logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 21/08/2014 lúc 08:29:21(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
22 tháng 8 - Kỷ niệm 4 năm thành lập Dân Làm Báo

UserPostedImage

4 năm nhìn lại chặng đường đã qua để thấy một điều thật hiển nhiên: nếu không có sự tiếp tay của các cộng tác viên, những bạn viết, bạn đọc, còm sĩ... Dân Làm Báo sẽ không tồn tại. Điều đầu tiên xin được gửi đến các bạn trong thôn là lời cảm ơn và tri ân chân thành nhất. Không có các bạn sẽ không còn Dân Làm Báo. Chính xác hơn, các bạn là Dân Làm Báo.


Hơn 6 năm về trước, một số anh chị em, trong đó có thành viên của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, đã gặp nhau và bắt đầu một chặng đường mới sau khi anh Điếu Cày bị bắt (20.04.2008): tranh đấu cho Điếu Cày, tiếp tục duy trì và phát triển con đường Dân Báo.


Hơn một năm sau đó, Luật sư Lê Công Định, một người bạn đồng hành thân thiết bị bắt giam (13.6.2009). Song song với việc phát triển các hoạt động Dân Báo, nhu cầu tranh đấu đòi tự do cho anh đã dẫn đến sự ra đời của trang Free Lê Công Định (*) - tiền thân của Dân Làm Báo.


Sau một thời gian ngắn vừa làm vừa học kỹ nghệ thông tin và truyền thông mạng xã hội, vừa tranh đấu cho Lê Công Định vừa góp phần phát triển Dân Báo, vừa duy trì nội dung bài vở cho trang FreeLeCongDinh vừa phải đối đầu với hệ thống tin tặc được chỉ huy bởi tướng công an Vũ Hải Triều, những thành viên nòng cốt ban đầu quyết định chấm dứt trang FreeLeCongDinh để tập trung xây dựng một phương tiện chiến lược nhằm phục vụ cho việc gầy dựng một phong trào quần chúng trong tương lai.


Dân Làm Báo chính thức ra đời vào ngày 22 tháng 8 năm 2010.


4 năm nhìn lại...


Chúng ta không chỉ thu gọn trong mục tiêu tranh đấu cho tự do thông tin, tự do tiếp cận thông tin hay tự do bày tỏ.


Chúng ta không chỉ tự giới hạn trong vòng tròn vạch trần tội ác, sai trái của hệ thống độc tài.


Chúng ta cũng không chỉ là nơi chốn mà việc tuôn trào những phẫn nộ là duy nhất.


Và cũng không chỉ tập trung làm một việc phản biện những luận điệu tuyên truyền xảo trá của chế độ.


Hoặc chỉ dừng lại trong những chiến dịch truyền thông tranh đấu cho tự do của những người yêu nước.


Là một phương tiện chiến lược để góp phần xây dựng phong trào, mục tiêu tối hậu của Dân Làm Báo là qua việc thay đổi nhận thức, chúng ta sẽ từng bước góp phần xây dựng sức mạnh quần chúng - một phong trào quần chúng - để một ngày không xa, hàng hàng lớp lớp người dân Việt Nam sẽ cùng bước ra khỏi nhà, cùng giơ cao tay hô lớn: CHÚNG TA là Tự Do và Độc tài Đảng trị phải ra đi!


4 năm nhìn lại...


Từ thuở ban đầu với 2, 3 ngàn lượng đọc mỗi ngày cho đến ngày hôm nay thôn Dân Làm Báo đã có 190 triệu lượt truy cập và hơn 31 triệu bạn đọc ghé thăm. Nhân dịp kỷ niệm 4 năm thành lập, BBT Dân Làm Báo xin được ghi nhận sự thương mến, đóng góp, hỗ trợ của các cô chú, anh chị, bạn bè trong suốt thời gian qua. Có thể nói mỗi người như một đóa hoa, một rặng dừa, một lũy tre, một tảng đá, một khoảnh cỏ mượt mà, một con đường đất êm đềm, một ao sen tỉnh lặng, một ngọn gió trong lành... để tất cả làm nên thôn Dân Làm Báo. Để tất cả CHÚNG TA là Dân Làm Báo.


Xin cảm ơn những bằng hữu sau đây đã đến với thôn Dân Làm Báo trong nhiều năm tháng qua.


Các tác giả:


Âu Dương Thệ, Babui, Bằng Phong - Đặng Văn Âu, Bảo Giang, Bùi Lộc, Ca Dao, Cao Đắc Tuấn, Chu Chi Nam, Cù Huy Hà Bảo, Đại Nghĩa, Dân Oan Thủ Thiêm, Dân Làm Phim, Dân Việt, Đặng Chí Hùng, Đặng Huy Văn, David Thiên Ngọc, Đỗ Trường, Đỗ Tùng, Gánh Hàng Hoa, Giáo Già, Glang Anak, Hà Sĩ Phu, Hải Lăng, Hatka, Hoàng Lan Mộc Châu, Hoàng Nam, Hoàng Thanh Trúc, Hoàng Trần, Hồ Phú Bông, Huỳnh Bá Hải, Huỳnh Tâm, Jamines Tran, Kẻ Cơ Hội, Kông Kông, Kuốc Kuốc, Lê Dủ Chân, L. Trân Ký, Le Nguyen, Lê Thiên, Mike Nguyễn, Minh Dân, Năm XL, Ngô Việt, Nhóm Hành Khất, Nhóm Cựu Nữ Sinh Trưng Vương, Nhóm Hành Khất, Nhóm Nhà Giáo Miền Nam, Như Ngọc, Như Hà, Như Nguyên, Ngọc Ẩn, Ngoc Nhi Nguyen, Người Đưa Tin, Nguyên Thạch, Nguyễn Bá Chổi, Nguyễn Dư, Nguyễn Hoàng Vi, Nguyễn Hội, Nguyễn Hùng - Trần Hoài Nam, Nguyễn Lộc Yên, Nguyễn Nghĩa650, Nguyễn Ngọc Già, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Quốc Khải, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Thị Thanh Bình, Nguyễn Thu Trâm, Nguyễn Thượng Long, Nguyễn Trung Lĩnh, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Việt Hòa, Ông Bút, Phan Châu Thành, Phạm Đình Trọng, Phạm Thanh Nghiên, Phạm Trần, PHO, Square1, Tạ Nhất Linh, Thanh Toàn, Thục Quyên, Trần Gia Phụng, Trần Bảo Như, Trần Hoàng Lan, Trần Mạnh Hảo, Trần Quốc Việt, Trần Thị Cẩm Thanh, Trần Thị Hải Ý, Trần Thị Nga, Trần Thiên, Trần Trung Đạo, Trần Văn Trộn, Trương Minh Đức, Trần Duy Sơn, Trần Nhơn, Trần Văn Huỳnh, Tưởng Năng Tiến, Uyển Thi, Vận Mệnh, Vũ Đức Động, Vũ Thế Phan...

Và các còm sĩ đã ngày đêm xây dựng Dân Làm Báo thành một cộng đồng - một "community" và đã làm cho những bài chủ được sinh động hơn qua việc tiếp nhận, trao đổi ở nhiều góc cạnh:


Anloc, BạchĐằngGiang, Cánh Dù Lộng Gió, Dân Đọc Báo, Dân Nam, Dân Quê, Daubetangthuong, Dương Triệu Vỹ, Free Duck, Freeman, Ga Tre, Giăng Mắc Toi, Hàn Sĩ, Hạ Long, Hai Lúa, Hai Xe Ôm, Hải Trường Sa, Hận Đồ Bàn, Hung le, Hoa Cải, Hoài Việt, Hoàng Hạc, Hoangtruongsa, Hương Giang, Huynh Alexandre, Janitor, Jumong Sinh Sự, Khách ban đêm, KheSanh111, Lamvien, Lê Cửu Long, Lê Dân Việt, Lê Thiện Ý, Lite_Breeze, Mai Phương Paris, Minh Huyen, Mike Nguyễn, Mỹ Linh Nguyễn, My Thanh, Năm Xích Lô, Nguoiduatin, Nguyễn, Nguyệt Sài Gòn, Phạm Đức, Pho, Quang Dinh, Quang Minh, Quỷ Đỏ Bán Nước, RebRebecca Thấy Sao Nói Vậy, Rock and Roll, San Jose, Sáu Xe Ôm, Saumietvuon, Tgt, Thang Nguyen, Thanh Pham, Thi Nở, Tong Cuc 8, Trần Nguyễn Lê, Trần Thị Hải Ý, Triệu Lương Dân, Trực Ngôn, Tư Xe Ôm, TuoiTreYeuNuoc, VemLao, Võ Thế Danh, Vu Phan...

Và nhiều anh chị em khác mà Dân Làm Báo xin lỗi đã vô tình thiếu sót.


Nhân dịp này, Dân Làm Báo xin cảm ơn quý anh chị ở Na Uy đã hỗ trợ một phần tài chánh cho những chi phí hoạt động của Dân Làm Báo. Xin cám ơn M.V. đã là cầu nối giữa Dân Làm Báo Việt Nam và những ân tình quý báu từ Na Uy.

Ban Biên Tập Dân Làm Báo
______________
(*) freelecongdinh1.wordpress.com
Đây là trang backup. Trang chính đã bị tin tặc phá huỷ.
xuong  
#2 Đã gửi : 21/08/2014 lúc 08:30:22(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Xin làm một chiến sỹ thông tin
Lần đầu tiên tôi nghe đến chữ “Dân Làm Báo” khi còn đang ở tù. Chương trình thời sự tối ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Đài Truyền hình Việt Nam phát toàn văn lệnh của ông Nguyễn Tấn Dũng “chỉ đạo điều tra xử lý việc đăng tải thông tin có nội dung chống Đảng và Nhà nước”. Ba trang blog điện tử “được” nêu đích danh là “Dân làm báo” , “Quan làm báo”, “Biển Đông” (kèm theo dấu ba chấm tức còn nhiều trang khác) bị kết tội là những tờ báo “phản động, đăng tải thông tin bịa đặt, bôi đen bộ máy lãnh đạo Nhà nước...” là “thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch”. Ông thủ tướng chỉ thị truy bắt, trừng trị những kẻ có liên can và cấm cán bộ truy cập vào những trang Web nói trên. Tôi đã hiểu ra rằng: một nền báo chí “Lề dân” đã thực sự được cất cánh, thực sự đe dọa sự độc tôn của nền “báo chí nói dối” vốn tồn tại hàng chục năm tại Việt Nam.


Danlambao chính thức ra đời vào ngày 22 tháng 8 năm 2010. Ngày ấy tôi mới chuyển từ trại tạm giam Trần Phú đến trại 5 Thanh Hóa được hơn bốn tháng. Tất nhiên, tôi không hay biết về sự kiện này cũng như đã không biết chút tin tức nào về tình hình tranh đấu ở bên ngoài kể từ ngày bị bắt, ngoại trừ những thông tin liên quan đến việc bắt bớ được phát trên chương trình Thời sự hay vô tình đọc được ở một tờ báo nào đó. Bốn năm, bao nhiêu người đã lần lượt vào tù. Trong số họ, có những người tôi đã may mắn từng được làm việc chung, được quen biết và cũng có không ít người tôi chưa từng nghe tên. Không có chút tin tức gì về người thân, về công cuộc tranh đấu ngoài tin bắt bớ quả thật là một điều kinh khủng đối với một người tù chính trị.


Mỗi khi nghe tin ai đó bị bắt hay bị ra tòa, tôi lại lấy cuốn sổ tay nho nhỏ ghi lại chi tiết tên tuổi, án tù và tội danh họ bị gán ghép như là một việc làm mang ý nghĩa để tri ân, để cảm nhận sự có nhau trong thế giới lao tù thương đau, nghiệt ngã. Số đồng đội của tôi còn ở ngoài chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhiều người quen và cả những người không quen đã lần lượt vào tù. Nhưng, cuốn sổ tay cũng đã khiến tôi nghiệm ra một điều: Nhiều người bị bắt đồng nghĩa với việc đã có rất nhiều người vượt qua sợ hãi để góp sức tranh đấu cho Tự do của chính mình và Dân tộc.


Trở lại với việc ông thủ tướng cấm đọc Dân Làm Báo và một số trang báo cổ vũ cho quyền Tự do thông tin, Tự do ngôn luận khác. Nhiều người nhận xét rằng ông Dũng đã “giật mình” khi thấy bộ máy tuyên truyền đồ sộ “lề đảng” bị yếm thế trước hệ thống thông tin “lề dân”. Không chỉ ông Dũng giật mình đâu. Mà đó là sự sợ hãi của cả một thể chế độc tài trước nguy cơ bị vạch trần tội ác bởi những “nhà báo” không cần cấp thẻ, không bị giới hạn bởi những nghị quyết, chỉ thị của Ban tuyên giáo, của đảng. Thực tế đã cho thấy “tác dụng ngược” của những cấm đoán do đảng cộng sản, khi thì dưới danh nghĩa thủ tướng, rồi đủ thứ thông tư hay nghị định “hầm bà làng - ba lăng nhăng” các loại do bộ nọ ngành kia vẽ ra. Cấm mà cấm không nổi. Vì bây giờ khác xưa rồi, cái thu hút người dân là “Sự Thật” chứ không phải những luận điệu tuyên truyền dối trá.


Không thể bịt miệng người dân cũng như không thể ngăn cản được quyết tâm đã được xác quyết trong bài viết kỷ niệm 4 năm thành lập Dân Làm Báo, xin trích:


“Là một phương tiện chiến lược để góp phần xây dựng phong trào, mục tiêu tối hậu của Dân Làm Báo là qua việc thay đổi nhận thức, chúng ta sẽ góp phần xây dựng sức mạnh quần chúng. Để một ngày không xa, hàng hàng lớp lớp người dân Việt Nam sẽ cùng bước ra khỏi nhà, cùng giơ cao tay hô lớn: CHÚNG TA là Tự Do và Độc tài Đảng trị phải ra đi!”


Xin hãy nhận từ tôi, một Chiến sĩ trên mặt trận Thông tin của Tự do và Sự thật lời chúc sức khỏe và thành công.

Phạm Thanh Nghiên
xuong  
#3 Đã gửi : 21/08/2014 lúc 08:31:27(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
“Mỗi người là một chiến sỹ thông tin”

năm chưa phải là dài, cùng với sự phát triển của mạng xã hội và nhiều trang mạng khác nhau, đứng trước thách thức chặn tường lửa, hacker, trang blog Dân Làm Báo vẫn kiên trì nỗ lực lưu trữ thông tin và truyền tải những chia sẻ trong các vấn đề chính trị - xã hội theo cách riêng của mình. “Mỗi người là một chiến sỹ thông tin” - slogan ngắn gọn, nhưng chuyển tải đủ ý nghĩa và thông điệp để thay đổi xã hội.


Tháng 9/2012, trong công văn số 769/VPCP gửi Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu đích danh Dân Làm Báo đã đăng “thông tin vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy lãnh đạo của đất nước..., gây hoài nghi và tạo nên những dư luận xấu trong xã hội...”.


Cùng với nhận xét trên sau khi tham khảo các báo cáo do các bộ gửi đến văn phòng chính phủ, Thủ tướng yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức không xem, không sử dụng và không phổ biến các thông tin đăng tải trên “các mạng phản động”.


Chưa rõ lệnh cấm này khả thi đến đâu, nhưng gần 2 năm qua, không chỉ Dân Làm Báo đăng tin tức, bình luận về các vấn đề xã hội ở Việt Nam, mà báo chí nước ngoài, cụ thể là báo chí Úc mới đây cũng đã lên tiếng nêu đích danh những lãnh đạo Việt Nam liên quan đến vụ bê bối in tiền polymer.


Rõ ràng thông tin và tiêu chí sự thật theo quy định từ văn phòng thủ tướng chính phủ không còn nằm trong sự kiểm duyệt và phong tỏa nguồn tin như từ trước giờ Hà Nội vẫn làm.


Lượng truy cập vào Dân Làm Báo vẫn tăng trưởng dần mặc dù trang blog này bị chặn tường lửa khá gắt gao.


4 năm - một chặng đường chưa phải là dài, nhưng theo đánh giá cá nhân thì Dân Làm Báo là một trong những trang mạng có nhiều đóng góp trong việc cổ vũ tự do thông tin, tự do ngôn luận tại Việt Nam.


Từ những bài viết lưu trữ ở nhiều blog cá nhân khác nhau, đến nay Dân Làm Báo đã thành công trong việc truyền tải nhiều thông điệp khác nhau từ nhiều người cộng tác. Nhắc đến Dân Làm Báo người ta sẽ nhớ tới tên Nguyễn Bá Chổi, Đặng Chí Hùng, Trần Quốc Việt, Hoàng Thanh Trúc, Le Nguyen, Đặng Huy Văn, Nguyễn Ngọc Già, Huỳnh Tâm, Phan Châu Thành, Nguyễn Hùng, Lê Thiên... Vài người trong số những tác giả trên không có blog riêng, và người ta nhớ đến họ như những cá nhân góp phần làm nên thương hiệu Dân Làm Báo.


Xét về mặt cộng hưởng, có thể nói Dân Làm Báo đã thành công với slogan “Mỗi người là một chiến sĩ thông tin”.


Không chỉ dừng lại ở các cộng tác viên viết bài, điểm thú vị của DLB là đã ra thương hiệu cho nhiều “còm sỹ”. Họ sử dụng trang blog DLB như một forum, một diễn đàn để chia sẻ ý kiến và chiến đấu với dư luận viên.


Quan sát và theo dõi phần bình luận ở mỗi bài viết, tôi nhận thấy nhiều còm sỹ nhớ và nhận ra nhau theo từng phong cách. Có người trong số họ còn coi DLB như là nhà.


Tôi nghĩ có lẽ, đây là phần thưởng lớn nhất với những người cổ xúy phong trào dân báo.


Theo số liệu báo cáo từ nhà nước Việt Nam, đến tháng 3/2013 có 812 cơ quan báo chí in, 74 báo và tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội và 1174 trang thông tin điện tử được cấp phép hoạt động, nhưng tôi chắc chắn rằng, không một tờ báo nào có thể vượt khỏi tầm kiểm duyệt của Ban Tuyên giáo để tạo ra sân chơi tự do cho cả người đọc và người viết như Dân Làm Báo.


4 năm chưa phải là dài, cùng với sự phát triển của mạng xã hội và nhiều trang mạng khác nhau, đứng trước thách thức chặn tường lửa, hacker, trang blog Dân Làm Báo vẫn kiên trì nỗ lực lưu trữ thông tin và truyền tải những chia sẻ trong các vấn đề chính trị - xã hội theo cách riêng của mình.
“Mỗi người là một chiến sỹ thông tin” - slogan ngắn gọn, nhưng chuyển tải đủ ý nghĩa và thông điệp để thay đổi xã hội.


Tự do ngôn luận, tự do thông tin là điều kiện tiên quyết để có một xã hội minh bạch, dân chủ, công bằng. Và điều đó sẽ chỉ có thể xảy ra khi mỗi người chúng ta kiên quyết đấu tranh với cái sai, cái xấu.


Mẹ Nấm
xuong  
#4 Đã gửi : 21/08/2014 lúc 08:32:29(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tôi đón bạn về thôn

Giữa "cánh đồng quá khứ", tôi cố phóng tầm mắt tìm những nhánh lúa đang trổ đòng đòng cho một "tương lai trĩu hạt" - Dân chủ - Nhân quyền.


Ngóng tới tương lai bừng con mắt
Ngoảnh lại quá khứ mướt mồ hôi.


Dân Làm Báo dành cho tôi - một kẻ "tay ngang" trong viết lách - vinh dự để tâm tình cùng độc giả nhân ngày trang blog này tròn 4 tuổi: 22/8/2010 - 22/8/2014, dù tôi viết trên đây chỉ hơn một năm, khởi từ bài "Đoàn Văn Vươn thứ hai" [1].


Tiền thân của Dân Làm Báo từ Free Lê Công Định - một trang blog lập ra kể từ vụ án của những người nổi tiếng "Thức - Định - Long - Trung". Cho đến nay, trong số họ, còn lại Trần Huỳnh Duy Thức vẫn trong chốn lao tù với cái án 16 năm dằng dặc! Một thoáng chạnh lòng khi trải tâm sự trong ngày "sinh nhật" của Dân Làm Báo - điều lẽ ra không nên nhắc trong ngày... vui!


Niềm vui mà lại rưng rưng, khi nhớ ngày xuất hiện trên chốn "giang hồ", Dân Làm Báo lại nhận về mình chữ "THÔN" mộc mạc. Chỉ nhiêu đó thôi, nó cũng làm bạn đọc bồi hồi câu hát [2]:


Về thôn xưa ta hát khúc hoan ca
Ngọt hương lúa tình quê thêm đậm đà...


Bất giác, hình ảnh vùng ngoại ô Sài Gòn tràn ngập trong tâm tưởng, với khói lam chiều thơm mùi rơm rạ, chen lẫn những cánh diều bay của bầy trẻ tung tăng, thả niềm mơ ước cỏn con lên trời từ ngày xưa đầm ấm. Thật xa xôi! Những kỷ niệm êm đềm thảng hoặc, lại xuất hiện chen ngang trong dòng ký ức.


Đâu phải riêng Dân Làm Báo, các trang web - blog mệnh danh "phản động" lập ra xuất phát từ lương tâm của bất kỳ ai còn nghĩ về dân tộc - quê hương mình. Một chút cay đắng thoáng hiện, khi "phản động" lại phản ánh Sự Thật. Những Sự Thật phũ phàng, tái tê và não lòng!


Tôi nhớ lúc bấy giờ, Free Lê Công Định có dẫn bài "Tôi thao thức vì họ, những tù nhân lương tâm" [3] từ Dân Luận với cái tên Nguyễn Ngọc (chưa... Già như sau này).


Cũng từ đó, tôi biết đến Vũ Đông Hà với "Con Đường Của Bạn" [4] - cùng "mười đầu ngón tay rỉ máu yêu thương" trên từng bài viết.


Văn phong giản dị và tao nhã; súc tích và đầy màu sắc; ngợp hình ảnh đau thương chen lẫn những đóa hoa đời; thỉnh thoảng người ta bắt gặp sự dữ dội đến bốc cháy ngùn ngụt trong Vũ Đông Hà. Hết thảy, tôi cảm nhận được "ngọn lửa yêu thương" đến nồng nàn của anh. Thay vì "lửa hận" bập bùng, ở đó, "ngọn lửa Từ Tâm" vụt sáng lên xua đuổi bầy dơi quái dị đang chao lượn và rình rập con mồi trong hang tối. Tôi gọi đó như ngọn "Lửa Phật", khi bài viết khích lệ Lê Hiếu Đằng, một câu trong bài bị cắt bỏ, đủ làm tôi thấy hình ảnh Bồ Câu với "miệng ngọt hạt từ tâm [5]". Anh không muốn sự hiểu lầm đáng tiếc từ độc giả đối với một người vừa gia nhập vào "Thôn Làm Báo" mà dẫn đến phân ly giữa những người anh em với nhau. Cám ơn anh - Vũ Đông Hà.


Tôi không biết BBT Dân Làm Báo. Tôi cũng không biết Vũ Đông Hà là ai. Cho đến bây giờ vẫn vậy, ngoài vài lần nhận lời "cám ơn" từ anh hoặc ai đó trong BBT, khi bài viết của tôi được đăng.


Hồi trước, sau quãng thời gian viết nào đó, tôi hay dành một bữa để đếm và xem lại số "tài sản" của mình. Thói quen đó nhằm giúp tôi soát lại những gì mình viết một cách có hệ thống về tư tưởng, quan điểm cá nhân nhằm không lạc lối, cũng như để không bày ra trước mắt độc giả sự tự thân mâu thuẫn trong các bài viết về sau, vốn dĩ không nên làm độc giả ngộ nhận trong cuộc tranh đấu Dân chủ - Nhân quyền cho quê hương. Tôi muốn nói đến lập trường dứt khoát cần có - đứng cùng Người Dân - cho những ai đang nghĩ về và đang viết về.


Bây giờ thói quen đó không còn nữa, bởi 5 năm viết, chẳng còn gì hoài nghi hay phân vân trong tôi. Tôi nghiệm ra, viết trở thành "nguồn oxygen" của mình mất rồi.


Cũng từ những dòng chữ vắt ra từ con tim, trong đời thực, nhiều người xa lánh tôi và ngược lại tôi cũng buộc tránh xa nhiều người. Quý độc giả hãy gọi tên "chia sẻ" giúp tôi như lời ân cần cho một kẻ "lấy nghề dạy nghề" cảm thấy ấm lòng từ những người "bạn ảo" mà thật - thật tâm.


Tôi yêu sự cô đơn tự nguyện. Nỗi "Cô Đơn" dễ chịu như tiếng hát trầm ấm [6] cất lên với giai điệu bán cổ điển dặt dìu, trong chiều hoàng hôn bình yên bên bãi biển đời người. Tôi yêu cả sự hoang vắng và tĩnh lặng như thế, giữa xô bồ ngang ngổn hôm nay. Cũng như tôi yêu sự gai góc và dẻo dai của Xương Rồng - giữa vùng khô cháy trên sa mạc, hoa vẫn nở.


Trong chênh vênh tâm trạng đó, tôi nhìn ra chiều sâu tâm hồn mình hơn một chút, cố tìm cách diễn đạt bình dị để chuyên chở thông điệp đến bạn đọc.


Thấm thoát bốn năm...


Tất cả chúng ta - hàng ngàn anh chị em trong thôn xóm - cùng "lăn lóc" khắp nẻo "giang hồ" mà làm báo. Chúng ta cùng nhau "tung hoành ngang dọc" giữa muôn trùng vây quân địch. Chúng từng tức tối đến nỗi đánh sập Dân Làm Báo thuở nào. Nhưng tụi mình đâu có chịu thua! Danlambao1, danlambao2... danlambao10 cứ thế tiếp nối ra đời. Đến bây giờ, cả danlambaovn.blogspot.ca, danlambaovn.blogspot.de và nhiều nữa... Lại cả giao diện mới ra đời. Chắc chúng tức điên lên được!


Những con người miền "sông nước" quen dần với những chuyến thám hiểm "rừng già" và ngược lại. Dù dã thú trên cạn hay thủy quái dưới biển được mệnh danh "dư luận viên", "công an mạng", "nội gián" hay "hai mang" chúng đều bị lôi đầu ra và điểm mặt rõ. Chúng ta đánh đến rớt mặt nạ dù chúng che thật kỹ bộ mặt lang sói. Chúng bật ngửa chềnh ềnh và sống sượng. Không còn nơi ẩn nấp.


Khi "Dân Làm Báo" thì... Trời cũng không cản nổi.


Từ mảnh đất tình người Việt Nam, chúng ta thấm đẫm ý chí quật khởi của Tiền Nhân và cùng nhau khơi dậy hào khí Ông Cha nhen nhóm như những đốm lửa, mỗi ngày to hơn và sáng bừng lên - Ngọn Lửa Việt Nam - Một Việt Nam luôn biết và phải nhớ: Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm.


Bỗng chợt nhớ "bí số" 7169 /VPCP-NC do Nguyễn Quang Thắng ký lúc 5 giờ chiều ngày 12/9/2012. Bà con thôn mình làm sao quên được cú quảng cáo đắt giá & độc nhất vô nhị mà người cộng sản vô tình "tung hô" chúng ta trước lòng dân ngút ngàn phẫn nộ chế độ bán nước hại dân.


Người cộng sản chỉ giỏi tuyên bố bổng chảng và hăm he xuôi xị? Nguyễn Tấn Dũng quên lẹ quá! "Hai năm tình lận đận" với chất ngất hậm hực vẫn chẳng làm gì được nhau. Bà con trong thôn và cả những xóm khác không nên khiêu khích thêm những "trái tim ngục tù" đang thoi thóp với huyết áp 190/120 cùng thân tàn lóp ngóp từ cống rãnh ngập ngụa nợ công lên đến hơn trăm tỉ đô. Mùa thu không còn êm đềm và mát rượi như cái thuở Hồ Chí Minh năm nào! Tội nghiệp! Chỉ có kẻ hoang tưởng mới ngồi trên "đỉnh núi quá khứ" không có điểm tựa hiện tại lại rướn người vồ bắt tương lai. Tại nạn nát bấy là cái chắc.


Dân Làm Báo không cần băn khoăn về tương lai mà nên chuẩn bị đón "Bạn Thân"[7], vì:


Ngày mai khi xuân về khắp nơi
Người người trong tiếng cười
Tôi đón bạn về chơi


Những âm thanh nhè nhẹ, man mác nỗi niềm lại đầy tin tưởng, sắt son của những người bạn thân vẫn đọng lại cho đến mai sau để kể cho thế hệ trẻ về những ngày "Dân Làm Báo".

Nguyễn Ngọc Già
___________
[1] danlambaovn.blogspot.com/2013/07/vu-no-truoc-nha-giam-oc-ca-khanh-hoa.html
[2] youtube.com/watch?v=_Cg4IfcHvhE
[3] danluan.org/tin-tuc/20100511/nguyen-ngoc-toi-thao-thuc-vi-ho-nhung-tu-nhan-luong-tam
[4] danlambaovn.blogspot.com/2011/10/con-uong-cua-ban.html
[5] youtube.com/watch?v=nlSr5BO3-UU
[6] youtube.com/watch?v=7bN3NPtfr4I
[7] youtube.com/watch?v=fH17eL-hv9g
song  
#5 Đã gửi : 21/08/2014 lúc 06:29:21(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đỗ Thị Minh Hạnh - Mừng Dân Làm Báo tròn 4 tuổi
Hơn 4 năm 4 tháng nằm trong ngục tối, bị cách ly với xã hội bên ngoài, hàng ngày lo đối phó với các công an quản giáo, lo giữ mình để không gục ngã, giúp đỡ các bạn tù, dù vẫn vững tin rằng bên ngoài kia, quý cô bác, quý anh chị trong nước và hải ngoại không bao giờ quên những người đang ở trong tù. Nhưng tôi vẫn không ngờ rằng bản thân mình lại được quý cô bác, quý anh chị, quý bạn và các em thương yêu như vậy. Mới ra tù hơn hai tháng, vì nhiều công việc, chưa có đủ thời gian để đọc lại Dân Làm Báo từ 4 năm qua, nhưng tôi đã cảm nhận được tình cảm bao la mà tất cả mọi người đã dành cho tôi.


Cám ơn Ban Biên Tập, cám ơn quý bác, quý cô chú, quý anh chị, quý bạn đã xây dựng nên một trận tuyến mới để tất cả mọi người dùng ngòi bút của mình cùng xung trận, để tất cả mọi người có thể bày tỏ được tình cảm của mình với Tổ Quốc, Quê Hương


Ngày hôm nay, Dân Làm Báo tròn 4 tuổi, tuy mới 4 tuổi nhưng sức mạnh của Dân Làm Báo đã như một người khổng lồ, làm cho nhà cầm quyền dù có hàng chục tướng công an, hàng trăm nhà tù với những đòn tra tấn dã man vẫn phải run sợ.


Kính chúc Ban Biên Tập, quý cô bác, quý anh chị, quý bạn sức khỏe. Chúng ta cùng chung vui, mừng sinh nhật Dân Làm Báo.


Đỗ Thị Minh Hạnh
song  
#6 Đã gửi : 21/08/2014 lúc 06:30:25(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Dân Làm Báo đã đánh bại báo đảng
Tôi đến với Dân Làm Báo vì 3 lý do:


Thứ nhất, vì Quyền Tự do Tư tưởng của con người đã được tuyệt đối tôn trọng.


Thứ hai, mọi người đều bình đẳng bày tỏ quan điểm của mình.


Thứ ba, thông tin đa chiều giúp mở mang dân trí, nhất là đối với người đọc ở Việt Nam là nơi hoàn toàn “không có tự do báo chí, tự do tư tưởng” và các quyền cơ bản khác của con người đã bị Nhà nước Cộng sản hạn chế tối đa bằng luật pháp để xóa bỏ những quy định của Hiến pháp, bộ Luật cao nhất của quốc gia.


Chỉ có một điều tôi lo và tiếc vì Dân Làm Báo (DLB), cũng như những báo điện tử khác không “đi chung đường” với đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) sẽ tiếp tục bị “các thế lực thù địch” của Nhà nước đánh phá và quảng đại quần chúng ở trong nước chưa có cơ hội đọc nó.


Tôi nói như thế vì nhóm chủ trương Dân Làm Báo đã chứng minh thiện tâm tôn trọng “quyền Tự do ngôn luận” của họ, ngay cả đối với các phản biện của “đối phương” và “dư luận viên” của Nhà nước Việt Nam. DLB đã để họ tự do phê bình các bài viết, kể cả các bài của tôi về tình hình Việt Nam, để rộng đường dư luận.


Đây là điểm ưu việt chỉ thấy trong một xã hội tự do và dân chủ và tất nhiên là điều cấm kỵ ở trong nước.


Vì vậy tôi không có bất kỳ một nghi vấn nào về việc làm của DLB cho dù tôi “chưa hề biết họ là ai” và họ cũng chưa bao giờ liên lạc với tôi để giãi bày.


Tuy nhiên với kinh nghiệm của một ông lão đã qua thất tuần và đã sống trong nghề hơn nửa Thế kỷ từ trong nước ra nước ngoài tôi tự cho mình đã “chọn đúng bạn mà chơi”.


Tôi cảm ơn DLB và tất cả những ai đã phổ biến quan điểm của tôi đến bạn đọc và cho tôi được đọc các bài viết và tin đa chiều đăng trên Báo của mình.


Tôi trân trọng ghi nhận sự can đảm và hy sinh cho quyền được thông tin của DLB, các báo điện tử trong và ngoài Việt Nam, các Nhà báo tự do ở khắp Thế giới, đặc biệt ở trong nước, và của bạn đọc đã vượt qua sợ hãi và đe dọa của “các thế lực thù địch và phản động” để bảo vệ quyền Tự do ngôn luận và Tự do tư tưởng của dân tộc Việt Nam.


Tôi cũng đánh giá sự bén nhạy, nhanh chóng, chính xác và độc lập là những tiêu chuẩn cao quý hàng đầu của người làm Truyền thông. Nhưng trong hoàn cảnh của Việt Nam còn bị cai trị bởi Chính quyền một đảng Cộng sản độc tài thì sự dấn thân can đảm quyết bảo vệ quyền thông tin và được thông tin của đồng bào và đặc biệt của những Nhà truyền thông xã hội, thông thường gọi là Bloggers, rất đáng trân trọng và tuyên dương.


Chính đội ngũ những “công dân truyền thông” này đã mở ra một trang sử mới cho xã hội Việt Nam để khẳng định và bảo tồn giá trị bất khả phân và bất diệt của một nền báo chí tự do mới trong mọi hoàn cảnh, dù khe khắt bao nhiêu bởi một Nhà nước ích kỷ, một Chế độ hà khắc và bởi những người lãnh đạo độc tài chỉ biết bảo vệ quyền lợi cho bản thân và phe nhóm như đang diễn ra ở Việt Nam.


Lý do DLB và các Báo điện tử khác tồn tại và được đông đảo quần chúng ủng hộ vì quyền tự do ngôn luận và tự do tư tưởng đã được tuyệt đối tôn trọng bởi chính những Nhà báo tự do đang gắng sức chống lại nền báo chí “của đảng, do đảng và vì đảng” của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN), đội ngũ những người đã chà đạp lên những cam kết do chính họ viết trong tất cả 5 bản Hiến pháp từ các năm 1946,1959,1980,1992 và 2013.


Làng báo trong nước cũng vừa mới tổ chức ồn ào kỷ niệm 89 năm được gọi là “Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2014)”, nhưng dù có khoe khoang, có tô son điểm phấn bao nhiêu thì vẫn không gột tẩy được cái bản mặt lem luốc lạ dòng của quy định bằng luật báo chí phải là “tiếng nói của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp” do Nhà nước thành lập và cho phép hoạt động theo “định hướng” của đảng cầm quyền.


Việt Nam cũng khoe có ngót 10,000 báo-đài và trên 17,000 người làm báo nhưng người làm báo phải “Bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng...” theo quy định trong Điều 15 Luật Báo chí sửa đổi 1999 thì làm gì có tự do?


Luật còn cho phép Nhà nước “quyền đương nhiên” quản lý báo chí theo các Điều khoản:


Điều 17a. Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí


1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về báo chí.


2. Bộ Văn hóa - Thông tin chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về báo chí.


3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về báo chí theo quy định của Chính phủ.


Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ Văn hóa - Thông tin để thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về báo chí.


4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về báo chí trong phạm vi địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ.


Trên cả Luật Báo chí là “đao phủ” Ban Tuyên giáo, từ Trung ương xuống địa phương, đã bất chấp Hiến pháp và pháp luật để toàn quyền kiểm duyệt và sinh sát báo chí và người làm báo là nguyên nhân tại sao đã có sự ra đời của các Tổ chức Mạng lưới Blogger Việt Nam (ngày 10/12/2013) tại Hà Nội, Văn đoàn Độc lập Việt Nam (ngày 03/03/2014) tại Hà Nội và Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (ngày 04/07/2014) tại Sài Gòn.


Ngoài ra còn có các Tổ chức và nhóm Xã hội Dân sự, cho đến tháng 08/2014, đã công khai hoạt động mà không cần có phép của Nhà nước như:


1. Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự
2. Hội Tù Nhân Lương Tâm
3. Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
4. Cao Đài
5. Phật Giáo Hòa Hảo
6. Tin Lành
7. Bạch Đằng Giang Foundation
8. Hội Phụ Nữ Nhân Quyền
9. Hội Anh Em Dân Chủ
10. Hội Nhà báo Độc lập
11. Mạng Lưới Blogger Việt Nam
12. Con Đường Việt Nam
13. Hội Bầu Bí Tương Thân
14. Truyền Thông Dòng Chúa Cứu Thế
15. Liên Đới Dân Oan
16. Lao Động Việt
17. Hiệp Hội Dân Oan
18. Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị & Tôn Giáo
19. No – U Saigon


Những diễn biến mới ở trong nước và hầu hết những biến cố do Dân oan, Nông dân và Công nhân lao động chủ động và những công dân yêu nước thực hiện như đã thấy ở Tiên Lãng (Hải Phòng), Văn Giang (Hưng Yên), Vụ Bản (Nam Định), các cuộc biểu tình đòi bồi thường, đòi xử lý quan chức tham ô khắp nơi trong nước, và nhất là các cuộc biểu tình chống xâm lược Trung Cộng đã diễn ra ở Sài Gòn và Hà Nội trong hai năm 2011 và 2012 đã được các Nhà báo tự do hay Bloggers mau chóng phóng lên bằng hình ảnh và các bài tường thuật hấp dẫn và đầy đủ trên DLB và các báo mạng khác từ trong nước ra nước ngoài, đánh bại toàn diện mọi mưu đồ che phủ và giấu kín thông tin bất lợi cho nhà nước của Ban Tuyên giáo.


Báo chí trong nước đã “ngoảnh mặt làm ngơ” trước các biến cố này nhưng lại tích cực nhận lệnh để xuyên tạc các hoạt động của dân, coi như họ bị các “thế lực thù địch chống phá nhà nước” và “diễn biến hòa bình” xúi bẩy, giật dây!


Các “nhà báo của đảng” cũng đã “mắt mờ, tai điếc” trước các cuộc Cảnh sát, Công an ngăn cấm thân nhân và người dân đến dự các phiên tòa xử người bất đồng chính kiến, hay đấu tranh đòi dân chủ, tự do và quyền con người. Trong khi các Nhà báo xã hội tự do, dù không được ai thuê mướn hay trả lương mà vẫn hiên ngang dấn thân tình nguyện phục vụ dư luận đắc lực với sự tiếp tay phổ biến rộng rãi của DLB và của các báo điện tử bất vụ lợi khác của tư nhân và báo của người Việt ở nước ngoài.


Như vậy rõ ràng ở Việt Nam ngày nay đã có 2 nền báo chí, một của dân và một của đảng hoạt động song song nhưng đối lập với nhau nhưng báo “lề Đảng” chỉ để cho đảng viên, công an và quân đội đọc trong khi người dân lại tìm kiếm những chuyện giật gân để giải trí, bàn tán sau những giờ lao động mệt nhọc. Ngược lại các báo “lề Dân”, tuy chỉ có thể phổ biến hạn chế đến các thành phần dân cư có phương tiện truy cập Internet nhưng lại nổi tiếng hơn và được hàng triệu người Việt Nam ở nước ngoài theo dõi.


Vì vậy lòng tin cậy của quần chúng tất nhiên đã thuộc về các báo “lề Dân” vì người đọc đã có kinh nghiệm với cách đưa tin có “chọn lọc” và “định hướng” của báo “lề Đảng” từ xưa đến nay.


Dân Làm Báo và các báo điện tử của các Nhà báo tự do trong và ngoài nước, theo quan điểm của tôi, rất xứng đáng được dư luận ghi công vì đã làm tròn sứ mệnh đi tiên phong để bảo vệ các quyền con người, trong đó có quyền ra đời một nền báo chí tự do mới trên lãnh thổ Việt Nam.


Tôi cầu chúc những Nhà báo tự do mới của Việt Nam mãi mãi thành công để sớm nhìn thấy một ngày Độc tài không còn trên quê hương Việt Nam toàn vẹn lãnh thổ, hòa bình và dân chủ tự do cho mọi người.

(08/014)

Phạm Trần
song  
#7 Đã gửi : 21/08/2014 lúc 06:31:31(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Bốn năm đêm ngắn tình dài
Với tình yêu non sông đất nước, xây dựng lại quê hương trên đống hoang tàn đổ nát... thời gian 4 năm quả là quá ngắn. Tuy thế trong 4 năm qua Dân Làm Báo (DLB) đã nhập nhiều vai trong toàn cảnh phục hưng đất nước, góp phần vẽ lại bức dư đồ của Tổ Tiên lưu lại mà bao năm qua đã bị voi giày, quỉ đạp, sâu mọt đục khoét tan hoang. Qua đó:


- DLB là một họa sĩ tài hoa vẽ nên những đóa hoa Hồng tươi thắm trong vườn yêu của dân tộc như một Leonardo da Vinci với La Gioconda ẩn chứa nụ cười bí hiểm khiến cho loài “cú vọ” phải bặt tiếng giữa đêm trường, xua đi những gam màu u tối đang trùm phủ khắp giang sơn.


- DLB là một nhạc sĩ đa tài đã sáng tạo nên những khúc nhạc với âm điệu khi du dương, khi cao vút tận trời xanh... lẫn hùng tráng qua những chiếc vĩ cầm, dương cầm (những ngòi bút)... lan tỏa khắp non sông. Xoa dịu muôn dân đang chìm nổi trong đau thương tang tóc. Thôi thúc trong lòng vạn vạn thanh niên yêu nước đoàn kết cứu non sông. Đánh thức mọi người kể cả trí thức, sĩ phu đang say ngủ trong lời ru của quỉ. Đồng thời những nốt nhạc, lời ca đó nương theo gió xuyên qua khe cửa sắt ngục tù mang thông điệp của toàn dân đến với những anh thư, tuấn kiệt đang ngày đêm đối mặt với quân thù có thêm sức mạnh để vượt qua những trận đòn khốc liệt.


- Là những nhà thơ vô cùng lãng mạn... phả hồn vào những áng mây bàng bạc, những chiếc lá bên đàng, trong hơi sương trên đầu cây ngọn cỏ... biến những bước đường chông gai mà các nhà dân chủ VN đi qua trở thành những dòng sông con suối ngọt lành, những đồng lúa xanh um ngậm sữa dậy thì... cùng những tiếng chim ca cho bước hùng anh thẳng tiến.


- Là những nhà văn với tư duy, tâm hồn và trái tim son sắt... kết tụ từ dòng máu Lạc Hồng biến lời văn trở thành những đường gươm, ngọn giáo mà “Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà!”.


- Là những triết gia cao thâm minh triết, đem chân lý của loài người mà bẻ gãy những “mạc thuyết” gian tà, man rợ... âm u màu khói của nghĩa trang trong buổi tịch dương phủ trùm lên giang sơn Tổ Quốc.


- Là những nhà chính trị chính danh, lý luận, hùng biện đại tài... đem cả tâm huyết máu xương thi gan cùng ngục tù, súng còng trấn áp... mà viết nên những trang sử oai hùng của dân tộc. Vạch ra lối đi về với ngàn hoa. Kết nên những con thuyền, chống chèo vượt thác ghềnh đưa dân tộc cập bờ hạnh phúc.


- Là nơi hội ngộ của nhiều tôn giáo, mọi đức tin thánh thiện... cùng nhau đem “Chân-Thiện-Mỹ” làm tươi đẹp, trong lành cho triệu triệu trái tim, cõi lòng... cho toàn xã hội Việt Nam.


- Là chỗ dựa tinh thần vừa êm, vừa ấm, chứa chan tình người cho hàng vạn dân oan, hàng trăm nhà yêu nước, nhà đấu tranh dân chủ cho dân tộc VN khi trái gió trở trời hay cuồng phong bão dữ, gió cát mưa sa phát đi từ tập đoàn ở động Ba Đình cúi đầu vâng mệnh Trung Nam Hải.


Và cuối cùng, âm thầm hơn ai hết là những chiến sĩ vô danh, là những “cái cò lặn lội bờ sông-gánh gạo nuôi chồng tù ngục trên non”. Là những “Phóng viên không giới tuyến” - trên thực địa lẫn cõi lòng - không tên tuổi, ẩn mặt trong nhân dân, hòa theo dòng đấu tranh của người yêu nước mà nhập vai những nhiếp ảnh gia, những camera-man thông minh và sắc sảo truyền tải những hình ảnh, clip sinh động từ những cuộc trấn áp nông dân để cướp đất cướp nhà, từ những buổi dã ngoại nhân quyền, từ những cuộc xuống đường chống Tàu cộng xâm lăng, từ lều bạc của dân oan phập phù nơi công viên, bãi bờ, đường phố... Từ những hành động giết người nơi đồn bót côn an, từ những phiên tòa “công khai” bị “cấm đoán”, từ những phiên xét xử trò hề, vô đạo “bịt miệng người yêu nước” (Lm Nguyễn văn Lý), từ những nụ cười phi nhân tính trong và sau những màn kịch lố bịch nơi pháp đình của những thủ phạm giết người, tham ô, lừa đảo... núp bóng cờ máu mà hành động, vét vơ... (côn an Phú Yên, Dương Chí Dũng, Huỳnh Thị Huyền Như), từ những côn đồ an ninh trá hình bức hại, hành hung, truy sát phụ nữ yêu nước chân yếu tay mềm bồng bế con thơ đến nỗi thừa chết thiếu sống (Trần thị Nga) v.v... và hàng vạn hình ảnh khác. Những phóng viên chiến sĩ vô danh của DLB này thật đúng là những mũi tên xé gió đâm thấu tim lũ gian tà mà không cần đến một bảng vàng ghi tên hay huân huy chương từ dân tộc. Trên bước đường vì tiền đồ đất nước, những chiến sĩ vô danh đó cũng nằm gai nếm mật, cũng đón nhận những đòn thù khốc liệt, cũng bị cướp đoạt tài sản (dụng cụ tác nghiệp, phương tiện xe cộ, tư trang...) trong lúc cơm nhà áo vợ/chồng/cha mẹ... nhưng đều âm thầm nuốt hận vào trong, lấy niềm tin xóa nhòa gian khổ mà không hề lên tiếng nhằm bảo vệ con đường phía trước mà nghiệp lớn chưa thành. Tôi vô cùng cảm phục những chiến sĩ vô danh DLB.


Tôi, người viết với trái tim một người yêu nước, là một độc giả luôn đồng hành cùng DLB trên mọi nẻo đường, là một tín đồ vì “ Dân chủ, Nhân quyền, Độc lập” cho dân tộc Việt Nam. Ngoài những trang báo “Lề Dân” khác - nơi đây tôi xin tri ơn “Dân Làm Báo” với những thành quả tôi đã nêu trên và “Chúc mừng Sinh Nhật lần thứ 4” đồng thời mong mỏi DLB trường tồn cùng sông núi vì công cuộc làm sạch đẹp xã hội giang sơn là mãi mãi.


Ngày tháng 8 năm 2014

David Thiên Ngọc-Trần Thiên Đức
song  
#8 Đã gửi : 21/08/2014 lúc 06:32:40(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vui buồn của một đoạn đường nhìn lại

Hôm nay nhìn lại một đoạn đường đi cùng Dân Làm Báo trong tim tôi ngổn ngang, đầy ấp niềm vui đan xen vào giữa nỗi buồn. Tôi ước mơ và rất thèm, thèm có một ngày nào ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn... hay bất cứ nơi nào đó trên quê hương Việt Nam. Tôi sẽ được gặp gỡ, tay bắt mặt mừng các bạn Dân Làm Báo từ bạn viết đến còm sĩ - những chiến sĩ thông tin mà không phải dè chừng, cảnh giác an ninh mật vụ cộng sản... như những lần tôi đã - coffee buổi sáng Sài Gòn, buổi trưa ở bờ biển Nha Trang, buổi chiều bên hồ ở Đà Lạt hay một tối loanh quanh phố cổ Hà Nội... Tôi rất thèm, thèm được đến bên các bạn chiến sĩ thông tin chia sẻ niềm vui, nỗi buồn nhưng tôi không thể vì sự an toàn của tôi và của các bạn... hãy cố lên nhé các bạn của tôi ơi, ước mơ đơn sơ nhỏ bé ấy sẽ có một ngày thành hiện thực!...

Đời sống có lúc vui lúc buồn, đôi khi có vui buồn lẫn lộn và trong cuộc đời làm người ai cũng có kỷ niệm vui hòa lẫn trong kỷ niệm buồn. Tâm trạng vui - buồn dù muốn hay không muốn nó vẫn đến, vẫn tồn tại bàng bạc đâu đó trong tâm hồn của mỗi người chúng ta. Tôi không nhớ trong khoảng lặng vui - buồn của cuộc đời đã dẫn dắt tôi đi tới sự gắn kết, đi cùng trang báo mạng Dân Làm Báo dường như rất tình cờ. Tôi đến với Dân Làm Báo là sự kết hợp bất thường của nỗi buồn chen lấn trong niềm vui, là sự không tình cờ cũng đúng và sự tình cờ cũng không sai nhưng đúng nhất có lẽ là do cái duyên của tôi với Dân Làm Báo.


Vẫn còn nhớ những ngày đầu đến với Dân Làm Báo có chút bỡ ngỡ, ngay cả không biết tên người chịu trách nhiệm tổng biên tập là ai và thành phần chủ lực, những ngòi bút thường xuyên cho tờ báo cũng khá khiêm nhường như cái tên của nó Dân Làm báo. Khiêm nhường từ sức viết cho đến khả năng chuyển tải tư tưởng... nhưng điều gây ấn tượng, giúp cho tôi thích thú như một phần đời sống để cộng tác với Dân Làm Báo là slogan: “Mỗi người chúng ta là một chiến sĩ thông tin” (Citizen Journalism).


Tôi cầm bút như là vũ khí do thôi thúc của con tim, do nỗi buồn ray rức khôn nguôi, trào dâng lên đỉnh điểm phẫn nộ, khi đưa mắt nhìn quanh, thấy đời sống của những người đồng bào bị đa tầng áp bức của độc ác bạo tàn dưới ách cường quyền cộng sản hơn cả thời thực dân, đế quốc. Phẫn nộ càng tăng cao khi nhìn ra thế giới chung quanh thấy đất nước mình ngày càng tụt hậu, bị bỏ lại phía sau ngày càng xa so với mặt bằng chung của cộng đồng nhân loại. Nhất là khi nhìn thấy sự băng hoại đạo đức của quan chức đảng viên, sự độc ác man rợ như thú rừng hoang dại của đảng cầm quyền khiến trong mắt tôi hiện ra viễn cảnh tương lai tổ quốc, dân tộc là bóng tối kéo dài nếu đảng cộng sản vẫn còn độc quyền lãnh đạo nhà nước, xã hội Việt Nam.


Dân Làm Báo cũng như nhiều trang báo lề dân khác ra đời trong thời kỹ thuật thông tin bùng nổ đã tạo cơ hội cho tôi, cho mọi người dân Việt Nam cơ hội bày tỏ tâm tư tình cảm lẫn trút đổ uất ức phẫn nộ đã bị chế độ độc tài toàn trị cộng sản bóp nghẹt, lấn át trong rừng thông tin, tuyên truyền dối trá của hệ thống loa đài cộng sản trong một thời gian hơn nửa thế kỷ qua.


Đến hôm nay với nhiều cố gắng cần phải vượt qua lúc ban đầu, Dân Làm Báo đã có những bước tiến vượt bực so với những ngày chập chững mang hoài bão, ước mơ khiêm nhường “mỗi người chúng ta là một chiến sĩ thông tin” đã được sự đồng cảm, đồng hành của nhiều người đối với Dân Làm Báo và sự ủng hộ Dân Làm Báo ngày càng gia tăng, từ số lượng đến chất lượng của các bài viết, các thông tin nhanh nhạy và cả lời bình của các còm sĩ ngày càng sắc bén hơn... Giờ đây “mỗi người chúng ta là một chiến sĩ thông tin” đã nở rộ trên các trang mạng báo lề dân và trên các trang mạng xã hội cá nhân... là niềm hy vọng, là kết quả trông thấy, đáng khích lệ có sự đóng góp của nhiều cá nhân, nhiều nhóm đấu tranh...


Tính đến ngày 22/08/2014 Dân Làm Báo đã tròn bốn tuổi, bốn năm qua đi là một đoạn đường không dài, tuy có nhiều gian nan nhưng Dân Làm Báo đã khẳng định được chỗ đứng của trang mạng báo lề dân trong lòng bạn đọc, vì đã thực hiện đúng chủ trương của Dân Làm báo “mỗi người chúng ta là một chiến sĩ thông tin”. Hiện nay Dân Làm Báo - một tờ báo lề dân với nguồn lực hạn hẹp, thiếu thốn đủ thứ so với nguồn tài trợ dồi dào của các tờ báo lề đảng nhưng đã trưởng thành theo từng ngày qua và trở thành tầm ngắm đánh phá của tuyên giáo cộng sản trong những ngày tháng gần đây.


Cụ thể là những bài viết vạch trần dối trá, chỉ ra tội ác không thể chối cãi của quá khứ lẫn hiện tại, chọc thẳng vào tử huyệt cộng sản qua các ngòi bút không thường xuyên và các ngòi bút chủ lực như Nguyễn Bá Chổi, Vũ Đông Hà, Hoàng Thanh Trúc, Nguyễn Ngọc Già, Nguyên Thạch... được đăng tải trên trang mạng Dân Làm Báo đã bị các văn nô, bồi bút theo chỉ đạo, đưa vào tầm ngắm viết bài chưởi bới vu vơ, mạ lỵ vu khống trên các trang báo lề đảng, lời lẽ giống như các chị hàng cá, các em đứng bến xe, thiếu vắng tư duy trí tuệ... họ biết viết dối nhưng vẫn cứ viết, cứ vu khống, đổ dối trá cho người khác, với những câu chữ rẻ tiền, dưới tầm trí tuệ, viết nhưng chưa chắc đã biết mình viết gì như “...đần làm báo, rận chủ, tham tiền chống phá... bán rẻ lương tâm, bán rẻ tổ quốc...”


Chắc chắn những người cộng sản Việt Nam, nhất là văn nô, bồi bút sống thở theo lệnh trên giao, không sống thở trong tâm thế của đầu đội trời chân đạp đất, của uy vũ bất năng khuất như tổ tiên nòi Việt đối với kẻ thù truyền kiếp phương bắc và như cách sống, chết hào hùng của sĩ quan, của người lính Việt Nam Cộng Hòa trong những ngày tàn cuộc chiến, trong các trại tù khổ sai của cộng sản?...


Thế cho nên, trong đầu của những người cộng sản cứ như em bé làm gì cũng được phát phong bì... đi dự hội nghị cũng được phát phong bì... đi nghe lãnh đạo nói cũng có phong bị... đi dự khán phiên tòa xử công khai để choáng hết chỗ cho thân nhân của “bị cáo” theo chỉ đạo cũng được phát phong bì... Viết bài theo đơn đặt hàng của đảng được phát tiền... lên báo lề dân viết còm chưởi bới vớ vẩn được phát tiền... đi đàn áp biểu tình chống xâm lược cũng được phát tiền... được tự phát tiền để làm quần chúng tự phát... và nhiều thú phát tiền khác nữa. Do đó, họ nghĩ những người khác “nhỏ” giống như họ là làm vì tiền, làm để được phát tiền!...


Mang tâm trạng đó nên hễ ai viết bài, viết còm cho các báo lề dân là bị gán ghép cho việc được phát tiền, là viết theo lệnh của tổ chức này, tổ chức kia, là làm theo lệnh của quan thầy mơ hồ nào đó. Họ tưởng ai cũng giống như Hồ Chí Minh ngoan ngoãn làm theo lệnh Stalin, Mao... như đảng Việt cộng đánh Mỹ theo lệnh Nga-Tàu, chứ không nghĩ là có người viết vì lương tâm, vì sự thật lẽ phải. Ngay cả họ cố tình nghĩ những người viết tố cáo tội ác, lật tẩy dối trá cộng sản là vì tiền, vì lệnh như cách họ “diễn trò” được phát tiền, phát phong bì.


Dù các văn nô bồi bút có biết hay không biết, tôi cũng phải nói thêm với họ, là những ai sống ở nước ngoài không ai sử dụng ngòi bút chống cộng, đấu tranh vì dân chủ để kiếm tiền sống cả. Hầu hết những người viết bài, kể cả miệt mài viết còm trên báo lề dân, đa số có đời sống ổn định, nếu không nói là đã thành công nơi xứ sở tạm dung và hưởng đầy đủ quyền con người, không thiếu thốn thứ gì cả. Thế nhưng họ phải viết, phải đấu tranh trên trường văn trận bút chống độc tài cộng sản vì lương tâm, vì tổ quốc trong trái tim, không cho phép họ ngồi yên “vì đất nước tôi đang ngả nghiêng...” như lời của nhạc sĩ trẻ Việt Khang đang bị cầm tù vì lòng thiết tha yêu nước được thể hiện trong lời ca tiếng nhạc.


Sự thật là có rất nhiều người bày tỏ thái độ như nhạc sĩ trẻ Việt Khang đã bị cầm tù lẫn chưa bị nhốt tù, gia đình bị cô lập, bị khủng bố tinh thần, bị bao vây kinh tế để đánh gục ý chí đấu tranh của họ. Những con người dũng cảm này đã được sự giúp đỡ từ những người yêu nước, thương dân sinh sống khắp nơi trên thế giới để họ đứng vững trên đôi chân mình để tiếp tục đấu tranh chống bạo quyền, vì tương lai Việt Nam tốt đẹp hơn. Các người những kẻ bẻ cong ngòi bút, đừng đem tâm địa tiểu nhân bỉ ổi cộng sản đọ với nhân cách cao đẹp của những tấm lòng lương thiện đầy tình người đang dấn thân đấu tranh cho một nước Việt Nam tự do và đừng vin vào sự giúp đỡ của những người đồng bào sống ở nước ngoài rồi phỉ báng những người yêu nước là rận chủ, là vì tiền, dơ lắm!


Tôi biết, tôi và những chiến sĩ thông tin trên Dân Làm Báo, đôi lúc có lời lẽ thiếu kiềm chế, không phải vì mang lòng hận thù đối với những văn nô, bồi bút làm theo lệnh trên giao. Từ trong thâm tâm, từ dưới đáy lòng của những người dân tự phát làm báo, chỉ cảm thấy thương và tội nghiệp cho họ, những người sống không phải là mình, phải sống giả dối, phải nói nghĩ theo người khác nên không còn là chính mình nữa.


Hôm nay nhìn lại một đoạn đường đi cùng Dân Làm Báo trong tim tôi ngổn ngang, đầy ấp niềm vui đan xen vào giữa nỗi buồn. Tôi ước mơ và rất thèm, thèm có một ngày nào ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn... hay bất cứ nơi nào đó trên quê hương Việt Nam. Tôi sẽ được gặp gỡ, tay bắt mặt mừng các bạn Dân Làm Báo từ bạn viết đến còm sĩ - những chiến sĩ thông tin mà không phải dè chừng, cảnh giác an ninh mật vụ cộng sản... như những lần tôi đã - coffee buổi sáng Sài Gòn, buổi trưa ở bờ biển Nha Trang, buổi chiều bên hồ ở Đà Lạt hay một tối loanh quanh phố cổ Hà Nội... Tôi rất thèm, thèm được đến bên các bạn chiến sĩ thông tin chia sẻ niềm vui, nỗi buồn nhưng tôi không thể vì sự an toàn của tôi và của các bạn... hãy cố lên nhé các bạn của tôi ơi, ước mơ đơn sơ nhỏ bé ấy sẽ có một ngày thành hiện thực!...

Le Nguyen
song  
#9 Đã gửi : 21/08/2014 lúc 06:33:42(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Bước chân dân làm báo
Cách đây 4 năm, ngày 22/8/2010, một trang báo điện tử ra đời với tên gọi Dân Làm Báo!


“Dân Làm Báo?” Thật vậy sao? Dân đọc báo là chuyện thường ngày, nhưng “dân làm báo” là điều ít nghe cho tới thời điểm ấy.


Phải chăng đã đến lúc người dân không thể thụ động được nữa. Chẳng những chỉ đọc báo mà còn hăm hở đi vào làm báo, trực tiếp dấn thân vào sứ mạng truyền thông, vì quê hương, dân tộc, nhân quyền, nhân phẩm của người dân Việt Nam.


Đây rồi! Dân Làm Báo (DLB)!


Cứ vào mà đọc, vào mà viết, viết dài, viết ngắn, viết cạn, viết sâu..., nói lên được tiếng nói của mình, của người dân thấp cổ bé miệng, giờ tuy cái cổ còn thấp, nhưng cái miệng giẫu bé cũng đang gióng lên được tiếng nói!


Thời kỹ thuật điện tử có khác! Cám ơn người đã cưu mang và cho ra đời sáng kiến dân làm báo! Thay vì đầu tư đất để bán đất, ở đây là đầu tư đất cho người dân có đất dụng võ!


Người ta ồ ạt vào DLB, đọc DLB, cùng viết với DLB! Đến nỗi sau Dân Làm Báo, lại thấy xuất hiện cả Quan Làm Báo lẫn Vua Làm Báo! Nhưng sự thật, dân thì đâu dễ gần quan. Vua thì ngất ngưởng trên ngai vàng, càng xa dân gấp bội!


Nhờ vậy, Dân Làm Báo muôn sắc, muôn màu, ngàn vạn tiếng nói, nhưng không ồn ào, không bát nháo, trái lại nghiêm túc, đĩnh đạc và cương quyết! Ấy mới là điều làm cho đám vua quan XHCN ở Việt Nam cuống cuồng, phát điên!


Thế nên chỉ sau 2 năm DLB nói lên tiếng nói, tiếng nói ấy tuy lúc khởi đầu hãy còn lạc lõng, song cũng đã làm cho đám vua quan XHCN run sợ! Sợ DLB phanh phui tội ác và những hành vi nhơ nhớp khác! Thế nên từ văn phòng Thủ tướng CSVN, một lệnh hỏa tốc được phóng đi, mà người phóng lệnh không ai khác là ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Lệnh hỏa tốc đề ngày 12/9/2012 mang tên chỉ thị số 7169 - chỉ thị triệt hạ Dân Làm Báo! Lệnh hỏa tốc ấy chẳng kém gì hỏa tiển liên lục địa nhắm vào kẻ thù mà phóng!


Trận đánh mang tên lệnh hỏa tốc


Sự thật, trước khi có lệnh hỏa tốc, chưa đầy một tháng sau khi Dân Làm Báo chào đời, bản thân DLB đã được tận tình chiếu cố: “Từ cuối năm 2010, Dân Làm Báo đã bị chặn tường lửa và thường xuyên bị tin tặc tấn công. Báo này cho biết bắt đầu từ tối ngày 11/9, cơ quan chức năng đã tăng cường chặn tường lửa khiến số người truy cập giảm khoảng 30%. Bất chấp sự đe dọa từ nhà nước, trang Dân Làm Báo khẳng định quyết tâm sẽ tiếp tục hoạt động để cổ xúy thông tin đa chiều”. (1)


Phải chăng do không hạ được Dân Làm Báo bằng thủ đoạn tin tặc trên đây, nhà cầm quyền CSVN cuối cùng đã dùng tới công văn hỏa tốc nói trên - chỉ thị 7169, quyết diệt cho kỳ được DLB cùng vài blogs khác, như Quan Làm Báo và Biển Đông?


Theo bản tin trích dẫn trên, blogger Trần Sơn, một trong những ngòi bút có góp bài cho Dân Làm Báo, đã phản ứng: “Chúng tôi viết cho những người bình dân, thế nhưng mà không ngờ là trang báo của chúng tôi đã tác động đến cả tầng lớp quan chức. Hệ thống chính trị đã bắt đầu sợ sự thật. Chính những điều đó sẽ làm cho chúng tôi sẽ viết nhiều hơn, sẽ đóng góp nhiều hơn để cho trang báo của chúng tôi phong phú hơn. Không thể tắt tiếng nói của công luận đâu. Không thể được đâu. Không bao giờ. Tất cả những gì Dân Làm Báo đã viết là sự thật 100% như một trang báo nghiêm túc.”


Không ngờ gậy ông đập lưng ông!


Như chúng tôi đã viết trên DLB năm 2012 về lệnh hỏa tốc, “nhờ cái văn thư hỏa tốc mà ở Việt Nam bỗng rộn rịp bầu khí “trẩy hội” tưng bừng: Hàng triệu lượt người ồ ạt “hỏa tốc” vào thăm và chia sẻ tâm tình với Dân Làm Báo. Không biết Dân Làm Báo đã hậu hỉ đền ơn trả nghĩa Văn phòng Chính phủ nước CHXHCNVN và cá nhân ông Nguyễn Tấn Dũng đã đầu tư trí tuệ làm cái việc quảng cáo không công ấy chưa?” (Lệnh hỏa tốc của ông (Thủ) tướng!)


Lại cũng nhờ cái không khí người dân trẩy hội vào DLB mà nội dung DLB ngày càng phong phú, “có sức hấp dẫn phi thường”, như vài người đã tâm sự với chúng tôi.


Hiện tượng Đặng Chí Hùng


Đúng thế, chưa nói tới hàng trăm tác giả khác với hàng nghìn, hàng nghìn bài báo, chỉ mỗi mình tác giả Đặng Chí Hùng thôi đã có sức thu hút mãnh liệt số lượng độc giả vào thăm DLB qua các loạt bài của anh, gồm:


- Những sự thật cần phải biết (32 phần).
- Những sự thật không thể chối bỏ (15 phần).
- Bản cáo trạng tội ác của đảng CSVN và Hồ Chí Minh (5 bản cáo trạng).
- Chúng ta phải làm gì? (7 kỳ)


Cùng một số đề tài khác.


Riêng những phần, những kỳ... của các loạt bài, chúng tôi ghi nhận theo tìm kiếm riêng. Số lượng bài của tác giả Đặng Chí Hùng có thể cao hơn nhiều trước anh đào thoát sang Thái Lan. Xin mở dấu ngoặc ở đây về sự kiện Đặng Chí Hùng đào thoát. Cộng sản ruồng bắt anh. Anh phải lánh mặt để tiếp tục công việc đang dang dở, công việc mà anh thấy là có lợi cho đất nước và dân tộc: Vạch mặt tội ác CSVN đối với Tổ quốc và Dân tộc chỉ để phụng sự cái lý tưởng ý thức hệ viển vông mà nhân loại từng lên án và tận diệt.


Tất cả mọi sự thật đáng ghê tởm của các nhân vật CSVN từ Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Trần Quốc Hoàn, Lê Đức Thọ, Mai Chí Thọ, Nông Đức Mạnh, Lê Đức Anh, Đỗ Mười, Phan Văn Khải, Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Minh Triết, Trần Đại Quang, Lê Hồng Anh, Nguyễn Chí Vịnh... đều được Đặng Chí Hùng phanh phui đưa ra ánh sáng với đầy đủ chứng từ xác thực.


Những việc làm phản nước hại dân mang tính tập thể của đảng CSVN xuyên qua từng thời kỳ đã từng giấu nhẹm cũng bị Đặng Chí Hùng phơi bày trên DLB trước ánh sáng công luận!


Điên cuồng đánh trả


Các tay chóp bu trong đảng CSVN lồng lộng lên. Nhưng họ đã thất bại, không làm gì được DLB dù sử dụng những thủ đoạn hèn hạ nhất, nên cũng theo thời, chuyển sang trang tin điện tử để đánh phá DLB. Nào những báo Nhân Dân, báo QĐND, những trang web Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Trần Đại Quang... xúm nhau mà bôi nhọ đích danh DLB. Những bài rút ra từ hai trang mạng Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang sau đây là bằng chứng cụ thể:


http://nguyentandung.org/tag/dan-lam-bao
http://truongtansang.net/tag/dan-lam-bao


DÂN LÀM BÁO
14/02/2014 | Bạn đọc
Tại sao không nên đọc các blog Dân Làm Báo, Quan Làm Báo


04/01/2014 | Chính trị
“Dân làm báo”, “Quan làm báo” là những blog cần cảnh giác cao độ15


02/07/2013 | Chính trị
Blog “Dân làm báo” và trò mèo nhào nặn thông tin


12/06/2013 | Bạn đọc
……..


Thôn trang Dân Làm Báo


Không biết những bài trên đây có phải dùng để đánh hai mặt nhắm vào DLB không (đánh trực diện và đánh hỏa mù mờ mờ ảo ảo tạo nghi ngờ đối với DLB)? Nhưng, đến nay DLB vẫn sống, vẫn nói tiếng nói của dân, trừ gian diệt ác. Nhờ vậy, càng ngày càng đông đảo dân chúng mở rộng thôn trang DLB mặc dầu đến nay DLB chỉ mới chạm ngưỡng cửa 4 năm của chặng đường đấu tranh đầy thách thức kẻ thù dân tộc, bọn đảng trị XHCN nhân danh nhân dân gây ra...


Thân chúc DLB trường thọ, đứng thẳng, bước đi những bước dài hiên ngang trong vai trò truyền thông xã hội, truyền thông đại chúng, bảo vệ tự do, dân chủ, dân quyền, nhân quyền và chủ quyền độc lập của đất nước, đấu tranh chống kẻ thù xâm lược từ phương bắc cùng bè đảng CSVN, tay sai bọn bá quyền Bắc Kinh gây chảy máu cho dân, cho nước.

Trần Thiên
__________

(1) voatiengviet.com/content/thu-tuong-vietnam-ra-lenh-nghiem-tri-cac-blog-chi-trich-dang-va-nha-nuoc/1507259.html
song  
#10 Đã gửi : 21/08/2014 lúc 06:34:46(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vì tương lai cùng blog lên đường!
Nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ tư của Blog Dân Làm Báo, 22/8/2010 - 22/8/2014, tôi xin trân trọng kính chúc BBT Danlambao cùng toàn thể quý vị các tác giả và độc giả kính mến của Thôn Dân Làm Báo dồi dào sức khỏe và luôn vững vàng niềm tin vào tương lai tươi sáng của một nước Việt Nam thực sự độc lập, tự do, dân chủ, giàu mạnh và sạch bóng giặc Tàu xâm lược!


Tôi nay tuy tuổi đã cao nhưng vẫn hi vọng một ngày gần đây sẽ còn được hội ngộ cùng quý vị trên đất nước khi đã có đầy đủ quyền con người trong đó có quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận như Hiến Pháp nước Việt Nam đã quy định.


Cũng nhân dịp này, tôi xin phép dược gửi tới toàn thể quý vị những dòng cảm xúc mộc mạc, chân thành nhất của một độc giả thường xuyên của Thôn Dân Làm Báo.


Xin được trân trọng cám ơn!


*


Vì tương lai cùng blog lên đường!

(Chúc mừng Blog Dân Làm Báo tròn bốn tuổi)


Dân Làm Báo mới vừa tròn bốn tuổi
Mà đã bay qua các nẻo Đại Dương
Theo Dân Việt khắp năm Châu rong ruổi
Vì tương lai cùng Blog lên đường!


Bởi tiếng gọi các anh hùng Hải Chiến (1)
Năm Bảy Tư bỏ xác chốn sa trường
Bốn mươi năm vẫn chưa yên Mộ Gió
Nơi đồng bào rời cố quốc tha hương!


Bởi tiếng gọi của ngư dân trên biển
Bao nhiêu năm bị “tàu lạ” phá thuyền
Đang nguyện cầu Vua Gia Long trở lại
Đuổi giặc Tàu để chài lưới bình yên!


Bởi tiếng gọi của dân oan cả nước
Bị quan tham trấn lột đất, phá nhà...
Khiến gia đình Đoàn Văn Vươn tức tưởi (2)
Hai con thơ Đặng Ngọc Viết mất ba! (3)


Bởi tiếng gọi của vong linh liệt sĩ
Chống giặc Tàu trên Biên Giới Việt Trung (4)
Nơi biên cương mộ phần ai hương khói?
Bao năm ròng “quốc quốc” khóc thê lương!


Bởi tiếng gọi từ ngục tù oan trái
Của nhiều anh, nhiều chị bị lưu đày
Đâu dân chủ, đâu nhân quyền bác ái?
Ba chín năm khắc khoải chốn trần ai!


Bởi tiếng gọi từ hồn thiêng Sông Núi
Đuổi giặc Tàu cút khỏi biển trời Nam!
Noi gương sáng các anh hùng tiết liệt
Trước kẻ thù truyền kiếp bốn ngàn năm!


Để hôm nay Thôn ta vui kỷ niệm
Bốn tuổi tròn cùng độc giả thân thương
Với trí tuệ mang tình thâm trìu mến
Xiết tay nhau dẹp hết lũ “loa phường”!


Cho Dân Việt được tự do ngôn luận
Như đã ghi trong Hiến Pháp Việt Nam
Để quá khứ đau thương lùi quá vãng
Và tương lai mãi rực sáng huy hoàng!


Hà Nội, 21/8/2014

Đặng Huy Văn
_________
Tài liệu tham khảo:
(1). Hải chiến Hoàng Sa 1974 – Wikipedia tiếng Việt
(2). Vụ án cưỡng chế đất ở Tiên Lãng – Wikipedia tiếng Việt
(3). Đặng Ngọc Viết người con yêu của nông dân Thái Bình
(4). Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979 – Wikipedia tiếng Việt

Sửa bởi người viết 21/08/2014 lúc 06:36:55(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#11 Đã gửi : 22/08/2014 lúc 12:47:09(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Sinh nhật cho Tương lai
Nhà văn Mỹ gốc Nga Ayn Rand viết: "Hãy hỏi mình tại sao các chế độ độc tài toàn trị cảm thấy cần thiết phải đổ bao tiền bạc và công sức vào việc tuyên truyền cho những nô lệ tuyệt vọng, bị xiềng xích, bị bịt miệng của chế độ, những nô lệ không có cách phản kháng hay bảo vệ. Câu trả lời là ngay cả người nông dân bần hàn nhất hay người bán khai lạc hậu nhất cũng sẽ vùng lên trong cuộc nổi dậy mù quáng, nếu họ nhận thức rằng họ đang bị hy sinh, không phải cho "mục đích cao quý" khó hiểu nào đấy, mà cho tội ác lộ liễu và trắng trợn do con người gây ra."


Đọc câu trích trên để chúng ta nhận thức phần nào biết bao nỗ lực và khó khăn mà các anh chị em gầy dựng và phát triển trang mạng Dân Làm Báo phải đối mặt hàng ngày trong suốt bốn năm qua để vực dậy xã hội tuyệt vọng chính trị dưới bóng ngáo ộp của chế độ cộng sản độc tài cuối mùa qua nỗ lực khích lệ hy vọng và giải độc tuyên truyền muôn vàn khó khăn.


Dân Làm Báo không ra đời từ trong ống nghiệm của sự vô cảm đang thấm đẫm trong xã hội hiện nay. Trang báo này ra đời trước tiên từ hoài bão, tâm huyết, và chân tình của nhiều người thai nghén nên nó. Rồi từ biết bao công sức chăm bẳm và đóng góp của rất nhiều người trong và ngoài nước đứa con tinh thần bốn tuổi hôm nay này trở thành đứa con chung trong vòng tay thương yêu của rất nhiều người đang khao khát cho một Việt Nam tương lai tự do, dân chủ, và bình thường như đại đa số các nước trên thế giới.


Mục tiêu tối thượng của Dân Làm Báo chưa hẳn là đẩy nhanh cái chết tất yếu của chế độ toàn trị xây trên dối trá và tội ác mà chính xác là góp phần tạo ra nền móng vững chắc trường tồn cho sự hồi sinh toàn diện của nước Việt Nam mới trên nền tảng tự do, dân chủ, nhân bản và thượng tôn pháp luật.


Để đạt được mục tiêu chiến lược cuối cùng này Dân Làm Báo tái tạo lại lịch sử và sự thật để bạn đọc hiểu được cội nguồn và căn nguyên của thực tại cần phải thay đổi toàn diện và tận gốc này. Loạt bài về sự thật của tác giả Đặng Chí Hùng là điển hình tuyệt vời cho nỗ lực trả sự thật về cho nhân dân và lịch sử. Con đường bất bạo động Dân Làm Báo và các tổ chức dân sự khác chủ trương là con đường trả chính quyền về tay nhân dân.


Là người đồng hành với Dân Làm Báo với tư cách tác giả, dịch giả và độc giả suốt trong bốn năm qua, tôi cảm nhận tất cả các điều này. Dân Làm Báo chỉ ra con đường tự giải phóng ra khỏi chế độ toàn trị, nhưng quyết định cuối cùng thuộc về chúng ta - tiến vào biển cả muôn trùng và bao la của tự do hay tiếp tục đằm mình an phận trong vũng lầy nô lệ dưới bóng râm sợ hãi.


Trần Quốc Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.486 giây.