của chúng ta có hạn nên xin phép được hỏi bà câu cuối: Xin bà cho biết về kỹ thuật viết, bà thấy chuyển tải một ý tưởng - căn bản là tiếng Việt- qua ngôn ngữ thứ hai thì điều gì khó khăn nhất mặc dù bà là giáo sư giảng dạy tại một trường đại học lớn của Mỹ, thưa bà?

Nhà Lan Cao: Khi Lan qua Mỹ thì 13 tuổi, cha mẹ Lan nói là cách tiến tới trong nước Mỹ là phải học, phải học giỏi. Thành ra từ lớp 9, 10, 11, 12 mình ráng lắm. Phải học tiếng Mỹ cho giỏi cho có điểm tốt. Tiếng Anh của Lan từ đó đến giờ tiến tới lẹ hơn là tiếng Việt. Tiếng Việt của Lan cũng hơi...có nghĩa là mình ráng nói để mọi người hiểu thôi chứ có nhiều từ Lan không biết. Do vậy viết bằng tiếng Anh rất dễ dàng cho Lan. Viết tiếng Việt thì hơi khó hơn. Lan hy vọng là tiếng Việt sẽ được được. Do vậy viết bằng tiếng Anh không có khó khăn gì hết.

Mặc Lâm: Vâng. xin một lần nữa cảm ơn tác giả Lan Cao đã dành cho thính giả của đài Á châu Tự do một buổi phỏng vấn rất lý thú, mở ra nhiều điều trong tác phẩm bà sắp ra mắt. Đó là tác phẩm Hoa Sen Và Bão Tố.
Theo RFA
xuong  
#3 Đã gửi : 12/09/2014 lúc 06:42:04(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
‘Hoa sen và Bão tố’: Góc nhìn khác về chiến tranh Việt Nam

UserPostedImage
Tác giả Lan Cao trong ngày ra mắt sách

Một tác phẩm mới của một nhà văn gốc Việt vừa được phát hành tại Mỹ, trình bày với thế giới góc nhìn khác với những gì trước nay các ấn phẩm viết bằng Anh ngữ thường thể hiện về chiến tranh Việt Nam.

Tiểu thuyết ‘Hoa sen và Bão tố’ của nhà văn Lan Cao, con gái cố đại tướng Cao Văn Viên, Tổng tham mưu trưởng quân lực Việt Nam Cộng hòa, phảng phất một lời trách móc về chính sách quân sự-chính trị của Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam và những dư âm để lại cho nhiều thế hệ.

Tạp chí Thanh Niên VOA hôm nay có cuộc trao đổi với tác giả về nội dung quyển sách, cuộc chiến Việt Nam, mối quan hệ Việt-Mỹ quá khứ và hiện tại.

Mời quý vị cùng gặp gỡ Giáo sư Luật Kinh tế Quốc tế thuộc đại học Chapman, bang California (Hoa Kỳ), một trong số ít nhà văn gốc Việt có sáng tác bằng Anh Ngữ được các nhà xuất bản uy tín của Mỹ phát hành.


Tải để nghe nghe toàn bộ cuộc trao đổi với tác giả Lan Cao
http://av.voanews.com/cl...ed-a800-d223291eb8ad.mp3


Lan Cao: Mình kể về câu chuyện của một gia đình người lính và vợ người lính mà người phụ nữ Việt Nam đó, dù câu chuyện về bà nhưng bà không có tiếng nói riêng. Bà ta là hình ảnh ví von của một nước Việt Nam nghèo, bị người ta quản lý ở ngoài, không có tiếng nói riêng. Đó là hình ảnh Việt Nam và Mỹ trong cuộc chiến. Chiến tranh xảy ra trên đất nước Việt Nam, cả triệu người chết, nhưng những quyết định lớn trong chiến tranh đó thường mình phải có phép Mỹ mới có thể làm được. Khi Mỹ vào Việt Nam và đi ra hoàn toàn là quyết định của Mỹ, còn những ảnh hưởng gì với Việt Nam, một nước nghèo, thì Việt Nam không có quyền nói. Tất cả các nhân vật trong ‘Hoa sen và Bão tố’ tượng trưng những mối quan hệ Việt-Mỹ.

Trà Mi: Với tác phẩm bằng Anh ngữ này, chị muốn thể hiện với độc giả quốc tế về cuộc chiến Việt Nam như thế nào?

Lan Cao: ‘Bão tố’ là chiến tranh và tất cả những chuyện rất quan trọng trong cuộc chiến đó từ lúc Tổng thống Diệm bị đảo chính, rồi Mỹ bắt đầu đem lính vô Việt Nam rất nhiều, đến Mậu Thân 1968, Hiệp định Paris 1973, miền Nam sụp đổ 1975, và hàng triệu người vượt biên 1978 ra hải ngoại. Thường người Mỹ trong dòng chính học về sử chiến tranh Việt Nam, họ đọc các tiểu thuyết hay sách sử của người Mỹ viết. Lan viết sách này cho thấy cách nhìn của một gia đình miền Nam về cuộc chiến khác với cách nhìn của đa số người Mỹ thế nào. Người Mỹ cho rằng quyết định vào Việt Nam lúc đó là sai, rằng ông Hồ Chí Minh là người theo lý tưởng không hề dính líu gì đến Liên Xô hay Trung Quốc. Sự thật không phải như vậy. Họ cho là miền Bắc Việt Nam không phải là cộng sản, chỉ là dân tộc chủ nghĩa thôi. Nhiều người bên Mỹ tin rằng miền Nam Việt Nam không đáng cho Mỹ giúp vì miền Bắc có nhiều lý tưởng hơn và rằng con đường chiến tranh của miền Bắc là đúng hơn. Đó là quan điểm của những người Mỹ chống chiến tranh thời bấy giờ, toàn là học sinh-sinh viên. Quan điểm của tiểu thuyết này là một khi đã bước vào thì cách đi ra cũng rất quan trọng, không thể ‘vắt chanh bỏ vỏ’, và đừng nên dùng các nước nhỏ như một con cờ. Các nước nhỏ khác hiện nay nhìn vào cuộc chiến Việt Nam cũng suy nghĩ rằng làm đồng minh với Mỹ rồi sẽ có lúc bị bỏ rơi, sẽ bị kẻ thù còn lại ngay trong nước đánh.

Trà Mi: Có vẻ như qua tác phẩm này, chị muốn thể hiện một lời trách móc Hoa Kỳ từ cái nhìn của một người xuất thân từ miền Nam Việt Nam, trách rằng Mỹ tham chiến rồi bỏ rơi Việt Nam Cộng hòa, không tròn 2 yếu tố chính trong mối quan hệ đồng minh là đáng tin và trung thành. Tuy nhiên, có người cho rằng cũng nên cảm thông với người Mỹ vì với họ, quyền lợi quốc gia là trên hết. Những thanh niên trưởng thành trong điều kiện đầy đủ, êm ấm tại Mỹ vừa bước vào đời phải đi tới những vùng lửa đạn khốc liệt kéo dài ở nước khác, nên họ phản chiến cũng có lý của họ. Người ta nói rằng sự hỗ trợ nào cũng có giới hạn, mình phải tự lực và có trách nhiệm hơn thì mới có thể tự cứu lấy mình. Chị suy nghĩ thế nào?

Lan Cao: Lan cũng đồng ý việc đó. Mình hiểu một nước nào khi ủng hộ một nước thứ nhì là vì quyền lợi phù hợp. Tới lúc họ không còn thấy hợp thì họ bỏ đi, nhưng cái mình muốn nói là ví dụ như khi Mỹ bỏ đi, Mỹ cũng có hứa qua Hiệp định Paris rằng nếu bên kia có điều gì không tuân thủ Hiệp định thì họ sẽ trở lại. Đó là lời hứa của một đại cường quốc. Người Việt cũng đâu muốn lính ngoại quốc ở lại suốt đời. Nhưng không phải là vấn đề binh lính không thôi. Một nước nghèo như Việt Nam lúc đó cần một sự bảo trợ, nhưng Quốc hội Mỹ đã cắt viện trợ một cách tàn nhẫn, nhanh chừng nào tốt chừng đó trong khi mình thấy Mỹ hiện nay vẫn duy trì sự bảo trợ đối với nhiều nước khác. Cái nữa, họ ra đi họ nên nói thẳng là vì họ không còn quyền lợi ở đó nữa nên họ bỏ đi, chứ đừng có cho là vì ở đây không còn cách nào để giúp nữa, vì công dân ở đó theo phía bên kia hết rồi, nếu không có Mỹ thì ai cũng theo miền Bắc hết. Cái đó là không đúng. Cứ nói thật đi, đừng nói là vì miền Nam tệ quá không làm được gì hết, dân chúng thích chế độ của miền Bắc. Hoàn toàn không đúng. Bằng cớ là sau chiến tranh, cả triệu người đã vượt biên bỏ nước ra đi. Những điều những người Mỹ phản chiến nói là không đúng.

Trà Mi: Sự sụp đổ của miền Nam không chỉ là lỗi của Mỹ bỏ ngang giữa chừng mà cũng có phần trách nhiệm của chế độ cộng hòa miền Nam thời bấy giờ, họ không đủ tự lực và quá tin tưởng, quá phụ thuộc vào Hoa Kỳ. Chị nghĩ sao về ý kiến này?

Lan Cao:Nhân vật người lính tên Minh trong tiểu thuyết này cũng suy nghĩ như vậy. Ông thấy mình cũng có trách nhiệm, nhưng vì cuốn sách này Lan viết cho người Mỹ hiểu một khía cạnh khác với những điều trong dòng chính mà họ đã hiểu về cách đối xử của Mỹ với Việt Nam. Cho nên, Lan nói về Mỹ nhiều hơn. Ít sách bằng tiếng Anh khai thác khía cạnh này. Đó là cái Lan chú tâm vào khi nói về quan hệ Mỹ-Việt trong cuốn sách này.

Trà Mi: Cái nhìn của chị về cuộc chiến xuất phát từ nghiên cứu của riêng chị hay phần nào bị chi phối bởi trải nghiệm gia đình trong vai trò là con gái đại tướng Cao Văn Viên, Tổng tham mưu trưởng quân lực Việt Nam Cộng hòa thời bấy giờ?

Lan Cao: Những gì Lan viết trong sách dựa trên sự nghiên cứu về cuộc chiến này ba mươi mấy năm, chứ không phải những gì ba mẹ đưa cho mình thì mình nói một cách không suy nghĩ.

Trà Mi: Quyển sách là 1 câu chuyện đau buồn về chiến tranh VN và âm hưởng của nó gần 40 năm sau. Đau thương vì chiến tranh, mức độ của nó đối với mỗi người một khác, nhưng một cách tóm tắt, tác giả Lan Cao có thể cho biết âm hưởng lớn nhất của cuộc chiến này tới thời điểm hiện nay là gì?

Lan Cao: Mất mát. Sự mất mát quê hương là một chuyện rất lớn. Sự mất mát bắt nguồn từ chiến tranh và chính trị. Nhưng ảnh hưởng của sự mất nước đó đối với tâm trí, cách suy nghĩ, và trái tim cứ chuyền đi. Đó là một sự mất mát rất to lớn, khó mà thoát ra được.

Trà Mi: Trong suy nghĩ mỗi người nhìn về lịch sử có sự thể hiện riêng, cảm nhận riêng, diễn giải riêng. Theo chị, làm thế nào để thế hệ trẻ Việt Nam nhìn lại lịch sử bằng con mắt thực tế-công bằng, chứ không dựa qua sự diễn dịch hay trải nghiệm của cá nhân này hay cá nhân khác?

Lan Cao: Họ nên đọc sách về tất cả khía cạnh. Đọc nhiều, suy nghĩ, rồi tự kết luận cho mình. Chìa khóa đem tới tự do cá nhân của mỗi người là giáo dục. Những người trẻ bây giờ có cách tìm hiểu qua internet, đi du lịch, nghe radio, coi báo. Khi người trẻ tò mò muốn tìm hiểu thêm, mình nên có những cuốn sách và các chương trình cho họ tự tìm đọc.

Trà Mi: Thế 2 quyển sách chị viết, kể cả quyển đầu tay Cầu Khỉ và quyển lần này, người trẻ Việt Nam có thể tiếp cận được qua mạng internet hay chăng?

Lan Cao: Có ebook, sách điện tử, họ có thể tải xuống.

Trà Mi: Từ chủ đề quyển sách về chiến tranh Việt Nam mình mở rộng một chút nói tới quan hệ Việt-Mỹ. Ngoài việc viết về lịch sử, tìm hiểu chiến tranh Việt Nam, chị còn là Giáo sư Luật Kinh tế Quốc tế. Chị có suy nghĩ gì về thương mại quốc tế và vấn đề nhân quyền của Việt Nam, một đề tài gây tranh cãi mà Mỹ rất quan tâm giữa bối cảnh 2 nước cựu thù đang dần bình thường hóa quan hệ?

Lan Cao: Nhiều người muốn Việt Nam phát triển hơn, nhưng có nhiều cách để đi tới mục đích đó. Là người làm luật, Lan nghĩ rule of law rất quan trọng. Một xã hội có luật công bằng với các cá nhân và cả chính phủ thì người Mỹ gọi là rule of law. Các nước nào trên thế giới đi theo con đường rule of law sẽ tiến tới. Một nước nghèo phải làm sao cho tiền ngoại quốc vào. Mà để nước ngoài đổ tiền vào, phải chứng minh với họ là mình có luật pháp đàng hoàng. Luật pháp sẽ làm thay đổi xã hội.

Trà Mi: Việt Nam cần phải tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về mọi mặt thì mới có thể bước vào các sân chơi quốc tế. Chính vì yêu cầu đó mà có người phản đối bang giao làm ăn với Việt Nam thêm nữa giữa lúc Việt Nam chưa cải thiện nhân quyền. Trong số phản đối đó, người Việt hải ngoại cũng chiếm phần đông. Có người thắc mắc liệu chăng người Việt hải ngoại đã thật sự là cầu nối để hai nước hàn gắn vết thương chiến tranh hay vẫn còn là một trở ngại để Việt-Mỹ có thể xích lại gần nhau. Nhận xét của chị thế nào?

Lan Cao: Mỗi người đều yêu nước. Không phải chạy qua Mỹ mà không suy nghĩ đến Việt Nam. Lan tin mỗi người ở đây đều nhìn về Việt Nam với một trái tim rất thương nước, rất thương quê hương, rất thương dân chúng Việt Nam, rất muốn dân chúng Việt Nam có cuộc sống tốt hơn. Trong gia đình, các thành viên vẫn có nhiều điều chưa đồng ý với nhau thì trong gia đình lớn, mọi người không nhất đồng quan điểm là chuyện thường. Mỗi người trong gia đình, trong cộng đồng khác nhau càng tốt. Người Mỹ gọi là ‘market of ideas’, như là triệu hoa đua nở sẽ tạo thành một khu vườn đẹp.

Trà Mi:Trên bàn cờ chính trị quốc tế hiện nay, nhiều người cổ súy mối quan hệ đồng minh Việt-Mỹ giữa bối cảnh Trung Quốc ngày càng lấn áp Việt Nam và cả Châu Á. Trong khi có sự khuyến khích càng đồng minh, càng xích lại gần Mỹ càng tốt để giữ chủ quyền, đối trọng với Trung Quốc, thì cũng có ý kiến cho rằng chơi với Mỹ nguy hiểm không kém, dựa vào quá khứ lịch sử như những gì chị đã thể hiện trong cuốn sách ‘Hoa sen và Bão tố.’ Giữa ý kiến ủng hộ viễn cảnh quan hệ đồng minh Việt-Mỹ và sự ý kiến cảnh giác con dao hai lưỡi, chị ủng hộ bên nào?

Lan Cao: Là nước nghèo và nhỏ thì khi nào đối diện với một nước lớn hơn cũng là con dao hai lưỡi. Mình không thể đứng một mình, độc lập làm một mình, không đủ khả năng thì phải cần một người giúp. Tại sao họ giúp mình, cũng phải coi chừng. Sự giúp đỡ đó bao giờ cũng có điều kiện. Mình cũng đừng nên dựa vào một nước thôi, chuyện đó rất nguy hiểm. Nhìn vào kinh nghiệm Mỹ đối với miền Nam Việt Nam ‘vắt chanh bỏ vỏ,’ mình không thể nào chỉ làm bạn với một nước thôi.

Trà Mi: Trà Mi đang trò chuyện với một trong số ít nhà văn gốc Việt sáng tác bằng Anh ngữ được các nhà xuất bản có tiếng của Mỹ phát hành sách và là một niềm tự hào của người Việt về thành tích khoa bảng. Tốt nghiệp từ trường luật Yale và hiện là Giáo sư luật của đại học Chapman, chị muốn chia sẻ điều gì với giới trẻ Việt Nam về câu chuyện thành công của mình?

Lan Cao:Lan nghĩ để thành công trên nước Mỹ, quan trọng nhất phải chú ý học tập. Nếu mình học tập chăm chú rồi dùng sự giáo dục đó, thì mình sẽ có tương lai tốt. Rồi mình nên tự nhìn vào trái tim của mình để xem mình muốn làm gì, muốn đóng góp như thế nào cho xã hội Mỹ và xã hội Việt Nam.

Trà Mi: Cảm ơn chị rất nhiều về thời gian dành cho chương trình.
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.365 giây.